CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

SỰ THẬT ĐƯỢC TÔN VINH

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam



  •  TƯƠNG QUAN QUÂN SỰ
  •   kênh dịch vụ 24h.com

  • Trước hàng loạt hành động khiêu khích đầy mưu mô, xảo quyệt của Trung Quốc trong những ngày qua trên Hoàng Sa và Trường Sa, người dân Việt Nam ai cũng sốt ruột sôi sục ý chí đuổi kẻ xâm lược về  nước. Có người bày tỏ ý kiến phải đánh Trung Quốc, có người trông chờ sự can thiệp của quốc tế, có người tạo áp lực để nhà nước ta có hành động thiết thực, có người ủng hộ quan điểm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình…Thế nhưng, Việt Nam sẽ sử dụng chiến lược nào để Trung Quốc mãi mãi từ bỏ hành vi xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của đất nước Việt Nam?
    Đòn đánh của Việt Nam là sử dụng sức mạnh của cộng đồng quốc tế thông qua hội nghị như ASEAN
    Đòn đánh của Việt Nam là sử dụng sức mạnh của cộng đồng quốc tế thông qua hội nghị như ASEAN
    Giáo sư De Castro thuộc Đại học De La Salle Philippines: “Các tàu Trung Quốc sẽ tìm cách quấy rối, gây khó dễ để tìm cách khiêu khích phía Việt Nam và Philippines phản ứng trước. Và khi đó, họ chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ” cho thấy Trung Quốc thực hiện chiến lược của mình không chỉ thâm độc mà còn khôn ngoan. Một mặt ra vẻ  hùng hậu, ngang tàn mặt khác tạo ra cái lý “trót lọt”, “vừa ăn cướp vừa la làng”. Từ đó ngôn thuận phao tin trên toàn thế giới. Đối phó với phù thủy áo trắng, giỏi biện minh thích bịa chuyện như Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam phải khéo léo nếu không sập bẫy vào âm mưu do Trung Quốc bày ra.
    Trên thực tế, luật pháp quốc tế công nhận 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của đất nước Việt Nam và chính bản đồ của Trung Quốc cũng công nhận đều đó. Vậy tại sao Trung Quốc vẫn ngoan cố khiêu khích, lâm le ồ ạt thực hiện vũ lực trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
    Bản đồ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
    Bản đồ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
    Hiện Trung Quốc đang yếu lý lẽ trên chính trường quốc tế nên không dại gì gây chiến tranh với Việt Nam và Philippines ngay thời điểm này. Bởi vì nếu xả súng lúc này chỉ làm Trung Quốc thâm hụt ngân sách, tổn thất về kinh tế và mất đi vị trí đứng thứ 2 thứ giới. Hiện Trung Quốc đang chơi chiêu bài giương đông kích tây, bề mặt vung tay với Việt Nam nhưng đòn đánh mà Trung Quốc đang hướng đến là Mỹ. Nếu không có cái nhìn sáng suốt thì Việt Nam vô tình tạo cái cớ cho Trung Quốc bắt chẹt, lấn lướt.
    Những ngày qua, dễ nhìn thấy Việt Nam chiến đấu với Trung Quốc trên bàn đàm phán, sử dụng luật quốc tế để bày tỏ sự xâm phạm phi pháp, ngang ngược của láng giềng hiếu chiến. Tại sao Việt Nam không chiến đấu trực diện với Trung Quốc bằng vũ lực? Vì nếu sử dụng vũ lực thì Việt Nam không khác nào lấy trứng chọi đá.  Việt Nam có nhiều thứ để mất hơn Trung Quốc, thế yếu hơn Trung Quốc, và tiềm lực quân sự, nhất là không quân và hải quân có thể tác chiến trên biển kém xa.
    Lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh
    Lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh
    Việt Nam đang tránh chiến tranh chứ không phải sợ chết, sợ đánh. Việt Nam luôn trong tư thế cầm thủ và sẵn sàng ra đòn bất cứ lúc nào nhưng phải đúng lúc, đúng huyệt. Việc Trung Quốc tạo áp lực với Việt Nam, tung tin thất thiệt cũng là tự tạo áp lực cho mình, lộ rõ bộ mặt xấu với bạn bè thế giới đặc biệt là học giả Trung Quốc đang bày tỏ sự không ủng hộ chính quyền Trung Quốc đi xâm lược phi nghĩa Việt Nam.
    Có thể nói, Việt Nam kiên quyết giải quyết các vấn đề bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Không hung hăng, nhưng Việt Nam dùng lý lẽ, thời thế từng bước buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán song phương và đa phương.
    Chiêu Việt Nam sử dụng “đánh nhưng không đánh, không đánh mà lại đánh”. Hiện tại Việt Nam không sử dụng đòn đánh trực diện với Trung Quốc nhưng dần làm cho Trung Quốc “còi cọc” các kế hoạch xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Và việc Trung Quốc phải chịu ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế là chuyện sớm muộn, nếu như Trung Quốc không muốn cả thế giới cô lập và từ chối mọi sự hợp tác, phát triển. Đòn đánh của Việt Nam là sử dụng sức mạnh của cộng đồng quốc tế, luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp.
    Chiến thắng Ngọc Hồi là sự thể hiện sức mạnh tổng hợp của Việt nam
    Chiến thắng Ngọc Hồi là sự thể hiện sức mạnh tổng hợp của Việt nam
    Về mặt quân sự thì chiêu của Việt Nam là đưa địch đến chỗ yếu, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn,  lấy yếu chống mạnh, nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, từng bước làm thay đổi cục diện, trong điều kiện Việt Nam yếu hơn đối thủ.
    Sức mạnh của Việt nam là sức mạnh tổng hợp, không đơn thuần là sự so sánh tương quan lực lượng. Bài học của cha ông ta với các chiến công hiển hách:  Triều Lý: 10 vạn quân thắng 30 vạn quân Tống, Triều Lý đã thực hiện “Tiên phát chế nhân”; Triều Trần: 15 vạn thắng 60 vạn Nguyên Mông với chiêu “Lấy đoản binh, chế trường trận”; Triều Lê: 10 vạn thắng 80 vạn quân Minh với chiêu “Vây thành, diệt viện”; Quang Trung: 10 vạn thắng 29 vạn quân Thanh với chiêu “đánh bất ngờ”.
    Việt Nam đã và đang hiện đại hóa lực lượng Hải quân, Không quân để có thể tung “cú đánh” đúng lúc, đúng huyệt
    Việt Nam đã và đang hiện đại hóa lực lượng Hải quân, Không quân để có thể tung “cú đánh” đúng lúc, đúng huyệt
    Việt Nam không cần diễu võ dương oai sức mạnh quân sự, mà âm thầm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên Biển, kiên cố hóa các đảo, hiện đại hóa lực lượng Hải quân, Không quân, chăm lo cho đời sống nhân dân trên các đảo, củng cố chứng cứ lịch sử vững chắc… để có thể tung “cú đánh” đúng lúc, đúng huyệt khi cần thiết như các thế hệ cha ông người Việt từng làm.
    Thanh Thủy


    'Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông' đánh trúng tim đen Trung Quốc

    (Petrotimes) - Ngày 7/8/2012, công trình biên khảo Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông về chủ quyền của Việt Nam tại các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chính thức ra mắt độc giả trong nước. Truyền thông Trung Quốc đã lập tức tung ra nhiều bài đả phá những điều nêu trong quyển sách, chứng tỏ rằng công trình vừa xuất bản đã đánh trúng vào chỗ yếu của Trung Quốc.
    Bìa cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông
    Quyển Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông - dày khoảng 400 trang, bao gồm 4 chương và một phụ lục – là một công trình tập thể của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, với tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam chủ biên, và do nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành.
    Chỉ ít lâu sau khi quyển Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông được chính thức phát hành, báo chí Trung Quốc đã liên tục lên tiếng bác bỏ những quan điểm được nêu lên trong quyển sách. Ngày 13/8 vừa qua chẳng hạn, trong một bài viết mang tựa đề “Giới chuyên gia bác bỏ đòi hỏi chủ quyền trên các đảo của một tác giả Việt Nam”, tờ Hoàn cầu Thời báo – Global Times của Trung Quốc đã viện dẫn hai chuyên gia Trung Quốc để đặc biệt đả phá phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17 trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nêu lên trong quyển Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông.
    Tuy nhiên, lý do mà Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Địa lý và Lịch sử Biên giới Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc hoàn toàn không có gì mới, mà chỉ lập lại quan điểm từ xưa đến nay vẫn được Bắc Kinh sử dụng : “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), vì Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên cho các khu vực này cách đây 2.000 năm, sớm hơn nhiều so với Việt Nam”.
    Trên đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về các phản ứng gay gắt của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam cho phát hành tập biên khảo Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông. Phản ứng của Trung Quốc cho thấy là Việt Nam đã đi đúng hướng trong việc tuyên truyền các quan điểm của mình trên vấn đề Biển Đông, đẩy các học giả Trung Quốc vào thế bị động.
    Là người thường xuyên theo dõi các diễn biến liên quan đến Biển Đông, giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ, đã cho rằng sự kiện Việt Nam xuất bản được một công trình có hệ thống về vấn đề Biển Đông là một điều rất đáng khích lệ và hướng tiếp cận này cần phải được thúc đẩy thêm, tạo điều kiện đưa quyển sách đến tận tay mọi người, song song với việc tổ chức thêm các hội nghị khoa học quốc tế về Biển Đông.
    GS Ngô Vĩnh Long cho biết, Trung Quốc tuyên truyền rất dữ dội trong công chúng của họ về vấn đề Biển Đông. Họ có không biết bao nhiêu người làm việc này, những người gọi là “học giả” của họ. Ông Long cho rằng phần lớn những cái gọi là “nghiên cứu” của họ không có giá trị. Còn những nghiên cứu có giá trị thì họ chưa đưa ra, chỉ dùng riêng cho họ với nhau thôi.
    GS Long cho rằng vấn đề đó cực kỳ nguy hiểm, bởi vì khi đưa thông tin ra rất nhiều, ở trong nước cũng như ngoài nước, nhưng lại là những thông tin sai lạc, thì đến khi phải thay đổi chính sách hay là bị buộc phải nhượng bộ trước công luận quốc tế, thì không làm được. Trung Quốc hiện nay chưa làm được điều đó, thành ra đã nói càn rồi thì tiếp tục làm càn. Mà tiếp tục làm càn như vậy, lấy thịt đè người, là điều rất nguy hiểm.
    Về phía Việt Nam, ông Long nhận xét: “Việt Nam đi chậm nhưng chắc hơn Trung Quốc trong việc quảng bá về Biển Đông. Tôi thấy chậm nhưng mà nếu đi đàng hoàng thì sẽ chắc. Quyển sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông tôi chưa đọc, nhưng qua những lời giới thiệu, kể cả phỏng vấn với ông chủ biên thì tôi thấy đây là một bước đi vững chắc. Có bước đi đầu vững chắc thì nên tiếp tục làm như vậy. Một nước nhỏ như Việt Nam cần làm việc đàng hoàng chứng minh cho người ta biết mình làm việc đàng hoàng, có tình, có lý, bởi vì thật ra vấn đề này không chỉ là vấn đề nghiên cứu (thuần túy) mà là nghiên cứu để cung cấp tài liệu cho việc tranh đấu, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, bảo vệ an ninh trong khu vực. Và như thế, phải chứng minh cho thế giới biết là người Việt Nam đàng hoàng”.
    Cần đẩy mạnh các cuôc hội thảo quốc tế về Biển Đông
    Theo GS Long, đây là vấn đề rất tốt, tốt không chỉ vì giúp cho Việt Nam quảng bá vấn đề biển đảo của mình, mà tốt để cho Việt Nam học được cách quảng bá, hay là trao đổi với nước ngoài. Theo dõi những hội thảo mà Chính phủ Việt Nam hay Bộ Ngoại giao Việt Nam giúp tổ chức, thì ta thấy tiến triển rất khả quan.
    Từ hội thảo lần đầu cho đến hội thảo lần thứ 3 vừa rồi, và sắp tới, tháng 11 sẽ có hội thảo lần thứ 4, các hội thảo đó ngày càng tập hợp được nhiều người trên thế giới đến để trao đổi, kể cả những học giả của Trung Quốc.
    Thành ra mình học hỏi được cùng người khác, những người nói sai, mình cũng thấy cái sai của họ như thế nào. Những người nói như “họng cối xay” thì mình cũng biết, qua đó mình tìm được cách để trình bày vấn đề của Việt Nam.
    Và hơn thế nữa, thái độ của Việt Nam ở các hội thảo quốc tế, cũng sẽ làm cho người ta thấy là người Việt Nam đàng hoàng, muốn tìm hiểu vấn đề, muốn tìm giải pháp, chứ không phải là cứ nói ngang.
    Th.Long

