CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Những hình ảnh thế giới ấn tượng tuần qua

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ tiếp Chủ tịch nước Việt Nam tại Nhà Trắng, Vợ chồng Hoàng tử Anh William có con đầu lòng, Triều Tiên diễu binh rầm rộ mừng "Ngày Chiến thắng"... là những hình ảnh ấn tượng tuần qua.

Hải quân Nga nhận ba tàu ngầm hạt nhân vào cuối năm nay

(TNO) Hải quân Nga sẽ nhận được hai tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo lớp Borey là Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh, cùng một tàu ngầm tấn công đa năng lớp Yasen là Severodvinsk vào cuối năm nay, RIA Novosti dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 23.4.

Mọi thứ đang tiến triển theo đúng kế hoạch và không có gì trở ngại, Giám đốc cơ quan hợp tác quốc phòng nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Andrei Vernigora, nói và phủ nhận các thông tin cho rằng tàu Alexander Nevsky sẽ chỉ có thể được đưa vào sử dụng trong năm 2014.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey đầu tiên của Nga Yuri Dolgoruky - Ảnh: Xưởng đóng tàu Sevmash

Nghi án Mỹ đánh chìm tàu ngầm Kursk của Nga

Dù đã hơn một thập niên trôi qua nhưng vẫn có nhiều chuyên gia nêu lên nghi vấn về nguyên nhân thật sự vụ nổ tàu ngầm Kursk của Nga.

Trong bối cảnh còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến lễ tưởng niệm lần thứ 13 thảm họa tàu ngầm Kursk, giới truyền thông và các diễn đàn trên internet liên tục nêu lại các giả thuyết về bản chất vụ việc. Trong đó, nghi vấn được bàn tán nhiều nhất là tàu Kursk trúng ngư lôi của Mỹ.
Xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001 - d
Xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001 - Ảnh: Bbs.tiexue.net 

Quân nổi dậy Syria chiến đấu bằng vũ khí gì ?

(TNO) Các chiến binh thuộc lực lượng nổi dậy tại Syria dùng nhiều loại vũ khí khác nhau, đa phần là các vũ khí do họ tự cải tiến từ những loại thông thường, theo loạt ảnh Reuters đăng tải ngày 23.7.

Ấn Độ dồn binh lực chống Trung Quốc

(TNO) Ấn Độ đang gấp rút tăng cường vũ trang tại khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc nhằm đối phó các mối đe dọa có thể đến từ nước láng giềng này.

Tại phiên họp hôm 17.7 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Manmohan Singh, Ủy ban An ninh Nội các Ấn Độ đã chấp thuận đề nghị của Bộ Quốc phòng nước này về việc thành lập Quân đoàn Tấn công Sơn cước, nhằm củng cố vị thế quân sự chiến lược của Ấn Độ dọc theo tuyến biên giới không chính thức Trung - Ấn, hay còn gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC), theo tờ The Times of India (Ấn Độ).
Biên chế của quân đoàn mới thành lập này vào khoảng hơn 40.000 quân, tập trung ở phía đông bắc Ấn Độ, tại Arunachal Pradesh, là khu vực mà Trung Quốc tuyên bố như là một phần của Tây Tạng.
Ngoài ra, Ấn Độ còn có kế hoạch tăng cường một số đơn vị mới thành lập khác có quy mô nhỏ hơn cũng hoạt động dọc theo tuyến biên giới này.
Ấn Độ dồn binh lực chống Trung Quốc
 Các binh sĩ Ấn Độ tuần tra dọc biên giới với Trung Quốc - Ảnh: AFP

Mỹ đổ vũ khí vào Ấn Độ

Giữa lúc an ninh khu vực phức tạp, New Delhi tăng cường mua vũ khí và cả hợp tác quốc phòng với Washington. 

Ngày 23.7, hãng thông tấn Bernama đưa tin nhà sản xuất máy bay Mỹ Boeing vừa bàn giao chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III thứ hai cho không quân Ấn Độ (IAF), khoảng một tháng sau khi giao chiếc đầu tiên. C-17 cho phép Ấn Độ vận chuyển xe bọc thép hạng nặng cũng như binh sĩ đến các chiến trường xa. Vào giữa năm 2009, IAF đặt mua tổng cộng 10 chiếc C-17 với tổng trị giá 4,1 tỉ USD và dự kiến sẽ nhận những chiếc còn lại trước tháng 6.2015. Đây là hợp đồng mua khí tài Mỹ lớn nhất của Ấn Độ từ trước tới nay, theo báo The Times of India
Mỹ đổ vũ khí vào Ấn Độ
IAF nhận chiếc máy bay vận tải C-17 đầu tiên mua từ Mỹ hồi tháng 6 - Ảnh: Defence.pk

Máy bay Nga "lùng sục" không phận Mỹ


Các thanh sát viên quân sự của Nga hôm nay (28/7) sẽ bắt đầu một loạt chuyên bay giám sát trên bầu trời Mỹ theo Hiệp ước Bầu trời Mở. Thông tin trên vừa được một quan chức an ninh hạt nhân Nga đưa ra hôm qua (27/7).

Theo Sergei Ryzhkov, người đứng đầu Trung tâm Cắt giảm Nguy cơ Hạt nhân Quốc gia, các chuyên gia Nga sẽ tiến hành hai nhiệm vụ giám sát liên tiếp trên máy bay Tupolev Tu-154M/LK-1 từ ngày 28/7 đến 12/8.
Ảnh minh họa

Nga hạ thủy tàu tên lửa tàng hình tối tân


Hôm qua (25/7), Nga vừa cho hạ thủy một con tàu hộ tống tàng hình lớp Gremyashchy mới tại một xưởng đóng tàu ở St.Petersburg.
  
Tàu hộ tống lớp Gremyashchy (trong dự án 20385) là một phiên bản nâng cấp của tàu hộ tống lớp Steregushchy (dự án 20380) với những trang bị điện tử hiện đại, các hệ thống phòng không và phạm vi hoạt động được mở rộng.

Ảnh minh họa

Liên minh đáng gờm của Trung Quốc ở Biển Đông


 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – ông Itsunori onodera hôm qua (27/6) đã lên tiếng đảm bảo với Manila rằng Tokyo sẽ sẽ luôn đứng về phía Philippines trong “cuộc chiến” bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Đây được xem là một thông điệp ngầm mà Nhật Bản muốn gửi đến Trung Quốc. Với mối liên kết ngày càng gắn chặt giữa Nhật Bản và Philippines, Bắc Kinh rõ ràng đang phải đối mặt với một liên minh đáng gờm ở Biển Đông. 
 Ảnh minh họa
 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản (bên trái) và người đồng cấp Philippines.

Sẽ có liên minh quân sự Triều Tiên - Syria?


Nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên - ông Kim Jong-Un mới đây đã có cuộc gặp với một phái đoàn cấp cao đến từ Syria trong lễ kỷ niệm ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều nguồn tin khẳng định, Bình Nhưỡng đang giúp chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chống lại phe nổi dậy. Các cường quốc phương Tây chắc hẳn đang lo lắng đến phát sốt trước tin về mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa Tổng thống Syria Assad và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
 Ảnh minh họa

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tiếp phái đoàn đại diện của chính quyền Tổng thống Assad

Trung Quốc đưa yêu sách đường(10 đoạn)


Philippines gần đây đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ “10 đoạn” mới thay vì “9 đoạn” như trước đây. Theo bản đồ này, Trung Quốc tiếp tục hung hăng lấn tới trong tham vọng đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, các quan chức Philippines hôm qua (26/7) cho biết.
 Ảnh minh họa
 Bản đồ đường 10 đoạn phi pháp và phi lý của Trung Quốc.

Các nước làm gì trước Trung Quốc hung hăng?


Việc Trung Quốc đưa 30 tàu cá lớn ập đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam diễn ra sau khi cường quốc Châu Á này vừa có một cuộc xâm nhập táo tợn vào sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 19km và huy động hàng loạt tàu thuyền, máy bay đến uy hiếp Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Những diễn biến liên tiếp này lại một lần nữa cho thấy sự hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng, Châu Á cần phải có một kế hoạch để kiềm chế sự lấn lướt kiểu như thế này của Bắc Kinh.

 Ảnh minh họa
 

Trung-Nhật tiếp tục đụng độ trên biển



Trung Quốc cho biết, nhóm tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển mới thành lập của nước này hôm qua (26/7) đã có cuộc chạm trán với tàu tuần tra Nhật Bản ở vùng lãnh hải quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
 Ảnh minh họa
 Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản chặn một tàu của Trung Quốc ở biển Hoa Đông hồi tháng 5.

Mỹ 'kín đáo' bố trí lực lượng quanh Biển Đông

Bắt đầu từ ngày 22/7, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lên đường công du châu Á với hai chặng dừng chân chính là Ấn Độ và Singapore. Nhà Trắng không hề che giấu mục tiêu chuyến đi lần này của ông Biden là nhằm khẳng định lại quyết tâm “xoay trục” sang châu Á của chính quyền Obama.
Chặng dừng chân Singapore của Phó Tổng thống Biden không phải là ngẫu nhiên vì quốc gia Đông Nam Á này, cùng với Philippines, đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong "sơ đồ" bố trí lực lượng của Mỹ quanh Biển Đông nhằm dự phòng mọi bất trắc có thể nảy sinh từ những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước nhỏ trong khu vực.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP-TTXVN

Trung Quốc trong thế bao vây chiến lược của Mỹ và các đồng minh

(Dân trí) - Những hành động hung hăng của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đã khiến nhiều nước trong khu vực e ngại. Không chỉ thế, Mỹ cũng phải cấp tốc xoay trục an ninh để cản đường đối chủ tiềm tàng.

Trung Quốc trong thế bao vây chiến lược của Mỹ và các đồng minh
Chính sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông là nguyên nhân khiến các nước phải tăng cường liên minh chiến lược quân sự.

Ấn Độ cho Việt Nam vay tín dụng mua tàu tuần tra?

The Hindu đưa tin, Ấn Độ sẽ cung cấp cho Việt Nam một hạn mức tín dụng 100 triệu USD để mua sắm khí tài, trang thiết bị quân sự.
Cũng theo tờ báo này, hạn mức tín dụng 100 triệu USD có thể sẽ được cung cấp vào cuối năm nay. Và khoản tín dụng này sẽ được sử dụng để mua 4 tàu tuần tra.
Tàu tuần tra Ấn Độ
Tàu tuần tra Ấn Độ

Trung Quốc khó đỡ “độc chiêu” của Mỹ

Theo giới học giả Mỹ, Trung Quốc sẽ khốn đốn nếu hải quân Mỹ tiến hành phong tỏa nước này, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Vũ khí vô hiệu hóa chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc: X-47b 

Bí mật về tai nạn tàu ngầm ở “tam giác quỷ”

Ngày 6/10/1986, các phương tiện truyền thông Liên Xô (cũ) đồng loạt đưa tin về tai nạn của tàu ngầm K-219 tại vùng “tam giác quỷ” Bermuda – vùng lãnh hải quốc tế phía đông bờ biển nước Mỹ.
Đây được coi là tai nạn đầu tiên của thế hệ tàu ngầm nguyên tử Liên Xô kể từ khi ra đời. Thế nhưng, những tài liệu mới được giải mật cho thấy, trước đó ba năm, đã xảy ra một thảm họa tương tự. Vụ việc này đã bị che giấu trong nhiều năm và chỉ dần hé lộ sau khi siêu cường này tan rã.

Triều Tiên duyệt binh rầm rộ khoe tên lửa, máy bay

Ngày 27/7 tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, cuộc duyệt binh hoành tráng nhằm kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên đã diễn ra dưới sự chủ trì của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Hàng ngàn binh sĩ và người dân trên khán đài đã hô to khẩu hiệu “Bảo vệ Kim Jong-un bằng cả mạng sống của chúng ta” khi nhà lãnh đạo trẻ xuất hiện trên lễ đài sân vận động với sức chứa 150.000 người.
Toàn cảnh duyệt binh được tường thuật qua truyền hình.

Màn tra tấn của đặc nhiệm Thái

Với quy mô chỉ 144 người song lực lượng đặc nhiệm Thai Navy SEAL của Hải quân Hoàng gia Thái Lan được đánh giá rất cao trong khu vực Đông Nam Á.
Thai Navy SEAL là lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Được thành lập vào năm 1965 dưới sự dẫn dắt của Navy SEAL Mỹ. Yếu tố và ảnh hưởng của Mỹ là lý do mà đơn vị đặc nhiệm này mang tên Navy SEAL.
Hành quân ra bãi tập chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ vượt sông.

10 loại vũ khí siêu “độc” của tương lai

Trang tin điện tử GizmoCrazed đưa ra bảng 10 loại vũ khí mang tính đột phá về công nghệ quân sự đang được Mỹ tiếp tục hoàn thiện trong tương lai gần.
10. Thiết kế sinh học sinh vật tổng hợp
Được phát triển bởi DARPA – The Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA) – một viện chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ mới của Bộ Quốc phòng Mỹ, dự án này có khả năng tạo ra các chiến binh. Thiết kế sinh học sinh vật tổng hợp có nghĩa là tạo ra thực thể sinh học để sống vô thời hạn và có chứa các phân tử chống lại cái chết. Tuy nhiên, có thể ngừng hoạt động này với một nút điều khiển. Dự án được Bộ Quốc phòng Mỹ đầu tư 6 triệu USD, kết quả nghiên cứu vẫn chưa được tiết lộ.
Thiết kế sinh học sinh vật tổng hợp

Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông

Các tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) vừa tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật tác chiến trong điều kiện bị chế áp điện tử trên Biển Đông.


Thông tin này do hãng thông tấn Tân Hoa xã đăng tải vào ngày hôm qua.

Cận cảnh chiếc F-35 thứ 100 trong xưởng lắp ráp

Chiếc máy bay chiến đầu tàng hình F-35 thứ 100 đã bước sang giai đoạn cuối cùng của quá trình lắp ráp và chuẩn bị chuyển giao cho Không quân Mỹ.



Chiếc máy bay chiến tàng hình F-35 thứ 100 có số hiệu là AF-41 sẽ trở thành viên đầu tiên của phi đội F-35 tại căn cứ không quân Luke ở bang Arizona, Mỹ. Dự kiến, căn cứ không quân này sẽ có 6 phi đội F-35 đồn trú với tổng số 144 chiếc.

Chi tiết kế hoạch binh sĩ Trung Quốc tới Nga tập trận

Trung Quốc hôm 27/7 đã bắt đầu gửi vũ khí và binh sĩ tới Nga, hai nước sẽ tham gia cuộc tập trận chống khủng bố chung kéo dài 20 ngày.



Cuộc tập trận chung mang tên “Sứ mệnh hòa bình 2013“ dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 27/7 - 2/8. Nó diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Nga-Trung kết thúc cuộc tập trận hải quân lớn tại biển Nhật Bản.