CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Nga “hồi sinh” máy bay “nằm đất” thành sở chỉ huy

zvestia đưa tin, Nga vừa hoàn thành khôi phục máy bay Il-22 đã niêm cất 23 năm trong kho để làm sở chỉ huy trên không cho lực lượng không quân.
Sở chỉ huy bay trên không đặt trên máy bay Il-22 đã được niêm cất 23 năm ở sân bay Levashov gần Saint Petersburg từng là máy bay duy nhất của Không quân Nga mang số hiệu của Không quân Liên Xô.
Cho đến gần đây trên thân máy bay vẫn còn sơn CCCP-75898 (Liên bang CHXHCN Xô Viết – 75898). Các máy bay khác hoặc đã được mang số hiệu Không quân Nga với hai chữ RA (Quân đội Nga) hoặc RF (Liên bang Nga), hoặc đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Chiếc Il-22 Liên Xô cuối cùng được hiện đại hoá và phục hồi và tháng 6 năm nay đã trở về đội hình, với số hiệu Nga RF– 90786.
Chiếc máy bay được xuất xưởng năm 1978 tại nhà máy Znamya truda ở Moscow, và cho đến năm 1990 từng là sở chỉ huy bay trên không của Không quân Liên Xô. Thay cho sửa chữa theo kế hoạch Il-22 đã được niêm cất và bảo quản tại sân bay quân sự Levashovo gần Saint Peterburg.
Máy bay vận tải Il-22.

Tác chiến điện tử-sự thành bại của chiến tranh công nghệ cao

Quy luật khắc nghiệt của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Trước tình hình căng thẳng ngày một căng thẳng trên Biển Đông, Hoa Đông giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Philipines, Việt Nam…cùng với sự can dự của Mỹ thì tác chiến điện tử là vô cùng quan trọng.
Dư luận, báo chí lại tốn không ít lời và giấy mực để bình luận, so sánh sức mạnh quân sự của từng bên đối địch…Tuy nhiên, sự đánh giá đều thiếu độ chính xác hoặc chỉ là phép cộng trừ số học khi chỉ căn cứ vào tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí trang bị mà đôi bên hiện có, bởi lẽ, có một khả năng quyết định sự thắng, thua của chiến tranh hiện đại bằng vũ khí công nghệ cao (VKCNC) thì không ai có thể nắm biết được. Đó là khả năng tác chiến điện tử của từng bên tham chiến.

Thủy thủ Việt Nam sắp học lái tàu ngầm tại Cam Ranh

Trung tâm huấn luyện thủ thủ tàu ngầm đặt ở Cam Ranh chuẩn bị đón những học viên đầu tiên vào tháng 11.
Bên lề Triển lãm hải quân quốc tế ở Saint Petersburg (IMDS 2013), Tổng giám đốc Tập đoàn NPO Avrora Konstantin Shilov tiết lộ, giai đoạn thành lập trung tâm đào tạo chuyên ngành các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam để điều khiển các tàu ngầm Kilo Project 636 sắp kết thúc và trung tâm sẽ tiếp nhận những học viên đầu tiên vào tháng 11.
Để đào tạo các thủy thủ tàu ngầm, trong căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam đã xây dựng 2 tòa nhà với tổng diện tích hơn 10.000 m2.
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam có lẽ phần lớn được đào tạo trong nước.
Trung tâm được thành lập để đào tạo các thủy thủ đoàn điều khiển vận hành 6 tàu ngầm phi hạt nhân Kilo mà hợp đồng cung cấp cho Việt Nam đã được ký kết hồi năm 2009.
Kilo Project 636 là tàu ngầm đa năng hiện hoạt động ở Nga, Trung Quốc và Algeria. Chính những con tàu này sẽ tạo cơ sở cho hạm đội tàu ngầm của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
(BKT)
Tin liên quan:

Hé lộ pha ‘cải tử hoàn sinh’ của tàu ngầm Lada

Gần 1 năm sau khi bị tuyên án tử, bất ngờ dự án tàu ngầm Lada được Hải quân Nga đưa về ‘từ cõi chết’ với nhiều tham vọng mới.
Dự án Lada được Hải quân Nga khôi phục sau một năm kể từ khi quyết định hủy bỏ nghiên cứu. Cùng với đó là dự định hợp tác phát triển với hãng đóng tàu Ilatia có tên Fincantieri để chế tạo các tàu ngầm S-1000, một phần của dự án Lada.
Tàu ngầm S-1000 mà Nga hợp tác với Italia chính là phiên bản hiện đại hơn của Amur 950 đã nói đến trong bài viết trước
Mặc dù không có thay đổi về công nghệ nhưng việc kết hợp với hãng đóng tàu Italia sẽ giúp mỗi chiếc tàu ngầm S-1000 rẻ hơn 100 triệu USD so với Amur 950.
Tàu ngầm lớp Lada của Hải quân Nga

Gepard 3.9 mới của Việt Nam: Sức mạnh chống ngầm, chống hạm, phòng không đều tăng

Sau thời gian sử dụng và đánh giá, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho 2 tàu Gepard 3.9 mới.
Cổng thông tin điện tử Hải quân Trung ương dẫn lời từ phát ngôn viên của nhà máy Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky của Nga tại triển lãm hải quân quốc tế IDMS 2013 cho biết: Nga sẽ bắt đầu khởi đóng cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ hai cho Hải quân Việt Nam vào tháng 9 tới. Đây thực sự là một tin vui với Việt Nam.
Chiếc tàu thứ 3, 4 này được tiếp tục triển khai theo kế hoạch sau quá trình sử dụng 2 chiếc tàu Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng hi vọng rằng sẽ có những sự nâng cấp mạnh mẽ hơn nữa nhằm bổ khuyết những hạn chế mà hai chiến hạm đầu tiên gặp phải trong quá trình sử dụng.
Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm

“Đặc sản” giao thông Triều Tiên: Ô tô chạy bằng… củi

Nhiều người nước ngoài biết Triều Tiên qua các vụ phóng tên lửa và chương trình hạt nhân. Nhưng không nhiều người biết, ở đất nước này rất thịnh hành một loại xe tải chạy bằng… củi.
Không có nhiều nguồn cung cấp dầu mỏ nội địa, cũng không có mấy cơ hội để nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài, trong khi nhu cầu vận chuyển (nhất là phục vụ quân đội) lại lớn, Triều Tiên phải vận dụng đến một loại chất đốt rất truyền thống: Củi.
Thùng chất đốt được gắn ở thùng xe

Không quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận một ngàn tên lửa siêu thanh BrahMos

Tên lửa siêu thanh BrahMos, sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ chưa hề được bán cho các nước thứ ba.
Phóng viên đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, giám đốc điều hành BrahMos Aerospace từ phía Nga, ông Alexander Maksichev đã cho biết điều này hôm Chủ nhật, ngày cuối cùng của Hội chợ Hải quân quốc tế lần thứ VI tại St Petersburg.
Quả là có một số quốc gia bày tỏ quan tâm mua, nhưng chưa có hợp đồng thực tế nào.
Đến thời điểm này, Ấn Độ đã ký mua cho lực lượng vũ trang quốc gia gần một ngàn tên lửa siêu thanh BrahMos.
(BGD)

Su-35: “ứng viên” xuất sắc thay thế MiG-21 Việt Nam

Su-35 là tiêm kích hạng nặng, tuy nhiên ở vai trò chiếm ưu thế trên không và bảo vệ không phận thì nó là một ứng viên quá xuất sắc.
Tiếng tăm của Su-35 đã quá nổi tiếng trên khắp thế giới, báo chí thế giới đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bình phẩm về tiêm kích tối tân này. Sự nổi tiếng của Su-35 không chỉ đến từ những thông số kỹ thuật “khủng” ghi trên giấy mà còn đến từ những chiêu PR độc đáo của tập đoàn Sukhoi nhằm quảng bá  nó đối với thế giới.
Chương trình phát triển Su-35 được khởi xướng từ những năm 1980, ban đầu Tập đoàn Sukhoi đơn giản là chỉ tìm cách nâng cao hiệu suất của Su-27. Chương trình phát triển được gọi là Su-27M, nguyên mẫu của chương trình là T10-M cất cánh lần đầu tiên vào năm 1988.
Thiết kế cải tiến Su-27M - tiền thân của tiêm kích thế hệ 4++ Su-35.

Công dân Nga bị An ninh quốc gia Mỹ nghe lén

Trang mạng Lenta.ru ngày 7/7 dẫn thông tin trên báo “O Globo” của Brazil cho biết Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã nghe lén cuộc gọi của các công dân Nga cũng như giao tiếp của họ trên Internet.

Thành viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Ruslan Gattarov đã đề xuất thành lập một nhóm công tác “để điều tra hành động vi phạm quyền công dân LB Nga”, những người có thể bị thiệt hại trước hành động của tình báo Mỹ. Ảnh: Internet.
Thành viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Ruslan Gattarov đã đề xuất thành lập một nhóm công tác “để điều tra hành động vi phạm quyền công dân LB Nga”, những người có thể bị thiệt hại trước hành động của tình báo Mỹ. Ảnh: Internet.

Sự xảo quyệt của Trung Quốc ở Biển Đông đang qua mặt dư luận?

Chính Trung Quốc đã dùng mọi thủ đoạn để đẩy căng thẳng Biển Đông lên cao trào hòng vừa chiếm lợi thế trên thực địa tranh chấp, vừa ấp ủ âm mưu đánh lừa dư luận bằng chiêu “tiếp cận mới”, giả vờ nhân nhượng với việc đồng ý “tham vấn” COC với ASEAN, sau 11 năm tìm mọi cách trì hoãn
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) trao đổi với thành viên đoàn Trung Quốc tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ở Brunei vừa qua.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) trao đổi với thành viên đoàn Trung Quốc tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ở Brunei vừa qua.

Mượn cớ đánh cá, Trung Quốc lập mưu ‘gặm cho bằng hết’ Biển Đông

Lấy cớ là “tăng khả năng thực thi pháp luật hàng hải” và “bảo vệ ngư dân”, nhưng lực lượng tàu thuyền mà Trung Quốc xua ra Biển Đông ngày một lớn, phạm vi hoạt động ngày càng rộng và hành động ngày càng hung hăng. Mưu đồ dần dần mở rộng lãnh hải, lãnh thổ bằng tàu cá của Trung Quốc đã lộ diện.

Tàu cá Trung Quốc co cụm để chống bị bắt giữ khi xâm phạm lãnh hải nước ngoài.
Tàu cá Trung Quốc co cụm để chống bị bắt giữ khi xâm phạm lãnh hải nước ngoài.
Cuối tháng 3/2013, Trung Quốc đã đưa tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất của họ là Ngư Chính 312 khởi hành từ Quảng Châu đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chiếc tàu này đi cùng với 21 tàu tuần tra lớn nhỏ khác của Trung Quốc và hơn 3.000 nhân viên được giao nhiệm vụ “thực thi luật ngư nghiệp” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hạm đội tàu tuần tra này thuộc Cục Quản lý Biển và Thủy sản Trung Quốc (SSRFAB) kéo ra Biển Đông núp dưới danh nghĩa “hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc” và nực cười thay, thực chất của việc này là hộ tống các tàu đánh cá xâm phạm vùng biển của nước khác một cách trái phép với âm mưu “tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông”.
Trong bài bình luận có tiêu đề “Trung Quốc: Đánh cá để mở rộng lãnh hải” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Á Âu, tác giả Lucio Blanco Pitlo III đã nhận định: Nhờ chính sách “mở rộng phạm vi thực hiện các quyền hàng hải” của Trung Quốc, SSRFAB ngày càng được trao nhiều quyền lực, được trang bị tốt hơn với những con tàu hiện đại và cả những tàu chiến mà Hải quân Trung Quốc đóng mới hoặc hoán cải. Nhờ sự trợ giúp này mà thời gian qua, tần suất “tuần tra” trên Biển Đông của SSRFAB đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê, tổng số ngày tuần tra kiểu như vậy của Trung Quốc ở Biển Đông đã tăng lên từ mức 477 ngày hồi năm 2005 lên 1.235 ngày trong năm 2009.
Bằng sự hiếu chiến ngày càng tăng này, Trung Quốc đã giảm thiểu được số tàu cá nước này bị láng giềng bắt giữ do xâm nhập lãnh hải có chủ đích, cũng như đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông như thể đó là ao nhà của họ.
Hộ tống tàu cá của mình đi xâm nhập vùng biển nước khác nhưng Trung Quốc còn ngang ngược hơn khi tăng cường bắt giữ, trục xuất tàu thuyền của nước khác với cáo buộc “xâm phạm vùng biển Trung Quốc” bất chấp những tàu thuyền đó đang hoạt động trên ngư trường truyền thống của họ hàng trăm năm qua, hay thậm chí là còn đang trong vùng đặc quyền kinh tế của nước họ.
Tàu Ngư Chính 312
Tàu Ngư Chính 312

Năng lực phòng không cho Gepard-3.9 sẽ tăng gấp bội phần

Trong khuôn khổ triển lãm IMDS-2013, lần đầu tiên Nga giới thiệu tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 có thể được tích hợp hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1.
Cụ thể, Gepard-3.9 đang được Nga giới thiệu tại IMDS-2013 có thể sẽ được trang bị hệ thống phòng không đa kênh Shtil-1 biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk -M1.
Hệ thống được bố trí trong các ống phóng thẳng đứng với cơ số 32 đạn tên lửa. Hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Shtil-1 sẽ thay thế cho hệ thống phòng không tích hợp Palma nhằm tăng cường khả năng phòng không trên hạm cấp biên đội tàu cho Gepard-3.9.
Sức mạnh tác chiến của Gepard-3.9 sẽ tăng lên rất nhiều lần với việc tích hợp hệ thống phòng không đa kênh Shtil-1.
Sơ đồ minh họa bố trí hệ thống phóng và các cảm biến cùng hệ thống điều khiển hỏa lực của hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 trên tàu chiến. Ảnh minh họa
Điểm mạnh của hệ thống này là các cảm biến chính của nó được trang bị phía trên cột buồm cung cấp trường giám sát 360 độ và nó có thể phóng tên lửa tấn công mục tiêu từ bất kể góc phương vị nào.
Mục tiêu có thể được chỉ thị bằng radar, hệ thống quang điện. Thời gian dãn cách phóng từ đạn tên lửa thứ nhất đến đạn tên lửa tiếp theo chỉ có 2 giây.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km, xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa lên đến 90%.
Hệ thống điện tử trên tàu có khả năng dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu riêng biệt.

Nhiều báo điện tử Việt Nam bị tấn công

Trong ba ngày từ 3 đến 6-7, website một số báo điện tử lớn tại Việt Nam có dấu hiệu bị tấn công.
Các tờ gồm Vietnamnet, Tuoitre, Dantri và trang tin Kenh14 có dấu hiệu bị tấn công mạng, qua phương thức tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) khiến người dùng không thể hoặc rất khó truy cập.
Nhiều báo điện tử Việt Nam bị tấn công
Nhiều báo điện tử Việt Nam bị tấn công

Việt Nam nhận 2 tàu Gepard vào năm 2016-2017

Phía Nga sẽ khởi đóng 2 tàu Gepard tiếp theo cho Việt Nam trong tháng 9 và dự kiến chuyển giao trong giai đoạn 2016-2017.
Bên lề triển lãm hải quân quốc tế (IMDS 2013), phát ngôn viên của nhà máy Zelenodolsky cho hay, sẽ bắt đầu khởi đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong tháng 9.
Theo Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Vyacheslav Dzirkaln thì trong tháng 7/2012, Việt Nam chính thức ký hợp đồng với Nga mua thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, sau quá trình vận hành cho thấy lớp tàu này có khả năng hoạt động tốt trên vùng biển duyên hải ở Biển Đông.
Vừa qua, 2 tàu Gepard 3.9 đã thực hiện cuộc tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc thành công trong điều kiện thời tiết rất xấu, biển động dữ dội.
Cũng theo đại diện của Zelenodolsky, 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 mới sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào năm 2016-2017. Không rõ tại sao thời gian bàn giao (3 năm) lại khá lâu tới như vậy, bởi đây chỉ là lớp tàu hộ vệ cỡ nhỏ có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn.
Tàu hộ vệ Lý Thái Tổ HQ-012 trong chuyến thăm Trạm Giang, Trung Quốc.

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào?(1)

Trong bảo vệ Trường Sa, chỉ mình lực lượng trên đảo là không đủ để đối phó với lực lượng địch hùng hậu mà cần có sự chi viện từ đất liền.
Được thành lập ngày 7/5/1955, Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia và đặc biệt là thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Lực lượng hải quân của ta ngày càng chính qui, tinh nhuệ và hiện đại, với những trang bị khí tài thế hệ mới, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Lực lượng phòng ngự trên đảo chủ yếu trang bị vũ khí hạng nhẹ.

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (2)

Hải quân Nhân dân Việt Nam mạnh trong tác chiến bảo vệ gần bờ nhưng khi bảo vệ Trường Sa thì đó là bài toán không hề đơn giản.
Kỳ 2: Nhận diện khó khăn trong bảo vệ Trường Sa
Trong những năm qua, nhằm mục đích bảo vệ vững chắc biển, đảo tổ quốc và nhất là quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân, không quân Việt Nam đã được đầu tư nâng cấp, trang bị thêm nhiều khí tài mới. 

Năng lực phòng thủ biển của Việt Nam


Hải quân Việt Nam sử dụng bốn lực lượng để tác chiến bảo vệ vùng biển, đảo tổ quốc gồm:

- Thứ nhất, các tên lửa bờ biển gồm có các tổ hợp 4K51 Rubezh (tầm bắn 80km), K-300P Bastion-P (tầm bắn 300km) và đặc biệt là tổ hợp 4K44 Redut đạt tầm bắn 460km (có nguồn tin cho rằng đạn tên lửa P-35 của tổ hợp đã được cải tiến tăng tầm bắn lên 550km). 