    TRỖI DẬY HAY GƯỢNG DẬY -MẤT DẠY

    Cảnh giác Phát hiện 32 ứng dụng Android độc hại



  •  TƯƠNG QUAN QUÂN SỰ
  •   kênh dịch vụ 24h.com

  • 3 mâu thuẫn làm cho Trung Quốc "trỗi" mà không thể "dậy" nổi!


    (03:44 16/01/2013) Trong tác phẩm “Giấc mơ Trung Quốc”, đại tá-Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc viết “Có 3 mâu thuẫn lớn có thể làm cho Trung Quốc “trỗi mà không thể dậy nổi”: 1-Mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên. 2- Mâu thuẫn giữa người với người. 3- Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với thế giới.


    Thuyết “Trung Quốc đe dọa” là bài toán khó - theo Giáo sư Lưu, đòi phải có lời giải “sáng tạo mới về chính trị”. Tuy vậy, từ đầu năm tới nay, Trung Quốc liên tục tiến hành các hoạt động gây hấn trên biển Hoa Đông và biển Đông. Truyền thông Trung Quốc công bố, nước này sẽ xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 hòn đảo trên biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cả thế giới bất an.

    Mới đây, họ chính thức công bố nội dung có hiệu lực “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam”; tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa; phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012 – 2022, trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa…

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị khẳng định: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp, trái với tinh thần DOC, không có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái đó”.

    Các nước trong vùng đều có những động thái phản ứng mạnh mẽ. Philippines yêu cầu Trung Quốc lý giải việc điều tàu hải giám đến các đảo tại biển Đông và tấm bản đồ xâm phạm chủ quyền nhiều nước, gây căng thẳng mới trong khu vực. Philippines đã nâng quan hệ liên minh quân sự với Mỹ lên những bước cao hơn và mới đây được Tokyo thỏa thuận cấp 10 tàu hải giám bằng vốn vay ưu đãi, nhằm tăng cường lực lượng phòng vệ bờ biển, “kiên quyết sẽ bắn trả và làm chìm tàu kẻ nào gây hấn”.

    Ngoại trưởng Australia khẳng định, việc hợp tác an ninh giữa ba nước Mỹ - Nhật - Australia là vô cùng quan trọng. Hiện nay, NATO đang mở rộng hoạt động toàn cầu, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thể hiện qua chiến lược của Mỹ. Ấn Độ cũng tuyên bố sẵn sàng đưa tàu chiến ra biển Đông để bảo vệ quyền lợi của mình…

    Nhiều học giả trung thực của Trung Quốc lên tiếng cho rằng, cách hành xử như trên chỉ gây ra rối ren, “hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc “ (học giả Lý Lệnh Hoa- Trung tâm tin tức Hải Dương). Thời Tây Hán (179 trước CN), Tư Mã Tương Như có lời răn: “Kẻ khôn ngoan biết tránh được tai họa khi nó chưa đến”.
    Mong rằng Trung Quốc sẽ hành xử khôn ngoan, bởi vì hướng hành xử vừa qua chỉ gây ra phức tạp, thậm chí bất lợi- như GS Lưu Minh Phúc cảnh báo: “Trỗi mà không thể dậy nổi”!






    Theo Tống Văn Công - Lao Động