Chuyện “khác người” của một thương binh nặng
Người thương binh rời chiến trường với bao chiến công và mất
tới 80% sức khỏe nhưng lại từ chối nhận người phục vụ. Tự học tập, rèn
luyện trở thành Phó giám đốc một DNNN nhưng lại từ chức để... nuôi tôm
và trở thành đại biểu đọc tham luận tại Hội nghị Nông dân trẻ toàn thế
giới. Là giám đốc DN nhưng lại từ chối lao động có tay nghề cao để nhận
thương binh, con liệt sĩ và các đối tượng chính sách... Người thương
binh này là Anh hùng Lao động Trần Hồng Quảng, hiện là Chủ tịch Tập đoàn
Quang Minh (Hải Phòng).
Anh hùng Trần Hồng Quảng và Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong chương trình “còn mãi với thời gian” nhân kỷ niệm 67 năm ngày thành lập quân đội |
Nghị lực phi thường của một thương binh nặng
Năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai
đoạn ác liệt nhất, Trần Hồng Quảng đã xung phong nhập ngũ. Rời quê hương
Vĩnh Bảo (Hải Phòng), anh hành quân vượt Trường Sơn vào chiến trường
Khu 9, rồi được bổ sung vào Sư đoàn 9 - "Quả đấm thép miền Đông" và được
vinh dự có mặt trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Vào lúc 11 giờ 10
phút, trước lúc quân ta tuyên bố giải phóng thành phố Sài Gòn 20 phút,
Trần Hồng Quảng đã bị thương nặng trong lúc truy kích địch. Anh được
đồng đội cấp cứu kịp thời, nhưng sau khi điều trị lành vết thương, qua
giám định thương tật, anh vẫn bị xác nhận mất tới 80% sức khỏe, được xếp
hạng thương binh nặng phải có người chăm sóc. Anh đã từ chối sự đặc ân
này và xin trở về quê hương Vĩnh Bảo.
Nghị lực của anh Bộ đội Cụ Hồ và sự chăm sóc của những người thân là
những liều thuốc diệu kỳ giúp cho thương binh Trần Hồng Quảng phục hồi
nhanh sức khỏe. Anh được đi học và trở thành cán bộ phân xưởng rồi vào
đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước được bổ nhiệm làm Phó giám đốc
Cty rau quả Hải Phòng. Lúc đó ở Hải Phòng nổi lên chuyện thương binh trở
về địa phương bức bối vì không có việc làm, đời sống còn nhiều khó
khăn, có người đã làm những chuyện không hay làm ảnh hưởng đến uy tín
của người thương binh. “Nếu an phận thủ thường thì tôi cứ làm việc bình
thường, vừa có tiền, vừa có chức. Nhưng không thể đứng nhìn những đồng
đội thương binh của mình gặp khó khăn trong thời bình, tôi quyết định
phải làm việc gì đó giúp họ” - anh thương binh Trần Hồng Quảng nhớ lại.
Sau nhiều đêm mất ngủ, anh thương binh Trần Hồng Quảng đã làm đơn xin
từ chức cương vị phó giám đốc ở Cty rau quả Hải Phòng và quyết định tập
hợp 35 anh em thương binh quê nhà thành lập Xí nghiệp tập thể thương
binh Quang Minh (nay là Tập đoàn Quang Minh). Với 35 triệu đồng hỗ trợ
ban đầu từ Bộ LĐTB&XH cùng chút ít đồng vốn gom góp từ các thành
viên trong Xí nghiệp, họ đã lập nên một mô hình sản xuất mới, mô hình
sản xuất tập thể của những người thuộc đối tượng chính sách.
Người nông dân nói chuyện với Tổng thống Pháp
Giờ đây, khi đã là Chủ tịch một tập đoàn với hơn ba trămCBCNV, nhưng
anh Trần Hồng Quảng vẫn cứ nhận mình là nông dân, nói giọng đặc sệt xứ
thuốc lào. Anh nói với tôi rằng, anh sinh ra từ ruộng đồng và có rất
nhiều duyên nợ với nhà nông. Cuối thế kỷ trước, trong một lần đi công
tác Quảng Ninh, qua huyện Hoành Bồ, anh Quảng thấy nhiều người rao bán
đầm nuôi tôm vì tôm của họ chết hàng loạt. Máu “nông dân” của anh nổi
lên và anh quyết định đầu tư nuôi tôm. Mày mò tìm hiểu nguyên nhân tôm
chết là do môi trường bị ô nhiễm, anh quyết định chuyển hướng nuôi tôm
theo hướng mới với mật độ thả tôm ít hơn, cho thức ăn ít hơn và đưa nước
từ môi trường tự nhiên vào đầm tôm (phương pháp này bây giờ gọi là nuôi
quảng canh cải tiến). Kết quả thật bất ngờ, tôm không những không bị
chết mà còn phát triển rất tốt. Đặc biệt là do bảo đảm được vệ sinh đầm
tôm nên loại tôm này có giá trị xuất khẩu rất cao. Ngành thủy sản đã đến
nghiên cứu mô hình này và quyết định nhân rộng.
Không dừng lại ở đó, anh Quảng và đồng đội còn nghiên cứu thành công đề
tài khoa học "Quy trình sản xuất thức ăn nuôi tôm bằng công nghệ sinh
học" và tổ chức sản xuất thức ăn cho tôm theo đề tài này. Từ kết quả
nuôi tôm và sản xuất thức ăn cho tôm, năm 2003, anh thương binh Trần
Hồng Quảng đã được chọn là đại biểu của Việt Nam đi dự, đọc tham luận
tại Hội nghị Nông dân trẻ thế giới do tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
của Liên hợp quốc tổ chức tại Pa-ri (Pháp). Anh cũng là đại biểu duy
nhất của Hội nghị được Tổng thống Pháp Jacques Chirac gặp gỡ, hỏi kinh
nghiệm nuôi tôm quảng canh cải tiến và chụp ảnh lưu niệm.
Nhà máy xi măng của các liệt sĩ
Năm 2010, tôi được anh Trần Hồng Quảng mời về dự lễ khởi công xây dựng
Nhà máy Xi măng Trường Sơn do Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh
đầu tư. Ấn tượng nhất của tôi và nhiều người trong buổi lễ hôm ấy là
ngọn lửa thiêng được Xí nghiệp rước từ Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia
Trường Sơn (Quảng Trị) mang về Hải Phòng phát hỏa cho Nhà máy. Anh Quảng
nói với tôi rằng, đây là nhà máy của các liệt sĩ, là một trong những
món nợ mà các anh phải trả với đồng đội cũ đã nằm lại trên các chiến
trường. Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh mong muốn những người
đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc sẽ tiếp tục góp sức trong
cuộc dựng xây đất nước. Sau khi Nhà máy được hoàn thành, Quang Minh sẽ
tặng xi măng (không thu tiền) cho các gia đình xây mộ liệt sĩ, giảm giá
bán từ 5 đến 10% cho các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình chính
sách và người có công.
Theo hồ sơ thiết kế, Nhà máy xi măng Trường Sơn công suất một triệu
tấn/năm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ lò quay hiện đại nhất
hiện nay, có quy trình bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và hướng tới những
sản phẩm đặc chủng xây dựng công trình trên biển, công nghiệp hóa chất,
phục vụ quốc phòng.
Ngôi nhà chung của các đối tượng chính sách
Từ số vốn 300 triệu đồng ban đầu, đến nay Tập đoàn Quang Minh, đã nâng
vốn lên hàng nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 300 lao
động, trong đó có hơn 52% là thương binh, còn lại là con em của các liệt
sĩ, thương binh và các đối tượng chính sách. Dự kiến vào năm 2013, khi
đi vào hoạt động, Nhà máy xi măng Trường Sơn sẽ tạo thêm việc làm ổn
định cho gần 300 lao động nữa, trong đó ưu tiên hàng đầu trong việc
tuyển dụng lao động tại Nhà máy xi măng Trường Sơn là các đối tượng
chính sách.
“Làm giám đốc DN trong nền kinh tế thị trường, phần lớn mọi người đều
muốn có được đội ngũ lao động lành nghề mà không phải tốn công sức, tiền
của để đào tạo, nhưng với tôi thì khác. Có nhiều trường hợp tôi đã từ
chối lao động được đào tạo để nhận những lao động chưa được đào tạo là
đối tượng chính sách. Đây là thực hiện ý nguyện của các liệt sĩ, là đồng
đội của tôi. Tất nhiên, với các đối tượng này, để làm được việc, DN
phải gửi đi đào tạo hoặc tổ chức các lớp huấn luyện ngay trong xí
nghiệp” - anh thương binh Trần Hồng Quảng đã tâm sự với tôi như vậy.
Trải qua bao lo toan, lăn lộn, vừa SXKD, vừa luyện tập để chiến thắng
thương tật, Giám đốc Trần Hồng Quảng đã xây dựng thành công một mô hình
xí nghiệp tập thể, ngôi nhà chung của những thương binh và các đối tượng
chính sách TP Hải Phòng. Hiện hầu hết các cán bộ chủ chốt của Xí nghiệp
đều là thương binh. Để nâng cao năng suất lao động, Ban giám đốc Xí
nghiệp đã luôn quan tâm đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Xí nghiệp đã sử dụng lò nung gốm sứ bằng dầu đốt hóa hơi thay cho
lò đất than, củi trong dự án "Khôi phục nghề gốm đất nung và sứ mỹ nghệ
Hải Phòng"; Đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải, thành lập một số cửa
hàng kinh doanh tại Hải phòng và các tỉnh bạn, tiếp nhận và chuyển giao
các công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật như: Phần mềm quản lý vận
tải, xây dựng quy chế dân chủ, định mức lao động phù hợp với đặc thù xí
nghiệp có phần lớn lao động là thương binh, người tàn tật.
Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh do thương binh Trần Hồng Quảng
làm giám đốc đã trở thành DN tiêu biểu của Hải Phòng trong thời kỳ đổi
mới. Tất cả người lao động trong xí nghiệp đều gắn bó với DN. Bản thân
Giám đốc Trần Hồng Quảng đã vinh dự được bầu chọn một trong 10 gương mặt
tiêu biểu nhất của TP Hải Phòng năm 2004, là cá nhân được vinh danh số 1
trong chương trình "Vinh quang Việt Nam" lần thứ IV năm 2006 do TLĐLĐVN
phối hợp với nhiều cơ quan tổ chức. Anh thương binh Trần Hồng Quảng đã
vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
trong thời kỳ đổi mới. Năm qua, Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh
đã phát triển thành Tập đoàn Quang Minh. Năm 2011, trong bối cảnh thị
trường biến động, các DN chịu nhiều thách thức, nhưng DN Quang Minh vẫn
có bước phát triển khá. Doanh thu và lợi nhuận thực hiện năm 2011 tăng
khoảng 3% so với năm 2010. Mới đây nhất, nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng Trần Hồng Quảng đã được
tôn vinh trong chương trình tri ân những người “còn mãi với thời gian”.
Print QUANG MINH GROUP
- Trang chu
- Trang liên kết-Gieo nhân nào gặp quả đấy!
- Cau-chuyen-cam-dong.
- Mot-cau-chuyen-co-that-
- Hai-hung-be-so-sinh-bi-tam-trong-nuoc.soi
- Noi cay dang cua o sin-bi Cuong ep ((sex))De tra no
- QUYỀN LỰC V À QUYỀN MƯU
- Khổng Tử: Đạo lý sáng suốt của người quân tử là ca..
- Duong Quy Phi
- Tôn Tẫn Nhà Quân Sư Lạc Lạc
- Han-Tin-chiu-nhuc.html
- Bàng quyên hai Tôn Tẫn.
- Bí mậti sắc đẹp của các mỹ nhân cung câm
- Bí Quyết dương da của Dương Quý Phi.
- .Bí mật lam đẹp Dương QuýPhi TRANG LIÊN KẾT
- chia sẻ xem trong gopgle
- Chuyện đời gái bán dâm từng bị thấy cướp đi cái ngàn vàng
- Nữ sinh tố thầy giáo hiếp dâm trong nhà nghỉ
- Bí ẩn về ngôi đình 'xe tăng kéo không đổ'
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét