Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh là một Mái nhà chung cho
lao động đa dạng tật
của thương, bệnh binh và người tàn tật. Xí nghiệp
được thành lập năm 1996, được UBND
Thành phố Hải Phòng công nhận là Xí
nghiệp của thương bệnh binh và người tàn tật. Giám
đốc Xí nghiệp là anh
Trần Hồng Quảng - Thương binh 1/4.
Sau bao năm lăn lộn
nơi chiến trường với nhiều chiến tích đáng tự hào cùng không ít vết
thương
làm mất 80% sức khỏe, anh thương binh 1/4 Nguyễn Hồng Quảng trở
về quê hương khắc
khoải trước nỗi đau của đồng đội, họ không có nghề
nghiệp, luôn bị vết thương cũ hành hạ.
Anh cảm thấy mình mang nợ, mang
nợ với những người đã nằm lại chiến trường, mang nợ
với những thương
binh bởi xương máu và cả tính mạng của các anh đã ngã xuống cho đất
nước
thống nhất, hoà bình. Hơn ai hết các anh hiểu giá trị của cuộc sống hôm
nay, nhưng
có độc lập tự do mà mọi người chưa được ấm no, hạnh phúc thì
những người còn sống phải
có trách nhiệm trả lời. Không nghĩ cho riêng
mình, anh từ chức Phó Giám đốc Công ty rau
Hải Phòng, rồi thành lập Xí
nghiệp Thương binh Quang Minh với 35 lao động đầu tiên đều là
thương
binh từ hạng 4/4 đến 1/4. Ban Giám đốc Xí nghiệp có 04 người thì 03
người là thương
binh, trong đó Giám đốc là thương binh hạng 1/4 với tiêu
chuẩn có người chăm sóc. Sau khi
được Bộ LĐ-TB&XH cấp hỗ trợ 35
triệu đồng, các thành viên của Xí nghiệp góp được 250
triệu đồng làm vốn
để hoạt động. Những ngày đầu mới thành lập, các anh bắt đầu với công
việc buôn bán vật liệu nhỏ do chưa có thị trường, anh em phải đi bán
hàng cho các địa
phương ở xa, sản xuất xi măng, họ không có tiền nên trả
bằng Clinker. Ban đầu sản xuất
kinh doanh gặp không ít khó khăn, thử
thách, sức khoẻ các anh thương bệnh binh không
đảm bảo, lúc thay đổi
thời tiết thường bị đau yếu nhưng với tinh thần đoàn kết, tự lực tự
cường,
phát huy tinh thần sáng tạo, ghi nhớ trong tâm khảm lời dạy của
Bác Hồ "Thương binh tàn
nhưng không phế", tất cả các anh đã vượt qua khó
khăn, thử thách, đoàn kết cùng nhau bàn
bạc thống nhất ý kiến, và đã
tìm ra được giải pháp cho mình.
Từ
một đơn vị nhỏ, Xi nghiệp đã mở một Phân xưởng nghiền xi măng ở Thanh
Hoá với 25.000
tấn /năm; một Phân xưởng nghiền ở Ninh Bình với công suất
20.000 tấn /năm, thu hút hàng
trăm lao động là thương binh và con em
gia đình chính sách có việc làm và mức lương ổn
định. Sau khi nghiên cứu
thành công Đề tài khoa học "Quy trình sản xuất thức ăn nuôi tôm
bằng
công nghệ sinh học", Xí nghiệp đã mở rộng diện tích 60 ha đầm nuôi trồng
thuỷ sản
tại Hoành Bồ, Quảng Ninh; Những vụ tôm bội thu từ phương pháp
nuôi tôm quảng canh cải
tiến đã khẳng định hướng đi đúng của Xí nghiệp.
Năm 2004, Xí nghiệp đã lập dự án trình
Chính phủ và Uỷ ban nhân dân
thành phố Hải Phòng cho xây dựng Nhà máy Xi măng tại
Thuỷ Nguyên với
công suất 400.000 tấn /năm. Tổng giá trị nhà máy 28 triệu USD, máy
móc,
công nghệ được nhập từ Italia. Năm 2007 đã cơ bản giải phóng mặt bằng,
đến năm
2008 sẽ lắp đặt thiết bị để đến năm 2009 thị trường có thêm sản
phẩm see men mang tên
Trường Sơn nơi những người lính vượt Trường Sơn
vào giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước. Đến nay, Xí nghiệp đã gắn
nghiên cứu khoa học với ứng dụng công nghệ tiên tiến
vào sản xuất, sử
dụng lò nung gốm sứ bằng dầu đốt hoá hơi thay cho lò đất than, củi trong
Dự
án "Khôi phục nghề gốm đất nung và sứ mỹ nghệ Hải Phòng "; Đầu tư 20
phương tiện vận tải,
thành lập một số cửa hàng kinh doanh tại Hải Phòng
và các tỉnh bạn, tiếp nhận và chuyển
giao các công nghệ, sáng kiến cải
tiến kỹ thuật như: Phần mềm quản lý vận tải, xây dựng quy
chế dân chủ,
định mức lao động phù hợp với đặc thù xí nghiệp có trên 50% lao động là
thương
binh, người tàn tật.
Trong quá trình thành lập và phát triển, được sự
quan tâm của Đảng, Nhà
nước, đoàn thể, Xí nghiệp đã
cố gắng đạt được những kết quả tích cực,
tốc độ tăng
trưởng năm sau cao hơn năm trước. Sau 10 năm doanh
số tăng
hơn 10 lần, thu nhập xã viên tăng 4 lần. Đến năm
2007, giá trị tổng sản
lượng đạt 60 tỷ đồng, nộp ngân sách
tăng 12% so với năm 2006; thu nhập
bình quân là 1,1
triệu/ lao động. Tổng số lao động trong biên chế là 195
người, trong đó 52% là thương binh và người tàn tật; lao động hợp đồng
theo thời vụ đến 300
người là bộ đội xuất ngũ, con em gia đình chính
sách; tất cả lao động hợp đồng được đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Đến nay, xí nghiệp không còn hộ nghèo; 12,5% số hộ đã vươn lên
giàu có.
Vượt
qua khó khăn, chiến thắng thương tật, Xí nghiệp tập thể thương binh
Quang Minh đã
vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý
và được đón nhiều đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội về thăm.
Trong đó, Giám đốc Trần Hồng Quảng được
tặng nhiều Huân, Huy chương,
Bằng khen, anh vinh dự là một trong 10 gương mặt tiêu biểu
nhất của TP
Hải Phòng năm "Kỷ cương hiệu quả 2004". Danh hiệu anh hùng lao động
thời
kỳ đổi mới là phần thưởng quý giá tiếp thêm sức mạnh để anh Trần
Hồng Quảng vững vàng
bước tới tương lai với nhiều dự định ở phía trước,
tiếp tục đưa Xí nghiệp tập thể thương binh
Quang Minh gặp hái nhiều
thắng lợi mớ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét