CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Bí quyết "đàn ông" của vua Minh Mạng


Bí quyết "đàn ông" của vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng.


Lăng vua Minh
Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước hơn 1.000 năm, mở ra thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập và thống nhất.
Tiếp theo là các vương triều như Lý, tiền Lê, Trần, Hồ, Lê… nhưng duy nhất có vương triều nhà Nguyễn là có nhiều chuyện trong nội cung. Tiêu biểu là đời vua Minh Mạng, dưới đây xin kể đôi nét về vị vua nổi tiếng có "sức đàn ông" phi thường.
Vua Minh Mạng sinh năm 1791, là con thứ 4 của vua Gia Long, năm 30 tuổi (1820), thái tử Nguyễn Phúc Đảm (thường gọi Thái tử Đảm) lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Ông đã có những cải đổi lớn lao nhiều định chế công quyền, hành chính, pháp luật, thuế khóa, đinh điền, tu soạn sử sách, địa lý và lập các cơ sở dưỡng tế. Minh Mạng cũng đã cho thành lập Quốc tử quán, ấn định học hiệu và thi cử, cải đổi cơ cấu triều đình thành nội các với Lục bộ và Cơ mật viện, đổi trấn thành tỉnh và chia vị trí đất nước thành 31 tỉnh.

Những lâu đài cổ kính ở Nhật Bản


Cùng chiêm ngưỡng những lâu đài cổ đẹp nhất Nhật Bản.


Còn được biết đến với cái tên Hameyama và Horai, lâu đài Marugame nằm trên một ngọn đồi, bao quanh là một thảo nguyên ở tỉnh Kagawa, Nhật Bản. Lâu đài này có nguồn gốc xây dựng từ năm 1587, khi đó, Marugame là dinh thự của lãnh chúa vùng Sanuki, Ikoma Chikamsa.

Lâu đài Maruoka
Tọa lạc trên ngọn đồi cao, hướng nhìn xuống thị trấn Muroka, thuộc tỉnh Fukui, trung tâm Nhật Bản, lâu đài Maruoka có tên khác nữa là Kasumiga, Mist. Người Nhật Bản vẫn truyền tụng truyền thuyết về một con ếch bảo vệ lâu đài Maruoka. Năm 1576, lâu đài này được xây dựng hoàn thiện, và đây là một trong những lâu đài nhiều tuổi nhất được gìn giữ ở Nhật Bản cho đến tận ngày nay. Năm 1948, Maruoka trải qua quá trình trùng tu sau khi kiến trúc bị tàn phá do một trận động đất. Đến năm 1955, 80% kiến trúc ban đầu đã được phục dựng và duy trì đến tận ngày nay.
Lâu đài Matsue
Matsue là lâu đài duy nhất ở khu vực Sanin. Lâu đài này lớn thứ hai, cao thứ ba và lâu năm thứ sáu ở Nhật Bản. Người ta đã làm việc trong suốt năm năm mới xây xong Matsue. Năm 1622, Matsue mới khánh thành.
 Lâu đài Matsumoto
Matsumoto, ban đầu gọi là Fukashi, là một trong những lâu đài lạ ở Nhật Bản, được xây dựng trên vùng đất bằng, bên cạnh một đập nước, thay vì trên núi và cạnh sông như thường thấy. Do thiếu sự phòng vệ từ địa hình tự nhiên, nên Matsumoto có kiến trúc khá phức tạp nhằm bảo vệ những người sinh sống bên trong. Kiến trúc vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn so với thời kỳ thế kỷ 16, nội thất gỗ và tường đá.
Lâu đài Matsuyama
Đây được xem là lâu đài đẹp nhất đất nước Mặt trời mọc. Nó nằm trên đồi Katsuyama, ở giữa trung tâm thành phố. Vậy nên, du khách tới đây có thể phóng tầm mắt bao quanh toàn bộ Matsuyama và đảo Seto.
Lâu đài Matsuyama được xây dựng vào năm 1602 và mãi đến 1628 mới đặt viên gạch cuối cùng. Gia đình Mtsudaira tiếp quản lại lâu đài năm 1635, và duy trì kiến trúc của công trình cho đến cuối thời kỳ Phong kiến. Lâu đài ba tầng hiện tại được tái xây dựng năm 1820 sau khi tòa nhà năm tầng gốc bị tàn phá.
Lâu đài Uwajima
Đây là tên mới của lâu đài này, sau khi đổi từ Tsurushima-jo, do kiến trúc sư Todo Takatora thiết kế vào năm 1596. HÃY KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ
Trang chủ






Lạc vào những lâu đài cổ đẹp nhất châu Âu

(Petrotimes) - Trải bao thăng trầm của lịch sử, những lâu đài cổ kính, nguy nga và tráng lệ ở châu Âu vẫn giữ được vẻ đẹp rất riêng, hấp dẫn du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi một tòa lâu đài ẩn chứa trong nó cả một câu chuyện dài, huyền bí và vô cùng li kỳ về một thời lịch sử đã qua, đồng thời là bài học đầy giá trị về kiến trúc…

Nếu như lâu đài Dracula gắn với truyền thuyết về Bá tước khét tiếng Dracula – nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bram Stocker thế kỷ 19, thì lâu đài Mont Saint Michel lại là niềm tự hào về kiến trúc Pháp thời trung cổ, được xây dựng trên mỏm đá cao hướng nhìn ra một vùng nước xanh biếc. Đây là điểm du lịch cho du khách cảm nhận được sự lãng mạn tuyệt đỉnh với những con đường đá cổ kính, ngắm nhìn hoàng hôn xuống trên bãi biển dài 100km.
Hay như Lâu đài Chambord, được xây dựng năm 1547 – một trong những điểm đến đẹp nhất ở châu Âu và từng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho danh họa vĩ đại Leonardo di Vinci.
Dưới đây là 10 lâu đài cổ đẹp nhất châu Âu được Tân Hoa Xã bình chọn:
Lâu đài New Swan Stone, Đức
Lâu đài Mont Saint Michel, Pháp
Lâu đài Chateau de Chambord, Pháp
Lâu đài Burg Hohenzollern, Đức
Lâu đài Salzburg, Áo
Lâu đài Chillon, Thụy Sĩ
Lâu đài Alcazar de Segovia, Tây Ban Nha
Lâu đài Palacio da Pena, Bồ Đào Nha
Lâu đài Edinburgh, Scotland
Lâu đài Dracula, Romania

Website: kenhdichvu24h.com









5 lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á

HÃY KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ
Thêm chú thích


Cung Polata nằm trên cao nguyên Tây Tạng, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh hay thành cổ Himeji tại Nhật Bản là những lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á.

Cung Polata nằm trên cao nguyên Tây Tạng, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh hay thành cổ Himeji tại Nhật Bản là những lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á.
5 lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á
Cung điện Polata là công trình kiến trúc hoành tráng nhất ở Tây Tạng (Trung Quốc). Nằm trên một ngọn núi Marpo Ri cao 130 m ở thung lũng Lhasa, cung điện được xây dựng từ năm 637 TCN, dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Songtsen Gampo.

Cung điện vẫn còn giữ nguyên trạng thái ban đầu cho tới thế kỷ 17 khi được tích hợp vào những công trình lớn hơn của người Tây Tạng (Cung Trắng hoàn thành năm 1648 và Cung Ðỏ được khánh thành năm 1694). Công trình vĩ đại này cần tới 7.000 công nhân, 1500 nghệ sỹ và thợ thủ công tham gia.

Với ý nghĩa về mặt kiến trúc và lịch sử sâu sắc,  năm 1994, Potala đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
5 lâu đài cổ hoành tráng nhất châu Á
Lâu đài Matsumoto, Nhật Bản (hay còn gọi là Matsumotojo) là một ví dụ điển hình cho lối kiến trúc hirajiro khi được xây dựng ở đồng bằng chứ không phải trên đồi núi như những thành cổ khác tại Nhật.

Hoàn thành từ 1593 - 1594, Matsumoto cũng là một trong số những cung điện đẹp nhất và còn giữ lại nguyên vẹn hình dáng ban đầu tại Nhật Bản.
Với những lầu gác lợp ngói, tháp canh, cổng, những bức tường đất,Lâu đài Himeji, là một ví dụ điển hình của kiến trúc lâu đài Nhật Bản. Himeji cũng được biết tới với cái tên Hakurojō hay Shirasagijō (Lâu đài hạc trắng).

Ban đầu được xây dựng như một pháo đài bởi Akamatsu Norimura, một samurai. Lâu đài là tổ hợp của 83 tòa nhà, được xây dựng lại sau khi pháo đài bị tháo dỡ vài thập kỷ sau đó. Tất cả đều được phát triển với hệ thống phòng thủ tinh vi nhất của thời kỳ phong kiến.

Himeji không hề bị phá hủy bởi chiến tranh, động đất hay hỏa hoạn mà vẫn tồn tại với hình dáng ban đầu của mình. Năm 1993, lâu đài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc), là nơi ở của các hoàng đế từ năm 1416 tới năm 1911. Cung điện được coi là minh chứng cho nền văn minh Trung Quốc trong triều đại Minh, Thanh với 114 tòa nhà và 10.000 căn phòng được trang trí bằng vật liệu và những tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Tử Cấm Thành, xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 4, được coi công trình kiến trúc bằng gỗ cổ đại lớn nhất, quy mô nhất còn tồn tại đến ngày nay trên thế giới. 

Cung Gyeongbok (Hàn Quốc) là cung điện chính và lớn nhất của Ngũ Cung (Gyeongbok, Changdeok, Changgyeong, Deoksu và Gyeonghui) nằm ở phía bắc Seoul.

Được xây dựng vào năm 1395 dưới thời vua Taejo do kiến trúc sư Jeong Dojeon chủ trì, cung Gyeongbok đã trở thành cung điện chính của triều đại Joseon.

Các tòa nhà trong cung Gyeongbok đã bị đốt cháy trong một cuộc xâm lược của Nhật Bản vào năm 1592 và vẫn còn trong đống đổ nát cho tới năm 1868 khi vua Gojong cho phục hồi lại.

Sầm Hoa (Theo weirdasianews)