CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

“Cứu trợ nhân đạo” kiểu Trung Quốc: “Im miệng”, “Chôn ngay”, “Cấm tố cáo!”

Gần đây ở Trung Quốc mới xuất hiện một loại trợ cấp được gọi bằng cái tên mỹ miều “Tiền cứu trợ nhân đạo”.
Loại trợ cấp này chuyên dành cho nạn nhân trong các vụ án ngoài ý muốn có liên quan tới chính quyền. Số tiền được trao không theo tiêu chuẩn quy định chung, không phụ thuộc vào mức độ giàu nghèo của từng vùng hay các quy định của pháp luật. Nó phụ thuộc vào… dư luận. Dư luận càng lớn, tiền càng nhiều.
Ngày 23/12/2009, 10 du khách tham quan sông Tiền Đường tại địa điểm được chính quyền quy định bị sóng cuốn trôi thiệt mạng. Sau 25 ngày chính quyền tỉnh Chiết Giang “cứu trợ” 4 vạn nhân dân tệ mỗi người. Sau nhiều phen tranh đấu tranh, cãi vã, cuối cùng mức cứu trợ được nâng thành 18 vạn mỗi người. Số tiền được lấy từ ngân sách huyện Hải Ninh, Chiết Giang.
Người bán dưa này được kết luận là "tự ngã chết". Thân nhân của ông được đề nghị nhận 90 vạn tệ với điều kiện phải mai táng nhanh
Người bán dưa này được kết luận là "tự ngã chết". Thân nhân của ông được đề nghị nhận 90 vạn tệ với điều kiện phải mai táng nhanh
Ngày 2/6/2012, một phụ nữ mang thai 7 tháng ở Thiểm Tây bị chính quyền cưỡng chế phá thai vì “vượt kế hoạch”. Một tháng sau đó, khi vụ việc bị phanh phui và báo chí lên tiếng dữ dội, chính quyền tìm cách thương lượng để “mua” sự im lặng của cho người phụ nữ này bằng 7 vạn nhân dân tệ tiền trợ cấp lấy từ ngân sách huyện.

Kế hoạch cắt cổ Park Chung-hee

Chiến dịch đột kích táo bạo nhất trong 60 năm qua của biệt động CHDCND Triều Tiên đã thất bại vì một lý do rất khó tin.

Trung Quốc kiểm toán khẩn cấp về nợ công

Lo ngại ngày càng lớn về tình hình nợ công của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới khiến Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc ngày 28/7 thông báo cho mở một đợt kiểm toán “khẩn cấp” về tình hình nợ công của nước này.
Thông cáo đăng trên trang chủ của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc đề ngày hôm qua cho biết thể theo yêu cầu của Hội đồng Nhà nước, một cuộc kiểm toán sẽ được thực hiệp trên toàn quốc. Bản tin trên mạng của tờ Nhân dân Nhật báo số đề ngày 26/7/2013 cho biết thêm đây là một yêu cầu “khẩn cấp” của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Vẫn theo cơ quan ngôn luận chính chức của đảng Cộng sản Trung Quốc này, thì Cơ quan Kiểm toán Nhà nước phải tạm ngưng tất cả các hồ sơ đang tiến hành để tập trung nỗ lực vào công tác mới vừa được giao phó.
Tình hình nợ công của Trung Quốc đang ở mức báo động
Tình hình nợ công của Trung Quốc đang gây lo ngại vào lúc nền kinh tế nước này đang có dấu hiệu bị chựng lại. Theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tổng nợ công của chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc tương đương với 45 % tổng sản phẩm nội địa của quốc gia này.

Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam hoàn thành thử nghiệm

Truyền thông Nga nói nước này đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước với chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Việt Nam đặt mua.
RIA Novosti nói chiếc tàu ngầm được Hải quân Mỹ gọi là ‘lỗ đen’ với khả năng ẩn mình gần như tuyệt đối khi chiến đấu sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong tháng 11 tới.
“Đây là chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc lớp Varshavyanka (Dự án 636M) có khả năng bắn hạ mục tiêu từ khoảng cách xa và không thể bị các thiết bị chống tàu ngầm phát hiện”, bản tin của báo Nga cho hay.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka, hiện đại hơn tàu ngầm lớp Kilo
RIA Novosti dẫn nguồn tin nhà máy đóng tàu Admiralty mô tả con tàu “đã thực hiện thành công mọi giai đoạn thử nghiệm với khả năng cơ động tuyệt vời”.

Việt Nam muốn mua UAV của Israel để giám sát biển?

Việt Nam được cho là đang có sự quan tâm tới việc mua hệ thống máy bay không người lái giám sát biển Heron 1 của Israel.
Tạp chí Flight Global đưa tin, Việt Nam được cho là đang có sự quan tâm tới việc mua sắm thiết bị quân sự của Israel, bao gồm các hệ thống máy bay không người lái tiên tiến, với biến thể giám sát biển Heron 1 của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) là ứng cử viên “sáng giá”.

Việt Nam sẽ kéo cờ trên tàu ngầm Hà Nội vào cuối năm nay

Chiếc tàu ngầm diesel-điện đầu tiên thuộc Project 636 Varshavyanka cải tiến sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11/2013, hãng tin RIA Novosti trích dẫn thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần nhà máy đóng tàu Admiralty cho biết hôm 29/7.
Theo nguồn tin, trong giai đoạn thử nghiệm, tàu ngầm HQ-182 Hà Nội đã đi trên biển hơn 100 ngày, trong đó có hơn 12 ngày ngầm dưới nước và đã thực hiện 65 lần lặn.

Nga triển khai “ngoại giao chiến hạm” ở Địa Trung Hải

Ngày 28-7, cựu Tư lệnh Hải quân Nga Feliks Gromov, cho biết, lực lượng đặc nhiệm của Nga vừa được thành lập tại Địa Trung Hải, cần phải trở thành một công cụ hiệu quả của chính sách đối ngoại.
“Hạm đội này luôn luôn là một công cụ của chính sách đối ngoại. Bất kỳ quốc gia nào có bờ biển, đặc biệt rộng lớn như ở Nga, cần phải tính đến cách bảo vệ đường bờ biển và ngăn chặn những hoạt động của người nước ngoài”, cựu tư lệnh Hải quân Nga giai đoạn 1992-1997, cho biết.

Tiếp “lửa” cho Lữ đoàn 170 hải quân

Lữ đoàn tiếp nhận thêm một số tàu tên lửa, tàu vận tải lớn phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.
Những ngày tháng 7 trong điều kiện thời tiết thất thường chợt mưa chợt nắng, song tại các hải đội thuộc Lữ đoàn 170 – Lữ đoàn tàu chiến đấu thuộc vùng 1 Hải quân – các cán bộ, chiến sĩ vẫn say sưa luyện tập các tình huống sẵn sàng chiến đấu. Từ quân cảng của Lữ đoàn, nhiều lượt tàu chiến đấu, tàu vận tải đã lên đường, thực hiện nhiệm vụ được giao. Phát huy truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước, lớp cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn hôm nay không ngừng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ kỹ thuật, chiến thuật và khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội thử nghiệm xong, sẵn sàng về nước

Tàu ngầm phi hạt nhân lớp Kilo Project 636M đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ thử nghiệm, sẵn sàng về nước.
Hãng thông tấn Interfax-AVN dẫn nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga, chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Kilo Project 636M (Nga gọi là lớp Varshavyanka) xuất khẩu cho Việt Nam đã hoàn thành thành công thử nghiệm cấp nhà máy và nhà nước.
Theo nguồn tin, trong giai đoạn thử nghiệm, tàu ngầm HQ-182 Hà Nội đã đi trên biển hơn 100 ngày, trong đó có hơn 12 ngày ngầm dưới nước và đã thực hiện 65 lần lặn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm tàu ngầm Kilo Hà Nội trong chuyến thăm Nga. Ảnh: Thể thao Văn hóa
Hiện chưa rõ thời điểm chính thức tàu ngầm HQ-182 Hà Nội sẽ hành trình về nước hay cách thức tàu sẽ về Việt Nam (bằng tàu vận chuyển chuyên dụng hay tự hành trình).
Trước đó, theo phương tiện truyền thông Nga, trong năm nay, nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi sẽ bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam 2 tàu ngầm phi hạt nhân Kilo Project 636.
(BKT)

Nga rầm rộ khoe ‘xe tăng bay’ Su-34

Không quân Nga vừa làm lễ tiếp nhận thêm 3 chiếc tiêm kích-bom Su-34 được đặt cho biệt danh là “xe tăng bay” bởi khả năng vũ trang hạng nặng của nó. Như vậy tính đến cuối tháng 7/2013, Không quân Nga đã có tổng cộng 36 chiếc Su-34 trong biên chế.

Su-34 là loại máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng cũng có khả năng không chiến không hề thua kém các loại tiêm kích khác trên thế giới.
Su-34 là loại máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng cũng có khả năng không chiến không hề thua kém các loại tiêm kích khác trên thế giới.

Barak 8 sẽ “khắc chế” sát thủ diệt hạm Yakhont?

Hải quân Israel kỳ vọng tên lửa đối không tầm trung Barak 8 có thể đối phó hiệu quả với tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Yakhont của Syria.
Theo tờ Israel Hayom, sau nhiều năm trì hoãn Hải quân Israel đang bắt đầu lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Barak 8 lên tàu chiến. Dự kiến, hệ thống này sẽ chính thức đưa vào hoạt động trong vài tháng tới.
Đây được xem là một trong những giải pháp của Israel nhằm đối phó với “sát thủ diệt hạm” siêu thanh P-800 Yakhont có trong biên chế của Hải quân Syria. Loại tên lửa được đánh giá là một trong những vũ khí chống tàu mặt nước “đáng sợ” nhất thế giới với tốc độ hành trình siêu thanh, tầm bắn cực xa, quỹ đạo bay hỗn hợp.

Quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiến trường Trung Quốc – Mỹ?

Thời điểm đó sẽ là cuộc đấu tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là tâm điểm tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên) được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào, Henderson cho biết.
Đài Press TV của Iran ngày 29/7 dẫn lời Dean Henderson, một nhà bình luận thời sự cho rằng việc Mỹ đang đàm phán thỏa thuận cho phép gia tăng sự hiện diện quân sự của nó tại Philippines cho thấy Philippines luôn có giá trị chiến lược đối với Mỹ ở Biển Đông với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào.
Đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng trái phép
Đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng trái phép

Trung Quốc có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân?

Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chính thức duy nhất ở châu Á và đã nắm giữ địa vị này gần nửa thế kỷ.
Trong khi đó, chưa từng có và trong tương lai gần, không biết tới khi nào mới có thông tin chính thức về quy mô kho vũ khí tên lửa- hạt nhân của nước này. Bắc Kinh không có ý định bàn luận về quy mô và phân bố kho vũ khí tên lửa-hạt nhân của mình, mà chỉ công bố một số lượng rất khiêm tốn. Lấy cớ này, Trung Quốc kiên quyết từ chối tham gia bất kỳ cuộc thảo luận nào về giải giáp vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc bình luận hệ thống tên lửa SSC-5 của Việt Nam

Tờ Yahoo.cn đã đăng 1 bài ảnh nói về hệ thống tên lửa SSC-5 với tầm bắn 300 km. Hiện nay hệ thống tên lửa này ngoài việc sử dụng riêng cho Quân đội Nga, còn được xuất khẩu sang Việt Nam.

Cách Trung Quốc cướp đất đai theo kiểu không đánh mà thắng

Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến.
Theo cách Trung Quốc cướp lấy đất đai xuyên qua dãy Himalaya trong thập niên 1950 bằng việc phát động các cuộc xâm chiếm ngấm ngầm và bây giờ họ tiến hành những cuộc chiến lén lút không bắn một phát súng nào nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông Việt Nam, trên biên giới với Ấn Độ và trên các dòng sông quốc tế.

‘Giấc mơ Trung Hoa’ có biến thành ác mộng siêu cường?

