CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Diễn tập "Carat 2013" trên biển Đông - "sóng thần" với Trung Quốc


(10:45 23/06/2013) Tờ Đông Phương ngày 21/06 đưa tin, quân đội Philippines đã xác nhận, hải quân đánh bộ nước này đã hoàn tất việc thay quân và tiếp tế cho lực lượng đồn trú trái phép tại bãi Cỏ Mây thuộc quân đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông mà không gặp sự ngăn cản nào của quân đội Trung Quốc.


Vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Emmanuel Bautista đồng thời xác nhận, lần thay quân và bổ sung tiếp tế cho đảo Ayungin (Việt Nam gọi là bãi Cỏ Mây, Trung Quốc gọi là Ren'ai Jiao, tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal) đã hoàn thành tốt đẹp, không gặp phải sự ngăn cản nào từ phía quân đội Trung Quốc.

Tiếp theo, từ ngày 27/06 đến ngày 02/07, hải quân Philippines và hải quân Mỹ cũng tổ chức một cuộc diễn tập rất lớn ở khu vực biển gần Scaborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) trên biển Đông.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, diễn tập “Carat 2013” có sự tham gia của tàu tác chiến ven bờ (LSC) mới được điều động đến biển Đông đảm nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu (Cảng chính tại Changi - Singapore). Đồng thời, hải quân Mỹ sẽ huy động lực lượng lớn nhất trong lịch sử.


Khu trục hạm DDG-54 USS Curtis Wilbur cùng khu trục hạm DDG-89 USS Mustin và tuần dương hạm CG-63 USS Cowpens hộ tống tàu sân bay CV-63 USS Kitty Hawk 


Diễn tập "Carat 2013" là chuỗi diễn tập song phương được tổ chức thường niên giữa Mỹ và hải quân 8 nước ASEAN, bao gồm Campuchia, Philippines, Đông Timor (Timor-Leste), Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Brunei. Hải quân Mỹ sẽ lần lượt diễn tập song phương với từng quốc gia trong 8 nước này.

“CARAT” có ý nghĩa là “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển”. Sự khác biệt lớn nhất so với các năm trước là số lượng binh lính, tàu thuyền và các khoa mục huấn luyện của quân đội Mỹ đều lập kỷ lục. Ngoài ra, tham dự diễn tập lần này còn có một quốc gia ngoài Đông nam Á là Bangladesh.

Một quan chức quốc phòng Malaysia cho biết, trực tiếp tham gia diễn tập là Đội đặc nhiệm 73 của hải quân Mỹ. Đội đặc nhiệm này được cấu thành từ các lực lượng hải quân, hải quân đánh bộ và nhân viên chấp pháp hải dương, với tổng quân số khoảng 1200 người. 



Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 USS Freedom rời cảng Changi của Singapore lên đường tham gia diễn tập "Carat 2013"


Các chiến hạm thuộc Đội đặc nhiệm 73 bao gồm: Tàu vận tải đổ bộ USS Tortuga (LSD-46), tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG-54), tàu vận tải USNS Washington Chambers (T-AKE 11) và tàu trục vớt, cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50).

Lực lượng hải quân đánh bộ tham gia diễn tập bao gồm: Tiểu đoàn tấn công hỏa lực thuộc sư đoàn 3; tiểu đoàn đổ bộ tấn công số 2 của sư đoàn 2 và đại đội 1 của tiểu đoàn 3, trung đoàn hải quân đánh bộ 3. Tất cả các đơn vị này đều là đơn vị trực thuộc Cụm hải quân đánh bộ viễn chinh số 3.

Bộ tư lệnh huấn luyện nghiệp vụ và an ninh trên biển của Mỹ cũng cử lực lượng tham gia, bao gồm: Tiểu đoàn công binh công trình cơ động số 5, phân đội rà phá bom mìn số 5. Ngoài ra, Bộ tư lệnh này cũng còn cử đến các nhân viên y tế trực thuộc và một máy bay trinh sát chống ngầm cất cánh từ đất liền P-3C Orion và một số trực thăng hạm MH-60 Sea Hawk. 