Tên lửa bờ biển hình thành một hệ thống phòng ngự tầm xa, phủ kín một vùng biển rộng, triển khai đánh tàu địch ngay từ khoảng cách rất xa. Kẻ địch càng vào gần thì hỏa lực quân ta càng mạnh. 

- Thứ 2 là các tàu ngầm Kilo, làm nhiệm vụ phục kích, bí mật đánh địch trên đường hành quân, trong khi chúng triển khai đội hình tiến công.

- Thứ 3 là các máy bay Su-22, Su-27, Su-30, thậm chí là cả MiG-21 mang bom và tên lửa diệt hạm, bất ngờ đột kích tấn công đội hình địch, bảo vệ trên không cho quân ta.

- Và cuối cùng là các tàu hộ vệ tên lửa, như Gepard 3.9, Project 1241.8, mang tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km). Đây cũng là loại tên lửa chống tàu mạnh nhất có trong trang bị tàu mặt nước hải quân. Trong chiến đấu, các tàu này ẩn nấp ở gần bờ, nơi có nhiều địa hình, địa vật thuận lợi, bất ngờ sử dụng tốc độ cao để áp sát tấn công địch. 
Biên đội tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (3)

Với hỏa lực phòng không không mạnh, biên đội tàu chiến đấu của ta sẽ phải khá khó khăn đối phó trước vũ khí diệt hạm tàu mặt nước của đối phương.
Để tiếp viện cho Trường Sa, đầu tiên là đơn vị tàu chiến của ta phải tiêu diệt hạm tàu bảo vệ quân đổ bộ đối phương. Tuy nhiên, như đã trình bày ở kỳ trước, phạm vi hỏa lực chống tàu của ta kém hơn kẻ địch “giả định” (tầm bắn tên lửa diệt hạm Kh-35 Uran thua kém tầm bắn của địch). 

Như vậy, ta đã đặt mình vào thế phòng thủ phải đánh trả lại máy bay và tên lửa diệt hạm đối phương. Vượt qua bức tường này, biên đội tàu ta mới có cơ hội diệt tàu địch. 

Tình huống giả định, khi phát hiện biên đội tàu tiếp cận, đối phương sẽ phóng tên lửa hành trình chống tàu nhắm vào phía biên đội tàu ta. Vậy, biên đội tàu ta sẽ làm gì để có thể ngăn chặn và phản công?

Dùng hỏa lực của tàu đối phó

Hệ thống phòng không của biên đội tàu ta gồm có 2 vũ khí chính: tổ hợp phòng không Palma-SU (trang bị trên 2 tàu Gepard 3.9) và tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630 (trang bị rộng rãi cho các tàu tên lửa, tàu pháo cỡ nhỏ). 

Ngoài ra, còn có thể kể thêm cả pháo hạm AK-176 được cho là có khả năng phòng không bên cạnh nhiệm vụ chính là đối hải. Tuy nhiên, vì tốc độ bắn hạn chế, chỉ ở mức 120 phát/phút, nên khả năng chống tên lửa diệt hạm của AK-176 vẫn cần được xem xét.
Pháo phòng không cao tốc AK-630 đạt tốc độ bắn 5.000 phát/phút.

Giải bài toán Việt Nam bảo vệ Trường Sa thế nào? (4)

Ngoài phòng không, năng lực chiến đấu chống tàu của chiến hạm Việt Nam còn hạn chế, nên cần trang bị tên lửa tầm xa tương đương đối phương.
Tấn công cũng khó

Quá khứ từng chứng kiến tàu chiến (trang bị tên lửa có tầm bắn ngắn hơn) đánh chìm tàu có tên lửa đạt tầm bắn xa hơn. Đó là 2 trận đánh giữa Hải quân Isarel với Ai Cập (trận Baltim) và Syria (trận Latakia) trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Trong trận chiến này, tàu tên lửa Isarel chỉ được trang bị tên lửa Gabriel (tầm bắn 15-20km), trong khi tàu chiến Ai Cập – Syria có tên lửa P-15 Termit (tầm bắn 40km). Ở cự li 38km, các tàu Ai Cập - Syria đều phóng tên lửa, lợi dụng ưu thế về tầm bắn để đánh phủ đầu, tiêu diệt địch. 

Tuy nhiên, tàu Isarel sử dụng biện pháp gây nhiễu đầu tự dẫn dẫn tên lửa P-15 bằng các đầu tạo xung gây nhiễu; đồng thời thành tàu được phủ lớp vật liệu hấp thụ sóng điện từ. Điều này khiến cho các tên lửa P-15 của Ai Cập – Syria mất phương hướng, đánh trượt mục tiêu. Sau đó, biên đội tàu tên lửa Isarel nhanh chóng tăng tốc, sử dụng tốc độ cao để thu hẹp khoảng cách và phóng tên lửa Gabriel tiêu diệt toàn bộ tàu Ai Cập – Syria, giành chiến thắng. 

Thắng lợi do tàu Isarel giành được là do ưu thế về kĩ thuật gây nhiễu điện từ. Về nguyên nhân Ai Cập và Syria thất bại, trước hết do họ đã phóng hết đạn tên lửa P-15 Termit, không còn vũ khí đối phó. Thứ 2, hải quân các nước này kém cỏi về tổ chức đánh trận, hoàn toàn không có không quân, hay một biên đội tàu nào xuất kích ứng cứu, dẫn đến thất bại. Trong khoảng thời gian nửa giờ, nếu Ai Cập và Syria điều không quân đánh chặn, thì Hải quân Isarel chưa chắc đã thắng trận.
Trận hải chiến Baltim 1973, tuy trang bị tên lửa mạnh hơn nhưng Hải quân Ai Cập vẫn bị tàu chiến Israel với tên lửa yếu hơn đánh bại.

'Nỗi khiếp sợ của xe tăng’ trên vai Hải quân đánh bộ Việt Nam

Cùng với súng trường tấn công Tar-21 đến từ Israel, Hải quân đánh bộ Việt Nam còn một vũ khí khác của Israel không kém phần uy lực, đó chính là tên lửa vác vai hạng nhẹ MATADOR với mục đích tiêu diệt tấn công các xe tăng, xe bọc thép, xe lội nước và các loại xe chở quân đổ bộ tấn công.
MATADOR thuộc dòng tên lửa vác vai diệt tăng hạng nhẹ với kích cỡ nòng lên đến 90mm, sử dụng 2 loại đầu đạn tấn công tiêu chuẩn là HEAT và HESH. Đây là một sản phẩm từ sự hợp tác quân sự giữ Singapore và Israel. Nguyên mẫu của MATADOR là hệ thống tên lửa vác vai của Cộng hòa liên bang Đức Armbrust nhưng có nhiều cải tiến vượt bậc và đã tạo được dấu ấn trong hệ thống tên lửa chống tăng vác vai trên thế giới.
MATADOR được phát triển từ những năm 2000, nhằm thay thế cho các hệ thống Armbrust đã lỗi thời được biên chế trong Quân đội Cộng hòa Singapore. Sau một loạt các biên bản thỏa thuận và hợp tác phát triển vũ khí chống tăng hạng nhẹ, Quân đội Cộng hòa Singapore (SAF), Cục công nghệ và khoa học quân sự Singapore cùng với 2 tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn của Israel là Rafael và Dynamit đã lên một dự án phát triển một mẫu tên lửa vác vai tấn công nhằm trang bị cho SAF và Lực lượng vệ binh Israel.
Phiên bản MATADOR-MP trang bị cho Hải quân đánh bộ Việt Nam

La Viện bẽ mặt, phô trương, dọa dẫm, Trung Quốc tự hại mình

Trung Quốc nên chuyển dần dần từ việc đưa ra những tuyên bố phô trương, dọa dẫm và tham vọng sang những tuyên bố mang tính “hai bên cùng có lợi”
Ngoại trưởng Philippines “không để ý” đến “diều hâu” Trung Quốc
La Viện, nhân vật nổi bật trong giới “diều hâu” Trung Quốc đã bị một phen bẽ mặt khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario công khai quan điểm xem thường những phát biểu hiếu chiến của viên tướng hung hăng này.
Trong một cuộc họp báo tổ chức ngày 5/7, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, khi được hỏi về những lời lẽ ngang ngược của La Viện dành cho Philippines và nhiều quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây, ông Rosario chỉ nói ngắn gọn “Phản ứng của tôi là: Chúng ta không cần phải để ý đến những phát biểu của viên tướng Trung Quốc”.
La Viện, học giả mang lon thiếu tướng, nhân vật "diều hâu" nổi tiếng của Trung Quốc

Nga sắp khởi đóng 2 tàu Gepard tiếp theo cho Việt Nam

Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky của Nga sẽ bắt đầu khởi đóng cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ hai cho Hải quân Việt Nam vào tháng 9 tới – Cổng thông tin điện tử Hải quân Trung ương dẫn lời từ phát ngôn viên của nhà máy tại triển lãm hải quân quốc tế IDMS 2013 cho biết.
Hai tàu Gepard 3.9 tiếp theo (tàu thứ ba và thứ tư) được đóng cho Hải quân Việt Nam trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp bổ sung, được Nga và Việt Nam ký kết từ năm 2012, sau khi quá trình vận hành tàu cho thấy Gepard 3.9 có khả năng hoạt động tốt trên vùng biển duyên hải ở Biển Đông.
Theo tiết lộ của nhà máy Zelenodolsk, hai tàu hộ tống Gepard 3.9 mới này sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2016 và 2017.
Trước đó, năm 2007, nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đã khởi đóng 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên trong hợp đồng cung cấp loạt 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam với tổng trị giá khoảng hơn 300 triệu USD.

Hai chiến hạm Gepard mới sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2016 và 2017

Tháng 9 tới, 2 tàu ngầm “Hà Nội” và “TP HCM” về Việt Nam

Tháng 9 tới, 2 tầu ngầm Kilo 636 đầu tiên của Việt Nam mang tên “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ tự hành trình, vượt hàng ngàn km về Việt Nam từ nhà máy đóng tàu của Nga ở TP Saint-Peterburg.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời chuyên gia quân sự nước này cho biết 2 tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, mang tên tàu ngầm “Hà Nội” (mang ký hiệu HQ-182) và “Thành phố Hồ Chí Minh” (HQ-183), sẽ có chuyến hành trình tự bơi về Việt Nam qua vùng biển châu Phi.
2 tàu ngầm “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” đã trải qua các đợt thử nghiệm nhà máy và thử nghiệm cấp Nhà nước một cách xuất sắc, thực hiện thành công nhiều chuyến lặn sâu. Trong đó tàu ngầm “Thành phố Hồ Chí Minh vừa hoàn thành chuyến lặn sâu 190 m trên biển.
2 tàu ngầm lớp Kilo 636 đang neo đậu tại nhà máy Admiralty Verfi
2 tàu ngầm lớp Kilo 636 đang neo đậu tại nhà máy Admiralty Verfi

Siêu tăng Armata sẽ trang bị “robot súng máy”

Module súng máy điều khiển từ xa sẽ được lắp lên xe tăng Armata, xe chiến đấu bộ binh Kurganets 25 và xe bọc thép Bumerang.
Tờ Izvestia dẫn lời Phó Giám đốc Tập đoàn Tractor Plants Mikhail Levshunov, xe chiến đấu bộ binh hiện đại nhất Kurganets và xe tăng Armata sẽ được trang bị “robot súng máy” có thể tự động tiêu diệt mục tiêu đã chọn và “nó sẽ tự bắn cho đến khi mục tiêu bị tiêu diệt”.
Ông này cho biết, các công trình nghiên cứu module điều khiển từ xa được tiến hành trong khuôn khổ nghiên cứu chế tạo các mẫu trang bị kỹ thuật lục quân mới. Tuy nhiên, ông Levshunov không tiết lộ thêm chi tiết, lấy lí do bảo mật thông tin.
Trong khi đó nguồn tin ở tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết, là module này được lắp súng máy hạng nặng Kord do viện nghiên cứu khoa học trung tâm TsNII Burevesnik ở Nizhniy Novgorod thiết kế chế tạo. Nó có thể tiêu diệt mục tiêu trên không và trên bộ. Nhờ bộ ngắm tìm nhiệt nên trang bị này có thể hoạt động cả ban đêm, khi trời mưa và sương mù.
Phác họa siêu tăng Armata của Nga.
Phác họa siêu tăng Armata của Nga.

Máy bay quân sự: Vũ khí… mong manh

Ngoài những lý do như sự cố kỹ thuật, điều kiện thời tiết bất lợi, lỗi của phi công, máy bay quân sự còn có thể bị rơi bởi một nguyên nhân “trời ơi” khác: do va chạm với… chim.
Trong thời gian gần đây, liên tục xảy ra những vụ máy bay quân sự bị rơi. Do đâu và vì đâu những “đại bàng” của không quân nhiều quốc gia bị gãy cánh trong hoàn cảnh không có chiến sự?
Trong tất cả các loại trang thiết bị quân sự dùng trong quân đội các nước trên thế giới, tỷ lệ rủi ro trong hoạt động cao nhất thuộc về lực lượng không quân.
Sự trục trặc, hỏng hóc trong khi vận hành đối với các loại trang bị vũ khí là điều khó tránh khỏi. Một chiếc xe tăng có thể bất ngờ chết máy trong lúc đang hành quân hay động cơ một chiếc tàu chiến có thể gặp sự cố khi hoạt động. Các sự cố trên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của trang bị khí tài đó nhưng nó vẫn an toàn ở trên mặt đất hay trên mặt biển. Nhưng đối với một máy bay thì bất kỳ sự cố kỹ thuật nào đều có thể trở thành thảm họa.
Máy bay quân sự: Vũ khí... mong manh

Việt Nam sắp vận hành UAV quân sự tự sản xuất

Các nhà nghiên cứu đang hoàn tất các công đoạn để cuối năm 2013 đưa máy bay không người lái (UAV) phục vụ mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam.
Dự kiến cuối năm nay, Viettel sẽ chính thức ra mắt máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam.
Đại tá Đỗ Văn Lập, Giám đốc Trung tâm khí cụ bay của hãng Viettel cho biết, trung tâm được giao nhiệm vụ tạo ra chiếc máy bay không người lái đầu tiên từ tháng 11/2011, đến tháng 12 năm ngoái, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam. Máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C, mây mù.
Máy bay không người lái chuẩn bị cất cánh.

Bầy “Sói biển” mạnh mẽ của Nga “át vía” chiến hạm Trung Quốc

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho biết, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức liên tiếp 2 cuộc diễn tập quân sự liên hợp. Cuộc diễn tập đầu tiên sẽ được tổ chức trên biển Nhật Bản từ ngày 5 – 12/7, cuộc diễn tập thứ hai sẽ diễn ra tại khu vực Urals của Nga từ ngày 27-7 đến ngày 15-8.
Để tham gia 2 cuộc diễn tập mang tên Naval Interaction 2013 và “Sứ mệnh Hòa bình 2013” (Peace Mission 2013), cả 2 nước đã điều động tổng cộng 13 tàu chiến. Trong đó, hải quân Trung Quốc cử sang Nga 7 tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải, còn phía Nga phái 5 tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương tham gia diễn tập.
Lực lượng tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận lần này gồm: tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115), Thạch Gia Trang (116); tàu khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169); tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170); tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên Đài (538), Diêm Thành (546) và tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ (881).
Tuần dương hạm Varyag (011) - Kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương
Còn Biên đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga gồm có: Tuần dương hạm, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Varyag (011), tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal – 543), tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov – 572), tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa Project 12411 (Tarantul-III) mang số hiệu 940 (R-11) và 924 (R-14).
Tuần dương hạm Varyag thuộc lớp Atlat (Атлант) tên mã NATO là Slava, thuộc đề án 1164. Nó chính thức được biên chế trong lực lượng hải quân Liên Xô vào ngày 16/10/1989. Đây là loại tuần dương hạm hạng nặng được trang bị nhiều loại vũ khí vũ khí rất khủng của Nga.
Tuần dương hạm mang số hiệu 011 này có lượng giãn nước 11.490 tấn, dài 186,4m, rộng 20,8m, cao 8,4m, biên chế 485 người, trong đó có 38 sĩ quan. Varyag sử đụng 4 động cơ turbin khí, 2 trục đẩy, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7500 hải lý (tương đương 13.200km) với tốc độ 18 hải lý/h. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng Ka-27/28.
Tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal - 543)
Về vũ khí chống hạm, Varyag được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 “Sandbox”) có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km. Về vũ khí phòng không, Varyag trang bị chủ yếu tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble) và 1 giá 2 ống phóng thẳng đứng loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M”.
Về vũ khí chống ngầm, Varyag được trang bị 2 cụm 5 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 ống phóng ngư lôi nước sâu RBU600012 có tầm bắn 6km. Ngoài ra, Varyag còn có 6 bệ phóng loại 6 nòng pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm dùng để phòng thủ giai đoạn cuối và 1 pháo hạm 2 nòng 30mm, tầm bắn 29km.
Tàu “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal – số hiệu 543) và “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov – 572) đều thuộc lớp tàu khu trục tên lửa cỡ lớn chuyên chống ngầm Udaloy-I, được đóng trong khuôn khổ dự án 1155. Các tàu này được xếp vào hàng ngũ những tàu chống ngầm mạnh nhất thế giới. Hiện Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có 4 tàu thuộc lớp này.
Các tàu thuộc dự án Udaloy-I được phát triển trên thiết kế của lớp tàu hộ vệ Krivak, nhưng mở rộng theo hướng tàu khu trục chống ngầm hạng nặng. Các thuộc lớp này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 7300 tấn, tải trọng tối đa 8200 tấn; chiều dài 164m, rộng 19,3m, mớn nước 8m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, vận tốc tuần hành 18 hải lý/h, phạm vi hoạt động tối đa 5700 hải lý (10.400km), thủy thủ đoàn 267 người.
Tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov - 572)

“Truy tìm” tiêm kích thay thế MiG-21 Việt Nam (kì 3)

Việt Nam đã từng theo đuổi tiêm kích Mirage 2000 nhưng không thành công, song lần này chúng ta có thể tính đến Rafale để thay thế cho MiG-21.
Năm 1995, Việt Nam đã từng tiến hành thương thảo với Pháp để mua tiêm kích Mirage 2000. Tuy nhiên, thương vụ đã không thành công vì những lý do khách quan, nhưng điều đó cho thấy rằng tiêm kích của Pháp từng là một trong những ưu tiên cho việc hiện đại hóa không quân Việt Nam.
Tuy đến nay, Mirage 2000 không còn là một tiêm kích xuất sắc, nhưng tập đoàn Dassault đã cho ra đời hậu duệ của Mirage 2000 là mẫu Rafale với nhiều tính năng ưu việt.
Rafale là tiêm kích thế hệ 4+ mới nhất của Tập đoàn chế tạo máy bay lâu đời nhất nước Pháp Dassault Aviation nghiên cứu, phát triển.
Liệu tiêm kích Rafale có cơ hội được phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam?
Dassault đã sử dụng khái niệm “tất cả các nhiệm vụ” nhằm giới thiệu Rafale ra thị trường thế giới và để phân biệt với các máy bay chiến đấu “đa nhiệm” khác. Rafale là chiến đấu cơ hiện đại nhất Quân đội Pháp và có thể coi là một trong những tiêm kích đa chức năng tốt nhất thế giới hiện nay.
Rafale được thiết kế với kiểu cánh tam giác và đây cũng là truyền thống chế tạo máy bay của tập đoàn Dassault.  Máy bay được trang bị cánh mũi để tăng khả năng cơ động, thiết kế khí động học thuộc loại không ổn định, sự dao động của máy bay được kiểm soát bởi phần mềm điều khiển bay.
Thiết kế khí động học có ưu điểm là giúp máy bay có khả năng cơ động cao hơn những tiêm kích khác, nhưng nó đòi hỏi phải có phần mềm kiểm soát bay hiện đại để kiểm soát trạng thái của máy bay. Mặc dù không có khả năng tàng hình một cách đầy đủ, nhưng Rafale được đánh giá có diện tích phản hồi radar (RCS) và độ bộc lộ hồng ngoại tương đối thấp.
Hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại
Pháp là quốc gia có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực điện tử hàng không nên không  có gì ngạc nhiên khi Rafale hội tụ những công nghệ điện tử hàng không đỉnh cao của thế giới.
Buồng lái của Rafale thuộc loại “nhà kính” hiện đại, màn hình hiển thị HUD trước mặt phi công có khả năng thể hiện dữ liệu 3 chiều tạo lợi thế rất lớn trong việc kiểm soát mục tiêu. Phi công được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống ngắm mục tiêu trên kính mũ.
Bên trong buồng lái chiếc Rafale, thanh điều khiển không đặt ở giữa như nhiều máy bay mà đặt sang một bên.
Cảm biến quan trọng nhất của Rafale là radar quét mạng pha điện tử bị động RBE2 do Thales chế tạo. Hãng này tự tin tuyên bố radar RBE2 đạt khả năng nhận thức tình huống cao nhất từ trước đến nay. Với nó, Rafale có khả năng theo dõi 40 mục tiêu và tham chiến 8 mục tiêu cùng lúc.
Biến thể nâng cấp mới nhất Rafale-M được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động RBE2-AA mang lại một khả năng hoàn toàn mới trong tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và tham chiến với nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Một trong những tính năng độc đáo của Rafale là hệ thống điện tử hàng không tích hợp có tên là SPECTRA nhằm bảo vệ máy bay trước các mối đe dọa trên không và dưới mặt đất. SPECTRA là sự kết hợp giữa cảm biến cảnh báo laser, tên lửa, hệ thống phân loại và phóng mồi bẫy, gây nhiễu điện tử.
Rafale trang bị radar hiện đại cùng nhiều hệ thống trinh sát, phòng vệ tối tân khác.

Những tiết lộ bất ngờ về nữ quân nhân ở Triều Tiên

Thức ăn của Lee trong suốt 6 năm tại ngũ chỉ là cơm, kimchi, mì, mà cũng thường không được ăn đủ no. Trứng là món đặc biệt chỉ được ăn vào dịp lễ tết…
Quân nhân tiếp xúc nhiều với dân sẽ “yếu đuối”
Quân đội Triều Tiên hiện có 1,12 triệu lính, trong đó nữ giới có tới 170.000 người, chiếm 15% tổng số quân nhân đang tại ngũ. Tuy so sánh về tỉ lệ thì Triều Tiên vẫn thua Israel với chính sách toàn dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, hay Pháp với 19% quân nhân là nữ. Nhưng nếu xét về số lượng thì Triều Tiên đang là đất nước đông quân nhân nữ nhất thế giới, vượt qua cả Nga với 153.000 người.
Lee Bo, một nữ cựu chiến binh Triều Tiên kể rằng từ khi bắt đầu nhập ngũ, cô bị nghiêm cấm nói chuyện với người dân thường, vì các cấp chỉ huy lo ngại nếu thường xuyên tiếp xúc với dân, quân nhân sẽ trở nên “yếu đuối”. Ai vi phạm ngay lập tức sẽ bị đuổi khỏi quân ngũ.
Triều Tiên đang là đất nước đông quân nhân nữ nhất thế giới

‘Mũi lao’ Mỹ có chặn được ‘cá mập’ Trung Quốc ở biển Đông? (Kỳ 7)

Tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất được giới quân sự đánh giá là một trong những vũ khí sẽ khiến cho các tàu khu trục phía Trung Quốc phải điêu đứng tại biển Đông.

‘Sát thủ’ đến từ nước Mỹ
Trong tiếng Anh, Harpoon nghĩa là “mũi lao” (để đánh cá). Nhằm phục vụ cho mưu đồ bánh trướng trên biển Đông, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho lực lượng tàu chiến. Hạm đội tàu khu trục của nước này có thể ví như “những con cá mập khổng lồ” trên biển Đông, hung hăng như muốn ‘nuốt chửng’ các quốc gia cản đường của họ. Thế nhưng, Bắc Kinh muốn đạt được mục đích đâu dễ dàng như vậy. Cùng với tên lửa Klub-S và Exocet, tên lửa Harpoon trang bị trên tàu ngầm lớp Scorpène của Hải quân Malaysia và lớp Type 209/1300 của Hải quân Indonesia được giới quân sự đánh giá là một trong những vũ khí sẽ khiến cho các tàu khu trục phía Trung Quốc phải điêu đứng tại biển Đông.
Sắp tới, Hải quân Indonesia sẽ sở hữu biến thể mạnh nhất của Harpoon là UGM-84 CATM SLAM với khả năng hoạt động linh hoạt

Su-30MKI có thêm vũ khí đối không tầm trung

Tiêm kích đa năng Su-30MKI sẽ lần đầu bắn thử tên lửa không đối không tầm trung Astra do Ấn Độ tự sản xuất.
Sau thời gian dài trì hoãn do trục trặc kĩ thuật, cuối cùng tên lửa không đối không đầu tiên của Ấn Độ mang tên Astra bắt đầu tái khởi động chương trình bắn thử nghiệm. Dự kiến, Astra sẽ được bắn thử lần đầu vào cuối năm nay từ máy bay tiêm kích Sukhoi Su-30MKI.
Lãnh đạo Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Avinash Chander thẳng thắn thừa nhận rằng, có nhiều vấn đề kỹ thuật quan trọng trong việc phát triển tên lửa tầm xa Astra. Thậm chí thách thức đem lại còn lớn hơn cả việc phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
“Quá trình phát triển tên lửa Astra đã trải qua nhiều lần thất bại do sự kiểm soát tương tác khí động học đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc tên lửa. Nó đã được thử nghiệm thành công dưới mặt đất 3 lần.
Tên lửa không đối không Astra.
Chúng tôi đã vượt qua được khó khăn và hiện tại chúng tôi hy vọng sẽ bắn thử thành công Astra từ tiêm kích Sukhoi Su-30MKI vào cuối năm nay”, ông Avinash Chander nói.
Biến thể Astra Mark-1 có tầm bắn khoảng 44km và Ấn Độ sẽ phát triển biến thể cải tiến Mark-2 với tầm bắn trên 100km.
“Astra sẽ là tên lửa hiện đại nhất được trang bị cho Sukhoi Su-30MKI, Tejas và sau đó là các máy bay tiêm kích khác. Chúng tôi tự tin vào điều đó”, ông Avinash Chander nói thêm.
Ngoài tên lửa Astra, DRDO cũng đang nỗ lực nghiên cứu phát triển bom lượn thông minh trang bị cho máy bay chiến đấu của nước này, bao gồm cả Su-30MKI.
(BKT)

Hai chiến hạm Gerpard mới của Việt Nam hiện đại hơn 2 ‘vua’

Tại triển lãm Hải quân IMDS-2013 đang diễn ra ở St.Peterburg, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport cho biết: Đang đóng mới thêm hai chiến hạm hộ tống Gerpard 3.9 cho Việt Nam, với những tính năng mới, hiện đại hơn hai chiếc đầu tiên.
IMDS thành công vượt quá cả sự mong đợi. Đặc biệt là từ những hãng đóng tàu, thiết bị hải quân lớn trên thế giới.
Theo các chuyên gia, xu hướng chính của thế giới là giảm số lượng các tàu lớn, tập trung vào các tàu hạng vừa và nhỏ. Điều này chứng minh bằng thực tế rằng, các hộ tống hạm hiện đại ngày nay có hỏa lực và tên lửa chống hạm mạnh hơn hẳn so với các tuần dương hạm hạng nặng của thập kỷ 1970.
Nhiều nước đặc biệt quan tâm tới việc phát triển các tàu hộ tống (Corvette) và khu trục nhỏ hoạt động ở vùng nước nông với tải trọng từ 2.500 tới không quá 4.000 tấn với vũ khí tên lửa, phi hành đoàn từ 150 – 180 người và 1 – 2 trực thăng trinh sát/chống ngầm/vận tải… trên boong sau.
Hai "vua" trong biên chế Hải quân Việt Nam

“Cuộc chiến không khói súng” trên biển Nhật Bản giữa Nhật và Nga – Trung

Ngày 04/07, Cục phụ tá giám sát (tương đương Bộ tổng tham mưu) Nhật Bản thông báo, trong ngày hôm đó, Nhật đã tung máy bay chiến đấu F-15 lên truy đuổi 2 máy bay trinh sát chống ngầm IL-38 của Nga.
Người phát ngôn của Cục phụ tá giám sát Nhật Bản cho biết, 2 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm căn cứ trên đất liền IL-38, xuất phát từ khu vực Viễn Đông – Nga đã bay dọc theo đường giới tuyến không phận của Nhật trên biển Nhật Bản.
Để đề phòng trường hợp loại máy bay trinh sát chống ngầm cánh cố định, có mang vũ khí đối hải, đối đất, chống ngầm của Nga xâm phạm không phận, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản đã khẩn cấp điều động máy bay tiêm kích F-15 lên giám sát và ngăn chặn.
3 tàu khu trục Nhật Bản DD-105 JS Inazuma, DD-106 Samidare, DDG-172 Shimakaze (cuối)

Hải quân Trung Quốc muốn làm bá chủ ở tây Thái Bình Dương

Để thực hiện giấc mộng của mình là vươn ra khơi xa, làm bá chủ khu vực, Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa lực lượng hải quân, đồng thời tổ chức các cuộc tập trận hải quân tại các vùng biển xa với mục đích nâng cao trình độ tác chiến của lực lượng hải quân, nhưng mục đích chính là nhằm khuyếch trương lực lượng để đối phó với sự chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ sang châu Á-Thái Bình Dương.
Trang military.china.com của Trung Quốc ngày 5/7 đưa tin, nếu như trong năm 2012, hải quân Trung Quốc triển khai 7 cuộc tập trận viễn dương nhưng mới chỉ nửa đầu năm 2013 hải quân Trung Quốc đã 5 lần tiến hành tổ chức tập trận viễn dương.