CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Thượng viện Mỹ lên án sử dụng vũ lực ở biển Đông

Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Robert Menedez ngày 31.7 cho rằng, nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp trên biển Đông và Hoa Đông là do việc “giành lấy lợi về mình một cách không chính đáng” ở khu vực sẽ trở thành trung tâm thương mại của thế giới trong những năm tới.
Thượng viện Mỹ lên án sử dụng vũ lực ở biển ĐôngTàu hộ vệ tên lửa Mai Châu, số hiệu 584 được bàn giao cho Hạm đội Nam Hải.

Bộ Quốc phòng Mỹ có thể cắt giảm 15% quân số

VOV.VN - Quân đội Mỹ có thể cắt giảm 135.000 quân để đáp ứng yêu cầu cắt giảm chi tiêu quốc phòng.
Ngày 31/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, quân đội Mỹ có thể cắt giảm khoảng 15% số quân thường trực cũng như quân dự bị.
Ông Hagel cho biết, số quân thường trực hiện nay của quân đội Mỹ là 490.000 binh sĩ, mục tiêu cắt giảm của Bộ Quốc phòng Mỹ là để duy trì số quân ở mức 420.000 - 450.000 quân (tức là có thể cắt giảm đến 70.000 quân).
Bộ Quốc phòng Mỹ có thể cắt giảm 15% quân số
Ông Chuck Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 tại Singapore (Ảnh: AFP)

Trung - Ấn tranh giành ảnh hưởng trên biển

Ngoài việc triển khai thêm quân tuần tra dọc theo đường kiểm soát thực tế (LAC), hai “ông lớn” của châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc còn đụng độ nhau trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng trên biển, thu hút sự chú ý của thế giới.
Trong những tháng gần đây, Ấn Độ đã có một số động thái nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chính sách "hướng Đông" của mình, theo tờ The Diplomat.
Tăng cường quan hệ hợp tác với các quốc gia biển

“Thùng thuốc súng” ở Biển Đông sắp nổ?

ức tối trước việc Philippines lên kế hoạch dồn hải quân, không quân ra Biển Đông, giới quan chức và chuyên gia Trung Quốc đã “tung” ra một loạt lời cảnh báo, trong đó nói rằng khu vực biển đang bị tranh chấp này đang trở thành một “thùng thuốc súng”.
Philippines có kế hoạch dồn hải quân và không quân ra Biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điện đàm với Thủ tướng Nhật

Sáng nay (1/8), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nội các Nhật Bản Shinzo Abe.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe đã giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Thượng viện vừa qua. Thủ tướng Việt Nam cho rằng, kết quả đó phản ánh sự ủng hộ và tín nhiệm của người dân Nhật Bản đối với Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Abe.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp Nhật Bản hồi tháng 1/2013 tại Hà Nội.

Lầu Năm Góc muốn hợp tác sản xuất vũ khí với Nhật

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ sẽ gặp các quan chức chính phủ Nhật Bản tại Tokyo vào ngày 1.8 để thảo luận về lệnh cấm bán vũ khí của quốc gia châu Á trong nhiều thập kỷ qua.
Reuters ngày 31.7 đưa tin cho biết ông Frank Kendall, phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đứng đầu bộ phận thu mua vũ khí, sẽ gặp gỡ các quan chức Nhật để cùng bàn về việc hợp tác sản xuất và mua vũ khí của các tập đoàn quốc phòng Nhật Bản.
Lầu Năm Góc đang nỗ lực siết chặt quan hệ với quan chức quốc phòng Nhật Bản nhằm tìm đường hợp tác cùng sản xuất vũ khí với các tập đoàn quốc phòng Nhật - Ảnh: Reuters

Ấn Độ kéo Myanmar khỏi “vòng tay” Trung Quốc

Để đối phó với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực, Ấn Độ quyết định giúp Myanmar sản xuất các tàu tuần tra xa bờ.
Ấn Độ tăng cường hợp tác hải quân với Myanmar 
Quyết định trên được đưa ra trong các cuộc hội đàm hôm 29/7 tại thủ đô New Delhi giữa Đô đốc Devendra Kumar Joshi, Tư lệnh hải quân Ấn Độ, và Phó Đô đốc Thura Thet Swe, Tư lệnh hải quân Myanmar hiện đang ở thăm Ấn Độ.

Chính khách Mỹ: Chỉ có thể thắng Trung Quốc bằng chiến tranh hạt nhân

Paul Craig Roberts, nguyên cố vấn về chính sách kinh tế của Bộ trưởng tài chính Mỹ trong chính quyền Ronald Reagan đã phân tích về việc xây dựng kế hoạch cho cuộc chiến tranh chống Trung Quốc và giáng đòn phòng ngừa vào nước Nga được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ gần đây. InoTV, RT.com trích dẫn lời ông này dựa trên các tư liệu của LewRockwell.com.
Không nghi ngờ gì về việc Trung Quốc biết rõ, Washington coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng và vẫn lặng lẽ chuẩn bị cho tình huống xảy ra chiến tranh. Và Mỹ đang xây dựng kế hoạch thực hiện đòn hạt nhân phòng ngừa. “Theo kiến giải của Washington, không có phương pháp tiến hành chiến tranh nào khác có ý nghĩa. Bởi vì “siêu cường” đã không thể chiếm được Baghdad, còn ở Afghanistan sau 11 năm chiến tranh chỉ đánh tan được vài ngàn chiến binh Taliban trang bị thô sơ. Giả sử xảy ra tình huống sa vào một cuộc chiến tranh quy ước với Trung Quốc bằng vũ khí thông thường thì đối với Washington điều đó sẽ có nghĩa là dấu chấm hết cho mọi sự”- tác giả bài báo đã viết như vậy.
Theo tác giả, Mỹ sẽ không thể chiến thắng Trung Quốc bằng vũ khí thông thường trong một cuộc chiến tranh quy ước
Theo tác giả, Mỹ sẽ không thể chiến thắng Trung Quốc bằng vũ khí thông thường trong một cuộc chiến tranh quy ước.

Năm nguyên tắc vàng tạo nên những phi cơ kinh điển

Có những máy bay sống mãi với thời gian bất chấp các điều kiện hoạt động khắc nghiệt và sự cạnh tranh. Đó là vì những người làm ra chúng đã tuân thủ theo các quy tắc vàng.
Khi hãng hàng không American Airlines đưa máy bay Douglas DC-3 vào sử dụng, Adolf Hitler vẫn nắm quyền ở Đức, Jesse Owens vẫn đang giữ kỷ lục vận động viên nhanh nhất thế giới và chiếc máy bay đầu tiên chạy bằng động cơ cũng chỉ mới ra đời cách đó 3 thập kỷ.
76 năm sau, cảnh tượng những phi cơ dân dụng hai động cơ hay máy bay chở hàng cùng với tiếng động cơ rền vang trên bầu trời cũng không còn là điều gì lạ lẫm. Không những được sử dụng trong những màn trình diễn trên không hay cho thuê để ngắm cảnh từ trên không, những chiếc DC-3 và phiên bản quân sự C-47 còn được dùng với mục đích vận tải và chở khách.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố không thỏa hiệp về biển đảo

Phát biểu trước Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 31.7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói nước này muốn giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình thông qua đàm phán song sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và cần phải tăng cường năng lực quốc phòng.
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố không thỏa hiệp về biển đảo
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

Đối sách nào trước 'chiến lược đe nẹt' của Trung Quốc ở Biển Đông?

Bài của GS Peter Dutton (US Naval War College), phân tích những đối sách của các nước trong khu vực trước ‘chiến lược đe nẹt’ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong vài năm qua, chiến lược đe nẹt để củng cố quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các đảo và vùng biển trong đường chín đoạn đã đẩy các bên có tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông vào tình thế phải vật lộn tìm ra kế sách hữu hiệu để ứng phó.
Ngày 22/1/2013, Philippines đã thay đổi bản chất của tranh chấp và đảo lộn hàng thập kỷ bế tắc trong đàm phán và đối thoại với Trung Quốc bằng cách khởi động tiến trình khởi kiện theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). 
Philippines đã thay đổi bản chất của tranh chấp bằng cách khởi độngtiến trình khởi kiện theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS)
Philippines đã thay đổi bản chất của tranh chấp bằng cách khởi động
tiến trình khởi kiện theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS)

Philippines: Máy bay do thám Mỹ giúp theo dõi Trung Quốc trên Biển Đông

Philippines ngày 31/7 cho hay máy bay do thám Mỹ đã cung cấp những thông tin tình báo quan trọng về hoạt động quân sự của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
 
Máy bay do thám P-3 Orion của hải quân Mỹ được phát triển vào những năm 1960 và được dùng chủ yếu để do thám chống tàu ngầm và trong chiến trận.
Máy bay do thám P-3 Orion của hải quân Mỹ được phát triển vào những năm 1960 và được dùng chủ yếu để do thám chống tàu ngầm và trong chiến trận.

Thế trận không quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương

Cùng với động thái hỗ trợ Philippines tuần tra biển Đông, không quân Mỹ không giấu giếm ý định mở rộng tầm chiến đấu trong khu vực.
Theo tờ The Philippine Star, Bộ Ngoại giao Philippines đã xác nhận các máy bay do thám không người lái P3C Orion của hải quân Mỹ đang triển khai công tác tuần tra tại biển Đông, nhất là các khu vực đang tranh chấp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Raul Hernandez cũng cho biết thêm các chiếc P3C Orion đã thực hiện tuần tra trong những cuộc tập trận chung với Mỹ. Trước đó, thông tin về các cuộc tuần tra được hãng Kyodo News đăng tải, trích từ tài liệu mật của chính phủ Philippines.
Thế trận không quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình DươngMỹ dự kiến luân chuyển nhiều máy bay đến châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: USAF 

Nga: Mỹ hậu thuẫn khủng bố quốc tế ở Syria

Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt đổ máu tại Syria gây ra bởi những gì nước này mô tả là "khủng bố quốc tế" được hậu thuẫn bởi Mỹ và các đồng minh Ả Rập trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ Tuyên bố trên được đưa ra sau cái chết của gần 150 người trong cuộc tấn công hồi cuối tuần qua ở thị trấn Khan Assal gây ra bởi nhóm Mặt trận al-Nusra và nhóm Ansar al-Khilafah. Moscow kêu gọi tất cả các bên có trách nhiệm chấm dứt cuộc tàn sát, RIA Novosti dẫn tuyên bố của Bộ ...

Mỹ ra nghị quyết lên án Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Thượng viện Mỹ hôm qua nhất trí thông qua một nghị quyết lên án việc Trung Quốc đã sử dụng những biện pháp ”cưỡng chế và đe dọa” trong những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tâm điểm tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

CHDCND Triều Tiên sắp phóng tên lửa “khủng”

Các chuyên gia về Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng sắp tiến hành thêm nhiều vụ phóng tên lửa tầm xa, bất chấp các biện pháp trừng phạt Liên Hợp Quốc.
Tên lửa Unha-9 xuất hiện tại một triển lãm hoa kết thúc ngày 30/7/2013.

Tập Cận Bình: TQ cần trở thành cường quốc biển

Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc phấn trở thành một cường quốc biển và sẽ theo đuổi “hội tụ lợi ích” với các nước khác trong phát triển đại dương.
 

Báo Trung Quốc hoan hỉ đưa tin dân Nhật biểu tình phản đối máy bay Mỹ

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ điều 12 chiếc máy bay vận tải quân sự kiểu mới MV-22 Osprey tới sân bay Futenma đảo Okinawa (Nhật Bản).
Ngày 30/7, chiến hạm Mỹ đã chở những chiếc máy bay này tới căn cứ quân sự Iwakuni tại tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản). Báo chí Nhật dự đoán, đầu tháng 8 này, 12 chiếc máy bay MV-22 Osprey sẽ được vận chuyển tới căn cứ Futema.
Máy bay Mỹ đang được điều chuyển đến Nhật Bản
Máy bay Mỹ đang được điều chuyển đến Nhật Bản

Mỹ nên đóng vai trò gì trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Bài viết của giáo sư Peter Dutton (US Naval War College), phân tích các đối sách của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức mạnh và liên tục gây căng thẳng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông.
Trước tiên và quan trọng nhất, các liên minh, đối tác an ninh và bảo hộ an ninh của Mỹ, cùng với việc duy trì sự hiện diện quân sự đông đảo của Mỹ ở khu vực đã giúp đẩy lùi giải pháp xung đột vũ trang ra khỏi nghị trình giải quyết tranh chấp. Kể từ năm 1988, Bắc Kinh đã không còn sử dụng lực lượng quân sự để nâng cao vị thế ở Biển Đông và Hoa Đông nữa. Thứ hai, Mỹ sử dụng sức mạnh thuyết phục của mình để củng cố các chuẩn mực luật pháp quốc tế và sức mạnh ngoại giao để khuyến khích các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Mỹ tin nếu đánh đòn hạt nhân, Nga-Trung không kịp trả đũa

Nếu Washington muốn phát động chiến tranh thì phương pháp duy nhất để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh đó chỉ có thể là sử dụng vũ khí hạt nhân. 
Paul Craig Roberts, nguyên cố vấn về chính sách kinh tế của Bộ trưởng tài chính Mỹ trong chính quyền Ronald Reagan đã phân tích về việc xây dựng kế hoạch cho cuộc chiến tranh chống Trung Quốc và giáng đòn phòng ngừa vào nước Nga được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ gần đây. InoTV,RT.com trích dẫn lời ông này dựa trên các tư liệu của LewRockwell.com.

Mỹ tăng viện trợ quân sự mức cao nhất cho Philippines

Reuters dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Philippines, Washington sẽ tăng khoảng 2/3 mức viện trợ quân sự cho Manila nhằm giúp đỡ đồng minh an ninh ở châu Á này bảo vệ biên giới vùng biển trước “sự trỗi dậy” của Trung Quốc.
Reuters dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Philippines, Washington sẽ tăng khoảng 2/3 mức viện trợ quân sự cho Manila nhằm giúp đỡ đồng minh an ninh ở châu Á này bảo vệ biên giới vùng biển trước “sự trỗi dậy” của Trung Quốc.
Lực lượng quân đội Philippines và Mỹ trong một đợt tập trận chung
Lực lượng quân đội Philippines và Mỹ trong một đợt tập trận chung. Ảnh: Reuters

TNS Mỹ kêu gọi hòa bình ở Biển Đông

TNS Menendez, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, khẳng định Washington sẽ can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông thông qua các kênh ngoại giao.
Thượng nghị sĩ Mỹ Robert Menendez.

Nga chế tạo thiết bị laser mạnh nhất thế giới

Giám đốc Trung tâm Hạt nhân liên bang Nga, ông Valentin Kostyukov ngày 30/7 cho biết Nga đang chế tạo thiết bị laser mạnh nhất thế giới tại thành phố hạt nhân Sarov.
Giám đốc Trung tâm Hạt nhân liên bang Nga, ông Valentin Kostyukov ngày 30/7 cho biết Nga đang chế tạo thiết bị laser mạnh nhất thế giới tại thành phố hạt nhân Sarov. Phần đầu tiên của thiết bị này sẽ được đưa vào khai thác năm 2017.

Tàu sân bay Ấn Độ chạy thử nghiệm vượt tốc độ tối đa

Tàu sân bay Vikramaditya đã đạt được tốc độ khủng khiếp 32 hải lý/h trong một cuộc chạy thử nghiệm trên biển vừa qua.
Tàu sân bay Vikramaditya do Nga xây dựng cho Hải quân Ấn Độ sau nhiều lần bị trì hoãn, đã chạy thử thành công trên Biển Trắng.Vào đêm 28/7, hệ thống động cơ đẩy chính của tàu đã đạt công suất tối đa khi nhiệt độ trong tất cả tám nồi hơi đã được nâng lên mức giới hạn.
Tàu sân bay Vikramaditya với tải trọng hơn 40.000 tấn, đã đạt được tốc độ 32 hải lý, vượt quá tốc độ trên lý thuyết của tàu.

Phi cơ Mỹ bay trinh sát ở Biển Đông

Philippines hôm nay tiết lộ rằng các máy bay do thám Mỹ đang thu thập thông tin tình báo quan trọng về hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.
p3c-orion-1375281436_500x0.jpg
Một chiếc P3C Orion của Mỹ. Ảnh minh họa: Naval-technology

Mỹ tăng hỗ trợ quân sự cho Philippines

Washington sẽ tăng gói hỗ trợ quân sự cho Philippines từ 30 lên 50 triệu USD trong năm tài chính tới.
Mỹ sẽ tăng thêm 2/3 khoản hỗ trợ quân sự cho Philippines. Đây là thông tin được Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đưa ra trước báo giới ngày 31/7.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Washington sẽ tăng gói hỗ trợ quân sự cho Philippines từ 30USD lên 50 triệu USD trong năm tài chính tới.
Đây được xem là mức hỗ trợ quân sự lớn nhất của Mỹ đối với Philippines kể từ khi quân đội Mỹ quay trở lại Philippines từ năm 2000.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario

Bảy kịch bản giả định Trung Quốc tấn công Nga

Docbao.com.vn
Nhà phân tích Khramchikhin vẽ ra kịch bản Trung Quốc tấn công chớp nhoáng xâm lược Nga với 7 bước, vào lúc mà phía Nga có thể mất cảnh giác.

Lục quân Trung Quốc trong lễ duyệt binh.

Mạng sina Trung Quốc vừa dẫn bài viết trên tờ Komsomolskaya Pravda ngày 25/7 cho biết, phó viện trưởng Viện phân tích quân sự và chính trị Nga Khramchikhin vừa có bài viết trên blog của trang mạng tạp chí Snob đưa ra kịch bản "Trung Quốc có thể xâm lược Nga", giống như Đức xâm lược Liên xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, kết quả gây tranh luận sôi nổi cho các chuyên gia và dân mạng.

Hành trình tìm đối tác chiến lược của Philippines

Lo ngại trước những thay đổi trong môi trường an ninh khu vực, nhất là an ninh biển, Philippines tích cực tìm kiếm cách thức mới để phòng vệ, thông qua con đường bắt chặt tay với các cường quốc.
Bài viết thể hiện ý kiến của Julio Amador III, nghiên cứu viên Chương trình châu Á tại Trung tâm Đông - Tây, Washington DC, đăng trên tạp chí The Diplomat.
Lo ngại về an ninh quốc phòng đang gia tăng ở Đông Á, chủ yếu liên quan đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông. Những yêu sách phi lý của Bắc Kinh về “chủ quyền không thể tranh cãi” với biển Đông, cũng như những nỗ lực của Trung Quốc để giành giật cho được, đang gây nên những quan ngại về kiểu quyền lực mà Trung Quốc muốn tạo dựng.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Philippines là một trong những tranh chấp kịch liệt nhất, khi một nước nhỏ hơn thách thức những yêu sách về lãnh thổ và hàng hải mà Trung Quốc đơn phương đưa ra, thường được biết đến với tên đường 9 đoạn.
Lính thủy đánh bộ từ đại đội B, tiểu đoàn số 1, đơn vị thủy quân lục chiến số 5 và đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh 31 của Mỹ cùng các đơn vị tương ứng của Philippines hôm nay tham gia một cuộc tập trận đổ bộ bằng thuyền ở tỉnh Cavite, phía tây nam Manila.
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung tháng 4 năm nay. Ảnh: AFP.

"Gấu Nga" có chết trong tay "rồng Trung Hoa"?

 Ngày 30/7, tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Ấn Độ The Hindu đăng tải bài viết có nhan đề 'Yêu nhau dưới nước, thủ thế trên bộ' phân tích rằng, hiện tại mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga khá nồng ấm. Tuy nhiên, phía Nga vẫn khá lo ngại về người láng giềng phương Đông rất mạnh này


 


Nga sắp bàn giao tàu sân bay cho Ấn Độ

Tàu sân bay do Nga chế tạo cho Hải quân Ấn Độ - Vikramaditya vừa được tiến hành thử nghiệm động cơ thành công trong giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm trên biển lần cuối ở Biển Trắng. Thông tin trên vừa được xưởng đóng tàu Sevmash đưa ra hôm qua (30/7).


Quân khu 4 diễn tập bắn đạn thật trên biển

 Với tình huống giả định quân địch đổ bộ bằng đường biển, một trận địa lửa với các loại pháo được tổ chức chặt chẽ, tiêu diệt toàn bộ mục tiêu.


Tại vùng bờ biển các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà (Hà Tĩnh), Lữ đoàn 16 Pháo binh, Quân khu 4 vừa tổ chức đợt diễn tập bắn đạn thật, tiêu diệt mục tiêu cố định và di động trên biển.

Các lực lượng của Quân khu 4, Bộ Tư lệnh Hải quân, Cảnh sát biển và chính quyền địa phương đã phối hợp, chuẩn bị công phu suốt hơn 1 tháng qua, đảm bảo đợt diễn tập diễn ra an toàn, đạt kết quả tốt.

cảnh sát biển, lữ đoàn, hải quân
Trận địa pháo binh được chuẩn bị kỹ càng

‘Việt Nam nên mua 24 tiêm kích Su-35′

Một chuyên gia hàng đầu về vũ khí của Nga nhận định, Việt Nam có thể mua 24 tiêm kích Su-35 và trở thành khách hàng thứ hai của loại tiêm kích tối tân này.
Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga) đã đăng bài phân tích của Nicholas Novichkov, Tổng biên tập tạp chí Arm-Tass Nicholas Novichkov, về hợp tác thương mại quốc phòng giữa Việt Nam và Nga.

Giải mã con đường Triều Tiên mua trực thăng Mỹ

Bằng kế hoạch chặt chẽ, tinh vi, Triều Tiên đã qua mặt chính phủ Mỹ mua thành công trực thăng đa năng do chính công ty nước này sản xuất.
Trong cuộc duyệt binh quy mô lớn ngày 27/7 nhân kỷ niệm 60 năm đình chiến giữa hai miền Triều Tiên, Ngoài những vũ khí đã từng xuất hiện trong các cuộc diễu binh trước đó, lần đầu tiên Triều Tiên công khai trực thăng đa năng hạng nhẹ MD-500 có nguồn gốc từ Mỹ hiện biên chế trong quân đội nước này.

Sức mạnh quân sự Việt Nam

Có thể thấy Quân đội nhân dân Việt Nam đã được chuẩn bị kỹ càng mọi mặt để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc một cách bình tĩnh, tự tin . . .
Trong lịch sử Việt Nam, có bao nhiêu cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống xâm lăng là có bấy nhiêu lần quân xâm lược cậy có quân đông, vũ khí mạnh, đánh giá thấp Việt Nam và do đó đã phải trả giá đắt như thế nào chúng ta đã rõ. Căn bệnh chung của những kẻ xâm lược này là thiếu tôn trọng đối phương ở mức tối thiểu, ngang ngược, đe dọa, ỷ lớn hiếp nhỏ… và kết cục của “căn bệnh” ấy là thảm bại.

Báo nước ngoài: Tàu Kilo TQ không phải đối thủ của Việt Nam

Báo chí nước ngoài đánh giá, nhằm tăng cường khống chế toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc sẽ bố trí tên lửa hành trình trên các đảo ở Biển Đông. Đặc biệt, so sánh về tàu ngầm lớp Kilo khi tác chiến trên Biển Đông, các chuyên gia nhận định tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam có ưu thế hơn tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc.
Báo nước ngoài: Tàu Kilo TQ không phải đối thủ của Việt Nam
Báo nước ngoài: Tàu Kilo TQ không phải đối thủ của Việt Nam

Campuchia nhận trực thăng Z-9 đầu tiên của Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Campuchia khẳng định đã nhận được 2 chiếc trực thăng quân sự Z-9 đầu tiên từ Trung Quốc.

10 chiếc khác sẽ được bàn giao trong tháng 8 để hoàn tất thỏa thuận cho vay trị giá nhiều triệu USD được hai nước ký kết vào tháng 8.2011.
Một trực thăng Z-9 bay thử tại Phnom Penh ngày 19.7
Một trực thăng Z-9 bay thử tại Phnom Penh ngày 19.7
Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh cho biết, Không quân Hoàng gia Campuchia đã vận hành hai trực thăng mới tại căn cứ không quân Phnom Penh.

Những máy bay có thiết kế ngược đời

Máy bay cánh ngược mang lại rất nhiều lợi thế về khả năng cơ động cao và duy trì góc tấn lớn. Tuy nhiên, thiết kế này vẫn là một thách thức đối với giới khoa học.
Khái niệm thiết kế cánh ngược được khởi nguồn từ trường phái thiết kế hàng không ở Đức, từ năm 1936. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng thiết kế cánh ngược mang lại rất nhiều lợi thế về khả năng cơ động cao, lực nâng của cánh lớn, duy trì góc tấn lớn ở tốc độ rất thấp, quãng đường cất hạ cánh ngắn hơn.

Kh-55: tên lửa đối đất đáng sợ nhất thế giới

Kh-55 là tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không có tầm bắn lên đến 3.000km và mang theo đầu đạn hạt nhân.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Không quân Liên Xô có phần lép vế so với Không quân Mỹ. Quân đội Liên Xô cần một vũ khí phóng từ trên không để có thể khắc chế sức mạnh quân sự của Mỹ. Phòng thiết kế Raduga được chính phủ Liên Xô giao trọng trách phát triển tên lửa hành trình mới vào năm 1971 có thể răn đe Mỹ và các đồng minh.
Biến thể Kh-55SM với 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác.
Nhóm thiết kế đã lựa chọn giải pháp thiết kế tên lửa có tốc độ cận âm vừa đảm bảo được tính hiệu quả vừa có chi phí thấp hơn so với phát triển tên lửa siêu âm, giảm những rủi ro trong quá trình phát triển. Tên lửa mới được chỉ định Kh-55 hay X-55 theo phiên âm tiếng Nga (NATO định danh là AS-15 Kent) được bắn thử nghiệm lần đầu năm 1976.

Mỹ sẽ giáng trả nếu Trung Quốc đánh chiếm Senkaku

Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực trong tranh chấp trên biển và tuyên bố sẵn sàng giáng trả nếu Senkaku bị xâm lược.
Ngày 29/7, tờ Kyodo của Nhật đưa tin Thượng viện Mỹ vừa thông qua một nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này.
Theo đó Thượng viện Mỹ lên án việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực bằng hải quân, an ninh hàng hải hoặc tàu các và máy bay quân sự lẫn dân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông để tranh chấp và khẳng định chủ quyền lãnh thổ hay thay đổi hiện trạng trên biển.
Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên Biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên Biển Đông
Philippines, một quốc gia hiện đang tranh chấp quyết liệt chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông đang tìm cách ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.