Tàu khu trục tên lửa DDG-54 USS Curtis Wilbur (bên ngoài) và tuần dương hạm CG-54 USS Antietam



Thế nhưng, điều đáng chú ý nhất là sự tham gia của tàu tác chiến ven bờ LSC-1 Freedom mới được cử đến thường trực chiến đấu ở Singapore. Vị quan chức quốc phòng Malaysia cho biết: “Đây là một trong những lớp tàu chiến đấu hiện đại nhất của hải quân Mỹ trong tương lai. Nó sẽ khởi hành từ Singapore đến tham gia diễn tập với Indonesia, Malaysia, sau đó, LSC-1 sẽ đến biển Đông tham gia diễn tập với hải quân Philippines”. 

Thời gian gần đây, tranh chấp giữa Philippines – Trung Quốc càng nóng lên, khi ngày 6/6 Manila cho biết, hình ảnh vệ tinh nước này phát hiện Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng trái phép các công trình trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát từ Manila hồi tháng 4/2012.

Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã phát biểu với truyền thông nước này là Trung Quốc đã rào cửa ngõ vào đầm phá bãi cạn Scarborough ngăn cản ngư dân Philippines quay lại ngư trường truyền thống trong vùng biển chủ quyền của mình. Vì vậy, trong tình hình này, diễn tập Mỹ - Phi "Carat 2013" lại càng gây được sự chú với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.


Cứ điểm duy nhất của hải quân đánh bộ Philippines tại đảo Ayungin


Khác với diễn tập "Carat 2012" gồm các khoa mục chủ yếu là: Cứu trợ nhân đạo, hiệp đồng chỉ huy và thông tin, "Carat 2013" sẽ có thêm nhiều khoa mục chiến đấu như: Hợp tác chống ngầm, tác chiến nổ dưới nước, bắn đạn thật các loại, đánh chiếm và củng cố phòng ngự đảo… Về phía hải quân Philippines, Manila sẽ điều động tham gia diễn tập những quân hạm lớn nhất của họ.

Theo Hãng tin Pháp AFP (Agence France-Presse), địa điểm diễn tập chủ yếu cách khu vực bãi cạn Scaborough (đảo Hoàng Nham) khoảng 108km, bao gồm một vùng biển rộng trên 10.000 km2. Lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển và lực lượng chấp pháp biển của Philippines đều được điều động tham gia cuộc diễn tập này.

Điều đáng nói là có những khoa mục diễn tập sẽ diễn ra chỉ cách Scaborough vẻn vẹn 37 hải lý. Điều này là Trung Quốc rất lo lắng bởi vì họ sợ liên quân Mỹ - Phi sẽ có những động thái đe dọa đến lực lượng xây dựng công trình của họ tại khu vực bãi cạn Scaborough hoặc táo bạo hơn là uy hiếp để giành lại quyền kiểm soát bãi cạn thuộc khu vực biển giàu tài nguyên và là một ngư trường khổng lồ này.


TQ phát triển oanh tạc cơ tàng hình “dọa” Mỹ

Trung Quốc đang phát triển oanh tạc cơ tàng hình đủ khả năng thực hiện cuộc tấn công hạt nhân vào đất Mỹ.



Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Moscow Vasiliy Kashin, Trung Quốc đang phát triển một mẫu máy bay ném bom chiến lược tàng hình có khả năng đánh đòn hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.

Nhà bình luận người Mỹ John Reed cũng có cái nhìn tương tự với Kashin khi trong bài viết cho Tạp chí Foreign Policy, ông đã bình luận về những hình ảnh mô phỏng một loại máy bay lạ được đưa lên các trang mạng của Trung Quốc như là một dấu hiệu cho thấy nước này đang phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình.

Đội bay ném bom chiến lược già cỗi H-6 đang phục vụ trong Không quân và Hải quân Trung Quốc chỉ có tầm với tới đảo Guam. Vì lẽ đó, nước này trong nhiều năm đã xúc tiến kế hoạch tìm kiếm sự thay thế.

Hình ảnh được cho là kiểu dáng của máy bay ném bom tàng hình Trung Quốc.

Hiện nay, B-2 là máy bay ném bom tàng hình duy nhất hoạt động. Nếu Trung Quốc thực sự muốn sở hữu một sức mạnh răn đe hạt nhân hoàn chỉnh, theo Kashin, họ cần có những máy bay ném bom chiến lược sở hữu khả năng phóng tốt những tên lửa thông thường.

Kể cả khi không mang đầu đạn hạt nhân, những máy bay ném bom có thể với tới lục địa Bắc Mỹ sẽ đều là mối đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của Mỹ. 

Theo chuyên gia Kashin, đó sẽ là những thông điệp đầy sức nặng gửi đến cho Washington cùng đồng minh và cả các đối tác anh ninh khu vực châu Á -Thái Bình Dương. 



Theo Kiến thức



Tàu phóng lôi còn thích hợp với Hải quân Việt Nam? (2)

Thực tiễn các trận đánh của tàu phóng lôi trong lịch sử chiến tranh cho thấy rằng loại tàu này không còn thích hợp với Hải quân Việt Nam cả xưa và nay.



>> Tàu phóng lôi còn thích hợp với Hải quân Việt Nam? (1)


* Bài viết có sử dụng trích dẫn từ tài liệu Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam và Lịch sử Lữ đoàn 172 Hải quân.
Sau chiến thắng trận đầu ngày 2/8/1964, trong hàng ngũ tham mưu hải quân đã có một quan điểm sai lầm cho rằng biên đội tàu phóng lôi có thể đánh chìm tàu khu trục Mĩ. 


4h sáng ngày 1/7/1966, phát hiện 4 tàu khu trục của địch đang tiến vào hoạt động ở đông đảo Long Châu 40 hải lý. Theo lệnh của Quân chủng, Sở chỉ huy Trung đoàn lệnh cho Phân đội 3 (gồm 3 tàu 333, 336, 339 đánh trận Maddox) vào tư thế sẵn sàng đợi lệnh chiến đấu. 

Đúng 12h ngày 1/7, Phân đội 3 được lệnh xuất kích đánh tàu địch ở phía đông Thượng Hạ Mai. Theo đội hình chiến đấu, Phân đội vận động ra Thượng Hạ Mai. Không phát hiện thấy tàu địch, Phân đội tiến về hướng Nam săn tìm mục tiêu, chạy được 30 phút thì nhiều máy bay địch xuất hiện lao tới công kích. Phân đội vừa đánh trả vừa tiếp tục cơ động đội hình theo hướng Nam. 

Tàu phóng lôi Turya của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Khoảng 30 phút sau, ta phát hiện 4 tàu khu trục của địch. Lập tức toàn Phân đội chuyển sang đội hình tiến công, tăng tốc tiếp cận chiếc tàu gần nhất. Lúc này máy bay địch dồn dập đánh phá vào đội hình của Phân đội và các pháo lớn trên tàu địch cũng phát hỏa bắn mạnh vào các tàu của ta. 

Phân đội 3 kiên quyết bám sát mục tiêu giữ vững đội hình truy kích, tàu 339 lao vào phóng khói mù song bị máy bay đánh hỏng máy chính, mất cơ động. Hai tàu 333, 336 tăng tốc, vận động tiếp cận tàu địch để phóng ngư lôi. Hàng chục máy bay địch quây lấy đánh cấp tập, các tàu của ta bị thương, sức cơ động đánh trả yếu dần. 

Trong tình thế đánh tàu địch ở khá xa bờ, ta không giành được thế chủ động, không có lực lượng chi viện (pháo bờ biển không thể yểm hộ vì quá tầm đạn), đơn độc, bị hàng chục máy bay, tàu chiến bao vây công kích, các tàu với hoả lực hạn chế, lần lượt bị đánh chìm. 13 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh cùng với con tàu, 19 người bị địch bắt, đưa vào Đà Nẵng (số cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt sau này địch trao trả cho ta thông qua trao đối tù binh) .

Nhìn lại hai trận đánh này, chúng ta rút ra được những kinh nghiệm quí giá cho tác chiến của các tàu tấn công nhanh, gồm tàu phóng lôi trước đây và tàu tên lửa cao tốc ngày nay. Đó là bài học về hiệp đồng tác chiến biên đội tàu, bài học về yếu tố bất ngờ trong chiến đấu, về thủ đoạn tiến công đồng loạt để tàu địch không thể đáp trả có hiệu quả… 

Tác chiến của tàu phóng lôi và tàu tên lửa cao tốc đặc trưng cho tác chiến phi đối xứng, đòi hỏi vận dụng tối đa lợi thế trên địa bàn phòng thủ để tấn công tàu địch. Chiến thuật tấn công nhanh rất nguy hiểm với tàu lớn của địch, nhưng đòi hỏi những giải pháp hợp lí và thích đáng, không duy ý chí. 

Tàu phóng lôi khi xưa phải tác chiến gần bờ, trong tầm hỏa lực của pháo bờ biển, tàu tên lửa cao tốc ngày nay cũng phải tác chiến trong tầm bắn của các tên lửa phòng thủ bờ biển như K-300P Bastion, hay 4K44 Redut. 

Rút kinh nghiệm từ tàu phóng lôi khi xưa, tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8/1241RE ngày nay tác chiến theo biên đội tàu, có cả yểm trợ của nhiều phương tiện (tên lửa bờ biển, tiêm kích Su-30…) thực hành tiến công bất ngờ, phóng nhiều tên lửa liên tiếp khiến địch không kịp đối phó. Điều đó làm nên sức mạnh cho lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

Thực tế tàu phóng lôi đã không còn phù hợp với tác chiến hải quân ngày nay.

Còn về tàu phóng lôi, “tiền bối” của tàu tên lửa cao tốc, nó đã làm xong nhiệm vụ lịch sử của mình.
Tàu phóng lôi là tàu tấn công nhanh, nhưng không thể tấn công nhanh nữa, khi phải ra xa bờ, không có địa hình, địa vật ẩn nấp, phải tiếp cận tàu địch có tên lửa bắn xa hàng trăm km, để phóng lôi ở cự li gần. Tàu phóng lôi chỉ còn có thể tác chiến gần bờ. 

Ngư lôi vẫn được nghiên cứu phát triển, nhưng là để trang bị kèm cho các tàu nổi, tàu ngầm, không còn là vũ khí chủ lực diệt tàu. Khi ngư lôi không còn phát huy tác dụng, tàu phóng lôi chỉ còn là một tàu tuần tiễu, tàu pháo, và cũng không thể so sánh với các tàu pháo hiện đại như TT-400TP hay Project 10412 Svetlyak.

Điều đó dẫn đến việc các tàu phóng lôi Shershen của Việt Nam bị cho ngừng hoạt động, hay chuyển giao cho Cảnh sát Biển làm tàu tuần tra. Và có lẽ trong tương lai gần toàn bộ số tàu Turya sẽ loại trang bị hoặc hoán cải thành tàu tuần tra. 


Theo Kiến thức

Tên lửa BrahMos – 20 năm nữa vẫn không có đối thủ

Tin Tức Quốc Tế
Tin Biển Đông VN
Ngôi Sao

“Những thứ (vũ khí có khả năng) tương tự như BrahMos vẫn chưa được chế tạo và vì thế 20 năm nữa vẫn không có kẻ thù nào có thể đánh chặn được tên lửa BrahMos của chúng ta”, A Sivathanu Pillai – nhà khoa học Ấn Độ được coi là “cha đẻ” của loại tên lửa siêu thanh này khẳng định.


BrahMos, tên lửa hành trình siêu âm duy nhất của thế giới và là biểu tượng của sức mạnh quân sự của Ấn Độ thực chất là kết quả của một dự án hợp tác giữa nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ và Nga. Chủ trì thực hiện dự án này là Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và tập đoàn công nghiệp quốc phòng NPO Mashinostroyeniya của Nga. Tên lửa BrahMos có khả năng tàng hình (hạn chế bị phát hiện bởi radar), có tầm bắn 290 km và đạt tốc độ từ Mach 2.8 to 3 (nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh).

"Cho đến nay, những thứ tương tự như BrahMos vẫn chưa được chế tạo và vì thế, 20 năm nữa vẫn không có kẻ thù nào có thể đánh chặn được loại tên lửa này của chúng ta”, A Sivathanu Pillai, nhà khoa học, Tổng giám đốc điều hành và chuyên gia nghiên cứu phát triển của dự án BrahMos Aerospace, tuyên bố về tương lai của sự phát triển mang tính biểu tượng trong công nghệ tên lửa do Ấn Độ và Nga cùng hợp tác chế tạo.

Ông Pillai, người được vinh danh là “cha đẻ của BrahMos” tiết lộ rằng công nghệ tên lửa là 1 trong 10 lĩnh vực công nghệ chủ chốt “có bước phát triển vượt bậc” để có thể đảm bảo an ninh quốc gia và tương lai tươi sáng cho Ấn Độ.

Trong cuốn sách có tiêu đề “Những ý tưởng cho thay đổi: Chúng ta có thể làm được”, được chấp bút bởi 2 nhà khoa học nổi danh nhất của Ấn Độ, các tác giả khuyến khích giới trẻ nước này  "tái khẳng định sự thông thái khoa học có truyền thống” của đất nước và “dốc sức” làm việc để xây dựng tương lai cho Ấn Độ trong kỷ nguyên sắp tới khi mà thế giới công nghệ  sẽ giao thoa và kết hợp chặt chẽ với nhau.

"Chúng ta có thể tự hào rằng BrahMos, loại tên lửa hành trình siêu thanh duy nhất trên thế giới là sản phẩm của sự hợp tác Nga - Ấn và là sản phẩm Ấn Độ đóng góp toàn bộ các công nghệ quan trọng như: Dẫn đường, điện tử hàng không, phần mềm và các thành phần khác… đã sẵn sàng để cung cấp cho Hải quân và Lục quân Ấn Độ. Riêng phiên bản dành cho Không quân sẽ ra đời sau vài năm nữa”, ông Pillai tiết lộ trong một buổi trả lời phỏng vấn báo chí.

Phiên bản Không chống hạm của BrahMos có thể gắn trên tiêm kích Su-30MKI

Cái tên BrahMos của loại tên lửa này được ghép từ tên 2 con sông nổi tiếng là sông Brahmaputra của Ấn Độ và sông Moskva của Nga.

Ngoài các phiên bản hiện có, thành tựu mới nhất của Ấn Độ là đã phóng thử thành công một phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ tàu ngầm nguyên tử (trong phòng thí nghiệm) nhưng chưa được thử nghiệm thực tế bởi Ấn Độ chưa có tàu ngầm loại này.

Mới đây, Ấn Độ cũng đang nghiên cứu mẫu tên lửa BrahMos siêu thanh mới  và khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó đạt vận tốc Mach 5,26.

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk (của Mỹ). Với trọng lượng gấp đôi và nhanh hơn 4 lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần khi đâm vào mục tiêu.

Tuy nhiên BrahMos sử dụng đầu đạn nặng chỉ bằng 3/5 tên lửa Tomahawk và tầm bay ngắn hơn nhiều vì thế chỉ thích hợp trong việc tác chiến nhanh và gần.

Dù mục đích chính của BrahMos là tên lửa chống tàu nhưng nó cũng có thể dùng để đánh vào các mục tiêu cố định trên đất liền. Nó có thể được phóng thẳng đứng hay nghiêng và có thể bẻ một vòng 360 độ. BrahMos có thể phóng từ đất liền, trên tàu, trên không hay thậm chí bởi tàu ngầm hay bệ phóng dưới mặt nước. Mẫu phóng từ trên không có một bộ phận gia tốc nhỏ (để đẩy tên lửa bay cùng vận tốc với máy bay trước khi khích hoạt động cơ đẩy chính) và thêm một số đuôi định hướng để giữ ổn định trong khi phóng. BrahMos được thiết kế cơ bản có thể gắn trên tiêm kích Su-30MKI.

Tên lửa BrahMos có thể phóng thẳng đứng từ tàu khu trục tên lửa INS Ranvir lớp Rajput của Hải quân Ấn Độ

Hiện nay tên lửa BrahMos có các biến thể: Hạm đối hạm (đã triển khai); Hạm đối đất (đã triển khai); Đất đối đất (đã triển khai); Đất đối hạm (đã thử nghiệm xong); Không đối hạm (đang phát triển); Không đối đất (đang phát triển); Tàu ngầm đối hạm (đang phát triển); Tàu ngầm đối đất (đang phát triển).

Ấn Độ và Nga dự tính chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos trong vòng 10 năm tới và 50% trong số đó sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và bạn bè.

Video các vụ phóng thử những phiên bản khác nhau của tên lửa BrahMos:

Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ thăm Trung Quốc

Chiều 22/6, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, hai tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân, đã rời Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Đại tá Nguyễn Đức Nho - Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân - làm trưởng đoàn.


Thủy thủ đoàn tàu Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) chuẩn bị cho tàu rời cảng
Thủy thủ đoàn tàu Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) chuẩn bị cho tàu rời cảng.


Trong khuôn khổ chuyến công tác, hai tàu chiến hiện đại bậc nhất của Hải quân Việt Nam sẽ thực hiện tuần tra chung với tàu Trung Quốc. 


Vào ngày 25/6, hai tàu Việt Nam cập cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, thực hiện các hoạt động giao lưu, trao đổi, tham quan. Mục đích của chuyến công tác, theo lãnh đạo Quân chủng Hải quân, là nhằm xây dựng lòng tin lẫn nhau, tăng cường quan hệ hợp tác vì sự ổn định, hòa bình của khu vực.

Đây là lần đầu tiên các tàu HQ-011 và HQ-012 thăm nước ngoài.


Tàu Lý Thái Tổ (HQ-012) thực hiện nghi thức chào cảng và rời cảng
Tàu Lý Thái Tổ (HQ-012) thực hiện nghi thức chào cảng và rời cảng.

Quân đội Trung Quốc trang bị vũ khí chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn?

Trung Quốc có nhiều động thái gây quan ngại trong sản xuất vũ khí, xây dựng lực lượng xe tăng, pháo và tổ chức diễn tập quy mô lớn...


Trung tuần tháng 6 vừa qua, tuần báo "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga đăng bài viết "Trung quốc chuẩn bị tốt cho chiến tranh lớn - Quân đội Trung Quốc thay thế vũ khí hiện đại, tổ chức diễn tập mang tính tấn công" của tác giả Alexander Khramchikhin, phó viện trưởng Viện nghiên cứu phân tích quân sự và chính trị Nga.

Bài viết cho rằng, từ lâu, Trung Quốc đã thử nghiệm các loại trang bị cùng một cấp, lựa chọn lấy thứ tốt, cải tiến những hạn chế. Những hàng mẫu thử nghiệm này thực sự được sản xuất hàng loạt với lượng nhỏ. Trên phương diện này, Trung Quốc tuân theo nguyên tắc "ném đá dò đường qua sông".

Sau khi đạt được thành quả tốt nhất như ý muốn, tiếp theo sẽ chuyển vào sản xuất quy mô lớn hàng mẫu thành công nhất với quy mô lớn tới mức Nga và châu Âu không ngờ tới.

Bài viết cho rằng, nếu Trung-Mỹ bùng nổ xung đột quân sự, nó sẽ xảy ra trên biển và trên không. Điều tương ứng, báo chí Mỹ và phương Tây cũng quan tâm nhất tới sự phát triển của Không quân Trung Quốc. Lục quân Trung Quốc cũng đang có tiến trình tương tự như hải, không quân: Duy trì về số lượng, đồng thời chất lượng cũng dần được Bắc Kinh chú trọng.

Bài viết chỉ ra, mặc dù đã giải trừ quân bị lớn vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Quân đội Trung Quốc vẫn là đội quân có quân số nhiều nhất thế giới.

Xe tăng chiến đấu hạng nặng Type 99 Trung Quốc

Để ứng phó với chiến tranh quy mô lớn, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới. Hiện nay, Quân đội Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 4.000 xe tăng Type 96 và Type 99, hơn nữa đang tiến hành thay thế cũ-mới hoàn toàn. Tức là đổi mới triệt để chất lượng không phải trả giá bằng hy sinh số lượng.

Xe tăng Type 96/96A đã được Bắc Kinh biên chế cho toàn bộ 7 đại quân khu của Trung Quốc, Type 99 hiện chỉ biên chế ở 3 đại quân khu là Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu, nhưng cũng sẽ từng bước biên chế cho toàn bộ các đại quân khu.

Bài viết cho rằng, hiện Trung Quốc chế tạo được dòng xe chiến đấu đổ bộ đứng đầu là xe chiến đấu bộ binh WZ-502 (tức là ZBD-04). WZ-502 đã lắp ráp tháp pháo BMP-3 của Nga, đã có 300 xe chiến đấu bộ binh loại này trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến, việc sản xuất còn đang được tiếp tục tiến hành. Nhưng sau đó Quân đội Trung Quốc phát hiện, tính đổ bộ đã làm yếu tính phòng hộ, do đó đã đưa ra phiên bản cải tiến mới là WZ-502G.

Tăng cường phòng hộ bọc thép đã làm giảm năng lực lội nước của xe chiến đấu bộ binh. Nhưng theo số liệu của Trung Quốc, tháp pháo và phần trước thân xe WZ-502G có thể chịu được sự tấn công của đạn xuyên giáp 30 mm ngoài 1 km, mặt bên thân xe có thể chịu được sự tấn công của đạn 14,5 mm ngoài 200 m.

Xe chiến đấu bộ binh bánh xích ZBD-04 (hay còn gọi là WZ-502) Trung Quốc

Ngoài xe chiến đấu bộ binh kiểu mới nhất, các loại xe vận chuyển binh lính bọc thép và xe bọc thép cũng trang bị cho Quân đội Trung Quốc. Trong đó có "xe chống mìn chống phục kích" (MRAP) sử dụng để tác chiến chống phục kích.

Trung Quốc phát triển pháo nhanh chóng, chẳng hạn pháo tự hành 155 mm kiểu PLZ-05 đang trang bị cho quân đội (đã tiếp nhận ít nhất 250 khẩu).

Bài viết cho rằng, hỏa tiễn/rocket là vũ khí truyền thống của Lục quân Trung Quốc. Trung Quốc đã chế tạo được nhiều rocket phóng loạt trên nền tảng vũ khí của Liên Xô. Hệ thống rocket phóng loạt có uy lực lớn nhất và tầm phóng xa nhất trên thế giới là Vệ Sĩ-2 (WS-2) do Trung Quốc chế tạo. Tầm phóng phiên bản ban đầu là 200 km, phiên bản cải tiến Vệ Sĩ-2D (WS-2D) đạt 350-400 km. Bất kể rocket của Mỹ hay Nga đều không bằng WS-2 về chỉ tiêu kỹ chiến thuật.

Nói chung, sử dụng rocket tấn công các mục tiêu diện tích lớn trên mặt đất sẽ hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng lực lượng hàng không, hơn nữa không có rủi ro tổn thất quá nhiều máy bay và phi công, cũng không phải hao phí nhiên liệu quá đắt.

Sẽ chỉ tiêu hao một số đạn dược, trong khi đó đạn rocket rẻ hơn nhiều đạn hàng không. Còn hạn chế về độ bắn trúng của rocket thì có thể bù đắp bằng việc sử dụng đạn rocket có số lượng nhiều hơn trong một lần phóng.

Pháo tự hành 155 mm kiểu PLZ-05 Trung Quốc

Ngoài ra, mỗi hệ thống phóng WS-2 đều có một máy bay trinh sát không người lái, có thể tiếp tục nâng cao độ bắn trúng. Về uy lực tác chiến, rocket cũng đã vượt xa tên lửa chiến thuật, giá cả rocket cũng thấp hơn. So với lực lượng hàng không và tên lửa chiến thuật, hạn chế chính của rocket là tầm phóng không đủ, nhưng Trung Quốc hiện đã loại bỏ được hạn chế này.

Mãi đến gần đây, thiếu máy bay trực thăng tấn công thực sự đều được cho là điểm yếu của Lục quân Trung Quốc. Nhưng đến nay, vấn đề này đã được giải quyết - máy bay trực thăng tấn công/vũ trang Z-10 sử dụng công nghệ của Nga và phương Tây đã bàn giao, biên chế cho Quân đội Trung Quốc (đã có 60 chiếc, còn đang tiếp tục sản xuất).

Quy mô diễn tập quân sự chưa từng có

Bài viết cho rằng, hoạt động diễn tập của Lục quân Trung Quốc rất đáng quan tâm.

Tháng 9 năm 2006, Trung Quốc đã tổ chức diễn tập giữa Đại quân khu Thẩm Dương và Đại quân khu Bắc kinh có quy mô chưa từng có. Hai đại quân khu này có thực lực mạnh nhất trong 7 đại quân khu của Trung Quốc, kề sát với biên giới miền đông nước Nga.

Năm 2009, Trung Quốc lại triển khai diễn tập quân sự quy mô lớn nhất trong lịch sử mang tên "Vượt qua-2009" ở 4 đại quân khu lớn là Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam và Quảng Châu.

Rocket phóng loạt WS-2D Trung Quốc

Rõ ràng, phương cán của các cuộc diễn tập nêu trên không có liên quan đến "tấn công Đài Loan" hoặc đáp trả sự tấn công tiềm năng của Mỹ. Hành động "đoạt lấy Đài Loan" phải là đổ bộ trên biển-trên không, diện tích khu vực tác chiến của Lục quân trên đảo rất nhỏ, đông-tây rộng không tới 150 km, vì vậy không thể đánh chớp nhoáng hàng ngàn km.

Ngoài ra, Đại quân khu Nam Kinh gần Đài Loan nhất cũng chưa tham gia diễn tập. Trong khi đó, các cuộc tấn công của Mỹ chỉ có thể phát động từ trên biển và trên không, sử dụng vũ khí độ chính xác cao để tấn công các cơ sở quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Do Quân đội Trung Quốc có ưu  thế quân số khổng lồ, tấn công trên bộ có nghĩa tự diệt vong.

Báo Trung Quốc tự tin cho rằng, "Trung Quốc không thể bị nước khác tấn công, bởi vì hành động này của nước khác không khác gì tự sát". Vì vậy, triển khai diễn tập quy mô chiến lược không phải là để phòng thủ. Những hoạt động diễn tập này là những hành động mang tính tấn công.

Máy bay trực thăng tấn công Z-10 Trung Quốc

Lữ đoàn pháo binh Đại quân khu Thành Đô diễn tập (ảnh tư liệu)

Pháo tự hành PLZ-07 tham gia duyệt binh Quốc khánh năm 2009 Trung Quốc

Pháo binh Đại quân khu Tế Nam diễn tập.

Quân đội Trung Quốc diễn tập - tấn công hỏa lực




Theo GDVN