‘Giấc mơ Trung Hoa’ được hiểu là sự công bố một kỷ nguyên mới mà Trung Quốc trở thành một nước đứng đầu trên toàn thế giới. Nhưng liệu ‘giấc mơ Trung Hoa’ có thể biến thành ác mộng hay không?
Ông Sukehiro Hirakawa, Giáo sư trường đại học Tokyo đã đi tìm câu trả lời qua bài phân tích đăng tải trên tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản.
So sánh ‘giấc mơ Trung Hoa’ với ‘giấc mơ Mỹ’
Sự hùng mạnh về kinh tế, quân sự, văn hóa của Mỹ khiến cho 'giấc mơ Mỹ' có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ khắp toàn cầu.
Sự hùng mạnh về kinh tế, quân sự, văn hóa của Mỹ khiến cho 'giấc mơ Mỹ' có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ khắp toàn cầu.

Phủ nhận gây tranh chấp, Trung Quốc lộ mặt “ngụy quân tử”

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin vẫn giữ luận điệu khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển trên Biển Đông.

Những tuyên bố này được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Hợp tác và phát triển ở Biển Đông mà Trung Quốc tổ chức, với sự tham gia của hơn 60 chuyên gia tới từ các viện nghiên cứu ở  Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Phippines, Malaysia, Mỹ và Anh.
Tại hội thảo này, nói về các tranh chấp trên biển Đông, ông Liu lớn tiếng khẳng định: “Mặc dù những tranh chấp trên Biển Đông không phải do Trung Quốc gây ra (?!), nhưng Trung Quốc vẫn sẽ có trách nhiệm và tìm kiếm các giải pháp thông qua thương lượng”.
Tàu đổ bộ thuộc dự án 071 của Trung Quốc
Tàu đổ bộ thuộc dự án 071 của Trung Quốc

Mỹ từ chối chuyển nhượng công nghệ UAV cho Pakistan vì lo TQ sao chép

Năm 2010, Mỹ sử dụng máy bay không người lái tấn công đối với các mục tiêu ở Pakistan nhiều tới 122 lần, năm 2011 là 73 lần, năm 2012 là 48 lần…
Ngày 25 tháng 7, hãng AP cho biết, do dư luận chỉ trích, Mỹ đã giảm mạnh hoạt động tấn công của máy bay không người lái (UAV) tại Pakistan, đồng thời sử dụng máy bay không người lái cho những khu vực có giá trị hơn.
Máy bay không người lái Mỹ  phóng tên lửa
Máy bay không người lái Mỹ phóng tên lửa

Hồ sơ pháp lý chủ quyền Biển Đông, thời cơ ngàn năm có một

“Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, văn minh, đúng luật. Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay”. TS Trần Công Trục cho biết.
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố công khai quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông, đó là những quan điểm mang tính nguyên tắc và xuyên suốt, trong đó có nội dung khẳng định Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình căn cứ trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Trong đó, giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, chuyên gia hàng đầu về Luật Biển chia sẻ.

Máy bay trinh sát P3C Orion của Mỹ tuần tra biển Đông

Một tài liệu mật của chính phủ Philippines mà hãng Kyodo News tiếp cận được xác nhận máy bay trinh sát của hải quân Mỹ đã thực hiện các chuyến tuần tra để theo dõi hoạt động tại khu vực tranh chấp.
Văn bản cho biết các chiếc máy bay P3C Orion của Mỹ đã tuần tra biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa, trong thời gian qua, theo hãng Kyodo News hôm 28.7.
Vào năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiết lộ Manila đang vận động Mỹ triển khai máy bay P3C Orion tại vùng biển tranh chấp bởi Philippines thiếu năng lực giám sát những khu vực mà nước này có yêu sách chủ quyền.
“Chúng ta chỉ có thể cố gắng hết sức. Quân đội nhận thức được giới hạn về thiết bị, khí tài hải quân và không quân, cơ sở và ngân sách hỗ trợ những nỗ lực của chúng ta” tại biển Đông, văn bản viết.
Các máy bay P3C Orion của Mỹ - Ảnh: US Navy
Các máy bay P3C Orion của Mỹ - Ảnh: US Navy