CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ khiến TQ mất khả năng răn đe quân sự

Mỹ đã cơ bản xây dựng được cục diện triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, lãnh thổ Mỹ là trung tâm, còn châu Âu và CA-TBD là hai cánh...

 Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ khiến TQ mất khả năng răn đe quân sự
Radar phòng thủ tên lửa X-band của quân Mỹ

Tờ "Thanh niên Trung Quốc" vừa có bài viết cho hay, ngày 6 tháng 6, Hạ viện Mỹ đã thông qua đề án cấp trên 70 triệu USD, tái khởi động chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển phía đông bị hủy bỏ năm 2012.

Mặc dù Lầu Năm Góc tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa này chủ yếu là để ứng phó với mối đe dọa tên lửa của Iran và CHDCND Triều Tiên, nhưng vấn đề dường như hoàn toàn không phải đơn giản như vậy.

Trên thực tế, trước khi phương án cấp phát của Hạ viện Mỹ được thông qua, Lầu Năm Góc đã bắt đầu đưa việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nghiêng về khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, trọng điểm phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

Căn cứ vào kế hoạch triển khai "đường lối thích ứng từng giai đoạn" châu Âu do chính quyền Obama đưa ra, quân Mỹ có ý định chia thành 4 giai đoạn đưa công nghệ và trang bị phòng thủ tên lửa mới vào châu Âu, trước sau năm 2020 tiến hành phòng thủ mang tính bao trùm đối với mối đe dọa tên lửa đạn đạo tất cả các tầm phóng của Iran.

Nhưng, để đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương, ngày 8 tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố, hủy bỏ kế hoạch giai đoạn cuối cùng của "đường lối thích ứng từng giai đoạn" châu Âu, sẽ chuẩn bị di duyển thiết bị đánh chặn tầm xa triển khai ở Ba Lan tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹ còn ra sức khuyến khích Nhật Bản, Hàn Quốc gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2012, báo cáo nghiên cứu của Viện khoa học quốc gia Mỹ chỉ ra, do đường đạn tên lửa do CHDCND Triều Tiên phóng quá thấp, quân Mỹ chỉ có dựa vào hệ thống phòng thủ khu vực trên cao ở khu vực chiến lược tại Hàn Quốc, mới có thể đánh chặn khi tên lửa đang ở giai đoạn bay cộng lực.

Hiện nay, Lầu Năm Góc đã bắt tay triển khai radar phòng thủ tên lửa X-band thứ hai ở miền nam Nhật Bản, để nhanh chóng phát hiện tình hình phóng tên lửa ở bờ tây của Thái Bình Dương. Đồng thời, Mỹ còn cân nhắc để cho Nhật Bản, Hàn Quốc mua sắm tên lửa Patriot-3, hệ thống tên lửa Aegis, nâng cao năng lực phòng thủ tên lửa đoạn giữa của họ.

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot Mỹ

Có chuyên gia cho rằng, CHDCND Triều Tiên, Iran mặc dù bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế tiến hành thử nghiệm hạt nhân, nhưng về thực lực, vẫn là "nước nhỏ", Mỹ không cần đầu tư vốn khổng lồ tiến hành xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Đặc biệt là trong tình hình cộng đồng quốc tế nỗ lực thông qua con đường khác giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Iran, Mỹ vẫn đang tăng cường xây dựng năng lực phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đằng sau có tính toán chiến lược riêng.

Một mặt, đây là để thúc đẩy triển khai toàn cầu hệ thống phòng thủ tên lửa. Chuyên gia quân sự Bành Quang Khiêm chỉ ra, Mỹ tích cực tiến hành triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, "là một trong 3 trụ cột của Mỹ - xây dựng ưu thế tuyệt đối toàn cầu, thực hiện kiểm soát tuyệt đối toàn cầu, bảo đảm an ninh tuyệt đối của Mỹ trên toàn cầu".

"Đến nay, Mỹ đã cơ bản xây dựng được cục diện triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu 'lấy lãnh thổ làm trung tâm, lấy châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu làm hai cánh', 'mạng lưới phòng thủ tên lửa' châu Á-Thái Bình Dương là một bộ phận quan trọng nhất của họ".

Mặt khác, là để ngăn chặn năng lực hạt nhân của Trung Quốc và Nga. Mỹ nhiều lần tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương không phải nhằm vào Trung Quốc, nhưng chuyên gia phòng thủ tên lửa Hildreth thuộc Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ lại cho biết: "Chúng tôi luôn bàn thảo về CHDCND Triều Tiên, nhưng trên thực tế, chúng tôi ai cũng hiểu trong lòng mục tiêu lâu dài chính là Trung Quốc".

Một nguồn tin cho rằng, tầm phóng, độ chính xác và sức công phá của vũ khí tên lửa của Nga và Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa có hiệu quả đối với lãnh thổ Mỹ, là đối tượng đề phòng mang tính lâu dài và chiến lược của Mỹ. Mỹ xây dựng cơ sở phòng thủ tên lửa ở nước ngoài lấy cớ là để ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa của những quốc gia "vô lại", nhưng tình hình triển khai của họ hoàn toàn là nhằm vào quỹ đạo tấn công của tên lửa Trung Quốc và Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển SM-3 của Mỹ

"Hệ thống phòng thủ tên lửa là 'phòng thủ', thực ra là hệ thống vũ khí hiện đại kiêm tấn công và phòng thủ, vũ khí phòng thủ tên lửa tốt nhất cũng là tên lửa, tên lửa phòng thủ tên lửa có năng lực đánh chặn rất mạnh như dòng Patriot cũng là tên lửa có năng lực tấn công rất mạnh.

Ngoài ra, trong chiến tranh hiện đại 'phát hiện là tiêu diệt', hệ thống phòng thủ tên lửa trang bị hệ thống cảnh báo tiên tiến có thể tiến hành do thám và theo dõi khu vực bao trùm trong mọi điều kiện thời tiết, mọi phương hướng, từ đó tạo ưu thể cảnh báo sớm chiến lược to lớn.

Vì vậy, hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không chỉ là một hệ thống vũ khí mang tính phòng ngự, mà còn có tính tấn công rất mạnh, vừa có thể giảm thấp năng lực răn đe quân sự của Trung Quốc và Nga, vừa có thể đóng vai trò theo dõi và đánh đòn phủ đầu".

Ngoài ra, Mỹ thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương cũng có tính toán về kinh tế. Đúng như Ủy ban cấp phát quốc phòng Hạ viện Mỹ tuyên bố, chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển phía đông sẽ có lợi cho các nhà chế tạo thiết bị đánh chặn tên lửa, nhà chế tạo radar và nhà giao dịch vũ khí của Mỹ.

Cùng với việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa trên toàn cầu, quân Mỹ cũng đang chào bán vũ khí trang bị tiên tiến. Hiện nay, đã có các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Qatar bày tỏ muốn mua các trang bị của Mỹ như tên lửa Patriot-3, hệ thống phòng thủ khu vực cao giai đoạn cuối. Thông báo của Lầu Năm Góc cho biết, chỉ riêng tổng kim ngạch mua của Qatar đã đạt 6,5 tỷ USD.
Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow II Mỹ
Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ ngay từ đầu xây dựng đã bị Nga phản đối mạnh mẽ. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Antonov cho rằng, điều này sẽ phá hoại nền tảng cân bằng chiến lược khu vực, dẫn đến phân hoá hai cực sức mạnh khu vực.

Phản đối cũng đến từ nội bộ liên minh. Mặc dù đối mặt với mối đe dọa trực tiếp nhất, hiện thực nhất từ CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc vẫn tỏ rõ thái độ không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo, chỉ tìm kiếm xây dựng phòng ngự phòng thủ tên lửa tự thân (KAMD) có thể đề phòng các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo CHDCND Triều Tiên.

Mặc dù bị phản đối nhiều, nhưng bên ngoài phổ biến cho rằng, Mỹ sẽ không dừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với vấn đề này, điều có thể làm duy nhất của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là không ngừng nâng cao năng lực "chống phòng thủ tên lửa".
Trang chu     

Tàu sân bay tự chế đầu tiên của Ấn Độ có gì đặc biệt?

Tàu sân bay tự chế đầu tiên của Ấn Độ có gì đặc biệt?
Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Ấn Độ có lối thiết kế boong phóng máy bay giống với tàu sân bay truyền thống Nga.
Tờ Defense Aerospace dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony, dự kiến ngày 12.8 thì nhà máy Cochin sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay tự đóng mới đầu tiên thuộc lớp Vikrant.

Sau khi hạ thủy, tàu sẽ được lai dắt vào bến để hoàn thiện. Theo ông Antony, đến tháng 6.2014, phần việc chính trên tàu sân bay trong tương lai mang tên INS Vikrant này sẽ được hoàn thành và bắt đầu thử nghiệm.

Đây là sự kiện hết sức quan trọng đánh dấu bước tiến nhảy vọt của công nghiệp quốc phòng Ấn Độ. Việc hạ thủy Vikrant sẽ đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới tự đóng được tàu sân bay. Và nếu không kể Nhật Bản thì Ấn Độ là quốc gia đầu tiên ở châu Á đóng thành công tàu sân bay.

Theo những thông tin ban đầu, chương trình phát triển tàu sân bay Ấn Độ đã được nhen nhóm từ năm 1989 khi nước này muốn thay thế 2 tàu sân bay cũ kỹ INS Vikrant (R11) và INS Viraat (R12) mua từ Anh. Tuy nhiên, sau 1991 do tình hình kinh tế khó khăn kế hoạch này buộc phải tạm hoãn vô thời hạn.

Năm 1999, Bộ trưởng Quốc phòng George Fernades hồi sinh chương trình chế tạo tàu sân bay lúc đó được gọi là Project 71 ADS. Năm 2001, nhà máy đóng tàu Cochin (CSL) đệ trình thiết kế tàu sân bay kiểu boong phóng nhảy cầu. Thiết kế này chính thức nhận được sự chấp thuận từ chính phủ Ấn Độ trong năm 2003.

Việc chế tạo con tàu sẽ ứng dụng công nghệ module tiên tiến, theo đó sẽ có tổng cộng 874 block được chế tạo và ghép nối thành tàu sân bay. Tất nhiên, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ cũng cần có sự giúp đỡ từ nước ngoài. Hãng Fincantieri Italy sẽ cung cấp hệ thống động lực tích hợp còn Cục Thiết kế Hải quân Nga cung cấp công nghệ hàng không.

MiG-29K sẽ là tiêm kích chủ lực trên tàu sân bay tự đóng của Ấn Độ.


Ngày 28/2/2009, nhà máy đóng tàu Cochin chính thức khởi công đóng chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Vikrant mang tên cùng tên lớp tàu (INS Vikrant). Tàu có lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, mớn nước 8,4m.

Với sự tư vấn thiết kế từ Nga, không lạ khi INS Vikrant dùng boong phóng kiểu nhảy cầu tương tự tàu sân bay Nga. Boong phóng có diện tích 10.000m2 bố trí 2 đường băng cất cánh và đường hạ cánh với 3 cáp hãm đà.

Về số lượng máy bay, INS Vikrant có thể chở tối đa 30 máy bay gồm: 12 tiêm kích đa năng MiG-29K; 8 tiêm kích HAL Tejas Mark 2 (Ấn Độ tự chế tạo) và 10 trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31 hoặc trực thăng săn ngầm Westland Sea King.

Hệ thống vũ khí phòng vệ của INS Vikrant vẫn còn trong vòng “bí mật”, theo thông tin ban đầu nó có thể sử dụng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đặt trong ống phóng thẳng đứng. Hệ thống vũ khí tầm gần gồm 4 pháo 76mm có thể bắn tốc độ cao 120 phát/phút, đạt cự ly xa đến 30km và pháo phòng không cao tốc.

Hệ thống điện tử hàng hải trên Vikrant dự kiến trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm đường không, hệ thống định vị và hệ thống đối phó điện tử. Ngoài ra, con tàu có thể trang bị thêm hệ thống quản lý chiến đấu sử dụng cảm biến và đường liên kết dữ liệu chiến thuật cung cấp khả năng nhận thức tình huống theo thời gian thực.

Về hệ thống động lực của tàu, đây luôn là thế yếu của những nước có nền công nghiệp quốc phòng mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ. Vì lẽ đó, Ấn Độ mới cần tới sự giúp đỡ từ hãng Fincantieri, INS Vikrant sẽ lắp đặt 4 động cơ tuốc bin khí LM2500 cung cấp công suất tổng thể 80MW cho phép đạt tốc độ 28 hải lý/h, tầm hoạt động 15.000km.

Sau khi tàu INS Vikrant hoàn thiện, nếu không có gì thay đổi Ấn Độ sẽ tiếp tục đóng chiếc thứ 2 INS Vishal với kích thước lớn hơn cùng nhiều sự sửa đổi trong thiết kế.

INS Vishal có lượng giãn nước lên tới 65.000 tấn, boong phóng máy bay sẽ từ bỏ thiết kế kiểu nhảy cầu mà thay bằng máy phóng thủy lực cho phép phóng máy bay tiêm kích hạng nặng như Sukhoi/HAL FGFA, AMCA hoặc Rafale M.

Theo Kiến Thức

Chiến binh vô hình’ chặn Trung Quốc trước ngưỡng cửa Biển Đông

  1. Sát thủ ẩn mình’ giúp Việt Nam xoay cục diện ‘ván cờ biển Đông’ (Kỳ 1)
  2. Sát thủ ‘ngang tài ngang sức’ với tàu Kilo Việt Nam ở biển Đông (Kỳ 2)
So với Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam, tàu ngầm lớp Archer không hề thua kém về công nghệ và hệ thống điện tử. Cùng với “hố đen” Kilo 636MV và “rắn độc” Scorpène, “chiến binh vô hình” Archer sẽ là đối thủ mà Hải quân Trung Quốc không thể dễ dàng lấn lướt.
“Át chủ bài” của Hải quân Singapore
Vài năm trở lại đây, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng khi xây dựng nhiều công trình trái phép trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và liên tục quấy rối trên Biển Đông.
Singapore sở hữu đường biển chỉ dài 193km, so với các quốc gia ASEAN khác thì chưa thấm vào đâu nhưng vùng biển này được coi như là khu vực có tầm ảnh hưởng và quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay. Đây được coi như là cửa ngõ để tiến vào Biển Đông, nơi có mật độ giao thương hàng hóa hải cảng đứng thứ 5 trên thế giới và ngày một tăng trong những năm gần đây. Nếu Trung Quốc muốn độc chiếm được biển Đông thì tất nhiên cần phải kiểm soát được vị trí này.

RSS Archer một trong những sát thủ đáng gờm trên biển Đông.
Một điều nữa khiến Trung Quốc thèm khát Biển Đông, đó là trữ lượng dầu mỏ.
Trong khi đó, Singapore được đánh giá là có trữ lượng dầu mỏ phong phú. Thế nên, Singapore cũng khó có thể thoát khỏi lòng tham vô đáy của Trung Quốc.
Tình hình này buộc Singapore cùng các nước trong khu vực phải củng cố khả năng phòng thủ để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và tàu ngầm là “con át chủ bài” được nhiều quốc gia lựa chọn. Trong đó, Archer, lớp tàu ngầm tấn công được xem như là “kẻ vô hình” với bất kỳ hệ thống sonar nào trên thế giới, là lựa chọn của Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN).
“Kẻ vô hình” trên biển Đông
Archer là một lớp tàu ngầm tấn công được phát triển từ lớp tàu ngầm Västergötland sử dụng động cơ diesel-điện, ban đầu được biên chế cho Hải quân Hoàng gia Thụy Điển nhằm đề phòng trước những chiếc tàu ngầm khổng lồ của người Nga. Hiện nay, sau nhiều lần nâng cấp, cải tiến và mới nhất là dự án nâng cấp “Northern Light” do phía Singapore và Thụy Điển hợp tác, Archer trở thành một trong những sát thủ có sức mạnh kinh hoàng nhất hiện nay, với những công nghệ mới nhất và những loại vũ khí có sức tấn công mạnh mẽ.
Được đặt hàng năm 2005, cho đến nay, cả 2 chiếc thuộc lớp Archer đều đã đi vào hoạt động với vai trò là tàu ngầm tấn công chính của RSN. Chiếc đầu tiên mang tên RSS Archer (cung thủ) được biên chế vào năm 2011, chiếc còn lại là RSS Swordman (kiếm thủ) cũng đã được biên chế vào năm 2012.

“Chiếc bánh” Singapore rất ngon nhưng để độc chiếm nó Trung Quốc sẽ phải trả cái giá khá đắt.
Theo các chuyên gia của viện nghiên cứu quân sự tại Singapore thì 2 chiếc lớp Archer này được đánh giá rất cao nhờ những công nghệ hiện đại và mới nhất của phía Thụy Điển, đồng thời có cả các công nghệ do chính Singapore nghiên cứu.
Theo giáo sư Alex Koh từ Viện nghiên cứu Katnam của Singapore thì: “Với Archer và lớp Challenger đang phục vụ trong các biên đội tàu ngầm của Singapore thì khó có quốc gia nào xâm phạm được chủ quyền của Singapore”
Như đã nói Archer ứng dụng các công nghệ mới nhất từ phía Thụy Điển và Cục công nghệ quốc phòng & phòng vệ Singapore nghiên cứu hợp tác trong suốt 5 năm liền.
Thiết kế tàu với hình dạng giọt nước và được tích hợp công nghệ AIP tương tự như trên các chiếc tàu Kilo mà Việt Nam sắp nhận được tới đây. Tuy nhiên, AIP của lớp Archer có một số khác biệt so với Kilo như hệ thống AIP của Archer là tích hợp ngay trên thân tàu nên nó nhỏ hơn so với hệ thống AIP đồ sộ mà Nga tự phát triển (tuy nhiên AIP của Nga lại giúp cho các tàu ngầm có thể lặn lâu hơn bình thường. Kilo 636MV của phía Việt Nam được trang bị AIP có thể hoạt động dưới nước liên tục lên đến 45 ngày mà không cần nổi lên, còn Archer thì là 35 ngày).
Công nghệ AIP này phía Nga và cả Thụy Điển đều được xem là những bí mật quốc gia nên một quốc gia chuyên đi sao chép bản gốc như Trung Quốc sẽ không bao giờ có được. Vì vậy, một chiếc Kilo của phía Trung Quốc chỉ hoạt động được tối đa là 2 ngày.

RSS Swordman - một trong những đối thủ khó nhằn của bất kỳ kẻ địch nào.
Ngoài ra, AIP còn là chìa khóa khiến cho Kilo được mệnh danh là “Hố đen” và Archer là “Kẻ vô hình”. Công nghệ AIP cho phép lợi dụng sức đẩy của không khí, đẩy con tàu đi bên dưới mặt nước vô cùng êm ái, kết hợp chuyển động nhẹ nhàng của các chân vịt, nhờ đó, ít phát ra các tiếng động.
“Kiếm” và “Tên” của chiến binh Archer
Archer không được trang bị các tên lửa tối tân như Kilo của Việt Nam bởi Việt Nam cần có các vũ khí tầm xa và trải dài, còn Singapore đường bờ biển chỉ bằng 1/10 so với Việt Nam nên sự lựa chọn của RSN với Archer là các loại ngư lôi có sức công phá hủy diệt mạnh. Một trong số đó là loại Mark 48 di chuyển trong mặt nước với vận tốc 107km/h, không thua kém gì loại ngư lôi Shkval 2E có khả năng được trang bị cho Kilo 636MV.
Ngoài ra, Archer còn được trang bị đến 9 ống phóng ngư lôi loại 533mm. Mỗi ống phóng có thể phóng cùng lúc đến 2 loạt ngư lôi, nghĩa là trong một thời gian ngắn nhất định, Archer có thể phóng ra đến 18 quả ngư lôi. Các ngư lôi của Archer đều được trang bị các đầu dẫn thông minh với 2 cơ chế làm việc:
- Dò đường theo vị trí phát ra tiếng động của đối phương hoặc đường đi của các ngư lôi mà đối phương bắn đi. Sau đó, nó sẽ thu thập các dữ liệu này và truyền về cho khoang chỉ huy của Archer. Tại đây, các dữ liệu sẽ được phân tích và dẫn đường cho các ngư lôi để tấn công chính xác mục tiêu. Archer được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cao nhất nhờ những ngư lôi “có mắt” của mình.
- Dẫn đường bằng công nghệ định vị vệ tinh hoặc GPS. Chủ yếu nhằm tấn công tàu nổi hoặc các phương tiện di chuyển trên mặt nước.
Rõ ràng, nếu có một cuộc xung đột với các quốc gia ASEAN thì Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc sẽ phải đương đầu với quá nhiều đối thủ khó xơi bởi họ sở hữu những “sát thủ” trứ danh trên thế giới.

Mk 48 có thể tiêu diệt bất kì kẻ nào xâm phạm lãnh hải Singapore.
So với Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam, Archer cũng không thua kém gì về công nghệ và hệ thống điện tử. Archer được trang bị hệ thống định vị sonar nâng cấp cải tiến mới nhất của hãng Thales lừng danh trên thế giới. Thales được mệnh danh là “kẻ săn mồi” khét tiếng trên thế giới nhờ công nghệ định vị sonar và sóng âm hiện đại bậc nhất. Bên cạnh đó, hệ thống định vị sonar này còn được tích hợp thêm một hệ thống khác do Singapore và Hoa Kỳ hợp tác chế tạo là hệ thống định vị sonar quét mảng song song (DCNS SUBTICS). Với 2 hệ thống này thì khó có một con mồi nào thoát khỏi được nó.
Xét về tổng thể, Singapore có biên đội tàu ngầm tấn công lớn nhất Đông Nam Á. Họ sở hữu đến 6 chiếc tàu ngầm, 4 chiếc thuộc lớp Challenger và 2 chiếc thuộc lớp Archer. Hai lớp tàu ngầm này có thể gọi là bất khả chiến bại ở những khu vực tác chiến biển sâu như biển Đông với lợi thế về hệ thống điện tử có khả năng tương thích với nhau rất cao và có thể hoạt động ăn ý trong mọi điều kiện tác chiến. Cùng với đó là khả năng tác chiến linh hoạt ở mọi vùng biển nông hoặc sâu nhờ thiết kế đặc biệt của chúng. Cả 2 đều được trang bị một hệ thống chân vịt được gọi là X-Rudder có khả năng giúp cho con tàu xoay chuyển một cách linh hoạt và cơ động hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào hiện nay. Xét về mức độ cơ động và linh hoạt, chúng “ăn đứt” bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc.
Với những “chiến binh” gác cửa lợi hại như Archer, rõ ràng, Singapore không phải là đối thủ mà Trung Quốc có thể dễ dàng lấn lướt.
(BTT)

TQ "ngồi trên đống lửa" nhìn Mỹ - Philippines tập trận Biển Đông

 Tờ China News bình luận về cuộc tập trận Mỹ và Philippines, khẳng định mặc dù rêu rao không “nhằm vào Trung Quốc”, nhưng ý đồ đối kháng và kiềm chế Bắc Kinh của Washington và Mannila hết sức rõ ràng.

Từ ngày 27-/6 đến 2/7, cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines đã diễn ra tại Biển Đông cách đảo Hoàng Nham/Scarborough 108 km, lực lượng binh lính, tàu thuyền và nội dung tập trận mà hải quân Mỹ tham gia lần này đều lập kỷ lục. Phân tích cho thấy, lần này Mỹ - Philippines “di quân” đến khu vực gần đảo Hoàng Nham/Scarborough và tuyên bố sẽ không “chọc giận” Trung Quốc. 

Quân đội Mỹ và Philippines thường xuyên diễn tập với nhau
Quân đội Mỹ và Philippines thường xuyên diễn tập với nhau.


Nhưng trên thực tế, chiến lược trở lại châu Á của Mỹ đã có sự bày binh bố trận về quân sự từ lâu, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Philippines cũng nhiệt tình hưởng ứng, các cuộc tập trận liên tiếp nhằm vào Trung Quốc đã có ý đồ rõ rệt. Trước cuộc tập trận này, phía Trung Quốc bày tỏ mong muốn các bên nên làm những việc có lợi cho sự ổn định và bảo vệ nền hòa bình khu vực chứ không phải “nói một đằng, làm một nẻo”.


Lực lượng lập kỷ lụcNgày 21/6, tờ Daily Inquirer của Philippines đã trích lời ông Gregory Fabic -người phát ngôn hải quân nước này cho biết, từ ngày 27-6, Mỹ và Philippines sẽ tập trận “hợp tác huấn luyện chuẩn bị tác chiến trên biển” ở vùng biển cách đảo Hoàng Nham/Scarborough 108 km. Ông Fabic nói, địa điểm tập trận cách đảo Hoàng Nham/Scarborough “rất xa”, dự đoán Trung Quốc sẽ không coi cuộc diễn tập này là “hành vi khiêu khích”.

Bài báo cho biết, cuộc tập trận lần này có tên gọi Carat 2013 được tổ chức thường niên có sự tham dự của hải quân Mỹ, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan.

Chiến hạm Mỹ cũng thường xuyên ghé cảng Philippines nhằm biểu lộ sự ủng hộ đồng minh thân thiết
Chiến hạm Mỹ cũng thường xuyên ghé cảng Philippines nhằm biểu lộ sự ủng hộ đồng minh thân thiết.


Hải quân Philippines cho biết, nội dung chủ yếu của cuộc tập trận này là thông tin, hải quân hành động trên biển, chống khủng bố và an ninh trên biển. Cuộc tập trận sẽ nâng cao trình độ hợp tác giữa hải quân Philippines với hải quân Mỹ trong quá trình thực hiện các hành động phối hợp trên biển. Ngoài ra, hải quân hai nước còn tổ chức tập trận đổ bộ lưỡng cư ở khu vực ven biển phía Bắc đảo Luzon và tham gia một số hoạt động cứu trợ nhân đạo. 


Philippines rất coi trọng cuộc tập trận chung này, hải quân nước này còn cử tàu hộ vệ  BRP Del Pilar (PF-15) – chiến hạm chủ lực của Philippines được cải tiến từ tàu tuần tra  Hamilton của Mỹ và nhiều tàu chiến loại nhỏ khác tham gia tập trận, Lực lượng cảnh vệ bờ biển Philippines cũng sẽ cử tàu tham gia.

Chiến hạm hải quân Philippines sẽ tham gia tập trận Carat 2013
Chiến hạm hải quân Philippines sẽ tham gia tập trận Carat 2013.


Ông Fabic nói số lượng cụ thể của tàu hải quân, lực lượng thủy quân lục chiến và máy bay của Mỹ chưa được xác định. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Malaysia cho biết, năm nay, lực lượng binh lính, tàu thuyền và nội dung tập trận mà hải quân Mỹ tham gia lần này đều lập kỷ lục.
 

Theo nguồn tin, lực lượng tham gia tập giận là  đơn vị đặc nhiệm 73 của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Đơn vị đặc nhiệm 73 có 1.200 người thuộc các lực lượng Hải quân, thủy quân lục chiến và nhân viên chấp pháp trên biển, tàu chiến bao gồm tàu đổ bộ Tortuga, tàu khu trục tên lửa Curtis Wilbur, tàu vận tải USNS Washington Chambers, tàu cứu hộ  Safeguard (ARS-50).

Philippines liên tiếp “cậy” Mỹ dọa Trung Quốc

Tháng 4 vừa qua, hai nước Mỹ - Philippines mới tổ chức cuộc trận có tên gọi Kề vai sát cánh ở biển Đông. Vài năm trở lại đây, quốc gia Đông Nam Á này cũng liên tục có những hành động khiêu khích trong vấn đề Bãi Cỏ Mây và đảo Hoàng Nham/Scarborough trên biển Đông như tăng cường mức độ trinh sát không phận ở biển Đông để đảm bảo “an ninh cho các mục tiêu quân sự chiếm lĩnh các đảo trên biển Đông” như Bãi Cỏ Mây hoặc các hòn đảo khác, đồng thời ngăn ngừa quân đội Trung Quốc có những “hành động lớn” trên biển Đông. Nguồn tin từ phía quân đội Trung Quốc cũng chứng thực, lực lượng, thời gian gần đây, tần suất và quy mô hoạt động của lực lượng hải quân, không quân Philippines ở hải vực đảo Palawan gần biển Đông tăng mạnh, tuy nhiên mọi hành động của họ “đều bị Trung Quốc nắm bắt”. 

Kể từ khi Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus sang thăm Philippines, quốc gia Đông Nam Á này lập tức tuyên bố đã hoàn thành công tác thay quân đồn trú và cung cấp nhu yếu phẩm tại Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long của Trung Quốc cho biết, đây là thời cơ được Philippines “lựa chọn kỹ càng”. Ông Đỗ Văn Long cũng ra rằng, vài năm trở lại đây, dưới sự định hướng của chiến lược “tái cân bằng châu Á”, Mỹ tổ chức rất nhiều cuộc tập trận tương tự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Phillippines cố tình tuyên bố động tác mới của nước này ở Bãi Cỏ Mây sau khi ông Ray Mabus sang thăm, đồng thời hào hứng tung hê chuyện hai nước sẽ tổ chức tập trận chung. Phân tích cho thấy, hành động của Philippines nhằm mục đích khoe khoang với bên ngoài rằng sau lưng có Mỹ làm hậu thuẫn vững chắc.


Dàn máy bay trên hạm của hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận Mỹ-Phi
Máy bay trên hạm của hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận Mỹ-Phi.


Ngoài ra, tờ Philstar cũng cho biết, ngày 14/6, trong cuộc thương thảo ngoại giao lần thứ 19 Trung – Phi tổ chức tại Bắc Kinh, hai nước đều thể hiện “lập trường kiên định của mình” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, điều này cho thấy hai bên không đi đến được sự đồng thuận. 


Theo một nguồn tin khác, thời gian gần đây Philippines đang đẩy mạnh tốc độ nhập khẩu vũ khí, chương trình mua sắm vũ khí của quốc gia này có trị giá lên tới 1,8 tỉ USD. Chính phủ Philippines đang lên kế hoạch mua hệ thống tên lửa đất đối không và hệ thống tên lửa đa nòng từ hai nhà thầu quốc phòng của Israel. Có thể bộ trưởng quốc phòng Philippines sẽ sang Israel để ký kết hiệp định mua sắm với các nhà thầu này, tăng cường trang bị vũ khí cho quân độ nước này. Ngoài ra, Philippines đã mua tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai của Mỹ.

Tuy nhiên, Đỗ Văn Long cũng chỉ ra rằng: “Theo nguồn tin của hãng thông tấn Pháp AFP, địa điểm tập trận của hai nước cách đảo Hoàng Nham/Scarborough 108 km, trong khi báo chí Philippines lại đưa tin khoảng cách này chỉ có 20 km, điều này thể hiện rõ thái độ muốn làm rùm beng sự việc của báo chí nước này”.

Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc

Hai năm trở lại đây, tàu chiến của hải quân Mỹ liên tục sang thăm Philippines, có nguồn tin chỉ ra rằng, chỉ riêng trong năm 2012, tàu chiến Mỹ đã sang thăm và dừng hơn 70 lần ở các cảng khẩu của Philippines. Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas cho biết, hải quân Mỹ đã quyết định đưa nhiều tàu chiến của Mỹ sang xưởng đóng tàu ở vịnh Subic để sửa chữa, điều này giúp Philippines có thêm nguồn  thu nhập hàng trăm nghìn USD. Ngoài ra, lãnh đạo quân đội cấp cao của Mỹ tiết lộ sẽ hỗ trợ Philippines xây dựng một lực lượng phòng ngự chuyên trách để đối phó với những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. 

Trong cuộc tập trận chung lần này giữa hai nước, quan chức quân sự của Malaysia cho biết, hải quân Mỹ còn để tàu tuần duyên USS Freedom mới triển khai ở Singapore đến tham gia cuộc diễn tập này. Đây là một trong những tàu chiến chủ lực của Hải quân Mỹ trong tương lai, con tàu này rời Singapore rồi tham gia diễn tập với Hải quân Indonesia, sau đó trực tiếp đến biển Đông tham gia diễn tập với Hải quân Philippines.

Trong quá trình ông Mabus thăm Philippines, đại sứ quán Mỹ đã phát thông cáo cho biết, chuyến thăm này của ông Mabus phản ánh sự “coi trọng đối với mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa hai nước”. Thông cáo còn nhấn mạnh, cùng với việc Mỹ thực hiện chiến lực “tái cân bằng” ở châu Á – Thái Bình Dương, tầm quan trọng của đồng minh quân sự Mỹ - Phi chưa bao giờ được thể hiện rõ nét như hiện nay. 

Ngoài Philippines, Mỹ và các nước đồng minh khác tại châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản... cũng liên tiếp tổ chức tập trận chung. Theo ý tưởng của Mỹ, đồng minh của nước này tại châu Á – Thái Bình Dương được chia thành 3 loại: đồng minh quân sự loại 1 – Nhật Bản, Hàn Quốc; Đồng minh quân sự loại 2 – Australiaa, Thái Lan, Philippines; Đồng minh quân sự loại 3: Ấn Độ, New Zealand. Trong tương lai tại khu vực này, Mỹ mong muốn sẽ có được sự “hợp tác không kẽ hở” về mặt quân sự với các nước đồng minh đồng thời nâng cao khả năng cống hiến của các nước đồng minh này đối với an ninh trong khu vực. Ngoài ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cho biết, trên cơ sở năm 2012, cựu bộ trưởng Panetta tuyên bố sẽ bố trí 60% binh lực hải quân ở châu Á Thái Bình Dương, Mỹ cũng sẽ bố trí 60% lực lượng không quân ngoài lãnh thổ ở khu vực này.


Việc tập trung 60% binh lực Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục của Mỹ khiến Trung Quốc luôn cảm thấy bất an
Việc tập trung 60% binh lực Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục mới của Mỹ khiến Trung Quốc luôn cảm thấy bất an.


Báo chí phân tích, các dấu hiệu trong chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ cho thấy đều có ý nhằm vào Trung Quốc. Ông Đào Văn Chiêu  - Chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về Mỹ của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc chỉ ra rằng, sự phát triển của Trung Quốc đã trở thành một trong những nhân tố chú yếu của chiến lực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, vì Mỹ coi sự phát triển của Trung Quốc là một sự “khiêu khích” đối với vị thế chủ đạo của Mỹ ở khu vực này, chính vì vậy Mỹ rất muốn tăng cường lực lượng quân sự ở đây để lập lại vị thế chủ đạo và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước đồng mình.


China News kết luận, một số ít người cổ súy tàu chiến Trung Quốc liên tiếp xuất hiện ở hải vực đảo Hoàng Nham/Scarborough và Bãi Cỏ Mây tạo thành sự “khiêu khích nghiêm trọng” đối với việc hình thành chiến lược “Tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” của chính quyền tổng thống Obama. Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản ra ngày 19/6 của Nhật Bản bình luận, kể từ khi diễn ra cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines về đảo Hoàng Nham/Scarborough, Trung Quốc đang từng bước tăng cường hoạt động tuần tra chấp pháp ở vùng biển này, do đó ý đồ đối kháng và kiềm chế Trung Quốc của Philippines và Mỹ đối với tập trận này là hết sức rõ ràng.


Huy Long (Theo China news)/Tiền Phong

Nhật Bản muốn phát triển tên lửa đạn đạo nhằm vào Trung Quốc

Tên lửa này có tầm phóng khoảng 400-500 km, triển khai ở đảo Okinawa để phòng thủ đảo Senkaku trước “mối đe dọa” Trung Quốc.
Ngày 26 tháng 6, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu thảo luận vấn đề liên quan đến phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm phóng trong phạm vi 400-500 km.
Bộ Quốc phòng có kế hoạch triển khai nó ở đảo Okinawa, để phòng thủ đảo Senkaku và ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông.
Kế hoạch này sẽ đưa vào “Đại cương kế hoạch phòng vệ” được tổng hợp trong tháng 7, nếu thực hiện thuận lợi, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ lần đầu tiên trang bị tên lửa đạn đạo.

Hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 Patriot của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Được biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản từng đưa ra vấn đề phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa trong phương án sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ” năm 2004, kết quả bị đảng Công minh nằm trong liên minh cầm quyền phản đối, cuối cùng không thể thông qua.
Xét tới bài học kinh nghiệm trước đây, trong dự thảo sửa đổi lần này, Bộ Quốc phòng quy định phạm vi tầm phóng của tên lửa khoảng 400-500 km, đồng thời xác định tên lửa triển khai ở Okinawa, chứ không phải ở Kyushu như kế hoạch trước đây, điều này đã tránh được việc Hàn Quốc bị đưa vào phạm vi tấn công của tên lửa Nhật Bản.
Theo bài báo, sau năm 2004, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu bí mật trang bị hệ thống phóng tên lửa đa nòng cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, đồng thời phát triển thành công phương tiện có thể phóng tên lửa chiến thuật (ATACMS) của Lục quân Mỹ, nhưng tầm phóng tối đa của ATACMS chỉ 300 km, còn khoảng cách giữa đảo Senkaku và đảo Okinawa từ 400 km trở lên, trong tình hình đó, Lực lượng Phòng vệ không thể không sở hữu tên lửa có tầm phóng xa hơn. Tên lửa đạn đạo cự ly ngắn được thảo luận lần này có thời gian bay khoảng 5 phút.

Tên lửa đẩy H-2A của Nhật Bản. Nhật Bản không gặp trở ngại về công nghệ tên lửa và dẫn đường.
Dự thảo sửa đổi còn chỉ ra, tên lửa đạn đạo tầm ngắn vừa có thể ngăn chặn có hiệu quả tàu chiến Trung Quốc áp sát đảo Senkaku, vừa có thể tấn công nặng nề đối với đối phương khi bị bất ngờ chiếm đóng trên dảo, có thể gọi là một mũi tên trúng hai đích.
(BGD)