Những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật thường bị chỉ trích như là một sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc bị cường điệu hoá cũng như cơn khát vô tận tìm kiếm tài nguyên.
Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013
Nóng rực cuộc đua vũ trang ở Châu Á
Tham vọng trên biển cùng những chiến lược, hành động đầy quyết liệt của Trung Quốc nhằm đạt được tham vọng của nước này đã châm ngòi cho một cuộc đua vũ trang ở Châu Á. Tuần này, người ta chứng kiến cuộc đua này mỗi lúc một nóng lên khi các nước láng giềng của Trung Quốc thi nhau mua sắm và trình làng vũ khí mới với tuyên bố là nhằm để phòng vệ.
Philippines cấp tập mua sắm vũ khí
Vốn là nước sở hữu một trong những quân đội yếu nhất khu vực và lại phải đương đầu với một nước láng giềng khổng lồ như Trung Quốc, không khó để nhận thấy Philippines đang là nước tích cực nhất trong cuộc đua mua sắm vũ khí để tăng cường sức mạnh cho lực lượng nước này.
Trung Quốc khiến Thái Bình Dương dậy sóng
Trung Quốc đang tạo ra những cơn sóng dữ tại Thái Bình Dương, khi nỗ lực tăng cường sức mạnh cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân.
Theo Rick Fisher – chuyên gia về các vấn đề quân sự Châu Á tại Trung tâm Phân tích Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, “những gì chúng ta đang thấy là Trung Quốc hiện nay tìm cách tăng cường năng lực hải quân nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược”.
Đồng đội tôi “bắt thần chết” giấu mặt trong đất
Dò gỡ bom, mìn, vật nổ tồn sót sau chiến tranh là công việc cực kỳ vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đồng đội tôi, những người được giao làm nhiệm vụ này thường gọi tếu với nhau là đi “bắt thần chết” giấu mặt trong đất. Xung quanh công việc của họ có nhiều câu chuyện ớn xương sống
Ẩn họa trong đất
Nga sẽ bắn đạt thật tên lửa S-400 trong cuộc tập trận tới
“Mang tới cuộc tập trận 2 trung đoàn tên lửa S-400 và Favorit, chúng tôi sẽ bắn thử chúng để khẳng định tính năng chiến đấu ưu việt của chúng”, ông K. Ogienko cho biết.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận chung “Hiệp đồng tác chiến-2013” của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), quân đội Nga sẽ lần đầu tiên diễn tập bắn đạn thật đối với các dòng tên lửa phòng không hiện đại là S-400Triumph và S-300 PMU-2 Favorit.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận chung “Hiệp đồng tác chiến-2013” của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), quân đội Nga sẽ lần đầu tiên diễn tập bắn đạn thật đối với các dòng tên lửa phòng không hiện đại là S-400Triumph và S-300 PMU-2 Favorit.
Thông tin trên đã được đài phát thanh “Tiếng vọng Moscow” đăng tải ngày 10-8 dẫn theo lời Đại tá Konstantin Ogienko, một chi huy Lữ đoàn tên lửa phòng thủ thuộc lực lượng phòng không-vũ trụ Liên bang Nga.
Mục tiêu bay cho tên lửa phòng không SA-7
Mục tiêu bay giá thành thấp bIVC 128mm có thể đạt độ cao 8.000m làm “bia bắn” cho huấn luyện bắn đạn thật tên lửa vác vai đối không SA-7, SA-9, SA-13, SA-18.
Mục tiêu bay thường là phương tiện bay không người lái (điều khiển từ xa hoặc bay tự động) hoặc đạn tên lửa (không đầu đạn) dùng trong các hoạt động huấn luyện bắn đạn thật của lực lượng tên lửa và pháo phòng không. Phương tiện này này giúp cho các đơn vị pháo, tên lửa huấn luyện chiến đấu sát với thực tế hơn.
Ấn Độ, Pakistan nã súng vào nhau ở Kashmir
Phía Ấn Độ tố Pakistan “gây sự” trước khiến Ấn Độ phải dùng súng hạng nặng để đáp trả.
Ấn Độ hôm nay (10/8) cáo buộc Pakistan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn giữa 2 bên ở Ranh giới kiểm soát (LoC) tại Kashmir khi khai hỏa dữ dội về phía lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát vào tối 9/8 và rạng sáng nay.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, quân đội Pakistan đã bắn khoảng 7.000 viên đạn súng máy cùng đạn cối suốt 7 tiếng đồng hồ vào các chốt quân sự của nước này dọc vùng Ranh giới kiểm soát ở huyện Poonch.
‘Đường hầm bí mật’ giữa trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc
Một đường hầm được cho là nối từ Trung Nam Hải, nơi làm việc của các quan chức cấp cao nhất, đến Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi diễn ra sự kiện quan trọng.
Tấm màn bí ẩn luôn bao trùm khu vực Trung Nam Hải, còn nhiều điều bí ẩn đằng sau cánh cửa mà mọi người không biết. Một nguồn tin tham gia vào quá trình hoạch định chính sách quan trọng của Trung Quốc tiết lộ nhiều câu chuyện tại Trung Nam Hải 40 năm về trước.
“Tôi từng đi tàu điện ngầm trong hầm từ Trung Nam Hải đến Đại lễ đường”, nguồn tin khi đó là một quan chức trong quân đội cho hay.
Khoảng 20 thành viên của quân đội đến Trung Nam Hải để theo dõi quá trình xây dựng đường hầm.
Senkaku chỉ là ‘bài kiểm tra’ của Trung Quốc trên biển Đông
“Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư (nhóm đảo Senkaku) luôn luôn được coi như một bài kiểm tra quyết tâm và khả năng đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa và các khu vực khác trên Biển Đông.
Nghê Lạc Hùng, một chuyên gia quân sự tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 9/8 nói với tờ Bưu điện Hoa Nam (SCMP) rằng các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông được Bắc Kinh thiết kế để gửi thông điệp cứng rắn đến các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Obama: “Đôi khi Putin giống như đứa trẻ buồn chán”
Hôm qua Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng đôi khi ông thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin thể hiện điệu bộ giống như một đứa trẻ buồn chán ở cuối lớp.
Xuất hiện trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 9/8, Tổng thống Obama khẳng định quan hệ cá nhân giữa ông và Putin chưa rơi vào tình trạng xấu. Obama đề cập tới cuộc gặp giữa ông và Putin tại Bắc Ireland hồi tháng 6, trong đó điệu bộ của hai nhà lãnh đạo không phù hợp với không khí của một cuộc gặp thượng đỉnh.
“Tôi biết báo giới thích tập trung vào ngôn ngữ cơ thể. Trong cuộc gặp ấy cử chỉ của Putin giống như một đứa trẻ buồn chán ở cuối lớp. Nhưng thực ra khi chúng tôi ngồi với nhau, cuộc nói chuyện diễn ra rất sôi nổi, chứ không hề buồn chán”, Guardian dẫn lời ông Obama.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ ra yếu đuối bất thường tại lễ tang người thầy
Khác với vẻ lạnh lùng, cứng cỏi, Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ ra yếu đuối bất thường tại lễ tang người thầy judo của ông hôm 9-8, đến mức ông phải trốn tránh ống kính của giới phóng viên.
Kênh truyền hình Russia Today của Nga quay cảnh ông Putin cúi nhìn thi thể người thầy Anatoly Rakhlin trong lễ tang tại thành phố quê nhà Saint Petersburg.
Sau đó, ông vẫy tay cho chiếc limousine đen lùi ra xa và bảo đoàn tùy tùng hùng hậu để ông đi dạo một mình. Ngài tổng thống lặng lẽ bước đi trên con phố dài trước khi băng sang con đường chạy dọc sông Neva.
Cả châu Á ‘lâm nguy’ khi Trung Quốc có trong tay Su-35?
Phát biểu trên tạp chí Kanwa Defense Review (Hong Kong), đặc phái viên Yuri Baskoz ở Moscow cho rằng việc không quân Trung Quốc nhập khẩu 24 tiêm kích đa năng Su-35 của Nga có ý nghĩa chiến lược hoàn toàn mới, làm cho sức mạnh hải quân và không quân ở khu vực Đông Á nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Su-35 “lật ngược thế cờ” ở Đông Á
Trung Quốc lại bị “leo cây”?
Sau nhiều lần chớp nhoáng điều tàu đến quần đảo Senkaku khảo sát, giờ Trung Quốc lên mặt, “quần thảo” suốt hơn 24 giờ đồng hồ, bất chấp sự phản đối của Nhật Bản. Hành động lếu láo thế này, phải chăng là sau khi tập trận chung Nga, Trung Quốc hoang tưởng, đã có Nga là đồng minh nên chính quyền Tập Cận Bình lên mặt, lại giở thủ đoạn đê hèn?
Ngay khi nhận được nguồn tin tàu Trung Quốc lượn lờ tại khu vực Nhật kiểm soát, Tổng thư ký nội các Nhật Bản – ông Yoshihide Suga đã kịch liệt phản đối và “mời” đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật đến dự họp báo. Tại đây, Trung Quốc từ chối mọi phát biểu cũng như giải thích. Điều đáng nói là, vừa sau khi gặp phía Nhật Bản, website của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đăng tải nguồn tin lật lọng; Trung Quốc giải thích: “4 tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đang tiến hành một chuyến tuần tra quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhóm tàu Trung Quốc đã phát hiện các tàu của Nhật Bản “xâm phạm chủ quyền Trung Quốc và đã yêu cầu chúng rời đi”. Sự lên mặt của Trung Quốc hiện rõ trên ứng xử, điều này chứng tỏ Trung Quốc đang muốn có cuộc đương đầu thật sự?!
Bí ẩn đằng sau các cuộc tập trận Nga -Trung
Nga và Trung Quốc tổ chức tập trận chung “Sứ mệnh hòa bình-2013″. Trong cuộc tập trận này, quân đội của hai nước sẽ thể hiện kỹ năng đối phó với nguy cơ khủng bố. Trước đó vài tuần, Nga và Trung Quốc cũng đã hoàn thành cuộc tập trận hải quân chung.
Cuộc tập trận chung “Sứ mệnh hòa bình-2013″ được tổ chức tại Urals, trong thao trường Chebarkul gần Chelyabinsk. Tham dự hoạt động này có các đơn vị quân khu miền Trung của các lực lượng vũ trang Nga và Quân khu Thẩm Dương của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tổng cộng có 1.500 binh sĩ và khoảng 250 đơn vị thiết bị, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, xe tuần tra, pháo 120mm và pháo tự hành 152mm. Ngoài ra còn có không quân tham gia – máy bay trực thăng và máy bay ném bom.
Nga thất vọng sau khi Tổng thống Obama hủy cuộc gặp với Tổng thống Putin
Điện Kremlin hôm qua tuyên bố họ cảm thấy thất vọng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin vào tháng 9.
Yuri Ushakov, cố vấn của Tổng thống Nga về các vấn đề đối ngoại, cho rằng động thái của Mỹ sẽ khiến họ không thể phát triển quan hệ với Nga một cách bình đẳng. Ông cũng nói thêm rằng Mỹ không nên đổ lỗi cho Nga trong vụ Edward Snowden, người tiết lộ những hoạt động thu thập dữ liệu quy mô toàn cầu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Thư Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng 46 năm thành lập ASEAN
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập ASEAN, chúng tôi muốn các bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ luôn bên các bạn như một đối tác kiên định.
Thay mặt Tổng thống Obama và nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi xin chúc mừng 600 triệu người dân các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Vương quốc Brunei, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Indonesia, Công hòa dân chủ nhân dân Lào, Malaysia, Cộng hòa Liên bang Myanmar, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa XHCN Việt Nam – nhân dịp kỷ niệm 46 năm thành lập ASEAN.
ASEAN đang đóng vai trò quan trọng và ngày càng lớn mạnh trong khu vực châu Á thông qua việc thúc đẩy hội nhập khu vực và duy trì an ninh khu vực. Giống như một tổ chức khu vực trọng tâm ở châu Á, ASEAN là nền tảng cho kiến trúc đa phương của châu Á, bao gồm cả Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy hỗ trợ và hợp tác sâu sắc với ASEAN. Hoa Kỳ là quốc gia đối tác đối thoại đầu tiên thiết lập sứ mệnh tận tâm với khối ASEAN. Cam kết của chúng tôi với các nước ASEAN đã mở đầu cho sự hợp tác trên tất cả mọi lĩnh vực, từ an ninh hàng hải đến đầu tư vào các nguồn năng lượng bền vững cho sự phát triển trong khu vực tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Tôi đã vinh dự tham gia Hội nghị thượng đỉnh các Ngoại trưởng ASEAN-Hoa Kỳ đầu tiên của mình vào tháng trước tại Brunei nhằm thúc đẩy hợp tác trên phạm vi rộng về những mối quan tâm chung, và tôi mong muốn đào sâu và mở rộng hợp tác của chúng tôi trong những năm tới. Và tôi biết, Tổng thống Obama cũng mong đợi tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ tại Brunei trong tháng Mười.
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập ASEAN, chúng tôi muốn các bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ luôn bên các bạn như một đối tác kiên định.
(BGD)
Nhật hạ thủy tàu sân bay, Trung Quốc điều hải giám đến Senkaku
Nhật Bản đã cho ra mắt một “tàu khu trục” hải quân mới lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai mang tên “Izumo”. Đây là bức thông điệp Tokyo muốn gửi tới Trung Quốc trong bối cảnh hai nước xảy ra tranh chấp chủ quyền lãnh hả
Ngày 8-8, Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo lên để phản đối sau khi các tàu hải giám Trung Quốc, tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Ngày 8-8, Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo lên để phản đối sau khi các tàu hải giám Trung Quốc, tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, các tàu Trung Quốc đã đi vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trong khi Nhật gọi là Senkaku trong ngày 7-8 và vẫn đang ở khu vực này cho tới sáng 8-8. Đây cũng là lần các tàu hải giám ở lại lâu nhất, kể từ khi tranh chấp bùng phát trở lại hồi năm ngoái.
Trung Quốc ‘phát điên’ vì tên tàu sân bay mới của Nhật
Các chuyên gia quân sự của Trung Quốc đồng loạt lên tiếng phản đối, đặc biệt lên án ý đồ của Nhật Bản khi họ đặt tên chiếc tàu sân bay mới hạ thủy là “Izumo”.
Ngày 6/8, Nhật Bản cho hạ thủy tàu sân bay trực thăng 22DDH. Lễ hạ thủy và đặt tên cho con tàu được tổ chức tại nhà máy Isogo của hãng Japan Marine United ở thành phố Yokohama, Nhật Bản, đúng vào ngày tưởng niệm 68 năm vụ ném bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki.
Trung Quốc là nước theo dõi sát sao nhất đối với sự kiện này. Các trang báo về quân sự của Trung Quốc liên tục cập nhật và đưa ra các bài bình luận về con tàu mới của Nhật Bản. Đặc biệt, nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc tỏ ra cực kỳ ‘sôi máu’ với cái tên mà Nhật chọn để đặt cho con tàu này: Izumo.
Báo cáo mật về động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông
Hạm đội Nam Hải đã xây dựng một mô hình tuần tra mới bao trùm toàn bộ các đảo, bãi, đá đang tranh chấp nằm trong phạm vi của “đường lưỡi bò” trên Biển Đông do Trung Quốc đưa ra.
Trang tin Globe and Mail của Mỹ đưa tin, ngày 5-8 phóng viên của hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản đã phát hiện ra một bản báo cáo quân sự bí mật cho biết, sau khi củng cố nhiều cứ điểm hải quân ở phía Nam biển Đông, Trung Quốc lại thiết kế một tuyến đường trinh sát và tuần tra trên biển.
Tuyến đường trinh sát và tuần tra này gần như phủ khắp mọi hòn đảo đang tồn tại tranh chấp ở biển Đông, trong đó một số đảo chỉ cách tỉnh Palawan – cực Tây của Philippines chưa đầy 85 km.
Báo cáo cho biết, năm 2013 hạm đội Nam Hải của hải quân PLA đã xây dựng một mô hình tuần tra mới, những hòn đảo đang tồn tại tranh chấp mà lộ trình tuần tra này bao trùm đều nằm trong phạm vi của “đường lưỡi bò” trên Biển Đông do Trung Quốc đưa ra. Cái gọi là “đường 9 đoạn” đã đưa gần như cả biển Đông vào bản đồ của Trung Quốc.
Obama đang làm gì để Putin thấy sức mạnh của mình?
Ngay sau khi “chứa chấp” Snowden, Nga lại bắt tay tập trận cùng Trung Quốc, Mỹ sẽ nghĩ và có hành động gì khi biết được sự “bất hợp tác” của Nga? Trong cuộc chiến này, đẳng cấp thuộc về ai và ai là người đã chủ động, cũng như kiên trì đối mặt với những thách thức mới?
Ngay sau khi đối đầu Mỹ – cho phép Snowden tị nạn, vài ngày sau đó, hơn 1.500 binh sĩ của Nga và Trung Quốc cùng hàng trăm thiết bị quân sự hạng nặng tham gia vào cuộc tập trận chống khủng bố. Mang tên là Sứ mệnh Hòa bình 2013 nhưng thật chất cuộc tập trận này, Nga muốn dằn mặt Mỹ và chứng tỏ cho Mỹ biết, Nga không sợ bất kì ai. Chuỗi sự việc trên cho thấy, không những làm trái ý Mỹ trong việc giao trả Snowden mà Putin còn kết hợp với Trung Quốc – đất nước đang muốn đánh đổ Mỹ (vì từ ngày Obama nhúng tay can thiệp, làm hỏng mưu đồ gom biển Đông, Hoa Đông thành ao nhà, với Trung Quốc, Mỹ luôn là cái gai). Kết hợp từ 2 phía “chọc tức” Mỹ, hành động này của Nga không thể mang ý nghĩa cao đẹp; không phải tăng cường hợp tác mà là cố tình làm rạng nứt tình hữu nghị Mỹ-Nga?
Các nước ASEAN quyết tâm biến “tầm nhìn” thành “hiện thực”
Thành tựu nổi bật nhất của ASEAN trong 46 năm qua là nỗ lực đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống.
Ngày 8/8 đánh dấu ASEAN tròn 46 tuổi. Sau 46 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã vượt qua bao thăng trầm và thách thức để hình thành một thực thể chính trị phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Sự năng động và đoàn kết đã giúp ASEAN trở thành một trong những khu vực hấp dẫn nhất thế giới, có vai trò điều phối quan trọng trong các hoạt động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Máy bay cường kích ném bom Trung Quốc ’trinh sát’ lãnh thổ Nga
Phi đội 5 máy bay tấn công JH-7A của Không quân Trung Quốc đã tiến hành trinh sát không phận Nga trong một phần cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình-2013″.
Năm máy bay cường kích bom JH-7A của Không quân Trung Quốc đã thực hiện một phi phụ đầu tiên của nó trong cuộc tập trận chung mang tên “Sứ mệnh hòa bình-2013“ ở Chelyabinsk thuộc vùng núi Ural của Nga hôm thứ Tư, tờ Want China Times cho hay.
Mỹ: Boeing 737 hạ cánh khẩn cấp vì bị dọa đánh bom
Một chuyến bay của hàng hàng không US Airways đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở Philadelphia của Mỹ vào ngày hôm qua vì bị đe dọa đánh bom.
Chuyến bay mang số hiệu Flight 777 của hãng hàng không US Airways khởi hành từ Shannon (Ireland) đã hạ cánh khẩn cấp vào khoảng 14 giờ hôm qua (theo giờ địa phương) tại khu vực cách li của sân bay quốc tế Philadelphia, Mỹ.
Các nhân viên an ninh và cứu hộ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường ngay khi chiếc Boeing 757 hạ cánh. Tất cả hành khách và phi hành đoàn đã xuống máy bay bằng cầu thang như bình thường và được đưa lên xe bus.
Tham vọng “bao cao su” của Trung Quốc ở Biển Đông vô lý và trái luật
Có thể hình dung Trung Quốc sẽ nhấn mạnh rằng phần trên của “bao cao su” là cửa vịnh của cái gọi là “vịnh lịch sử” của nó trong khi phần còn lại của “bao cao su” sẽ là vùng biển bao quanh cái gọi là “vịnh lịch sử” này để giải thích tham vọng yêu sách chủ quyền với 85% diện tích Biển Đông.
Học giả Atty Harry Roque Jr., một giáo sư và chuyên gia hàng đầu về luật quốc tế của Philippines ngày 8/8 phân tích những điểm phi lý trong 3 điểm bảo lưu của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là âm mưu đánh tráo khái niệm biến Biển Đông thành một “vịnh lịch sử” của Trung Quốc là sự bóp méo trắng trợn các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Trung Quốc đã đưa ra 3 điểm bảo lưu đối với các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc và có ràng buộc của UNCLOS ở Biển Đông, trong số này có 2 điểm bảo lưu liên quan đến việc Philippines kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS trong yêu sách vô lý của họ ở Biển Đông.
Điểm bảo lưu thứ nhất là phân định hàng hải, điều này không thể thành hiện thực vì Philippines không chấp nhận, thay vào đó Philippines yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật Biển tuyên bố rằng đường 9 đoạn, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào theo UNCLOS.
Máy bay quân sự Nga hạ khẩn cấp gần thủ đô
Hôm qua (7/8), một chiếc máy bay quân sự Antonov An-26 của Nga đã phải hạ cánh khẩn cấp ngay bên ngoài thủ đô Moscow, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Máy bay an-26 đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp sáng qua 7/8 tại căn cứ quân sự Ostafvevo, các trung tâm thủ đô Moscow khoảng 30 km về phía nam.
“An-26 thuộc bộ phận hàng không hải quân của Hạm đội Biển Bắc đang bay từ phi trường Kipelov, vùng Vologda (phía tây bắc nước Nga) đến Taganrog (phía nam), đã phải đáp xuống sân bay Ostafyevo”, Bộ Quốc phòng cho biết, đồng thời nói thêm rằng, máy bay đã hạ cánh an toàn.
Trong chuyến bay, chuông báo động kêu liên tục, hệ thống nhiên liệu báo có sự cố xảy ra, bởi vậy, heo quy định, phi hành đoàn đã phải dừng bay và hạ cánh khẩn cấp tại một phi trường gần đó.
Hiện các nhà chức trách đang tiến hành điều tra nguyên nhân sự kích hoạt hệ thống báo động.
Cục giao thông vận tải thuộc Bộ Nội vụ Nga cho biết khi xảy ra sự cố có 5 thành viên phi hành đoàn trên khoang máy bay.
Cơ quan trên cho bitt: “Theo thông tin ban đầu, không có ai bị thương trong vụ việc”.
ĐK (RIA)
Xe tăng T-72: Bốn mươi năm một huyền thoại
Sách kỷ lục Guinness liệt kê T-72 như loại tăng phổ biến nhất trong thế giới hiện đại. T-72 đồng thời được công nhận là xe tăng tốt nhất của 25 năm cuối thế kỷ 20.
“Tương tự, nhưng đơn giản hơn”
Thấm thoát đã tròn 40 năm kể từ ngày đầu xe tăng T-72 được lực lượng vũ trang Liên xô đưa vào biên chế. Từ một biến thể của tăng T-64 trở thành loại tăng chủ lực của Liên xô, T-72 đã trải qua một chặng đường dài vinh quang.
Báo Mỹ: Quan hệ quốc phòng Nga – Việt ngày càng thân thiết
Tờ Wall Street Journal hôm nay đã có một bài bình luận về chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Trong đó, đề cao nỗ lực của Nga và Việt Nam trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên, cùng nhau thúc đẩy quan hệ quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh sẽ kết thúc chuyến thăm Nga kéo dài 3 ngày tới vào thứ Bảy (10/8). Chuyến thăm đã đạt được kết quả tốt đẹp khi hai nước đã có được những thỏa thuận trong việc thúc đẩy quan hệ quân sự và hợp tác chiến lược.
“Nga là đối tác chiến lược quân sự của Việt Nam. Các hợp tác về đào tạo, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học đã được mở rộng … và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ quốc phòng song phương”, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết.
“Sự hợp tác sẽ tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, có lợi cho hòa bình và phát triển, và không nhắm mục đích đến một nước thứ ba nào”, Bộ trưởng Thanh tiếp tục. Mục đích của chuyến đi nhằm thắt chặt các mối quan hệ quốc phòng, vì thế, đã không có bất kỳ giao dịch nào diễn ra trong suốt chương trình ngoại giao của hai bên.
Nguyên nhân khiến Việt Nam chưa thể có tên lửa BrahMos
Chuyên gia quân sự Ấn Độ đã vạch ra hàng tá lý do khiến siêu tên lửa tối tân BrahMos chưa thể được xuất khẩu ra nước ngoài.
Khi Tổng Giám đốc quản lý của công ty liên doanh Nga – Ấn Độ BrahMos Aerospace, ông Sivathanu A Pillai nói với các phóng viên rằng, 14 quốc gia nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm tới việc mua các biến thể khác nhau của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, nhưng công ty BrahMos Aerospace làm thế nào để có thể chuyển đổi những sự quan tâm đó thành những đơn hàng thật sự lại là một vấn đề lớn. Việc xuất khẩu tên lửa BrahMos sẽ không dễ dàng đối với công ty của Ấn Độ, bởi họ đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại trước khi tiến đến thành công.
Hải quân ASEAN cùng liên thủ chiến đấu trên biển Đông?
Tình hình biển Đông đang ngày càng trở nên bất ổn. Dưới sự trợ giúp của Mỹ, Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực đối phó với những hành động gây căng thẳng trên biển Đông.
Trang mạng “Valuewalk” của Mỹ ngày 08/08 đã có bài phân tích cho biết, cách thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, là dùng chính phương pháp “Ngoại giao pháo hạm” của Bắc Kinh, các quốc gia ASEAN có tranh chấp trên biển với Trung Quốc, nên trợ giúp Indonesia tăng cường sức mạnh hòng ngăn chặn sự hung hăng của hải quân nước này trên biển Đông.
Cuộc đua tàu sân bay ở châu Á-Thái Bình Dương
Việc đưa vào vận hành tàu khu trục chở trực thăng khổng lồ lớp Izumo của Nhật Bản, tàu lớn nhất nước này từ sau Thế chiến thứ II, có thể được xem như dấu hiệu tận trung của Hiến pháp hòa bình ở Nhật Bản.
Quốc gia này đang trở thành cường quốc quân sự toàn diện với tiềm năng tấn công phủ đầu mạnh mẽ, – chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga nhận định.
Kích thước và cấu trúc của khu trục lớp Izumo tiềm ẩn khả năng hiện đại hóa mạnh mẽ. Sau những sửa đổi hiến pháp mà Chính phủ ông Abe có khả năng thực hiện, Izumo thừa sức biến thành một hàng không mẫu hạm toàn diện.
Khu trục hạm lớp Izumo có trọng tải vượt trội một số tàu sân bay đang được các hạm đội khác nhau trên thế giới sử dụng. Sức rẽ nước của tàu, theo các số liệu hiện có, lên đến 27.000 tấn. Như vậy, Izumo lớn hơn tàu sân bay Invincible nổi tiếng của Anh, từng tham gia cuộc chiến Falklands.
Quỷ Sa-tăng, tên lửa lớn nhất thế giới
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng có những ưu điểm khó có thể bỏ qua về khả năng mang vác các loại đầu đạn lớn, chi phí chế tạo đạn tên lửa, nhiên liệu rẻ và yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm không qua phức tạp.
So với ưu thế nhỏ gọn và tính cơ động cao của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn, thì ICBM nhiên liệu lỏng vẫn có những ưu điểm khó có thể bỏ qua về khả năng mang vác các loại đầu đạn lớn, chi phí chế tạo đạn tên lửa, nhiên liệu rẻ và yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm không qua phức tạp.
Chính vì những lý do trên, các thế hệ ICBM đầu tiên của Nga và Mỹ đều sử dụng nhiên liệu lỏng. Trong chiến tranh Lạnh, khi Mỹ tập trung phát triển ICBM sử dụng nhiên liệu rắn, thì Liên Xô lại phát triển song song 2 dòng ICBM với mục đích tấn công phủ đầu bằng ICBM nhiên liệu rắn và áp chế đối phương bằng ICBM nhiên liệu lỏng (chỉ ICBM loại này mới có thể mang được các đầu đạn hạt nhân cỡ lớn gây huỷ diệt diện rộng).
Bí ẩn của radar trang bị trên tiêm kích J-10 Trung Quốc
Radar điều khiển hỏa lực trên tiêm kích J-10 là một ẩn số lớn. Có thông tin là tiêm kích này sử dụng radar Zhuk của Nga nhưng cũng có nguồn lại cho rằng radar của J-10 là một phiên bản “sao chép” từ Israel.
Gần đây, có thông tin cho rằng tiêm kích “con cưng” J-10 của Không quân Trung Quốc được trang bị radar xung Doppler Zhuk của Nga. Nếu thông tin trên là chính xác, thực lực của J-10 sẽ được tăng lên đáng kể nhờ vào khả năng chỉ thị, tầm phát hiện mục tiêu của radar Zhuk.
Trước đây, theo thông tin từ các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, J-10 sử dụng loại radar KLJ-10 do Trung Quốc sản xuất dựa trên những công nghệ sẵn có trong nước. Tuy nhiên, theo tạp chí quốc phòng Jane’s, radar KLJ-10 là một thiết kế dựa trên radar N010 Zhuk của Nga.
Radar này có khả năng phát hiện 40 mục tiêu, theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, có khả năng quét trong khi đang theo dõi (TWS), tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc. Phạm vi theo dõi mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 3m2 đạt khoảng 90km ở chế độ không đối không và khoảng 40km ở chế độ không đối đất.
Những thiết bị quân sự độc nhất vô nhị trên thế giới
Do đặc thù của lĩnh vực quân sự, các chuyên gia vũ khí đã chế tạo ra những vũ khí, khí tài, phương tiện quân sự hết sức kỳ lạ.
Một số vũ khí, khí tài, phương tiện quân sự có vẻ ngoài kỳ lạ và công dụng hết sức độc đáo:
Một hệ thống giảm thanh tựa như thiết bị giảm âm cho pháo tự hành của Đức, nhằm tránh bị đối phương phản pháo.
Kilo – Sự khác biệt trong chiến sự giữa tàu ngầm và săn ngầm
Có rất nhiều loại tàu ngầm tấn công thông thường nhưng có nhiều điều tạo nên sự khác biệt cho Kilo 636.
Tàng hình trong lòng biển
Tàu ngầm được đánh giá là loại vũ khí mang tính bí mật và ẩn chưa nhiều bất ngờ nhất. Mặc dù trong các cuộc chiến đã diễn ra, vai trò của tàu ngầm chưa phải là yếu tố quyết định, nhưng nó luôn là một nỗi ám ảnh, là sức mạnh răn đe vô cùng hữu hiệu. Chính vì vậy, cuộc chạy đua giữa công nghệ tàu ngầm và phương tiện chống ngầm diễn ra hết sức khốc liệt. Phải phân tích rõ về vấn đề này mới thấy hết sự khác biệt của Kilo.
Trước hết xét về phương tiện chống ngầm, bao gồm hai lĩnh vực: trinh sát phát hiện tàu ngầm và vũ khí chống ngầm.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về hợp tác quốc phòng Việt- Nhật
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, hợp tác thực chất đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Ngày 9/8, tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), Việt Nam và Nhật Bản tổ chức Cuộc Đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng quốc phòng lần 2.
Nhân dịp này, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh – Trưởng đoàn Việt Nam tham dự đối thoại.
Xem đặc nhiệm tinh nhuệ nhất nước Nga khoe tài thiện xạ
Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm (OMON) thuộc Bộ Nội vụ Nga đã tham gia diễn tập bắn tỉa chiến thuật tại căn cứ Bulat của Nga.
Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Nga (OMON) đươc thành lập năm 1979, nhằm bảo vệ Olympics mùa hè năm 1980 tại Moscow. Sau đó, nhiệm vụ chính của lực lượng này là chống khủng bố, bạo động, buôn bán ma túy và các vụ trọng án. Tới nay, OMON được đánh giá là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ bậc nhất của nước này.
Mỗi thành viên của OMON được huấn luyện kỹ năng sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm các loại súng AK, súng phóng lựu và súng bắn tỉa.
Mỹ bán vũ khí cho Ấn Độ để vây Trung, hất Nga
Tờ Bình luận Quân sự Kanwa của Canada số tháng 8 nhận định về các hợp đồng chuyển nhượng vũ khí của Mỹ cho Ấn Độ, khẳng định Washington bán vũ khí cho New Dehli là một mũi tên trúng nhiều đích.
Kanwa nhận xét lần đầu tiên trong lịch sử, các trang bị vũ khí của Mỹ được vận chuyển ồ ạt về Ấn Độ, đây là điều chưa từng xuất hiện kể từ Chiến tranh lạnh trở lại đây. Đã từ lâu, Ấn Độ luôn là khách hàng sử dụng vũ khí của Anh, Pháp và các nước châu Âu, đồng thời cũng là khách hàng ruột của các nhà thầu quốc phòng Nga. Tuy nhiên quốc gia này luôn tỏ ra cảnh giác trước hệ thống vũ khí của Mỹ bởi Mỹ vốn là nước cung cấp vũ khí truyền thống cho Pakistan.
Tàu hải quân Trung Quốc sắp tuần tra phi pháp Trường Sa của Việt Nam
Tàu huấn luyện Trịnh Hòa của hải quân Trung Quốc sẽ tuần tra phi pháp các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong tháng này.
Tân Minh vãn báo ngang nhiên đưa thông tin trên hôm 8.8.
Theo đó, tàu Trịnh Hòa sẽ tuần tra phi pháp khu vực Trường Sa sau khi kết thúc chuyến thăm hữu nghị Malaysia từ ngày 16-19.8.
Tân Minh vãn báo không nói rõ tàu Trịnh Hòa sẽ tuần tra phi háp tại vùng biển Trường Sa trong bao lâu.
Hành động này của Trung Quốc rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa.
Vài nét về tàu huấn luyện Trịnh Hoà“Trịnh Hoà” là tàu huấn luyện viễn dương Hải quân đầu tiên do Trung Quốc thiết kế chế tạo, được đặt tên “Trịnh Hoà”, mang số hiệu “81″, chính thực đi vào hoạt động tháng 4/1978. Tàu “Trịnh Hoà” chủ yếu để cho học viên các trường Hải quân Trung Quốc tiến hành thực tập và huấn luyện trên biển, mỗi hành trình có thể để cho 30 giáo viên và 250 học viên tiến hành thực tập và huấn luyện, có thể cùng lúc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện hơn 30 khoa mục thuộc 15 chuyên ngành như hàng hải, pháo hạm, quan trắc thông tin, ra đa xô-na, thao tác tàu chiến, v.v.
(BTN)
Nga giúp Việt Nam huấn luyện quân nhân
Nga sẽ giúp đỡ Việt Nam huấn luyện sĩ quan, binh sĩ ngay tại Nga trong 5 năm. Theo tờ Russia Beyond the Headlines, Nga sẽ huấn luyện sĩ quan và binh sĩ Việt Nam ngay tại Nga, căn cứ theo kế hoạch được Bộ trưởng quốc phòng hai nước thông qua hôm 7/8. Kế hoạch này dự kiến sẽ kéo dài 5 năm nhưng không rõ chi tiết thời gian.
“Chúng tôi xem Việt Nam như một đối tác chiến lược và là một người bạn lâu năm đáng tin cậy”, Russia Beyond the Headlines (Nga) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Khám phá bí quyết đột nhập của Đặc công Việt Nam
Trong chiến tranh, dù quân địch có bố phòng chặt chẽ đến đâu, đặc công Việt Nam vẫn đột nhập thành công và tạo nên trận đánh làm đối phương “kinh hoàng”.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”
Tiến công hay phòng ngự là 2 hình thức căn bản của chiến tranh. Binh pháp từ cổ chí kim đều công nhận, trong chiến đấu phòng ngự, một người giữ chỗ hiểm trăm người khó vượt qua,
Trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước vừa qua, kẻ địch với bản chất xâm lược nên thường xuyên ở vị trí của người xây đồn đắp lũy để ngăn cản ta. Từ Pháp với các tháp canh khống chế giao thông cho đến Mỹ là siêu cường số một, lắm bom nhiều pháo vẫn phải xây lô cốt, boong ke dọc đường sá để kiểm soát giao thông và dân cư.
Vì sao Nga bất ngờ quyết định bán Su-35 cho Trung Quốc?
Theo tạp chí Kanwa Defense Review (Hong Kong), việc Nga quyết định bán vũ khí công nghệ cao như tiêm kích Su-35, tàu ngầm lớp Lada hay hệ thống tên lửa S-400… phản ánh sự thất bại của Mỹ trong quan hệ với Nga ở “thời đại Obama”.
Xem xét lịch sử mua bán vũ khí giữa Nga và Trung Quốc, người ta thấy rằng khi quan hệ Nga-Mỹ có chuyển biến tích cực, thậm chí ở trạng thái tốt đẹp thì việc xuất khẩu vũ khí từ Nga sang Trung Quốc cũng vẫn dừng ở mức thấp và vấn đề chất lượng vũ khí dành cho thị trường Trung Quốc như thế nào luôn phải chịu sự hạn chế lớn.
Ví dụ, năm 1992, dưới thời Tổng thống Nga Boris Yeltsin, quan hệ Nga – Mỹ khi đó gần như là “đồng minh” và khi đó mặc dù Nga rất thiếu tiền nhưng vũ khí mà Nga chấp nhận bán cho Trung Quốc vẫn lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước xung quanh như Ấn Độ. Vũ khí cơ bản nhất mà Nga xuất khẩu cho Trung Quốc là máy bay chiến đấu Su-27 SK. Nhiều hệ thống vũ khí khác, Nga không bán cho Trung Quốc dù Bắc Kinh nài nỉ.
Điểm yếu chết người của tàu ngầm Kilo 636
Vũ khí nào cũng có những điểm yếu nhất định. Kilo 636 cũng không phải là ngoại lệ. Quan trọng là khắc phục điểm yếu của mình và đánh vào điểm yếu của đối phương như thế nào để giành chiến thắng. Điều này không máy móc nào có thể làm thay con người.
‘Chiến binh dũng mãnh’…
Hiện nay, tàu ngầm Kilo 636 của Nga đã được xuất khẩu cho 7 nước bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Ba Lan, Romani, Algeria và Việt Nam. Theo số liệu không chính thức, hiện nay tổng số tàu đang hoạt động là 48 chiếc.
Về vũ khí chống tàu ngầm và tàu mặt nước tàu được trang bị 6 ống phóng lôi 533 mm, cơ số vũ khí bao gồm: 4 tên lửa, 18 ngư lôi, 24 mìn và 8 tên lửa phòng không.
Tùy từng phiên bản Kilo 636 có thể được trang bị đầy đủ các loại vũ khí sau:
Việt Nam nhận thêm trực thăng EC-225 bay ra Trường Sa
Công ty Trực thăng miền Nam (VNH South) vừa tiến hành tiếp nhận thêm chiếc trực thăng EC-225 thứ 3 do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất. Buổi lễ tiếp nhận diễn ra sáng 7/8 tại Sân bay Vũng Tàu.
Theo phía công ty VNH South cho biết, chiếc EC- 225 số hiệu VN 8620 được mua với giá khoảng 600 tỉ đồng. Chiếc máy bay EC-225 được Việt Nam mua lần này vừa xuất xưởng vào tháng 6/2013. Máy bay chở được 19 hành khách, EC-225 có công suất mạnh, tốc độ nhanh (tốc độ đường trường đạt 257 …
- Công ty Trực thăng miền Nam (VNH South) vừa tiến hành tiếp nhận thêm chiếc trực thăng EC-225 thứ 3 do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất.
- Công ty Trực thăng miền Nam (VNH South) vừa tiến hành tiếp nhận thêm chiếc trực thăng EC-225 thứ 3 do hãng Eurocopter (Pháp) sản xuất.
Cuộc săn mồi của tên lửa diệt hạm
Tên lửa diệt hạm thế hệ mới, độ chính xác cao xuất hiện vào những năm 60-70 của thế kỷ trước là sát thủ của các tàu hải quân .
Tổ hợp tên lửa phòng không cỡ nhỏ ” Hạt dẻ ” chống sát thủ diệt hạm Tên lửa diệt hạm thế hệ mới, độ chính xác cao xuất hiện vào những năm 60 -70 của thế kỷ trước, được phóng từ máy bay, tàu ngầm, tàu nổi và tổ hợp tên lửa ven biển, bay trên bề mặt sóng biển theo nguyên lý “bầy sói”, là sát thủ …
Ý nghĩa của cảng Cam Ranh đối với Hải quân Nga
Các chuyên gia cho rằng Cam Ranh có ý nghĩa quan trọng đối với tham vọng vươn ra đại dương, đặc biệt ở Nam Thái Bình Dương, của Hải quân Nga.
Nga đang củng cố vị thế của mình trên các đại dương thế giới. Sau khi diễn tập ở Đại Tây Dương và hoàn thành cuộc hành quân vượt biển xuyên Đại Tây Dương, đoàn tàu chiến của Hải quân Nga sẽ ghé thăm các hải cảng thuộc Cuba, Nicaragua và Venezuela.
Các chuyên viên nhận xét rằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quân sự tại các vùng đại dương xa xôi tạo, có lẽ chẳng bao lâu nữa những chiến hạm Nga sẽ có thể ghé vào kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật ở vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Việt Nam có ‘sát thủ’ phòng không tầm trung SA-6?
Tờ Ausairpower từng tiết lộ hệ thống tên lửa di động tầm trung SA-6 đã được xuất khẩu cho Việt Nam, tuy nhiên đến nay thông tin này vẫn là một ẩn số.
2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Grainful) là hệ thống phòng không di động tầm trung được sản xuất tại Liên Xô vào năm 1958. Hệ thống được nghiên cứu và phát triển bởi Viện nghiên cứu khoa học NIIP. 2K12 trải qua thời gian thử nghiệm khá dài từ năm 1959-1966, sau khi vượt qua các khó khăn về kỹ thuật, hệ thống được chấp nhận đưa vào sử dụng trong tháng 1/1967, công tác sản xuất hàng loạt được thực hiện ngay vào năm đó.
SA-6 được đánh giá là một cuộc cách mạng mới trong việc phát triển các hệ thống phòng không. Bệ phóng tên lửa được đặt lên khung gầm xe tải bánh xích mang lại khả năng cơ động rất cao. Những hệ thống phòng cơ động luôn mang lại sự bất ngờ, khó đoán cho các cuộc tập kích đường không.
Các bệ phóng, radar, phòng điều khiển luôn ở trong trạng thái sẵn sàng cơ động nên việc phát hiện ra vị trí bố trí lực lượng chiến đấu rất khó khăn. SA-6 được đánh giá là người đi tiên phong trong việc phát triển chiến thuật “bắn-chuồn” trong tác chiến phòng không hiện đại.
Philippines: Chỉ có mời Mỹ vào Biển Đông mới mong đối phó được Trung Quốc?
2 vị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Philippines sẽ sớm thảo luận với Mỹ về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Washington ở Biển Đông để đối phó với (sự bành trướng) của Trung Quốc.
Đài Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 9/8 đưa tin, sắp tới Philippines sẽ bắt đầu trao đổi với Mỹ về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Washington tại quốc gia Đông Nam Á này trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ngày một gia tăng, động thái được xem như nhằm đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc.
UAV tấn công tàng hình của Trung Quốc sắp cất cánh
Theo một chuyên gia quân sự Trung Quốc, mẫu thử nghiệm máy bay trinh sát/tấn công không người lái tàng hình Lijian sắp thực hiện chuyến bay thử đầu tiên.
Diễn đàn quân sự Slide.mil.sina.com.cn của Trung Quốc mới đưa ra những thông tin rằng, các cuộc thử nghiệm chạy taxi trên mặt đất đối với nguyên mẫu máy bay không người lái trinh sát/tấn công tàng hình (UCAV) Lijian (Thanh kiếm) sắp kết thúc, không bao lâu nữa nó sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Sự phát triển của UCAV Lijian cho thấy Trung Quốc đã đạt đến một cấp độ mới về công nghệ phát triển trong ngành công nghiệp hàng không. Lijian là máy bay chiến đấu tàng hình thứ tư sau J-20, J-31 và máy bay trinh sát.
Trung Quốc mở tuyến tuần tra, nguy cơ bùng nổ xung đột Biển Đông
Trước sự phản đối quyết liệt từ công luận quốc tế, Bắc Kinh vẫn quyết định mở tuyến đường tuần tra mới này chạy dài qua tất cả các khu vực TQ đã đưa ra trong bản đồ hình lưỡi bò.
Cố tình bành trướng
Sau khi đã tăng cường các tiền đồn của mình ở Biển Đông, TQ giờ đây lập ra một tuyến đường tuần tra hàng hải mới, trong đó hầu như bao gồm tất cả các rạn san hô, bãi cát ngầm, và đảo nhỏ, kể cả trường hợp có một địa điểm chỉ nằm cách bờ biển của Philippines 85 hải lý.
Hãng tin Kyodo đưa tin đã có một bộ tài liệu quân sự mật hôm 5/8 được tiết lộ liên quan đến chuyện này. Bản tin cho biết tuyến đường tuần tra này chạy dài qua tất cả các khu vực mà TQ đã đưa ra trong bản đồ hình lưỡi bò phi pháp của họ.
Quân đội Việt Nam thao diễn cứu nạn trên sông
Nhằm rút kinh nghiệm cũng như thống nhất về nội dung, phương pháp tìm kiếm cứu nạn, Quân khu 9 đã tổ chức hội thao cứu nạn trên đường thủy.
Sáng 7/8, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức khai mạc Hội thao sử dụng phương tiện thủy nội địa, tìm kiếm cứu nạn năm 2013. Tham dự hội thao này gồm có Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng Tham mưu trưởng, cùng đại diện Bộ Tư lệnh các quân khu, quân đoàn, quân chủng; Cục Cứu hộ – Cứu nạn, Cục Quân huấn (Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng)…
Ngoài ra còn có 25 đoàn vận động viên đến từ các đơn vị đầu mối trực thuộc Quân khu 9 và 1 đoàn vận động viên của Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy TP. Cần Thơ.
Tìm hiểu tàu cứu hộ CN09 hiện đại nhất của BĐBP Hải Phòng
Được đóng mới tại Công ty Hải Long (Quân chủng Hải Quân) với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng và chính thức được đưa vào khai thác từ năm 2011, tàu CN09 của Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng là một trong những tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hiện đại nhất hiện nay.
Tàu CN09 biển kiểm soát BP 021901 do Hải đội 2 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố trực tiếp quản lý, chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn của tàu tại hiện trường. Tàu CN09 có kích thước lớn hơn hẳn so với những tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn được trang bị trước đó. Những tàu cũ có chiều dài không quá 20 mét, tàu CN 09 có chiều dài gần 30 mét, chiều rộng lớn nhất 6,4 mét. Công suất tàu đạt 3822 CV, có thể hoạt động được trong môi trường gió cấp 8. Theo thông số kỹ thuật mỗi giờ vận hành tàu tiêu tốn 800 lít dầu nhưng thực tế chỉ hết khoảng 750 lít, mỗi lần xuất bến có thể hoạt động liên tục 24/24 giờ trong 7 ngày.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)