CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Làm đẹp của Từ Hy Thái Hậu



Tu Hy Thai hau trong google 


 (Tamnhin.net) - Đã có hàng nghìn câu chuyện được thêu dệt từ cuộc đời Từ Hy Thái Hậu, “Người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc”, trong đó có nhiều câu chuyện về bí quyết làm đẹp của bà. Bà đã dùng mỹ phẩm gì mà đến 69 tuổi vẫn trẻ đẹp như gái đôi mươi?

Tuyệt mật"Làm đẹp củaTừ Hy Thái Hậu 
Thiên tình sử “xưa nay hiếm

Những bí ẩn về cuộc đời của Từ Hy Thái hậu luôn là đề tài sôi nổi của giới sử học, khi nghiên cứu về những năm cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Theo một cuộc hội thảo của giới sử học, vào năm 68 tuổi,Từ Hy Thái Hậu đã có mối tình “hồi xuân” với chàng trai 29 tuổi Edmund  một sỹ quan cao cấp trong quân đội Hoàng gia Anh và  “thiên tình sử” này kéo dài tới 6 năm. Vì sao một chàng trai trẻ trung phơi phới như vậy lại đem lòng yêu một bà lão sắp ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”. Theo nhà sử học Hướng Tư - chuyên gia nghiên cứu về lịch sử triều Thanh, sở dĩ giữa hai người nảy sinh tình yêu là vì...khi bước sang tuổi 68, Từ Hy Thái hậu “vẫn xinh đẹp như một cô gái đôi mươi”.

Theo nhà sử học Hướng Tư, trong thư viện lịch sử của Đại học Oxford (Anh) cũng có một tài liệu ghi rõ mối tình giữa Từ Hy Thái hậu và sỹ quan Edmund. Trong tài liệu này ghi rõ rằng việc viên sĩ quan trẻ trung tráng kiện Edmund đem lòng si mê Từ Hy Thái hậu là do bà vẫn còn quá trẻ đẹp. Đây  nguyên nhân chính khiến Edmund say đắm  Từ Hy Thái hậu suốt 6 năm ròng.

Theo một số tư liệu trong cuốn “Ngự hương phiếu diểu lục” của cung nữ Đức Linh - người hầu thân cận của Từ Hy Thái Hậu, “khi về già, làn da của Thái hậu vẫn trắng mịn, tươi tắn và mềm mại như da thiếu nữ”. Trong một tài liệu về Từ Hy Thái Hậu của một nữ họa sỹ người Mỹ- người đã được vẽ chân dung khi bà còn sống, có đoạn viết: “Mặc dù đã bước sang tuổi 70, nhưng Từ Hy Thái Hậu vẫn có một khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung. Vóc dáng bà vẫn thon nhỏ, duyên dáng, có những ngón tay thon dài, mềm mại và mái tóc dài vẫn còn đen mượt. Nụ cười của bà khiến ai ai cũng phải si mê…”

Những mỹ phẩm độc đáo của Từ Hy



Một vẻ đẹp vượt thời gian của Từ Hy Thái Hậu

Vậy bí quyết “trẻ mãi không già” của Từ Hy Thái Hậu là gì? Về bí quyết làm đẹp của bà, người ta không thể không nhắc tới hai sản phẩm chính là nhân sâm và trân châu. Theo sử sách, cứ 10 ngày một lần, Từ Hy Thái Hậu lại uống khá nhiều bột trân châu. Bột trân châu đã làm cho da mặt của Từ Hy Thái Hậu luôn trắng nõn, mềm mại, tươi khỏe như làn da con gái tuổi dậy thì. Ngoài ra, mỗi ngày, Từ Hy đều uống nhân sâm để nuôi dưỡng da từ bên trong.

Ngoài hai bí quyết làm đẹp nói trên, không thể không nhắc tới một loại mỹ phẩm nữa của vị Thái hậu nổi tiếng này là “Ngọc dung tán”. “Ngọc dung tán” ra đời vào năm thứ 6 đời vua Quang Tự. Mỹ phẩm này do các danh y nổi tiếng của triều đình Mãn Thanh thời đó Lý Đức Lập và Trang Tôn Hòa tổng hợp. sau khi tham khảo rất nhiều phương thức làm đẹp của bậc vua chúa và cung nữ các triều đại phong kiến trước đây.

Phương pháp này còn được gọi với cái tên “Bát bạch tán”. Loại mỹ phẩm này được chế tạo từ 8 loại cỏ khác nhau bao gồm: đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu , bạch tế tân, bạch liên, bạch chỉ, bạch phụ tử, bạch phục linh. Điểm giống nhau của 8 vị thuốc này là tên mở đầu đều là “bạch” có nghĩa là trắng, vì thế mới có tên là “Bát bạch tán”.

Tuy nhiên “Bát bạch tán” của Từ Hy Thái Hậu chỉ dùng 6 trong 8 loại “Bát bạch tán” (đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch tế tân, bạch chỉ, bạch phụ tử) và được bổ sung thêm ưng điều bạch, cáp điều bạch, cây phòng phong, cam tùng, tam nại, bạch liễm, đàn hương.. Tất cả những loại này được xay thành bột mịn, trộn với nước thành một loại mỹ phẩm xoa lên mặt mỗi ngày 3 lần.

Từ Hy Thái Hậu rất am hiểu về đông y và những dược liệu mà bà cho thêm vào “Bát bạch tán” đều dựa trên những hiểu biết của bà.

Trong sách “Thần nông bản thảo kinh” nổi tiếng của Trung Quốc có ghi: “Bạch liễm và bạch chỉ có tác dụng làm nhuận da, giúp da luôn hồng hào tươi sáng”. Bạch khiên ngưu, cam tùng, đàn hương, tam nại giúp lưu thông khí huyết. Bạch phụ tử và bạch cương tàm có công dụng phòng tránh các cơn gió độc đồng thời có tác dụng loại trừ những bệnh liên quan đến da mặt.

Vậy còn bạch đinh hương, ưng điều bạch, cáp điều bạch có tác dụng gì? Thực ra, bạch đinh hương, ưng điều bạch và cáp điều bạch  là phân của chim ma tước, chim ưng và chim bồ câu. Từ Hy đã dùng 3 loại phân chim này để tiêu trừ các vết nám hoặc đồi mồi trên da và ngăn ngừa hữu hiệu các nếp nhăn.

Ngoài “bát bạch tán” là mỹ phẩm chính, Từ Hy Thái Hậu còn được các ngự y trong cung khuyên dùng một loại mỹ phẩm khác được chế tạo từ lòng trắng trứng gà và bột chu sa. Loại mỹ phẩm này có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn ngừa các nếp nhăn ở mặt và trán. Cách làm loại mỹ phẩm này có được ghi lại trong sách “ Những bí quyết  làm đẹp của Từ Hy Thái Hậu” như sau: “Chọc một cái lỗ nhỏ vào quả trứng gà, rút hết lòng đỏ và để lại lòng trắng. Sau đó cho thêm vào đó ít bột chu sa và lấy sáp bịt kín lại. Để lại quả trứng gà đó vào ổ để cho gà mẹ tiếp tục ấp. Đến ngày những quả trứng ở bên cạnh nở thì lấy chất bột chu sa trong quả trứng kia ra. Dùng hợp chất này bôi lên mặt sẽ giúp da luôn luôn tươi hồng, sáng nhuận và loại trừ mọi nếp nhăn”.

Chắc hẳn, ai ai cũng phải khâm phục sự am hiểu đông y trong cách làm đẹp của Từ Hy Thái Hậu. Tuy việc làm ra những loại mỹ phẩm này là kỳ công và tốn kém, nhưng nhờ chúng mà Từ Hy Thái Hậu luôn giữ được cho mình “mãi mãi tuổi thanh xuân”




Trị nám và tàn nhang theo Từ Hy Thái Hậu
thứ sáu, 10 tháng 4 2009 18:55
Từ Hy Thái Hậu không chỉ nổi tiếng giỏi dùng mưu kế mà bà còn là người rất xuất sắc trong việc làm đẹp, đặc biệt là trị nám và tàn nhang.
Từ Hy Thái Hậu là người thống trị thực tế của hai triều Đồng Trị, Quang Trị cuối đời Thanh (Trung Quốc). Trong mắt người thường, Từ Hy chỉ giỏi về mưu kế quyền hành. Thực tế về thuật làm đẹp Từ Hy cũng rất xuất sắc, bà chú trọng về việc làm đẹp và có rất nhiều phương pháp làm đẹp độc đáo. Mỗi đêm bà đều dùng lòng trắng trứng gà thoa mặt khoảng 15 phút rồi rửa sạch, sau đó dùng nước cất chưng của Nhẫn đông hoa thoa lên mặt. Sáng sớm sau khi thức dậy đều phải thoa một loại mỡ có pha trộn với hoa Lệ lên mặt, vài phút sau lau đi rồi mới tiến hành trang điểm. Chính vì giỏi về dưỡng da nên đến tuổi già dung mạo Từ Hy vẫn không suy lão.

Đặc biệt Từ Hy đã rất thành công trong việc dùng trân châu điều trị nám và tàn nhang. Trân châu trong phương thuốc này là những hạt tròn, có màu trắng sữa hoặc màu hơi vàng óng ánh sản sinh trong vỏ sò của những động vật nhuyễn thể (như con trai). Trân châu với màu trắng rực sáng, tròn trịa là thượng hạng. Trân chấu có màu trắng phấn hoặc màu mỡ vàng là loại kém. Trong phương thuốc của Từ Hy, trân châu được chọn là những hạt tròn trịa, óng ánh. Cách mài nghiền trân châu cũng rất cầu kỳ, yêu cầu nghiền càng mịn càng tốt nếu không sẽ gây tổn thương tạng phủ (theo “Hải dược bản thảo”), không lợi cho hấp thụ.

Cách làm: rửa sạch trân châu, dùng vải bọc lại, đem nấu với đậu phụ khoảng 2 giờ đồng hồ rồi vớt ra giã nát. Sau đó cho thêm 1 ít nước đã đun sôi vào, nghiền mài từ từ cho đến thật mịn, để khô ráo thành bột cực mịn là thành.


Cách dùng: mỗi lần dùng một muỗng cà phê nhỏ khoảng 7-8g bột trân châu uống với trà nóng. Cách 10 ngày mới dùng một lần.
Ngoài ra dùng bột trân châu hòa với sữa mẹ rồi thoa mặt có thể xóa mờ những đốm đen trên mặt làm cho da mặt tươi sáng, mịn màng, mềm mại. Thậm chí theo “Hải dược bản thảo” trân châu còn giúp kéo dài tuổi thọ, giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Một lần Từ Hy nói với Đức Linh, người cung nữ thân cận của mình rằng: “Phân lượng sử dụng của thuốc trân châu này rất quan trọng, nếu dùng một ít thì có thể giúp ta lưu giữ tuổi thanh xuân. Hiệu quả của nó có thể làm da dẻ tươi sáng, mịn màng, xóa bỏ tàn nhang. Nhưng thuốc này cần cách mười ngày dùng một lần, lượng dùng cần khống chế nghiêm ngặt. Nếu nghĩ rằng dùng nhiều và liên tục sẽ có ích thì sẽ đem lại kết quả ngược lại, thậm chí có hại cho cơ thể”.
 Sưu tầm
 

TỪ HI THÁI HẬU (thâm cung bí sử)




TỪ HI THÁI HẬU

(thâm cung bí sử)

Từ Hy Thái hậu (1835 – 1908) là người nắm quyền lực thực tế của triều đình nhà Thanh hơn 40 năm. Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa, vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề (trọng nam khinh nữ), trong một thời gian dài. Thụy hiệu của bà là Hiếu Khâm Từ Hy Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển hoàng hậu.
Xuất thân
Bà xuất thân từ bộ tộc Mãn Châu Yenonala – Diệc Hách Na Lạp Thi – mới đầu chỉ là một cung tần, nhờ hát hay, khéo nịnh được Hàm Phong yêu, được phong đến chức Lan Quý nhân. Năm 1856, bà sinh một trai, về sau là Hoàng đế Đồng Trị (1861-1875) , từ đó càng được sủng ái.
Nhờ trí thông minh, lại có tính cách mạnh mẽ, bà dần can thiệp vào chuyện triều chính, từ đó sinh ra hách dịch, độc tài. Tương truyền vua Hàm Phong biết trước rằng sau này bà sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết đã để lại di chúc bảo phải giết đi, nhưng viên thái giám Lý Liên Anh cho bà hay rồi hủy di chúc này, giúp đỡ bà đưa Đồng Trị lên ngôi. Lý Liên Anh từ đó thành sủng thần của Từ Hi, tham ô, làm loạn trong cung.
Làm Phụ chính lần thứ nhất

Sau khi Hoàng đế Hàm Phong qua đời, Hoàng hậu Từ An và Lan Quý nhân được triều đình tôn xưng là Từ An Thái Hậu và Từ Hy Thái hậu, và quyết định để cho hai bà làm “thùy liêm thính chính” (rủ mành mành mà nghe việc nước), nghĩa là cùng Phụ chính cho hoàng đế Đồng Trị còn nhỏ tuổi. Hai đại thần Cung Thân Vương và Văn Tường đều là người có năng lực, giúp ý kiến hai bà.
Thái hậu Từ An ít học nhưng đôn hậu, có phẩm cách. Từ Hy học khá hơn, đọc viết chữ Hán được, thông minh, lanh lợi, rất có bản lĩnh, nhưng cũng có nhiều tật : ham quyền thế, dâm dật, xa xỉ, muốn đạt mục đích đến cùng. Bà cũng có tính tình bất thường, lúc thì hiền, rộng lượng, lúc thì tàn nhẫn vô cùng. Do đó dần dần Từ Hi lấn Từ An, quyết định mọi việc. Từ An hiền hậu, nhượng bộ nhiều lần. Năm 1872, Đồng Trị 18 tuổi, hai Thái hậu dự định cưới vợ cho Đồng Trị rồi sẽ thôi thính chính nữa.
Từ An là vợ chính thức của Hàm Phong, vốn không có con, nhưng theo phong tục Trung Hoa, Đồng Trị vẫn đối đãi với bà như là mẹ cả. Đồng Trị lại không ưa mẹ đẻ mà quý Thái hậu Từ An. Do đó mà Từ Hy ghét cả Đồng Trị lẫn Từ An. Tính cách bà lại ham quyền lực, vì vậy tự ý quyết định mọi việc, lũng đoạn cả triều đình. Đồng Trị sinh chán nản, bỏ bê triều chính, thường cùng với một vài hoạn quan ban đêm trốn ra khỏi cấm thành, đi chơi phố phường, có lần về trễ, không kịp buổi triều. Hai năm sau ông chết, sử chép là do bệnh đậu, nhưng dân gian đều cho là do bệnh hoa liễu.
Do Đồng Trị không có con, Từ Hy tìm một đứa cháu trong hoàng tộc, mới bốn tuổi, em con chú của Đồng Trị, đưa lên ngôi, lấy hiệu là Quang Tự. Cũng trong thời gian này, Thái hậu Từ An đã chết một cách bí ẩn, không một người nào hay. Tương truyền bà đã bị Từ Hy đầu độc chỉ vì bắt gặp một nhà sư trong phòng ngủ của Từ Hy. Có thuyết cho rằng, vì Từ Hy biết rằng Thái Hậu Từ An có trong tay một Di Chiếu của Hàm Phong Hoàng Đế là có thể truất phế Từ Hy bất cứ lúc nào nên Từ Hy đã ra lệnh giết Từ An. Từ Hy đã bỏ thuốc độc vào thức ăn của Từ An để bà trúng độc mà chết. Cái Di Chiếu đó chỉ có Từ An và Cung Thân Vương biết.
Quang Tự còn nhỏ tuổi bị Từ Hy quản thúc chặt chẽ quá, hóa ra khiếp nhược. Kể từ khi lên ngôi vua lúc 5 tuổi, không một người nào – ngay cả mẹ nữa – được phép lại gần, trừ mỗi một người là Từ Hy. Từ Hy “luyện vua” cho tới mức sợ bà như sợ cọp, bảo gì cũng phải nghe. Lớn lên vua Quang Tự mỗi ngày phải vào vấn an bà một lần, mà vấn an thì phải quỳ, cho phép đứng dậy mới đứng.
Thái giám Lý Liên Anh, sủng thần của Từ Hy, cũng ăn hiếp Quang Tự, đối xử vô cùng tàn nhẫn. Xuất thân là kép hát, rất đẹp trai, hát rất hay, được Từ Hy sủng ái, tới mức ông nói gì, bà ta cũng nghe, ông ta tự phụ, tự coi là ngang với bà. Đình thần sợ ông như sợ bà vậy. Quang Tự  cũng phải nhẫn nhịn Lý nhiều lần. Sau vụ Mậu Tuất chính biến, Quang Tự bị giam trong một phòng bẩn thỉu, ăn không được no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhã tới khi chết, một phần cũng là do ý của Lý.
Cuộc vận động tự cường (1862-1882)
Trước chiến tranh nha phiến, Mãn Thanh tự hào là Thiên triều, xem thường các nước Tây phương là ngoại di. Sau khi liên quân Anh – Pháp đến Bắc Kinh, buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, nhà Thanh mới chịu nhận rằng bọn ngoại di đó mạnh hơn mình nhiều, và muốn chống cự với họ thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ. Vài người Mãn như Cung Thân Vương, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường. Họ đồng ý với nhau rằng “muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới”. Năm 1862 họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.
Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương tiếp xúc với Ung Wing, một sinh viên nghèo ở Ma Cao và là du học sinh đầu tiên ở Mỹ, do một hội truyền giáo trợ cấp, năm 1854 đậu bằng cấp ở ĐH Yale. Tăng Quốc Phiên phái Ung Wing qua Mỹ mua máy. Ông này thuyết phục Tăng Quốc Phiên gởi 120 thanh niên đi du học. Một số lớn qua Mỹ, ba chục người sang Anh, ba chục qua Pháp, một số nhỏ qua Đức.
Phong trào tự cường tiến chậm, chủ yếu là nhắm vào quốc phòng mà thôi, chưa phải là một cuộc cải cách lớn. Nhưng nhóm thủ cựu nổi lên phản đối, cho Lý Hồng Chương là Hán gian, theo Tây phương, làm cho Trung Quốc hóa ra di địch. Họ họp thành một phe không bao giờ bàn tới học thuật Tây phương, tự cho mình là thanh cao. Dân chúng thì đại đa số vẫn cày cấy để kiếm cơm ăn, việc nước không hề biết tới. Có một người sáng suốt là Wong Tao học giỏi chữ Hán, xuất bản một nhật báo riêng, sau hợp tác với một tờ báo của người Anh ở Thượng Hải nữa (1872). Ông cảnh báo nhà cầm quyền rằng công cuộc tự cường không có kết quả được vì chỉ trị ngọn chứ không trị gốc. Phải thay đổi cả chế độ mới được. Nhưng triều đình Thanh thì vẫn không chấp nhận.
Chính biến Mậu Tuất (1898)
Sau vụ Trung Nhật chiến tranh, thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua, người Trung Hoa nhận ra rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả, vũ khí không đủ để cứu nước, phải cải cách từ gốc, thay đổi chế độ, như Wang Tao đã cảnh cáo thì mới được. Họ cổ vũ canh tân chính trị, tổ chức lại điều đình, giảm phung phí trong xã hội, bỏ hệ thống khoa cử cũ, tuyển nhân tài theo cách mới… Do đó mà có cuộc vận động duy tân (đổi mới) khắp trong nước.

HÃY KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ
Hai người đề xướng là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đưa ra khẩu hiệu là “toàn biến, tốc biến” (thay đổi triệt để và mau). Lương Khải Siêu làm đại biểu cho một nhóm 190 cử nhân Quảng Đông lên kinh thi, dâng thư lên triều đình bàn về thời cuộc. Khang Hữu Vi cùng nhóm 3.000 cử nhân khác dâng thư xin biến pháp. Rồi hai nhóm họp làm một. Kể từ thế kỷ 12 đời Nam Tống (trên bảy thế kỷ), bây giờ mới lại thấy một phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện lên vua. Lần này, thỉnh nguyện của nhóm Khang, Lương không được chấp nhận.
Năm 1896 Khang Hữu Vi lần nữa dâng thư xin biến pháp. Lần này ông đạt được đến Quang Tự nhờ một vị đại thần, thầy học cũ của Quang Tự. Quang Tự lúc này đã thực sự cầm quyền (từ năm 1889); Thái hậu Từ Hi lui về nghỉ ở Di Hòa viên, dĩ nhiên vẫn theo dõi hành động của ông. Ông tuy e sợ “Phật bà” – Từ Hi – nhưng sáng suốt, nhiệt tâm muốn cứu Trung Quốc, cho mời Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lên kinh bàn việc nước. Ông tiếp Khang, Lương suốt một buổi, phong cho họ chức tước để cùng mưu việc biến pháp.
Đề nghị nào họ đưa ra Quang Tự cũng chấp nhận hết : cải cách việc triều đình cho mới mẻ, bỏ lối văn bát cổ trong các khoa thi mà lấy môn luận về thời vụ thay vào, lập học hiệu, khuyến khích kẻ viết sách mới và kẻ chế khí cụ mới, bỏ những nha thự ít việc, luyện tập quân đội theo lối mới, trù lập ngân hàng, làm đường xe lửa, khai mỏ, mở nông và công nghiệp, lập hội buôn, mỏ rộng đường ngôn luận, cầu nhân tài… Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Đúng là “toàn biến” và “tốc biến”.
Khang Hữu Vi biết rằng nhóm cựu thần tất phản đối, nên khuyên vua đừng vội bỏ hết các nha môn, mà giữ họ lại, phong đất cho họ để không mất lộc. Nhưng vị “Phật bà” Từ Hi hay biết, có ác cảm với biến pháp. Bà bổ nhiệm một người cùng phe bà là Vinh Lộc, tổng đốc Trực Lệ, chỉ huy quân đội ở thủ đô để củng cố thế lực của bà. Vua Quang Tự cương quyết, bảo: “Không cho ra biến pháp thì giết ta còn hơn”.
Đàm Tự Đồng thấy Từ Hi cản trở công cuộc đổi mới, khuyên Quang Tự đoạt lại chính quyền. Quang Tự nghe lời, triệu Viên Thế Khải (học trò của Lý Hồng Chương trong việc đào tạo quân đội) lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân tâm phúc, về Bắc Kinh bàn việc, có ý dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên.
Chẳng may việc đó bị tiết lộ (chính Viên phản vua, vì thấy Từ Hi còn mạnh). Từ Hy hay được, vội vàng từ Di Hòa Viên trở về Bắc Kinh, họp Quang Tự và các đại thần lại, bắt Quang Tự quỳ một bên, các đại thần quỳ một bên, trừng mắt, lớn tiếng mắng Quang Tự một cách tàn nhẫn : “Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tiên, mày sao dám tự ý làm bậy ? Các quan đây đều do tao tuyển dụng trong nhiều năm để họ giúp mày, mày sao dám tự ý không dùng người ta ?…” Rồi bà quay sang phía các đại thần mắng là bất lực, không tận tâm với quốc sự..
Làm Phụ chính lần thứ hai
Sau cùng, năm 1898, Từ Hy tuyên bố rằng Quang Tự bệnh, bà phải thính chính trở lại, và đem giam Quang Tự ở Doanh Đài, trong hồ Tây Uyển. Vậy là cuộc biến pháp thành cuộc chính biến.
Bà ban lệnh cấm dân dâng thư, phế bỏ cục Quan Báo, đình chỉ việc lập học hiệu trung, tiểu ở các tỉnh, các huyện; dùng lại lối văn tám vế để lựa kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế; bỏ các tổng cục nông công, thương, cấm báo quản, truy nã chủ bút, cấm hội họp, dùng lại các vũ khí cung đao…; tóm lại là chỉ trong một hai tuần toàn hủy, tốc hủy các canh tân của Quang Tự. Sử gọi vụ đó là “Chính biến Mậu Tuất” (1898); cũng gọi là vụ “Duy tân 100 ngày”.
Khang Hữu Vi hay tin trước, bỏ trốn. Lương Khải Siêu, sau khi việc xảy ra, mới trốn qua Nhật. Đàm Tự Đồng không chịu trốn, muốn lấy máu mình nuôi cách mạng, nên bị giết với năm người nữa. Khang Hữu Vi ở Nhật lập đảng Bảo hoàng mong lật đổ Từ Hy, phò trợ Quang Tự lên cầm quyền; Lương Khai Siêu xuất bản tờ báo Thanh Nghị mạt sát Từ Hi.
Từ Hy xin Anh, Nhật giao Khang Hữu Vi và Lương Khai Siêu cho bà, nhưng họ không nghe, còn bảo vệ cho hai người mà họ coi là phạm nhân chính trị. Từ Hi còn muốn bắt Quang Tự thoái vị để đưa một người khác lên, sai người cho dò ý công sứ các nước, họ đều phản đối. Hoa kiều ở hải ngoại đánh điện về ủng hộ Quang Tự, Từ Hi càng ghét ngoại nhân đã mớm cho Trung Hoa những ý tưởng phản động : hiến pháp, dân chủ…
Thái giám Liên Anh rất ghét nhóm Khang Lương mà Quang Tự trông cậy để đổi mới Trung Quốc. Cũng chính Lý Liên Anh khuyên Từ Hi dùng quyền phỉ để diệt người da trắng, do đó mà liên quân tám nước (Bát Quốc Liên Quân) vào phá Bắc Kinh. Chính vì sự tấn công này mà triều đình nhà Thanh phải ký hòa ước  Tân Sửunhục nhã với liệt cường năm 1901.


Dự bị lập hiến (1902-1908)
Sau hòa ước nhục nhã Tân Sửu 1901, Từ Hy bị dân chúng vạch tội, muốn mua chuộc lại lòng dân, mới chỉnh sửa đổi chính sách, bao nhiêu sắc lệnh biến pháp của Quang Tự mà năm 1898 bà hủy bỏ thì bây giờ thực hiện hết, lại lập nhiều cơ quan mới như hội nghị chính vụ xứ, thượng bộ, học bộ, luyện tân quân, chấn hưng công, thương.
Khanh Hữu Vi ghét Từ Hy nhưng vẫn chưa oán người Thanh, lập Đảng Bảo hoàng, hy vọng nơi Quang Tự, nhưng tư tưởng ông hơi thay đổi, đòi quân chủ lập hiến; Lương Khải Siêu cũng hậu thuẫn ông.
Năm 1905, dân Trung Hoa thấy Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến mà mạnh,
thắng được Nga theo chế độ quân chủ chuyên chế, nên càng tin ở chế độ lập hiến, và đòi Thanh đình phải lập hiến, chứ chỉ sửa đổi chính sách (Thanh đình gọi là Tân Chính : Chính sách mới) chỉ duy tân thì không đủ. Ngay một số đại thần Hán trung với Thanh như Trương Chi Động, Viên Thế Khải cũng chủ trương lập hiến. Phong trào lập hiến sôi nổi trong nước.
Từ Hy bất đắc dĩ phải phái năm đại thần đi Nhật, Anh, Đức để khảo sát chế độ lập hiến của ba quốc gia đó. Năm sau, họ trở về đều chủ trương lập hiến. Từ Hy xuống dụ : “Trước hết cải cách quan chế rồi đến chính trị, khiến sĩ dân hiểu rõ quốc chính để dự bị cơ sở cho việc lập hiến, vài năm sau, xét lại tình hình, xem tiến bộ mau chóng mà định kỳ hạn xa gần.”
Rồi triều đình sửa đổi quan chế : đặt ra Tư chính viện ở kinh sư, Tư nghị cuộc ở các tỉnh để làm cơ sở cho Quốc hội và Tỉnh nghị hội, lập thẩm kê viện, thẩm phán sảnh, ban bố Hình luật mới…, nhưng một số biện pháp không thực hành được, có danh mà không thực.
Triều đình lại hạ chiếu lập một nội các mới bề ngoài có vẻ tiến bộ mà sự thực chỉ là để phá nguyên tắc Mãn và Hán ngang nhau, vì trong số 12 thượng thư chỉ có 4 người Hán, 1 người Mãn, 2 thị lang Mãn, 2 thị lang Hán), còn 8 người kia là Mãn, mà 5 người là hoàng tộc; vì vậy người Trung Hoa gọi nội các đó là nội các hoàng tộc.
Sau cùng, năm 1908, triều đình ban bố Hiến pháp đại cương gồm 15 điều mà điều số 1 là : Hoàng đế Đại Thanh thống trị Đế quốc Đại Thanh, nối tiếp nhau tới vạn đời, và điều số 2 là : Hoàng đế tôn nghiêm như thần, thánh, bất khả xâm phạm. Nội dung là quyền vua rất lớn, quyền dân rất ít, nghị viện chỉ là một cơ quan tư vấn. Họ dự bị 9 năm sau mới hoàn thành hiến pháp. Có ý kiến nghi ngờ thực tâm muốn lập hiến theo đường lối dân chủ.
Trong năm đó, sau khi ban bố Hiến pháp đại cương thì Quang Tự chết trước rồi Từ Hy chết sau, chỉ cách nhau có mấy giờ. Dân chúng ngờ rằng Từ Hy biết mình sắp chết, không muốn cho Quang Tự sống nên đầu độc Quang Tự.
Nhận định
Có nhiều nhận định khác nhau về Thái hậu Từ Hy.
Nói chung, Thái hậu Từ Hy là con người có nhiều tham vọng, quyết đoán và độc tài, không biết dùng cận thần có năng lực để tham mưu cho bà. Bà cũng chẳng biết tin dùng người Hán,chỉ vì ít học nên không tiến kịp thời đại, Từ Hy thái hậu ích kỷ hơn vì nghĩ đến quyền lợi riêng nhiều hơn, chẳng hạn lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu châu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng cho bà lúc về già.
So với những thái hậu từng nắm thực quyền ở Trung Hoa như Lã hậu và Võ Tắc Thiên, Từ Hy có điểm giống ở chỗ thao túng các hoàng đế, có cách cư xử tàn nhẫn. Nhưng thời đại của Từ Hy so với trước bất lợi hơn. Võ Tắc Thiên ở vào thời Trung Hoa hưng thịnh, bên ngoài mở mang bờ cõi. Trong khi đó hoàn cảnh đối ngoại của Từ Hy có điểm giống Lã Hậu. Lã Hậu bên ngoài bị Hung Nô uy hiếp, cũng như Trung Hoa của Từ Hy bị các đế quốc phương Tây xâu xé. Bởi thế có tài liệu của Trung Quốc buộc tội bà “Cắt đất cầu hoà, thờ giặc như cha”. Chuyện phòng the của bà cũng như của Lã Hậu và Vũ Tắc Thiên,rất đáng lên án vì bà ta quá dâm loạn.
Theo bách Khoa Toàn Thư



TỪ HY THÁI HẬU “SỐNG & CHẾT”




BÍ ẨN KỲ LẠ

3 LẦN  
 NHẬP QUAN CỦA 

TỪ HY THÁI HẬU

Được xem là người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa – nơi vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề, Từ Hy Thái hậu đã viết nên một trang sử mới cho lịch sử gần 5000 năm của đất nước rộng lớn này. Không chỉ được người đời nhớ đến khi còn sống, Từ Hy còn được ghi vào sử sách Trung Quốc về một đám tang chẳng giống ai và thi hài 3 lần nhập quan mà vẫn chưa được an nghỉ.
Đám tang “đông tây lẫn lộn”
Cuộc đời của Từ Hy Thái hậu gắn liền với triều đại Mãn Thanh – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa đang trong giai đọan suy tàn và khủng hoảng tột độ. Từ một mỹ nữ trong dân dã được chọn vào cung làm quý nhân, rồi từ địa vị quý phi nhảy lên ngôi thái hậu, thâu tóm quyền lực, gây bao tội ác. Vì thế đến khi từ giã cõi đời, Từ Hy cũng đã chết trong cô độc khi bá quan văn võ không một ai dám động vào xác của bà.
Vào một ngày tháng 10 năm 1908, Từ Hy Thái Hậu đã trút hơi thở cuối cùng khi công trình lăng tẩm của bà vừa hoàn thành trước đó đúng 4 ngày, sau 13 năm xây dựng đằng đẵng. Cũng giống như các hoàng hậu và phi tần khác của triều đình Mãn Thanh, Từ Hy được chôn cất tại Đông Lăng – nghĩa trang hoàng gia của hai triều Minh, Thanh nằm trong thành phố Tuân Hóa tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Qua 272 năm tồn tại, Đông Lăng là nơi an nghỉ thiên thu của 5 vị hoàng đế, 15 hoàng hậu, 136 phi tần… Từ Hy Thái hậu cũng nằm tại đây bên cạnh những tiền bối lừng danh như hoàng đế Khang Hy, Càn Long, Hiếu Trang hoàng hậu…
Mặc dù nền văn minh của thế giới đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19, nhưng là một người của hoàng tộc nên đám tang của Từ Hy vẫn diễn ra theo đúng truyền thống và quy định của hoàng gia. Tuy nhiên, một điều cực kỳ lạ lùng là ngoài những vật phẩm bằng vàng mã truyền thống ra, người ta còn cho đốt rất nhiều những loại vàng mã chưa bao giờ xuất hiện tại các đám tang ở Trung Quốc khi đó như : tiền giấy, đồng hồ, tủ… cho vị Thái hậu này.
Trước khi tang lễ được cử hành tưng bừng 2 ngày, theo lệnh của Từ Hy, Lý Liên Anh – thái giám thân cận nhất của vị thái hậu này đã cho đốt hàng trăm đội quân bằng giấy nhằm để dẹp đường và bảo vệ Từ Hy khi xuống… âm phủ. Khác với những đoàn binh sỹ trong triều đình, đội binh sỹ dẹp đường lần này cho Từ Hy vô cùng đặc biệt, họ đều mặc đồ tây và ôm súng khư khư trước ngực. Nhiều quan chức trong triều đình khi đó còn mỉa mai rằng : “Phải bồng súng thì xuống âm phủ mới có thể chiến đấu được với binh lính đến từ phương Tây” (?)
Trong đám tang đình đám vào năm đó, chiếc quan tài của Từ Hy được đặt trong một chiếc xe kéo lớn trang trí cực kỳ tinh xảo và cầu kỳ diễu qua khắp các con phố của thủ đô Bắc Kinh. Đi đầu đám tang là một nhóm kỵ binh mặc quân phục hiện đại, tiếp đến là một đoàn ngựa bạch nhỏ và hàng trăm binh lính đi sau để đổi nhau khiêng quan tài. Đằng sau nữa còn có một nhóm kỵ binh tay cầm giáo dài có treo những lá cờ màu đỏ và nhóm kỵ binh mang súng. Họ đều là người của cấm vệ quân triều đình. Sau cùng là đoàn nô tì mặc quần áo đỏ và cầm những lá cờ đủ màu sắc cũng như những dải lụa treo rủ. Đoàn người cầm cờ nhiều tới mức khiến người ta tưởng rằng, tất cả số cờ trong hoàng cung đã được đem ra để đưa tiễn Thái hậu…
Sau khi tổ chức đám tang với quy mô rầm rộ, Từ Hy đã được an táng tại Đông Lăng. Được biết, công trình này đã xây dựng trong vòng 13 năm với kinh phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc. Không những thế, sau khi chết, đồ bồi táng trong quan tài của Từ Hy là cả một kho vàng bạc châu báu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lăng mộ của bà trở thành mục tiêu săn lùng của những tên đào mộ cướp kho báu khét tiếng sau này.
Mộ Từ Hy và những điều bí ẩn


Là một người rất thích các loại đồ vàng ngọc, trân châu, mã não, đá quý… Vì thế trước khi chết, Từ Hy đã lên kế hoạch đem vào quan tài của mình những trang sức quý giá để nếu có xuống suối vàng thì bà cũng có cái để…  dùng dần. Trong tài liệu lịch sử mà giới sử gia Trung Quốc còn lưu lại đến giờ vẫn còn ghi đầy đủ “kho báu” đã chôn theo Thái hậu Từ Hy vào năm 1908.
Trong bộ sách “Ái Nguyệt Hiên” bút ký do Lý Liên Anh – thái giám thân cận nhất của Từ Hy có ghi chép rõ ràng chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ Từ Hy. Theo đó, trong quan tài phía dưới lót bằng gấm quý đan sợi tơ vàng dày 7 tấc, có đính 2.604 hạt trân châu, 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc. Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.
Khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm xa ngoài 100 bước. Trên cổ bà còn đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch. Thân mình Từ Hy mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc. Ngoài ra, bên người còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại.

Và để “kho báu” này có thể an toàn nằm trong lăng mộ của mình mà không bị bọn trộm ngó tới, chính Từ Hy đã đôn đốc cho xây dựng lăng tẩm cực kỳ quy mô mang tên “Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt” cho riêng bà. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn ở thời điểm đó thì lăng mộ này “bất khả xâm phạm”.
Theo “Thanh sử” ghi chép, chỉ riêng số vàng lá dùng đắp trong 3 đại điện của lăng mộ Từ Hy đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật. Đó là kim tuyệt.
Những rường cột trong ba đại điện đều làm bằng loại mộc thượng phẩm : gỗ lê hoa vàng. Loại gỗ này nay đã gần như tuyệt tích, rất rắn chắc, vân gỗ dày mà đẹp, về giá cả, có thể nói là “tấc gỗ, tấc vàng”. Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng. Đó là mộc tuyệt.
Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. 76 trụ trong điện đều chạm hình “Nhất phụng áp song long” – hai phụng đè một rồng, thể hiện quyền uy vô thượng của vị thái hậu này, phá vỡ quy tắc “rồng trên phụng dưới” bao đời. Cho nên mới gọi là thạch tuyệt.
Bí ẩn 3 lần nhập quan
Với một số lượng lớn trang sức và của cải được chôn theo mình, lăng mộ của Từ Hy thực sự đã được yên ổn trong vòng 20 năm đầu tiên. Vào một ngày tháng 10 năm 1928, Tôn Điện Anh – quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng đã dùng pháo binh mở đường khai quật lăng mộ Từ Hy. Kết quả là, quan tài của Từ Hy đã bị phá hủy, xác của bà đã bị “quẳng” ra khỏi quan tài và tất cả những gì quý giá nhất đều bị lấy đi một cách thô thiển.
Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, trong đợt khai quật lần này, Tôn Điện Anh chỉ để lại cho Từ Hy đúng một chiếc quần.. lót trên người.
Được biết, khi quân lính của Tôn Điện Anh dùng dao nạy quan tài Từ Hy ra thì : “Lúc ấy, có một thứ ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều đứng sững kinh ngạc. Nhìn vào quan tài, Tây Thái hậu diên mạo như còn sống, thấy rõ ở ngón tay mọc lông trắng dài cả tấc… Châu báu đầy trong quan tài, cấp bậc lớn thì lấy thứ lớn, quân lính thì lấy thứ nhỏ. Trưởng quan chỉ huy hạ lệnh lột long bào, lấy sạch châu báu trên đó…”.Trong bộ sách “Ái Nguyệt Hiên” bút ký do Lý Liên Anh – thái giám thân cận nhất của Từ Hy có ghi chép rõ ràng chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ Từ Hy. Theo đó, trong quan tài phía dưới lót bằng gấm quý đan sợi tơ vàng dày 7 tấc, có đính 2.604 hạt trân châu, 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc. Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.
Khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm xa ngoài 100 bước. Trên cổ bà còn đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch. Thân mình Từ Hy mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc. Ngoài ra, bên người còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại.
”.
Tin về Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng mau chóng lan ra toàn Trung Quốc, các đoàn thể xã hội liên tiếp gửi điện đến chính phủ Quốc dân Đảng yêu cầu nghiêm trị kẻ chủ mưu trộm lăng. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh đưa Từ Hy trở lại quan tài và để vào đó những báu vật đã thu giữ được.
Vào năm 1983, một tổ công tác bao gồm 13 người đã được thành lập để tu bổ lại di 
Tin về Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng mau chóng lan ra toàn Trung Quốc, các đoàn thể xã hội liên tiếp gửi điện đến chính phủ Quốc dân Đảng yêu cầu nghiêm trị kẻ chủ mưu trộm lăng. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh đưa Từ Hy trở lại quan tài và để vào đó những báu vật đã thu giữ được.
Vào năm 1983, một tổ công tác bao gồm 13 người đã được thành lập để tu bổ lại di hài cũng như lăng mộ của Từ Hy. Khi mở quan tài lần này ra, cũng giống như lần đầu tiên, nhà sử học Ninh Ngọc Phúc – người đứng đầu tổ công tác này cho biết : “Lịch sử đã lặp lại khi vừa mở nắp áo quan, một thứ ánh sáng chói lòa đã làm cho các nhà khoa học lúc đó ngỡ ngàng. Di thể của Từ Hy hầu như vẫn còn nguyên vẹn”. Cũng theo ông Ninh Ngọc Phúc, sau khi nhìn thấy hiện trạng, tổ công tác đã báo cáo lên Bộ văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Ngay tức khắc, Bộ này đã có thông báo : “Đậy nắp quan tài của Từ Hy và giữ nguyên hiện trạng”.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác của Từ Hy một cách trọn vẹn nhất, vào tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác của ông Ninh Ngọc Phúc đã lại tiến hành mở nắp quan tài của bà Thái hậu.
Sau khi phun chất sát trùng để tẩy uế, các nhà khoa học Trung Quốc đã tu bổ lại di thể của Từ Hy bằng những vật dụng chuyên môn nhằm giữ nguyên được xác ướp vốn đã hoàn chỉnh của bà. Được biết, mặc dù trên cơ thể của Từ Hy đã xuất hiện nhiều vết nứt, tuy nhiên da của bà vẫn dính chặt vào xương. Vì vậy, tổ công tác đã không cần phải dùng đến dây đặc dụng để “chằng buộc” cơ thể.
Mọi công tác “tu bổ và bảo dưỡng” hoàn thành chỉ sau 1 ngày. Di thể cuối cùng của Từ Hy khi đưa lại vào quan tài có chiều cao 1m60. Tất cả những vật dụng quý như trang sức, áo choàng, trân châu… lấy lại được từ vụ trộm năm 1928 vẫn để y nguyên trong nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thái Hậu quyền lực này.
Huỳnh Văn Yên (theo nguoiduatin) 


Nhân tình trẻ của Từ Hy thái hậu

Nhân tình trẻ của Từ Hy thái hậu
là người đồng tính









19/03/2012


Có phải tôi đồng tính?

Suốt 6 năm trời, một thanh niên Anh quốc đã thường xuyên ra vào cung cấm của Từ Hy, phục vụ chăn gối cho vị thái hậu tuổi 70.
Bắt đầu từ năm 2008, khi các nhà lịch sử quyết định lật lại bí sử triều Thanh, người ta đã nghe phong thanh chuyện Từ Hy, vị Thái hậu quyền uy và nổi tiếng dâm loạn, có một mối tình “hồi xuân” bí ẩn với một người đàn ông đến từ Anh quốc. Vào thời điểm đó, bà thái hậu tai tiếng đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”.

Gần đây, khi cuốn tự truyện của chính “người tình Anh quốc” bí ẩn được xuất bản thì người ta mới té ngửa ra rằng, hóa ra, trong chốn cấm cung, chẳng có điều gì là không thể…
Từ cuốn tự truyện gây tranh cãi...

Tháng 4 vừa rồi, cuốn tự truyện “Thái hậu và tôi” của Edmund Backhouse xuất bản cùng lúc với hai thứ tiếng tại Anh và Hong Kong, ngay lập tức gây cú sốc. Toàn bộ cuốn sách của Edmund tràn ngập những chuyện thâm cung bí sử Thanh triều, đặc biệt là những chuyện nam nữ phong lưu với nhân vật chính không ai khác, chính là Thái hậu Từ Hy. Edmund khẳng định rằng, ông đã có một mối tình bí ẩn kéo dài tới 6 năm với vị “nữ hoàng” triều Thanh.

Từ Hy là một trong những nhân vật gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.  Trong con mắt của nhiều người, bà ta bụng dạ hẹp hòi, bán nước cầu vinh, lại xa hoa, tàn bạo, cay nghiệt và vô tình. Tuy nhiên, chưa ai từng kể về đời sống gối chăn của vị nữ hoàng này một cách chi tiết và tỉ mỉ như Edmund Backhouse. Và cũng vì lẽ ấy mà cuốn sách gây ra tranh cãi, đặc biệt là từ phía các sử gia Trung Quốc.

Nhiều người cho rằng, những gì mà Edmund kể là thực và có giá trị bởi lẽ ông có mối quan hệ gần gũi với tầng lớp cao trong xã hội triều Thanh lúc bấy giờ. Còn chuyện Edmund có quan hệ đặc biệt với thái hậu cũng chẳng có gì là lạ. Một số người khác lại cho rằng cuốn tự truyện là bịa đặt nhằm thỏa mãn sự tò mò của người phương Tây về những câu chuyện thâm cung bí sử ở Trung Quốc mà t
hôi.

Edmund Backhouse sinh năm 1873 tại Anh quốc, trong gia tộc Quaker vô cùng hiển hách. Năm 26 tuổi, ông đến Bắc Kinh. Nhờ thông thạo cả tiếng Hán, tiếng Mãn lẫn tiếng Mông Cổ, Edmund được vào làm công tác dịch thuật cho báo The Times và Bộ Ngoại giao Anh quốc đặt tại Bắc Kinh. Năm 30 tuổi, triều đình nhà Thanh mời ông làm giáo sư pháp luật và văn học tại Đại học Bắc Kinh. Một năm sau, Edmund trở thành chuyên viên của Sở Ngoại vụ Anh quốc. Năm 1918 ông được Hoàng gia Anh trao tặng danh hiệu Nam tước. Tuy nhiên, hầu hết phần đời của Edmund sống tại Bắc Kinh.

Trong hồi ức của những người bạn Edmund, ông là một người tính tình rất cổ quái, làm những gì mình muốn, nói năng ôn hòa, được nhiều người mến. Bất cứ ai từng tiếp xúc với Edmund đều nói ông là người có tài ăn nói, thu phục nhân tâm. Tuy nhiên, Edmund đồng thời cũng là một “ẩn sĩ”.

Trong 45 năm sống tại Bắc Kinh, Edmund tránh xa khu vực sứ quán ngoại quốc, không mặc theo kiểu Anh mà mặc giống như người Trung Quốc. Điều đặc biệt là Edmund luôn tìm mọi cách để tránh tiếp xúc với người phương Tây. Thậm chí, mỗi lần muốn đến một nơi nào đó, Edmund lại sai người hầu đi trước “thám thính”, một khi chắc chắn rằng không có người phương Tây mới bắt đầu xuất phát.

Bản thân Edmund Backhouse là một người song tính luyến ái. Ngoài mối quan hệ khác giới, ông còn có xu hướng quan hệ đồng tính nam. Trước khi sang Trung Quốc và sống như một “kẻ ẩn dật”, Edmund từng nổi tiếng vì "yêu" nhiều người đàn ông nổi tiếng như Lord Rosebery, từng là thủ tướng nước Anh, hay Oscar Wilde, nhà văn nổi tiếng Ireland.

.Năm 1895, Oscar Wilde bị cáo buộc “cùng những người đàn ông khác làm chuyện thương phong bại tục” và bị kết án tử hình. Edmund đã bôn ba khắp nơi để minh oan cho Oscar Wilde. Có lẽ sự khắc nghiệt của phương Tây đối với mối quan hệ đồng tính nam lúc bấy giờ là lý do khiến Edmund lựa chọn mảnh đất Trung Quốc làm nơi “ăn đời ở kiếp” suốt phần đời còn lại.

Tinh thông Hán học, “Thái hậu và tôi” không phải là cuốn sách duy nhất Edmund Backhouse viết về Trung Quốc. Năm 1910, ông cộng tác với J.O.P. Bland, ký giả báo The Times, viết cuốn “Trung Quốc dưới ách thống trị của thái hậu”, sau khi xuất bản từng nổi tiếng thế giới. Ít lâu sau, ông lại cùng J.O.P. Bland viết tác phẩm “Hồi ức về cung đình Bắc Kinh” rất được ca ngợi.

Tháng 01/1944, Edmund Backhouse qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 71. Một năm trước khi mất, được sự giúp đỡ của một người bạn là bác sĩ R. Hoeppli, người Thụy Sĩ, Edmund đã viết hai cuốn hồi ký “Những ngày trôi qua” và “Thái hậu và tôi”. Hoeppli là người biên tập nhưng không muốn cho xuất bản khi mình còn sống.

Cho tới tận năm 1973 khi R. Hoeppi từ trần, một người bạn thân của ông mang hai tác phẩm này đến thư viện Bodleian của Đại học Oxford, nơi sinh thời Edmund thường hay lui tới. Trước khi mất, bác sĩ R. Hoeppi cũng từng sao lục tác phẩm đó thành nhiều bản gửi cho Viện Bảo tàng Anh quốc, thư viện Đại học Harvard.

Và mãi 67 năm sau khi Emund qua đời, tác phẩm “Thái hậu và tôi” mới được xuất bản cùng lúc bằng cả hai thứ tiếng, Anh và Trung Quốc. Đó cũng là lúc chuyện tình bí mật của vị “nữ hoàng” Trung Quốc với người tình bên kia đại dương Edmund Backhouse được hé lộ.
... đến mối tình bí ẩn với thái hậu
Trong cuốn tự truyện của mình, Edmund Backhouse nói rằng, mối quan hệ đặc biệt giữa mình và Từ Hy bắt đầu vào năm 1902, hai năm trước khi ông chính thức trở thành một chuyên viên Sở Ngoại vụ Anh quốc. Lúc bấy giờ, trong thành Bắc Kinh có một phòng tắm công cộng gọi là “Tân Tịnh”. Thực chất đây là chốn làm ăn của bọn “điếm đực” trá hình, các vương công quý tộc thường xuyên lui tới.

Tuy mới tới Bắc Kinh chưa đầy ba năm nhưng bản tính hiếu kỳ, bản thân Edmund cũng là đồng tính nam nên phòng tắm Tân Tịnh là chốn viếng thăm thường xuyên của vị nam tước Anh quốc. Lần đó, khi Edmund đang “mây mưa” với một trong những người đàn ông tại phòng tắm Tân Tịnh thì Từ Hy cải trang thành nam giới đột ngột xuất hiện. Mọi người sợ xanh mặt.  “Lão Phật gia” nhìn những kẻ đàn ông đang trần như nhộng trước mặt mình, ôn tồn nói: “Ta đến đây không phải là để thực hiện lễ nghi mà muốn mở mang tầm mắt. Ta muốn xem hai kẻ đàn ông làm cách nào để làm tình với nhau được. Các ngươi, ít nhất là vài người trong số các người hãy biểu diễn thật tốt để ta xem…”.

Những người đàn ông có mặt tại đây không thể không biểu diễn. Sau khi xem chán chê, “Lão Phật gia” ban cho mỗi "diễn viên phim cấp ba" một trăm lạng bạc làm phần thưởng. Cũng trong buổi “biểu diễn” ấy, vị thái hậu đã để ý chàng trai “mắt xanh, mũi lõ” khỏe mạnh, khôi ngô đến từ nước Anh. Ngay trong buổi tối hôm đó, ông nhận được “mật lệnh” của thái hậu vào cung để “phục vụ” bà. Cũng từ đó, Edmund bắt đầu mối quan hệ đặc biệt với thái hậu Từ Hy, trở thành người tình “xuyên biên giới” duy nhất trong cuộc đời vị thái hậu tai tiếng này.


Từ Hy thái hậu