CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Những chiến đấu cơ “khủng” ở Paris Air Show

(Dân Việt) – Cho dù Mỹ - quốc gia có lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới, không cử đại diện tham dự nhưng “sàn diễn” Paris Air Show chẳng hề kém phần hấp dẫn và thiếu vắng những tiêm kích "ngôi sao".

Đến hẹn lại lên, năm nay, Triển lãm hàng không quốc tế Paris Air Show lại được tổ chức tại sân bay Le Bourget, ngoại ô thủ đô Paris, nước Pháp.
Được bắt đầu từ 1909, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Paris Air Show là triển lãm hàng không quốc tế uy tín bậc nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần (kể từ 2005). Đây là nơi tụ hội, đua tài, khoe sắc của những sản phẩm ưu tú nhất trong ngành công nghiệp hàng không thế giới.
Tại triển lãm này, các máy bay tiêm kích luôn là điểm nhấn thu hút sự chú ý của các khách tham quan nhờ những màn biểu diễn đẹp mắt và cả những thông số kỹ thuật ấn tượng. Đáng chú ý, năm nay, nước Mỹ - quốc gia có lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới - không cử đại diện nào tham dự nhưng không vì thế mà “sàn diễn” Paris Air Show lại kém phần hấp dẫn.
Dưới đây là một số “ngôi sao” đáng chú ý xuất hiện tại triển lãm hàng không đẳng cấp này:
Chủ nhà “mở mày, mở mặt” với Rafale
Diễn ra tại Pháp, nên nước chủ nhà của Paris Air Show 2013 không thể không giới thiệu “siêu phẩm” của mình là chiến đấu cơ Rafale của hãng Dassault. Đáng vui mừng hơn nữa, là so với Paris Air Show 2011, năm nay Rafale không còn là kẻ “ế ẩm”.
Chiến đấu cơ này đã vinh dự được lựa chọn là người chiến thắng trong cuộc đấu thầu MMRCA, lựa chọn chiến đấu cơ đa năng tầm trung cho không quân Ấn Độ. Trong cuộc chạy đua đầy cam go này, Dassault đã đánh bại 5 đối thủ gồm MiG-35 của Nga, Jas Gripen của Thụy Điển, F-16 và F/A 18 Super Hornet (của Mỹ) và đặc biệt là EF-2000 Typhoon của châu Âu (sản phẩm hợp tác của Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha).
Rafale là mẫu tiêm kích đa chức năng cánh tam giác rất nhanh nhẹn thế hệ 4+. Dassault đã sử dụng khái niệm “tất cả các nhiệm vụ” nhằm giới thiệu Rafale ra thị trường thế giới và để phân biệt với các máy bay chiến đấu “đa nhiệm” khác.
Về cơ bản, Rafale có thiết kế khí động học tốt, khả năng mang vũ khí hiếm có so với kích thước. Dassault tuyên bố Rafale có thể bay hành trình ở tốc độ siêu âm Mach 1 mà không cần đốt nhiên liệu lần 2, điều đó đã được trình diễn với động cơ Snecma R88-2.
Máy bay chiến đấu Rafale sử dụng radar RBE2 cùng nhiều thiết bị và hệ thống khác của Hãng Thales (một nhà thầu phụ trong phát triển Rafale). Hiện nay, Thales thực hiện nâng cấp biến thể quét điện tử chủ động (AESA) cho RBE2.
Thales cũng là nhà sản xuất của hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA trang bị trên Rafale giúp máy bay này có khả năng định vị, dò tìm, làm nhiễu và đánh lạc hướng các loại vũ khí sử dụng laser, tia hồng ngoại và điện từ trường. Sự có mặt của SPECTRA giúp Rafale có thể hoạt động một cách an toàn trên không phận của đối phương mà không phụ thuộc quá nhiều vào các tiêm kích chuyên thực hiện nhiệm vụ SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses - chế áp phòng không không quân đối phương).
Một trong những thiết bị chủ chốt nữa của Rafale do Thales chế tạo là hệ thống khóa mục tiêu đa nhiệm Damocles. Nhờ có Damocles, máy bay Rafale có thể dẫn đường bằng laser cho tên lửa trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày và ban đêm. Damocles có bộ phát laser mạnh và khả năng chụp hình với độ phân giải cao. Những khả năng này giúp tăng cường tầm hoạt động của vũ khí và nâng cao tỷ lệ sống sót trước các hệ thống phòng không của kẻ thù.
Về sức mạnh hỏa lực, Rafale trang bị 4 tên lửa dẫn hướng không đối đất AASM, các tên lửa này đều là phiên bản có khả năng dẫn đường kết hợp với GPS để nâng cao độ chính xác. Ở hai đầu mút cánh lắp tên lửa không đối không hồng ngoại MICA-IR.
Trước đó, Rafale cũng chịu áp lực từ thất bại trong các cuộc bỏ thầu trước đó. Có quá ít đơn đặt hàng sẽ khiến việc nâng cấp sau này gặp nhiều khó khăn, Rafale sẽ sớm trở nên lạc hậu trong 30 năm tới, trừ phi có một đối tác "ngó ngàng”.
EF-2000 Kẻ “ôm hận”
Cùng đưa sản phẩm tới tham dự vào các màn trình diễn ở Paris Air Show 2013, nhưng có lẽ đại diện của EADS mang tâm trạng trái ngược với các nhân viên Dassault bởi mẫu tiêm kích Typhoon của họ vừa bị Rafale “hạ gục” tại Ấn Độ trong phút chót.
Thất bại này thực sự là món đắng khó nuốt với người Anh, tới mức thủ tướng nước này, ông David Cameron có những phát biểu đầy tính cay cú: “Quyết định lựa chọn máy bay Rafale rõ ràng là đáng thất vọng, Ấn Độ đã chú ý đến giá đấu thầu hơn chất lượng của máy bay”. Và rằng, “Typhoon là một loại máy bay tuyệt vời có khả năng tốt hơn nhiều so với Rafale và chúng tôi mong muốn Ấn Độ xem xét lại”.
Quả thực, một số nhà phân tích quân sự thế giới đánh giá, F-22A Raptor của Mỹ, Eurofighter là chiến đấu cơ có khả năng không chiến tốt nhất thế giới, thông qua những cuộc tỉ thí như Indra Dhanush 2007 hay đối đầu với Su-30 MKI của Ấn Độ.
Là loại máy bay chủ lực của không quân 6 quốc gia Anh, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Áo và Arabia Saudi, Eurofighter Typhoon nổi tiếng về khả năng cơ động linh hoạt trong chiến đấu và được trang bị các hệ thống vũ khí nhiều chức năng. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2 (vận tốc gấp 2 lần vận tốc âm thanh).
Thiết kế gốc của Typhoon EF-2000 rất chắc chắn và mạnh mẽ, với bộ khung có khả năng chịu tải trọng cùng với áp lực khi không chiến tốc độ cao. Về vũ khí, cấu hình vũ khí tiêu chuẩn của EF-2000 Typhoon gồm 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 và 2 tên lửa đối không tầm ngắn ASRAAM.
Về hệ thống điện tử, trong tương lai EF-2000 Typhoon có thể được trang bị radar công nghệ AESA với tên gọi Captor-E được phát triển dựa trên radar Captor đang sử dụng trên EF-2000 Typhoon, được thiết kế lại phần ăng ten, thiết bị phát năng lượng tần số cao.
Được trang bị bộ vi xử lý “back-end”, radar mới có khả năng phát 1.425 tia điện tử độc lập, cung cấp khả năng giám sát đồng thời không đối không, đối đất, đối hải và quản lý giao diện vũ khí, cho phép phát hiện nhanh, chính xác, nhiều đối tượng cùng lúc, với chi phí bảo dưỡng thấp hơn so với radar cũ.
Tuy thất bại ở Ấn Độ, nhưng EF-2000 vẫn có cơ hội giành giật các hợp đồng béo bở ở UAE và Malaysia và Paris Air Show 2013 là một dịp tốt để chiến đấu cơ này thu hút sự chú ý của các đối tác tiềm năng.
Gripen Kỳ vọng ở hậu duệ
ũng chịu chung số phận như EF-2000 Typhoon ở Ấn Độ nhưng Jas-39 Gripen của Thụy Điển đã bị loại ngay từ vòng đầu. Do vậy, đại diện của hãng Saab không đến nỗi ôm hận như các đồng nhiệm ở EADS. Công bằng mà nói Jas-39 là một chiến đấu cơ không đến nỗi tồi, máy bay này chỉ không may mắn có được các mối quan hệ tốt ở hậu trường các vòng đàm phán như Rafale hay EF-2000 mà thôi.
JAS-39 Gripen được thiết kế là một chiếc máy bay đa nhiệm hạng nhẹ. Mục tiêu này thể hiện rất rõ ở hệ thống điện tử trang bị trên Gripen. Hệ thống này là sản phẩm của các công ty điện tử hàng đầu châu Âu với radar tầm xa PS-05 do Ericsson sản xuất, có khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng và tự động theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.
Nó cũng có thể dẫn đường cùng lúc cho bốn tên lửa không đối không tầm xa loại hiện đại nhất đang được trang bị cho NATO như AIM-120 AMRAAM, MBDA MICA tấn công bốn mục tiêu khác nhau. Hệ thống vũ khí của Gripen bao gồm một khẩu pháo Mauser 27mm do Đức sản xuất với 120 viên đạn được gắn trong thân máy bay có khả năng ngắm bắn tự động bằng radar. Ngoài ra, 7 mấu cứng trên cánh và thân có thể gắn các loại tên lửa, bom, thùng dầu phụ hay thiết bị đối kháng điện tử.
Trong tương lai, từ sản phẩm tiêu biểu là mẫu Gripen NG (biến thể nội địa), hãng Saab sẽ cho ra mắt các mẫu chiến đấu cơ có tầm bay xa hơn, mang được nhiều vũ khí hơn và trang bị động cơ F414G của General Electric có công suất mạnh hơn.
Su-139 Bí ẩn
Ngay trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay luôn dành cho Paris Air Show những bất ngờ thú vị. Còn nhớ, vào năm 1989, Liên Xô bất ngờ phá vỡ truyền thống “bí mật quân sự”, đã lần đầu tiên giới thiệu các máy bay chiến đấu tối tân của mình tại một triển lãm hàng không thế giới.
Khi đó, ngành hàng không Liên Xô đã thực hiện cú hat-trick gây sốc cho toàn bộ phương Tây bằng việc giới thiệu liền một lúc ba siêu phẩm: tiêm kích Su-27 với “cặp đôi” vận tải cơ An-225 và tàu con thoi Buran (Bão tuyết).
Nếu như Su-27 đã bay một mạch từ sân bay quân sự Zhukovsky tới tận Paris thì An-225 còn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa bằng màn “cõng” tàu con thoi Buran hạ cánh xuống sân bay Le Bourget. Cũng tại đây, phi công lái máy bay thử nghiệm Pugachev đã thực hiện “cú phanh gấp trên không” với Su-27, thể hiện khả năng cơ động siêu việt của tiêm kích hạng nặng này. Động tác này đi vào lịch sử hàng không với tên gọi động tác rắn hổ mang Pugachev.
Tiếp nối truyền thống có từ thời Liên Xô, ngành hàng không Nga ngày nay cũng dành nhiều bất ngờ cho thế giới ở Paris Air Show, với sự xuất hiện của Su-139. Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ thông tin cụ thể nào về loại máy bay này.
Nhưng qua ghi nhận của các kênh truyền thông quốc tế, loại máy bay này có vẻ bề ngoài khá giống với dòng máy bay Su-27/Su-30. Nhiều đồn đoán cho rằng, thực chất, đây là một biến thể nâng cấp của dòng máy bay Su-35, mà cụ thể là bản mới nhất của Su-35S, loại máy bay cấm xuất khẩu của quân đội Nga.
Nếu như vậy, có thể dự đoán rằng máy bay được trang bị một khung máy bay mới với tuổi thọ lên đến 6.000 giờ bay, tương đương với 30 năm. Đồng thời, Su-139 có thể được trang bị hệ thống lái điện tử hoàn toàn (fly-by-wire), nghĩa là sẽ không có đường kết nối cơ khí nào giữa thanh điều khiển với các cánh nâng bên ngoài. Ngoài những thông số này, tính năng kỹ - chiến thuật của Su-139 có thể giống với các thông số của Su-35.
Cũng có ý kiến cho rằng, cách đặt tên Su-139 là một kiểu “chơi chữ” của người Nga. Thực chất, đây vẫn là Su-35S nhưng có thêm chút nâng cấp không đáng kể. Hoặc việc đặt tên lạ, chỉ là để làm mới Su-35S đã được giới thiệu tại châu Á năm ngoái (Singapore Air Show 2012). Dù sao, màu sắc bí ẩn quanh Su-139 cũng đẹp như màn mây khói bao quanh chiếc máy bay này khi nó đang thực hiện động tác cơ động ở vận tốc siêu âm.
Theo Thế giới & Hội nhập

Không có nhận xét nào: