CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Tàu TQ nâng họng súng chuẩn bị khai hỏa trên biển Nga

Truyền thông TQ và Nga chính thức đưa tin cuộc tập trận quy mô lớn trên biển của 2 nước đã chính thức bắt đầu...


Ngày 5-7, cuộc tập trận chung giữa lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc đã diễn ra nhằm mục đích bảo vệ an ninh cũng như ổn định khu vực.
Cuộc tập trận kéo dài đến ngày 12-7 và được xem là cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Trung Quốc với Nga mang tên “Hiệp lực trên biển 2013”. Gần 20 tàu chiến và tàu hải quân hai nước, cùng gần 10 máy bay tham gia tập trận. Giai đoạn chính của cuộc tập trận diễn ra từ 8 đến 10-7 tại khu vực vịnh Pyotr Đại đế ở Thái Bình Dương.
Theo thông tin từ giới truyền thông trước đó tàu chiến TQ đã tiến hành buổi lễ chào cảng long trọng tại Nga.
Phát biểu tại buổi lễ chào mừng, Leonid Sukhanov, phó tham mưu trưởng Hải quân Nga nói cuộc diễn tập năm 2013 là một trong những cuộc diễn tập quân sự chung lớn nhất trong khu vực.
Phó chỉ huy Hải quân Trung Quốc, ông Đinh Nhất Bình cho rằng buổi diễn tập đánh dấu lần đầu tiên hải quân hai nước cùng tập trận gần vịnh Peter Đại Đế của Nga.
“Cuộc diễn tập quân sự chung không nhắm vào bất cứ bên thứ ba nào. Nó chỉ đóng vai trò tích cực trong việc giữ gìn an ninh và ổn định của khu vực”, ông Bình cho biết.
Các cuộc diễn tập lần này được báo chí Trung Quốc nói là sẽ tập trung chủ yếu vào hoạt động chống tàu ngầm, chống hạm, phòng không hàng hải, tàu hộ tống chung, tìm kiếm hàng hải và hoạt động cứu hộ.
Tàu khu trục Shenyang (phải) của Trung Quốc neo đậu ở bến Vladivostok (Nga) hôm 5/7 để chuẩn bị tham gia tập trận chung.
Đợt tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa TQ với các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản và Philippines, leo thang do tranh chấp biển đảo. Chính đây là lý do khiến dư luận quốc tế hết sức quan tâm tới cuộc tập trận này. Đặc biệt sức nóng từ cuộc tập trận chung Nga-Trung lại càng tăng thêm khi mới đây Mỹ và Nhật chính thức công bố cuộc tập trận chung của 2 quốc gia này bắt đầu từ ngày 8/7 tới.
Tính tời thời điểm ngày 5/7 thì những chuẩn bị cơ bản của TQ và Nga đã hoàn tất, “tàu chiến đã được đổ đầy nhiên liệu, pháo đã lên nòng, tên lửa đã vào vị trí phóng, mọi thứ đều được chuẩn bị tốt nhất cho một cuộc diễn tập lớn...“, tờ CNJ của TQ viết.
Báo chí TQ khắng định rằng cuộc tập trận sẽ diễn ra thành công tốt đẹp thể hiện rõ uy lực của 2 cường quốc Nga-Trung. Đồng thời khẳng định các chiến tàu đã vào vị trí mọi quân nhân đều háo hức cho một cuộc tập trận mang tính lịch sử.
Mặc dù đề cập đến sức mạnh chung Nga-Trung, nhưng trên trang chinamil của TQ cũng không quên nhắc tới sự đáp lễ của người Nhật và Mỹ khi tiến hành tập trận chung. “Họ (Mỹ-Nhật) đã điều động 16 máy bay gồm F-16 và F-15J chuẩn bị tham gia diễn tập tấn công trên biển, trong khi chúng ta (Nga-Trung) đang thực hiện một cuộc diễn tập chống phòng không và tấn công trên mặt nước với quy mô lớn hơn nhiều“, trang chinamil phân tích.


Theo Báo Đất Việt

Soi chiến hạm “khủng” Trung Quốc “ồ ạt” sang Nga

Trong cuộc tập trận chung sắp tới với Hải quân Nga, Trung Quốc đã huy động những chiến hạm hiện đại nhất nước này tham gia.



Theo báo Hải quân Trung Quốc, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc gồm 4 tàu khu trục, 2 khinh hạm tên lửa và 1 tàu tiếp tế vừa khởi hành từ quân cảng Thanh Đảo tới Nga tham gia cuộc tập trận chung mang tên “Liên hợp trên biển 2013”. 

 
Lực lượng tàu chiến tham gia tập trận lần này gồm: khu trục tên lửa lớp Type 051C mang tên Thẩm Dương (115), Thạch Gia Trang (116); khu trục tên lửa lớp Type 052B mang tên Vũ Hàn (169); khu trục tên lửa Type 052C mang tên Lan Châu (170); khinh hạm tên lửa lớp Type 054A mang tên Yên Đài (538), Diêm Thành (546) và tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ (881). 

 
Hai bên sẽ tổ chức nhiều khoa mục tập trận như phòng không, giải cứu tàu bị cướp biển, tấn công mục tiêu trên biển. Trong thời gian tổ chức tập trận, hải quân 2 nước còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa. 

 
Tại buổi lễ, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cho biết, Trung Quốc và Nga tổ chức tập trận chung trên biển là hình thức quan trọng để thực hiện sự đồng thuận chung của lãnh đạo 2 nước và củng cố mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc và Nga. 

 
Tập trận chung lần này do Nga đứng ra tổ chức, điều này cũng đánh dấu sự hình thành thể chế hóa, bình thường hóa tập trận chung trên biển Trung Quốc và Nga, thúc đẩy sự tin cậy chiến lược và truyền thống hữu nghị của 2 nhà nước, 2 quân đội, nâng cao khả năng đối phó chung với những mối đe dọa an ninh trên biển, làm nổi bất quyết tâm cùng bảo vệ hòa bình thế giới và ổn định của khu vực. 

 
Ông Ngô Thắng Lợi cho biết thêm là, biên đội tàu lần này tham gia tập trận gồm các tàu của Hạm đội Nam Hải và Bắc Hải. Và đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc gửi nhiều nữ binh sĩ ra nước ngoài tham gia tập trận. 

 
Cuộc tập trận kéo dài 8 ngày dự kiến sẽ diễn ra ở vùng biển và vùng ngoài khơi vịnh Peter Đại Đế trên biển Nhật Bản và biên đội của Trung Quốc sẽ dùng Vladivostok làm cảng nhà trong suốt cuộc tập trận. 

 
Binh sĩ Trung Quốc trước giờ lên đường. 

 
Khu trục tên lửa lớp Type 051C mang tên Thạch Gia Trang (169) trước giờ lên đường. 

 
Hai tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115) và Thạch Gia Trang (116). Hiện nay 2 tàu này thuộc biên chế của Hạm đội Bắc Hải. 

 
Đây là một trong những chiến hạm mạnh nhất Hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300FM (tầm bắn 150km), tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 (tầm bắn khoảng 300km) và các hệ thống vũ khí khác. 

 
Khu trục tên lửa Type 051C có lượng giãn nước toàn tải tới 7.100 tấn, dài 155m. 

 
Khinh hạm tên lửa hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc lớp Type 054A mang tên Yên Đài (538), Diêm Thành (546) cũng tham gia sự kiện quốc tế lớn này. 

 
Khinh hạm lớp Type 054A được thiết kế cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không bằng tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 và tên lửa đối không tầm trung HQ-16 cùng nhiều vũ khí pháo, ngư lôi chống ngầm hiện đại khác. 

 
Khu trục tên lửa lớp Type 052B mang tên Vũ Hán (169) có lượng giãn nước 6.500 tấn, trang bị tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 và tên lửa đối không tầm trung Shtil-1 (diệt mục tiêu ở tầm xa đến 32km). 

 
“Khủng” nhất trong số các tàu Trung Quốc sang Nga tập trận chung lần này là khu trục Type 052C mang tên Lan Châu (170). Con tàu được trang bị tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 (diệt mục tiêu ở tầm xa đến 200km, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo); tên lửa hành trình chống tàu/đối đất YJ-62 (tầm bắn tới 400km) hoặc tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa HN-2 (tầm bắn 1.800km) và các hệ thống pháo, ngư lôi hạng nặng. 

 
Đi cùng 6 tàu chiến đấu là tàu hậu cần Hồng Trạch Hồ (881) có lượng giãn nước tới hơn 21.000 tấn. 

 

Theo Kiến thức

Chiếm đảo với tàu đệm khí 'khủng', Nhật không ngại Trung Quốc

Hôm nay, tờ Tân Hoa Xã đã cho đăng hình ảnh cuộc tập trận chung chiếm đảo giữa Nhật và Mỹ hôm 17/6 diễn ra ở Canifornia lần đầu tiên có sự tham gia của tàu đệm khí Nhật.

Hình ảnh tàu đệm khí Nhật lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo ở Canifornia hôm 17/6

Cuộc diễn tập quân sự đổ bộ “Tập kích Bình minh” của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ với sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ diễn ra từ ngày 10-26/6 tới đây. Cuộc diễn tập này sẽ được thực hiện tại căn cứ thủy quân lục chiến Pendleton ở San Diego và đảo San Clemente.

Hiện nay căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang ở mức cao. Cuộc diễn tập “Tập kích Bình minh” lấy bối cảnh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng các lực lượng Mỹ đổ bộ lên một hòn đảo và nổ súng tấn công lực lượng chiếm đóng ở đó.

Nhật Bản khoe tàu đệm khí khủng của mình sau khi Trung Quốc mua tàu đệm khí lớn nhất thế giới Zubr phục vụ cho chiến lược biển đảo trong tương lai của mình

Cuộc diễn tập này được tiến hành theo chính sách mới trong Chương trình Quốc phòng Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chuỗi đảo Nansei nằm giữa đảo Kyushu và Đài Loan. Sau khi bàn bạc cách trả lời phía Trung Quốc, Tokyo và Washington đã nhất trí tiến hành cuộc diễn tập huấn luyện này vì nó “cần thiết cho quan hệ đồng minh” giữa hai nước. Hai bên cũng xác nhận rằng các phóng viên sẽ được tham gia đưa tin về cuộc diễn tập này.

Đây là loại tàu LCAC do Mỹ sản xuất dài 26,4 m, nơi rộng nhất đạt 14,3 m, độ choán nước tối đa của LCAC có thể lên tới 170–182 tấn. Tuy khá cồng kềnh nhưng thủy thủ đoàn của LCAC chỉ bao gồm 5 binh sĩ. Phạm vi hoạt động của các tàu đổ bộ đệm không khí này có thể lên tới 370 km. Tốc độ tối đa của loại tàu đổ bộ này có thể lên tới 110 km/h. Tàu của Mỹ chở được một số xe tăng, xe chiến đấu ít hơn Zubr, nhưng số xe này không đặt trong khoang mà ở trên mặt boong.

Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ hủy bỏ cuộc diễn tập này trước thềm cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra vào ngày 7-8/6 tới đây tại California.

Nhật Bản đã giải thích với các quan chức Trung Quốc rằng cuộc diễn tập này không lấy một nước thứ ba cụ thể nào làm đối tượng tác chiến.

Bên cạnh việc đổ bộ bằng tàu đệm khí Nhật Bản còn huy động sự tham gia của những chiếc máy bay CH-47 trong cuộc diễn tập chiếm đảo này

Lính Nhật đổ bộ từ những chiếc CH-47 xuống mục tiêu cần chiếm đóng

Hồi tháng 11 năm ngoái, chính phủ của đảng Dân chủ Nhật Bản đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận tương tự giữa quân đội Mỹ và quân đội Nhật trên một hòn đảo hoang ở Okinawa. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị hủy bỏ do lo ngại sẽ làm kích động Trung Quốc tại thời điểm đó.

Khám phá tên lửa “Kẻ hủy diệt lá chắn thần Trung Hoa" của Nhật

Tạp chí “Nghiên cứu quân sự” của Nhật Bản số ra tháng 6 đã có bài viết mang tiêu đề: “Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi phát triển tên lửa không đối hạm mới, uy chấn Trung - Nga”, phân tích về dự án phát triển một loại tên lửa không đối hạm có uy lực rất mạnh của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản,

Bài viết trên tạp chí đã tiết lộ, ông Miyawaki Toshiyuki - nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn thử nghiệm bay của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản cho biết, đứng trước sự uy hiếp ngày càng lớn của hải quân 2 nước Nga và Trung Quốc, Cục nghiên cứu công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries) đã hợp tác phát triển một loại tên lửa không đối hạm mới mang tên ASM-3.
Bài viết phân tích, Nhật Bản bốn bề là biển, kẻ thù muốn xâm lược Nhật Bản trước hết sẽ sử dụng đòn tiến công bằng máy bay và tên lửa, sau đó các chiến hạm của quân địch sẽ tấn công lên đất liền và các tàu chiến của hải quân Nhật Bản, các tàu đổ bộ sẽ vận chuyển lực lượng bộ binh thực hiện đòn tiến công cuối cùng lên đất liền.
Từ khi thành lập đến nay, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản rất coi trọng phát triển các loại tên lửa chống hạm phóng từ trên không. Nằm kẹp giữa 2 nước Nga và Trung Quốc có tiềm lực hải quân rất mạnh, phát triển năng lực chống hạm mạnh mẽ đã trở thành vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia này.
Hiện nay, 2 loại máy bay chuyên trách chống hạm của Nhật là F-2 và F-4EJ được trang bị tên lửa ASM-2 (hay còn gọi là tên lửa chống hạm Type 93), tuy vậy số lượng 2 loại máy bay này cũng không nhiều. Nhật Bản nhận thấy, để bù đắp khiếm khuyết về số lượng máy bay, nhất thiết phải phát triển một loại tên lửa mới, có khả năng đối hạm cực mạnh. Vì vậy, ASM-3 mới ra đời.
Máy bay tấn công đối hải tầm xa F-2A của không quân Nhật Bản hiện được trang bị 4 tên lửa chống hạm ASM-2 và 2 thùng dầu phụ
Theo bài báo, việc nghiên cứu, phát triển tên lửa không đối hạm thế hệ mới ASM-3 bắt đầu từ năm 2010, hiện nay các nguyên mẫu đang được gấp rút hoàn thiện để ngay trong năm nay sẽ tiến hành thử nghiệm cả trên không và mặt đất. Theo kế hoạch, đến năm 2016 sẽ hoàn tất giai đoạn thử nghiệm ASM-3.
Loại tên lửa không đối hạm này có chiều dài khoảng 6m, đường kính 0,35m, trọng lượng phóng khoảng 900kg, tầm bắn gấp đôi ASM-2 (250km). Nó có khả năng tự động lựa chọn mục tiêu và có năng lực chống nhiễu rất mạnh, có khả năng xuyên phá qua bất cứ hệ thống phòng không nào, kể cả các tàu khu trục hạng nặng lớp 052C trang bị hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được mệnh danh là “Lá chắn thần Trung Hoa” và các tàu hộ vệ lớp 054A trang bị tên lửa phòng không HQ-16 của Trung Quốc.
ASM-3 sử dụng động cơ xung áp thể tích nhỏ (động cơ Ramjet) giúp nó có khả năng bay với vận tốc siêu âm. So với các loại tên lửa có vận tốc cận âm thế hệ trước, nó đã rút ngắn thời gian phản ứng của các loại tên lửa phòng không và pháo phòng không hạm xuống chỉ còn 1 nửa, làm nâng cao khả năng sống sót của mình.
ASM-3 còn được dẫn đường bởi nhiều phương thức khác nhau. Với các số liệu mục tiêu được nạp trước khi phóng, nó có thể tự mình bay đến tấn công mục tiêu. Và đặc biệt nhất là, khi cảm nhận được sóng radar của đối phương, ASM-3 có khả năng tự động chuyển về chế độ dẫn đường radar thụ động.
Máy bay F-2A mang theo tên lửa chống hạm siêu âm ASM-3
Còn sau khi mở radar chủ động bắt được tín hiệu của mục tiêu, nó kết hợp với radar thụ động, xử lý thông tin để tấn công tàu chiến địch. Với khả năng tự động lựa chọn 1 trong 2 loại radar tùy theo tình huống hoặc kết hợp cả 2, ASM-3 vừa rất khó bị nắm bắt vừa có năng lực chống nhiễu và khả năng tự động lựa chọn mục tiêu rất cao.
ASM-3 được thiết kế bộ chiến đấu và ngòi nổ thế hệ mới. Vận tốc siêu âm giúp cho lực xuyên phá của nó rất lớn, nếu như sử dụng các bộ chiến đấu và ngòi nổ kiểu chạm nổ truyền thống sẽ rất lãng phí khả năng xuyên phá bởi gia tốc lớn của nó. Vì vậy, ASM-3 sẽ được trang bị đầu nổ và ngòi nổ kiểu mới nhất.
Loại đầu nổ và ngòi nổ thế hệ mới này có khả năng xuyên phá sâu trong thân tàu rồi mới phát nổ, nâng cao khả năng phá hủy các chiến hạm hạng nặng. Hiện chưa rõ đầu đạn của ASM-3 có trọng lượng là bao nhiêu kg nhưng với khả năng xuyên sâu rồi mới phát nổ, nó hoàn toàn có thể phá hủy được các tàu sân bay.
Khi tấn công đối hạm, tên lửa không đối hạm ASM-3 sẽ chủ yếu được sử dụng để tấn công các biên đội tàu đổ bộ có sự hỗ trợ của các tàu khu trục phòng không khu vực, trong đó nó tập trung tấn công phủ đầu, tiêu diệt các tàu khu trục phòng không này, tạo điều kiện cho các lực lượng khác tiêu diệt các tàu còn lại. Ngoài ra, ASM-3 sẽ phát huy được 2 tính năng nổi bật như sau:
Thứ nhất là nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả trong tấn công đối hạm. ASM-3 có khả năng nhận biết mục tiêu rất mạnh, có khả năng tự động xác định và ưu tiên lựa chọn các chiến hạm có khả năng phòng không khu vực của đối phương. Vì vậy, nếu trong quá trình tiến công không tiêu diệt được cả hạm đội thì cũng làm đối phương bị “mù mắt” vì mất hết các loại radar phòng không.
Cận cảnh tên lửa chống hạm siêu âm ASM-3 treo dưới cánh máy bay F-2A
Đồng thời, do hiệu suất cao của tên lửa ASM-3 nên có thể giảm bớt số lượng máy bay F-2 làm nhiệm vụ chống hạm, tăng cường số lượng F-2 làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Trong tình huống số lượng máy bay của ta ít hơn địch thì nó đã nâng cao hiệu quả sử dụng tổng thể toàn bộ lực lượng không quân, thực hiện hoàn hảo phương châm “lấy ít địch nhiều”.
Thứ 2 là do máy bay F-2 sử dụng tên lửa ASM-3 có khả năng kết nối thông tin với máy bay dự cảnh (máy bay cảnh báo sớm - AWACS) nên dễ dàng tổ chức đội hình và chiến thuật chống hạm. Giai đoạn sau năm 2016, khi ASM-3 được đưa vào trang bị cũng là lúc các máy bay F-2 đã hoàn tất quá trình nâng cấp hệ thống truyền số liệu, máy bay dự cảnh Boeing E-767 cũng được trang bị thiết bị chi viện điện tử (ECM).
Với ECM, máy bay dự cảnh Boeing E-767 có thể hiểu được vị trí của từng mục tiêu và chia sẻ số liệu với các máy bay chiến đấu F-2 thông qua các đường truyền số liệu 2 chiều. Giữa các máy bay F-2 cũng chia sẻ các số liệu về mục tiêu theo thời gian thực để phân chia mục tiêu tấn công.
Có ASM-3 trong biên chế, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản đã có một loại vũ khí trấn hải uy lực. Tính năng kỹ, chiến thuật hoàn hảo của ASM-3 cộng với sự cơ động của máy bay chiến đấu F-2, có thể khẳng định tất cả các khu trục hạm phòng không hạng nặng cho đến tàu sân bay Trung Quốc khó có loại nào thoát được nó. ASM-3 sẽ giúp Nhật Bản dễ dàng dùng không quân tiêu diệt hạm đội tàu chiến đông đảo của Trung Quốc.

Nga sắp giao tàu sân bay Vikramaditya cho Ấn Độ

TNO) Một tàu sân bay của Nga được tân trang để bán cho Hải quân Ấn Độ vào hôm 3.7 đã nhổ neo để bắt đầu chuyến đi biển thử nghiệm cuối cùng trước khi bàn giao, RIA Novosti dẫn lời một quan chức cao cấp thuộc công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.

Tàu Vikramaditya (tên cũ của Nga là Đô đốc Gorshkov) được tân trang tại Nhà máy đóng tàu Sevmash ở miền bắc Nga, theo kế hoạch sẽ được bàn giao cho phía Ấn Độ vào mùa thu 2013. Hiện điều khiển con tàu này là thủy thủ đoàn kết hợp Nga - Ấn Độ nhằm giúp các thủy thủ Ấn thành thạo trong việc vận hành tàu.

Tàu sân bay hạng nặng Vikramaditya - Ảnh: RIA Novosti
"Con tàu đã bắt đầu khởi hành cho chuyến đi thử nghiệm trên biển vào sáng sớm 3.7 theo đúng kế hoạch", phó chủ tịch tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport Igor Sevastyanov nói và cho biết thêm, "Con tàu sẽ được bàn giao (cho Ấn Độ) trong mùa thu này, chúng ta không thể chậm trễ hơn nữa".
Được biết, hợp đồng mua tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Nga đã khiến cho Ấn Độ và Nga gặp nhiều khúc mắc, sau khi hàng loạt sự cố xảy ra khiến con tàu không được chuyển giao đúng hạn và chi phí hợp đồng bị đẩy lên hơn gấp đôi.
Theo RIA Novosti, bản hợp đồng mua hàng không mẫu hạm này được ký kết vào năm 2004 và thời hạn giao tàu là năm 2008. Tuy nhiên việc bàn giao đã bị trì hoãn đến ba lần khiến bản hợp đồng ban đầu trị giá 947 triệu USD đã bị đội lên đến 2,3 tỉ USD.
Lần gần đây nhất được lên kế hoạch bàn giao tàu Vikramaditya là vào ngày 4.12.2012. Tuy nhiên, trong chuyến đi thử nghiệm vào cuối tháng 9.2012, kế hoạch này phải bị hủy bỏ do phát hiện lỗi nghiêm trọng ở các nồi hơi của hệ thống phát điện với nguyên nhân là dùng gạch chịu lửa sản xuất từ Trung Quốc, khiến tàu không thể đạt được tốc độ tối đa.
Hiện Hải quân Ấn Độ cũng đã được trang bị phi đội chiến đấu cơ MiG-29 phiên bản hoạt động trên tàu sân bay đầu tiên của nước này, được đặt tên là "Black Panthers" (Báo đen).
Phi đội "Black Panthers" gồm 12 chiếc MiG-29K một chỗ ngồi và bốn chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi, được Nga cung cấp cho Bộ Quốc phòng Ấn Độ theo bản hợp đồng ký kết năm 2004. Khi được trang bị cho tàu sân bay Vikramaditya, chúng sẽ giúp Ấn Độ tăng cường đáng kể sức mạnh hải quân với khả năng chiến đấu đa dạng.
Tiến Dũng

Nga chậm giao tàu sân bay cho Ấn Độ

Năm nay, Ấn Độ chưa thể nhận tàu Vikramaditya - Ảnh: RT

Ngày 18.9, RIA-Novosti đưa tin Moscow vừa quyết định hoãn thời gian bàn giao tàu sân bay Vikramaditya (có tên cũ là Đô đốc Gorshkov) cho New Delhi sớm nhất đến tháng 10.2013.

Theo kế hoạch trước đây, hải quân Ấn Độ sẽ được nhận tàu này vào cuối năm nay. Tuy nhiên, việc bàn giao bị trì hoãn sau khi hàng không mẫu hạm Vikramaditya gặp trục trặc ở bộ phận nồi hơi trong chuyến chạy thử hồi tháng trước.
Năm 2005, Ấn Độ thỏa thuận mua lại tàu này từ Nga với giá 947 triệu USD. Sau 2 lần trì hoãn việc bàn giao, chi phí nâng cấp tàu đã lên đến 2,3 tỉ USD. Tàu Vikramaditya có độ choán nước khoảng 45.000 tấn, đủ sức mang theo 18 chiến đấu cơ Mig-29 và 10 trực thăng hải quân Ka-28.
Ngoài chiếc Vikramaditya, Ấn Độ cũng đang gấp rút hoàn thiện một tàu sân bay nội địa, dự kiến hạ thủy vào năm 2014.
Hoàng Đình

Tiết lộ mới nhất về siêu chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50

Theo Tổng giám đốc Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất Nga, Mikail Pogosyan, hiện đang tham gia Hội trợ hàng không Le Bourget, động cơ cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đã được tạo ra ở Nga, nó được gọi là động cơ giai đoạn đầu.

Hiện nay, tại Kubinka, ngoại ô Moscow đang tiến hành thử nghiệm khung vỏ của T-50 trên 6 máy bay, những máy bay này đang được lắp đặt những động cơ giai đoạn đầu.
Các động cơ cho máy bay thế hệ thứ 5 đã được chế tạo, nó được gọi là động cơ giai đoạn đầu. Bây giờ chúng tôi bắt đầu các dự án kỹ thuật của động cơ giai đoạn thứ hai, chúng sẽ được trang bị trên máy bay PAK FA giai đoạn thứ hai”, ông Pogosyan nói.
Ông nhấn mạnh rằng, các máy bay chiến đấu loạt đầu tiên sẽ được lắp đặt động cơ giai đoạn đầu. Với sự phát triển của động cơ giai đoạn thứ hai, chúng sẽ được trang bị lên các máy bay giai đoạn kế tiếp.
Việc phát triển động cơ cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có sự tham gia của Công ty Salut, Saturn và Công ty mang tên Lyulka, thuộc Tập đoàn sản xuất động cơ Thống nhất.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50
Nói về máy bay tiềm năng PAK FA, Tổng thống Nga Vladimir Putin tự hào, “T-50 tốt hơn nhiều so với các máy bay thế hệ thứ năm của Mỹ. Đây cũng là đánh giá của tất cả các chuyên gia”, Putin nói tại một hội nghị quân sự năm 2012 và “rõ ràng, chúng ta đã chế tạo ra nó. Không có bất kỳ vấn đề nào. Vấn đề kỹ thuật đã được khép lại. Và chúng ta đã đạt được rất nhanh chóng”.
So với máy bay chiến đấu thế hệ trước, PAK FA có một số tính năng độc đáo, kết hợp chức năng của máy bay cường kích và tấn công, là dạng chiến đấu hạng nặng, trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 40 tấn.
T-50 được chế tạo để thực hiện đa dạng nhiệm vụ, trên không, trên bộ và trên biển, và nó có khoang vũ khí rộng lớn bên trong thân, trong đó có thể bố trí đến 8 tên lửa không đối không dạng R-77, tầm bắn lên đến 90 km hoặc hai quả bom thông minh có điều khiển có trọng lượng 1.500 kg.
Ngoài ra, T-50 có thể treo thêm hai tên lửa tầm xa được phát triển bởi văn phòng Novator. Những tên lửa này có khả năng tiêu diệt các máy bay từ khoảng cách đến 400 km.
Máy bay chiến đấu chiến thuật tương lai (PAK FA) T-50 có thể cất cánh và hạ cánh với độ dài đường băng khoảng 300-400 m. Tốc độ tối đa lên đến 2.100 km/h, tầm bay 5.500 km, trên các máy bay chiến đấu có trang bị thiết bị tiếp dầu trên không.
Theo kế hoạch, máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm T-50 sẽ được bàn giao cho Không quân Nga vào năm 2016.

X-47B của Mỹ sắp có đối thủ đáng gờm mới

(Soha.vn) - Tập đoàn sản xuất máy bay MiG của Nga chuẩn bị triển khai dự án nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu không người lái thế hệ mới.

Tập đoàn sản xuất máy bay MiG của Nga ngày 31/5 cho biết họ sẽ triển khai dự án nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) dựa trên mẫu máy bay không người lái Skat được giới thiệu trước đó. Dự án này được thực hiện theo hợp đồng ký kết với Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga vào tháng trước.
“Chúng tôi đã ký một hợp đồng với Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga về dự án phát triển UCAV”, giám đốc của tập đoàn MiG ông Sergei Korotkov tiết lộ. “Các điều khoản hợp đồng bao gồm một mô hình UCAV tương lai dựa trên Skat cho Bộ Quốc phòng.”
Mô hình máy bay chiến đấu không người lái Skat.
Mô hình máy bay chiến đấu không người lái Skat.
Mô hình máy bay không người lái Skat được MiG giới thiệu tại triển lãm hàng không MAKS gần thủ đô Moscow của Nga vào năm 2007.  Skat được thiết kế để thực hiện các sứ mệnh tấn công vào các mục tiêu tĩnh, đặc biệt là các hệ thống phòng không, cũng như các mục tiêu động trên biển và đất liền.
Tập đoàn sản xuất máy bay MiG cho biết Skat có thể hoạt động ở chế độ tự động cũng như liên kết với các hệ thống có người điều khiển.
Máy bay Skat có trọng lượng 10 tấn và có thể mang theo 2 tấn thiết bị  và vũ khí. Nó có thể đạt tốc độ tối đa 800 km/giờ, tầm hoạt động là 4.000 km và bay ở độ cao tối đá 12.000 m.
Tập đoàn MiG cũng dự định sẽ ký một hợp đồng vào tháng 6 này với Bộ Quốc phòng Nga, cung cấp 37 máy bay chiến đấu MiG-35, trong đó 24 máy bay này sẽ được bàn giao trong tương lai gần. Lô máy bay này sẽ được trang bị hệ thống radar Zhuk-A.

Lộ diện UAV tàng hình Trung Quốc 'giống' X-47 của Mỹ

(Soha.vn) - Vài giờ trước khi máy bay không người lái X-47B của Hải quân Mỹ rời khỏi boong tàu sân bay trong cuộc thử nghiệm diễn ra ngày hôm qua (14/5) thì trên các forum của Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh một máy bay tàng hình không người lái Lijian với kiểu dáng tương tự - Flight Global đưa tin.

Bức ảnh UAV Lijian được đăng tải vài giờ trước khi X-47B tiến hành thử nghiệm trên tàu sân bay.
Bức ảnh UAV Lijian được đăng tải vài giờ trước khi X-47B tiến hành thử nghiệm trên tàu sân bay.
Trong bức ảnh, có thể thấy kích thước và hình dáng của chiếc máy bay tương tự như thiết kế máy bay không người lái của phương Tây như Phantom Ray của Boeing, Neuron của Dassault, RQ-170 của Lockheed Martin và X-47B của Northrop Grumman.
Lijian được sơn màu tối đặc trưng (rất có thể là vật liệu hấp thu radar), lỗ thông gió phía trước lớn, có bộ phận hạ cánh thông thường (trái ngược với bộ phận hạ cánh của X-47B được tăng cường để giảm bớt độ sốc của việc hạ cánh nặng trên tàu sân bay). Chiếc Lijian trong bức ảnh mang số hiệu 001, biểu thị đây là chiếc máy bay đầu tiên của loại này.
Tờ Flight Global nhận định rằng không giống như những loại máy bay cánh bay ở phương Tây, Lijian xuất hiện với kiểu dáng có vẻ như không được thiết kế để giảm mức tín hiệu bộc lộ trước radar ở tất cả các khía cạnh bề ngoài: miệng vòi phun động cơ lớn, khả năng đốt sau (tăng lực động cơ), động cơ phản lực bị bóc trần ra ngoài thân máy bay, do đó dễ dàng bị phát hiện bởi radar.
Những hạn chế tương tự cũng xuất hiện trên tất cả các loại máy bay tàng hình khác của Trung Quốc như tiêm kích Chengdu J-20 và Shenyang J-31.
Tuy nhiên, các bức ảnh cũng hé lộ những tiến bộ nhất định trong công nghệ thiết kế máy bay của nước này. Bằng cách thiết kế Lijian theo kiểu dáng máy bay cánh bay và không đuôi, Trung Quốc khẳng định đã có thể khắc phục những vấn đề khó khăn nhất trong hệ thống cơ khí động lực và hệ thống kiểm soát bay.
Thiết kế cánh bay là điều mà các chuyên gia khí động lực học luôn tìm kiếm để tối ưu hóa sức nâng ở cánh máy bay, đồng thời giảm thiểu các góc phản xạ sóng radar. Có điều, thiết kế này cũng tạo ra một số hiệu ứng khí động lực học nhất định, gây khó kiểm soát, chẳng hạn như hiện tượng máy bay mất kiểm soát khi bất ngờ bị lật và không thể quay trở lại trạng thái cũ.
Ngành công nghiệp Trung Quốc đã đầu tư nghiên cứu xử lý các vấn đề liên quan tới thiết kế cánh bay, không đuôi trong nhiều năm. Một báo cáo công bố năm 2007 với tiêu đề "Ứng dụng thiết kế cánh bay cho máy bay trinh sát không người lái" kết luận rằng thiết kế không đuôi là "một lựa chọn tối ưu" cho các mục tiêu liên quan tới khí động lực học.
Lijian tại một sân bay ở tỉnh Giang Tô
Lijian tại một sân bay ở tỉnh Giang Tô
Trước đó, trang mạng Huanqiu đã đăng tải một số hình ảnh đầu tiên về UAV Lijian được "chụp lén" từ xa. Nhiều người nhận định rằng nó khá giống X-47 của Mỹ. Tờ Dowei News đưa tin Lijian đã sẵn sàng thực hiện chuyến bay thử đầu tiên sau khi hoàn thành thử nghiệm chạy “taxi” (chạy thử trên sân bay) vào cuối tháng 12 năm ngoái tại Tây Nam tỉnh Giang Tô.

Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV?

Mỹ, Israel đang chiếm thế thượng phong về máy bay không người lái (UAV) nhưng Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh...cũng đang rầm rộ tham gia cuộc đua.

Mới đây, máy bay không người lái tàng hình Trung Quốc LJ (Gươm sắc) đã hoàn thành cuộc thử nghiệm tiếp đất, điều này đồng nghĩa với việc “Gươm sắc” sẽ sớm được bay thử chuyến đầu tiên.
Sự kiện này không những gây chấn động trong giới quân sự Trung Quốc, mà còn thu hút sự chú ý của giới quân sự nước ngoài. Cùng thời điểm này, ngày 14-5, máy bay oanh tạc không người lái X-47B của Mỹ đã cất cánh thử nghiệm thành công từ tàu sân bay USS George H.W. Bush đang hoạt động tại vùng biển Đại Tây Dương gần bờ biển Virginia của Mỹ. Và máy bay tàng hình không người lái của Pháp, Anh, Nga… cũng đang được triển khai nghiên cứu, chế tạo rầm rộ. Trong sự phát triển của quân sự thế giới hiện nay, máy bay tàng hình không người lái chiếm vị thế như thế nào? Thực lực của các nước trong lĩnh vực này ra sao?
Từ tàng hình đến không người lái
Chiến cơ “tàng hình” là loại máy bay chiến đấu có thể tránh được sự phát hiện của các thiết bị radar và tia hồng ngoại, khiến quân đội đối phương khó phát hiện. Đây là tiêu chuẩn máy bay chiến đấu thế hệ 4 được công nhận. Như các máy bay chiến đấu thế hệ 4 F-22, F-35 của Mỹ, T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc đều có chức năng tàng hình.
Có nhiều cách để máy bay chiến đấu thực hiện chức năng tàng hình. Đối với sự thăm dò của sóng radar, các nhà sản xuất chú ý đến 2 yếu tố: Kết cấu ngoại hình đặc biệt và sử dụng nguyên liệu phức hợp để sơn ngoài máy bay, hai công nghệ này đều có thể phá vỡ tác dụng của sóng phản hồi do radar sinh ra, làm cho sóng phản hồi đó yếu đi, thậm chí hầu như không có. Còn đối với các thiết bị thăm dò hồng ngoại, cần phải chú ý đến các vị trí có nhiệt độ cao. Phương pháp là bố trí miệng hút và thoát khí của động cơ máy bay ở phần đỉnh của máy bay và tại lỗ thoát khí lại lắp đặt máy thải khí và thiết bị hút nhiệt để thải nguồn nhiệt ở miệng động cơ, không để máy thăm dò hồng ngoại trên mặt đất dò được bức xạ hồng ngoại của máy bay.
Còn máy bay không người lái là loại máy bay không có phi công điều khiển, dựa vào sự điều khiển vô tuyến điện hoặc hệ thống điều hành dưới mặt đất để bay và thực hiện cách nhiệm vụ khác. Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nước Anh, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái. Trước đây máy bay không người lái chủ yếu dựa vào sự điều khiển vô tuyến điện, không thể tiến hành các động tác phức tạp. Hơn một trăm năm sau, máy bay không người lái hiện đã đã trở thành loại vũ khí lợi hại đa chức năng có thể trinh sát, thăm dò, chuyên chở, dụ dỗ quân địch, gây nhiễu và tác chiến.
Tàng hình và không người lái là xu thế phát triển của máy bay chiến đấu hiện đại, và khi 2 yếu tố này kết hợp với nhau, chắc chắn sẽ trở thành “đỉnh cao” trong số “đỉnh cao”. Một quan điểm cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ 5 trong tương lai là loại chiến cơ hạng lớn đồng thời có khả năng tàng hình và không người lái. Tuy nhiên, mặc dù lý thuyết về máy bay tàng hình không người lái không phức tạp, nhưng muốn thực hiện được “giấc mơ” này, vẫn còn rất nhiều vấn đề về kỹ thuật cần giải quyết. Cho đến thời điểm hiện nay, kể cả là Mỹ - nước dẫn đầu về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu thì máy bay chiến đấu tàng hình X-47B cũng mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm.
Vũ khí lợi hại
Công tác nghiên cứu và chế tạo máy bay tàng hình không người lái liên quan đến rất nhiều khâu, tất cả đều đưa ra yêu cầu mũi nhọn đối với công nghệ quân sự. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu chế tạo, trang bị máy bay không người lái tàng hình phản ánh sức mạnh quân sự của một quốc gia.
Trong chiến tranh thực địa, máy bay không người lái tàng hình có giá trị rất lớn. Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí tấn công của hai bên (dù là tên lửa hay bom thông minh) đều có sức công phá cực lớn và độ chính xác cực độ, và điều này phụ thuộc vào ai phát hiện ra quân địch khai hỏa trước thì người đó sẽ chiếm được ưu thế. Máy bay tàng hình làm giảm rõ rệt rủi ro bị phát hiện, cho dù là cuộc giao chiến ở khoảng cách lớn không đối không hay là cuộc tác chiến đột kích không đối đất, không đối biển, đều có thể giành được cơ hội ngàn vàng và dội đòn thích đáng về phía quân địch. Do không có người điều khiển máy bay nên có thể giảm thiểu được tỉ lệ thương vong cho người, cắt giảm được khoang lái và hệ thống dưỡng khí, điều chỉnh nhiệt độ, hệ thống cứu nạn cho phi công…, giảm đi được trọng lượng đáng kể cho máy bay, khiến máy bay nhẹ hơn, linh hoạt hơn.
Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV?
Máy bay không người lái ngày càng quan trọng trong chiến lược quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên máy bay tàng hình không người lái cũng không hẳn là toàn năng, không có đối thủ. Việc cải tiến tính năng luôn đi kèm với sự trả giá. Để thực hiện mục đích tàng hình, việc thiết kế thân máy bay, cánh máy bay cần có những yêu cầu rất chặt chẽ, khiến tính cơ động, đặc biệt là tốc độ bay vòng sẽ bị hạn chế.
Trước chiến trường muôn hình vạn trạng, khả năng phán đoán và đưa ra quyết sách của máy bay không người lại không thể sánh được với những phi công dày dạn kinh nghiệm. Ví dụ, đối với nhiệm vụ có độ linh hoạt cao như tác chiến trên không, khả năng ứng biến không thể sánh được với máy bay có người lái. Trong chiến tranh quy mô lớn trong tương lai, chỉ khi đưa vào lực lượng quân đội tiên tiến, loại vũ khí độc nhất vô nhị như máy bay tàng hình không người lái mới có thể phát huy được vai trò lợi hại của mình.
“Gươm sắc” Trung Quốc: Đối thủ đáng gờm
Vài năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục tung ra các loại vũ khí mới. Loại máy bay tàng hình không người lái “Gươm sắc” của Trung Quốc là sự tiếp nối của máy bay chiến đấu J-20, J-31… Nguồn tin cho biết, “Gươm sắc” bắt đầu được chế tạo từ năm 2009, tháng 12-2012 hoàn thành lắp ráp ở một công ty sản xuất máy bay tại tỉnh Giang Tây, sau đó “Gươm sắc” được tiến hành nhiều hoạt động thử nghiệm.
Sải cánh của “Gươm sắc” rộng khoảng 14m, do được sử dụng công nghệ thiết kế ngoại hình và vật liệu phức hợp sơn thân máy bay đặc biệt, khiến đặc trưng tín hiệu phản xạ radar của “Gươm sắc” rất thấp. Tính tàng hình này giúp nó có thể tấn công chuẩn xác đối với mục tiêu có giá trị dưới mặt đất của đối phương và hạ gục nhanh gọn.
Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV?
Mặc dù thời gian chế tạo “Gươm sắc” chỉ mất 3 năm, nhưng đằng sau nó là sự tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực trải qua mấy chục năm của Trung Quốc. Trong đó, kỹ thuật quan trọng không người lái bao gồm kỹ thuật kiểm soát bay và dẫn đường mới, kỹ thuật vô tuyến điện chuỗi số liệu để thực hiện các chức năng tự chủ dẫn đường, tự động tấn công và tự động trở về căn cứ tiếp đất…
Và với vai trò là hệ thống đồng bộ đi kèm, vệ tinh viễn thám với độ phân giải cao có thể thu được bản đồ số hóa với độ chính xác cao, từ đó đưa ra lộ trình và nhiệm vụ chính xác cho máy bay không người lái; Nhiều loại bom điều khiển loại nhỏ, đặc biệt là bom hàng không đường kính nhỏ CM-506 đã trở thành vũ khí tấn công với độ chính xác cao rất thích hợp với máy bay không người lái.
X-47B của Mỹ: “Đại ca” đi đầu
Với vai trò là cường quốc quân sự thế giới, Mỹ đang dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực máy bay không người lái tàng hình. Đầu thế kỷ XXI, Mỹ khởi động dự án X-47, nghiên cứu phát triển máy bay tàng hình không người lái, trong đó X-47B vừa là chiếc máy bay phản lực không đuôi, cánh dơi, không người lái đầu tiên trên thế giới được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính, đồng thời cũng là chiếc máy bay oanh tạc tàng hình không người lái có thể cất cánh và hạ cánh từ hàng không mẫu hạm. Nhìn bề ngoài, X-47B rất giống với máy bay oanh tạc B-2 nhưng thể tích nhỏ hơn.
Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV?
X-47B có sải cánh rộng khoảng 19m, nặng hơn 6 tấn, có thể hoạt động ở độ cao 12.000m. Khả năng tàng hình và tầm hoạt động cao của X-47B đã khiến quân đội Mỹ có thể dừng mẫu hạm ở hải vực cách mục tiêu khá xa, sau đó triển khai hàng loạt máy bay tàng hình không người lái để tấn công mục tiêu trên đất liền của đối phương, từ đó tránh được mối đe dọa của tên lửa mặt đất cự ly gần.
“Neuron” của châu Âu: Chiếm ngôi á quân
Sau Mỹ, châu Âu là khu vực thứ hai giành được sự đột phá trong lĩnh vực máy bay tàng hình không người lái. Sau khi dự án chế tạo máy bay không người lái “Neuron” do Pháp dẫn đầu, có sự tham gia của Italy, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Thụy Sĩ khởi động vào năm 2006, đến tháng 12-2012 bay chuyến đầu tiên thành công tại Pháp.
Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV?
Khác với X-47B, ban đầu “Neuron” được thiết kế nhằm mục đích ném bom trong quá trình tác chiến. Chiều dài 10m, độ rộng sải cánh 12,5m, tốc độ tối đa 0,8 Mach và hoạt động liên tục trên không trong vòng 3 giờ. Neuron có khả năng mang theo 2 quả bom nặng 250kg điều khiển bởi laser.
So với X-47B, các chỉ số của Neuron vẫn còn thua một khoảng cách, nhưng cũng được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới. Nhà thiết kế hy vọng đến năm 2030, loại máy bay chiến đấu thế hệ mới này sẽ được trang bị cho không quân các nước châu Âu. Loại máy bay chiến đấu này không chỉ là sự thể hiện công nghệ quân sự tiên tiến của châu Âu, mà còn là một ví dụ cho thấy sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quân sự giữa các nước châu Âu.
Taranis (Anh): Đối thủ của “Gươm sắc”
Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm máy bay không người lái, máy bay tàng hình không người lái Tanaris đầu tiên của Anh cũng đang chuẩn bị thực hiện chuyến bay đầu tiên. Dự án máy bay Tanaris được tiến hành từ năm 2006, dài khoảng 12m, sải cánh rộng khoảng 10m, trọng lượng hơn 4 tấn. Các tham số và đặc trưng dường như là phiên bản thu nhỏ của máy bay X-47B của Mỹ.
Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV?
So với các nước châu Âu, Anh luôn có đường lối phát triển quân sự gần với Mỹ, công tác chế tạo máy bay Tanaris cũng không thể tách rời được sự ủng hộ của Mỹ. Trong bối cảnh hai nước Mỹ, Pháp đã bay thử nghiệm thành công, Tanaris đang trở thành đối thủ cạnh tranh vị trí với “Gươm sắc” của Trung Quốc.
'Cá đuối biển' của Nga: Cao thủ tàng hình bí ẩn
Nga cũng không chịu thua kém trong lĩnh vực máy bay tàng hình không người lái. Trong cuộc triển lãm hàng không Moscow mấy năm về trước, công ty sản xuất máy bay Mig của nước này đã tung ra một loại máy bay oanh tạc không người lái hạng nặng đã từng là cơ mật tối cao quốc gia có ký hiệu “Skat”.
Từ số liệu đã công bố có thể thấy, độ sải cánh của Skat là 11,5m, chiều dài 10,25m, chiều cao 2,7m, tốt độ tối đa khi bay ở tầm thấp là 800 km/h, phạm vi chiến đấu nằm trong bán kính 2.000 km, tầm xa hoạt động là 4.000 km. Các chỉ số gần như tương đương với hệ máy bay X-47 của Mỹ. Nguồn tin cho biết “Skat” có thể đột phá hệ thống pháo hỏa phòng không nghiêm ngặt của kẻ địch, kể cả bị tấn công quyết liệt cũng vẫn có thể tấn công một cách chính xác mục tiêu dưới đất và trên biển.
Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV?
Tuy nhiên, kể từ đó trở đi, tiến độ chế tạo Skat không được nhắc nhiều đến nữa. Do quân đội Nga một thời gian dài vấp phải những khó khăn về mặt tài chính, trong khi thị trường quân sự thế giới thường tung ra những ngôn luận không có thực, chính vì thế loại vũ khí tiên tiến này hiện đang ở giai đoạn nào vẫn là một điều bí ẩn.