CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

F-35 khiến Trung Quốc hãi hùng trong 10 năm tới

ác chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng F-35 sẽ là mối đe dọa trên không nguy hiểm nhất với Trung Quốc trong 10 năm tới.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, tại triển lãm Hàng không quốc tế Farnborough 2014, dường như mọi sự chú ý đều đổ dồn về khu vực máy bay chiến đấu F-35. Dường như Mỹ muốn mượn sự kiện Farnborough 2014 để cho thấy tính năng ưu việt của F-35.
Mặc dù đang có vấn đề về kỹ thuật khiến F-35 bị hoài nghi về độ tin cậy, tính năng, nhưng có chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, trong tương lai, F-35 sẽ trở thành máy bay chiến đấu thế hệ 5 đặc biệt trên thế giới được trang bị với số lượng nhiều nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Và ở một mức nào đó, mối đe dọa của F-35 đối với Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn so với F-22.
So với F-22 , thì F-35 tuy thuộc mẫu máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 “thấp”, nhưng nó có thể được trang bị rộng rãi cho các nước láng giềng Trung Quốc, trong đó bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tiêm kích tàng hình F-35.

Chiến cơ phương Tây "lấn lướt" máy bay Nga tại Farnborough 2014


Phái đoàn Nga tham gia triển lãm Farnborough năm nay khá vắng vẻ do nhiều thành viên bị chính phủ Anh từ chối cấp thị thực.

Nga tái sử dụng căn cứ trinh sát điện tử ở Cuba

 Cuba đã đồng ý cho phép Nga sử dụng trở lại trung tâm trinh sát điện tử ở Lourdes gần La Habana.
Theo tờ Kommersant, Cuba đã đồng ý cho Nga tái sử dụng trung tâm chặn thu vô tuyến điện (trinh sát vô tuyến điện tử) ở Lourdes gần La Habana – Thủ đô Cuba. Từ thời Liên Xô trung tâm này đã cho phép kiểm soát liên lạc điện thoại và vô tuyến trên một vùng lãnh thổ lớn của “đối thủ tiềm năng”.

Ấn Độ phát triển tên lửa BrahMos-Mini cho tiêm kích thế hệ 5

Liên doanh Ấn Độ-Nga BrahMos Aerospace vừa cho biết, họ đang phát triển một phiên bản nhỏ hơn của tên lửa hành trình siêu thanh có tầm xa 290 km nhằm trang bị cho các tàu ngầm và các máy bay tiêm kích cỡ nhỏ hơn như MiG 29K.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt cuốn sách “The Path Unexplored” của mình, Chủ tịch BrahMos Aerospace A Sivathanu Pillai cho biết, liên doanh này đang chuẩn bị phóng thử một phiên bản đối không của tên lửa BrahMos vào cuối năm nay.
“BrahMos-Mini sẽ được phát triển theo cách giảm kích cỡ của bộ phận đẩy và động cơ và giảm trọng lượng. Dòng tên lửa này sẽ dùng trang bị trên các tàu ngầm và tiêm kích hạng nhẹ”.
Ông Pillai, chủ tịch của BrahMos trong 15 năm qua, cho biết liên doanh này đang thiết kế phiên bản tên lửa BrahMos-Mini nhằm tương thích với tiêm kích thế hệ thứ 5 do Ấn Độ và Nga hợp tác nghiên cứu và phát triển và các tiêm kích cỡ nhỏ như MiG 29K của Hải quân Ấn Độ.
Những cải tiến đối với bộ phận phóng và các hệ thống liên quan sẽ được thực hiện trên máy bay Su-30MKI để có thể phóng phiên bản tên lửa BrahMos-Mini.
Pillai cho biết, mặc dù Nga áp lệnh cấm giới thiệu bất kỳ hệ thống vũ khí ra nước ngoài đối với liên doanh BrahMos Aerospace, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bảo đảm rằng các tên lửa BrahMos được giới thiệu tới các lực lượng vũ trang Nga.
Khi được hỏi liệu lệnh cấp nhập khẩu các hệ thống vũ khí sẽ giúp Ấn Độ tự phát triển các hệ thống vũ khí của mình, ông Pillai cho rằng một cơ chế như vậy có thể giúp các nhà khoa học Ấn Độ phát triển một số hệ thống vũ khí trong thời kỳ bị hạn chế.
Ông Pallai còn cho biết, BrahMos Aerospace được thành lập với số vốn 300 triệu USD và cho tới hôm 14/7, liên doanh Ấn Độ-Nga này đã nhận được lượng đơn đặt hàng đối với các hệ thống vũ khí cho cả 3 quân chủng Lục quân, Không quân và Hải quân Ấn Độ, với tổng trị giá trên 6 tỷ USD. 
Theo Samachar.com

Việt Nam đang muốn mua loại tên lửa nào của Nga?

Các nguồn tin Nga cho biết Việt Nam đang quan tâm đến tên lửa tấn công mặt đất Iskander và hiện tại loại tên lửa này đã sẵn sàng cho xuất khẩu.

Hãng tin RIA của Nga hôm 10/7 cho biết: Người đứng đầu phái đoàn Nga tại triển lãm vũ khí và quân sự MILEX 2014, ông Valery Varlamov cho biết: Hệ thống tên lửa đạn đạo di động Iskander-E của Nga đã sẵn sàng cho xuất khẩu và chỉ còn chờ quyết định của cơ quan nhà nước.
Ông Varlamov nói: “Tên lửa Iskander-E theo cách gọi của NATO là SS-26 Stone đã sẵn sàng cho việc giao hàng cho các nước khác, cũng như S-40 Triump (NATO gọi là SA-21 Growler) nhưng trước hết phải được cơ quan nhà nước chấp thuận”.
Người đại diện nói rằng Nga sẽ cung cấp hệ thống cho bất cứ nước nào khi có quyết định của Tổng thống và Chính phủ.
 Việt Nam đang muốn mua loại tên lửa nào của Nga? - Ảnh 1

Tên lửa Iskander-E của Nga đã sẵn sàng xuất khẩu.

'Sát thủ" số 1 thế giới Brahmos sẽ về Việt Nam?

TG- Chỉ chờ Ấn Độ gật đầu, Việt Nam rất có thể sẽ là một trong số các nước thứ ba sở hữu tên lửa siêu thanh Brahmos vào cuối năm nay. Brahmos được xem là “sát thủ” với tàu chiến của Trung Quốc
Nói về Brahmos chuyên gia quân sự Mỹ Kyle Mizokami nhận định đây là một trong 5 loại vũ khí của Ấn Độ khiến Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc phải lo sợ nếu chiến tranh xảy ra.
BrahMos là loại tên lửa hành trình được phát triển dựa trên tên lửa đối hạm Yakhont của Nga
BrahMos là loại tên lửa hành trình được phát triển dựa trên tên lửa đối hạm Yakhont của Nga.

5 tàu sân bay khủng nhất thế giới

Các lực lượng vũ trang hiện đại cần có khả năng cơ động cho nên những cuộc di chuyển quân nhiều tháng bằng voi, viễn chinh kéo dài nửa năm đã trở thành câu chuyện quá khứ. Nay khi kết quả quân sự được định đoạt bằng ngày, thậm chí là bằng giờ, không có gì hiệu quả hơn tàu sân bay. Trong bài viết của mình, báo "Rossyskaya Gazeta" đã liệt kê những tàu sân bay khủng nhất mà thậm chí cả cá voi xanh cũng phải ghen tỵ.

Những điều chưa biết về tên lửa Scud của Nga

Không có một loại tên lửa đạn đạo nào xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc xung đột ở thế kỷ 20 và 21 bằng tên lửa R-17 của Liên Xô. Được thế giới biết đến với cái tên Scud, nó đã được sao chép và hiện đại hóa rất nhiều so với phiên bản gốc. Khoảng 3.000 quả tên lửa tầm ngắn này đã được khai hỏa trong các cuộc xung đột trên thế giới ở nửa cuối của một thế kỷ.