CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Mỹ chụp ảnh về tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc

Tạp chí Jane’s cho biết vệ tinh Mỹ đã chụp hình nhà máy đóng tàu ở Trường Hưng, Trung Quốc và phát hiện giữa các tàu dân sự có một đối tượng đặc biệt.
Theo nhận định của các chuyên gia, qua bức ảnh có thể nhận thấy một phần chiếc tàu sân bay mới của Trung Quốc do nước này tự đóng.
Theo Jane’s, chiều rộng của đoạn tàu này là 50 mét ở phần boong và hẹp còn một nửa ở đoạn mớn nước. Giới phân tích cho rằng chưa rõ liệu đây có phải là kích thước cuối cùng của bộ phận đã đóng, nên khó đưa ra kết luận chắc chắn.
Mỹ chụp ảnh về tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc

Trung Quốc – Nhật Bản bắt đầu cuộc chạy đua tàu sân bay

Nhật Bản tích cực tăng cường quân bị, lực lượng dự bị hùng hậu, trình độ quân nhân cao, biên chế tàu sân bay hạng nhẹ mới, thực sự làm TQ lo.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 2 tháng 8 dẫn bài viết trên tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản gần đây cho rằng, công ty Trung Quốc đã đưa ra đề nghị, sẽ khai thác 7 mỏ khí mới.
Năm nay, căng thẳng ở biển Hoa Đông đã leo thang, Trung Quốc và Nhật Bản đều điều máy bay chiến đấu và tàu tuần tra theo sát đối phương, khiến cho dư luận lo ngại phán đoán nhầm sẽ gây ra xung đột lớn hơn.
Koichi Nakano, học giả Đại học Sophia, Tokyo, Nhật Bản cho rằng, căng thẳng leo thang sẽ không dẫn đến chiến tranh. “Người Mỹ sẽ quan tâm chặt chẽ tình hình, có thể phát huy vai trò hòa giải”.
Tàu sân bay hạng nhẹ mới Nhật Bản chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Siêu tiêm kích T-50 đã sẵn sàng chiến đấu

Tư lệnh Không quân Nga thông báo họ sẽ nhận siêu tiêm kích tàng hình T-50 trong năm 2013.
Cuối cùng sau nhiều năm chờ đợi, ước mơ sở hữu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ngang ngửa với siêu tiêm kích F-22 Raptor của Không quân Nga sắp trở thành hiện thực.
Tư lệnh Không quân Nga, trung tướng Viktor Bondar, cho biết, Không quân Nga sẽ nhận máy bay chiến đấu chiến thuật phức tạp PAK FA T-50 vào cuối năm 2013.
PAK FA T-50 sánh vai cùng với Su-35 sẽ trở thành cặp song sát thách thức mọi lực lượng không quân trên thế giới.

Trong tay Việt Nam, tên lửa ‘phế thải’ vẫn thách thức mọi chiến trường

Trải qua 56 năm tham chiến trên thế giới và 48 năm xuất hiện tại Việt Nam, ‘rồng lửa’ SA-2 vẫn là loại tên lửa phòng không thách thức mọi chiến trường.
S-75 Dvina (NATO định danh SA-2 Guideline) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao có điều khiển được phát triển và đưa vào sử dụng tại Liên Xô vào năm 1957. S-75 lập chiến công đầu tiên khi bắn hạ một máy bay trinh sát Martin RB-57D Canberra của Đài Loan ở độ cao lớn vào năm 1959.
S-75 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào năm 1965. Ngay khi được đưa đến tham chiến tại chiến trường Việt Nam, S-75 đã lập công bắn hạ một chiếc F-4C vào ngày 24/07/1965. Từ đó về sau, S-75 đã trở thành nỗi ám ảnh cho phi công Mỹ khi thực hiện các hoạt động đánh phá miền Bắc.
Sự hiệu quả của S-75 đã buộc Không quân Mỹ phải triển khai chiến thuật SEAD (áp chế phòng không đối phương) mở đầu bằng các phi vụ Wild Weasel (Chồn Hoang) nhằm săn lùng các bệ phóng tên lửa S-75 của phòng không Bắc Việt. Chiến trường Việt Nam chính là nơi khai sinh chiến thuật SEAD hiện đại ngày nay.
Cho tới nay, tên lửa SA-2 vẫn là một trong những trụ cột của lực lượng phòng không Việt Nam.

Kỹ sư trưởng Nga tiết lộ bí mật về tàu ngầm Kilo Hà Nội

Ngày 17/7, sau khi thực hiện thành công trương trình thử nghiệm cấp nhà máy và nhà nước, chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên Nga đóng cho Việt Nam đã trở về cảng nhà máy đóng tàu Admiralty.
Liên quan đến việc thử nghiệm tàu Kilo 636, các phóng viên ban truyền thông của nhà máy đóng tàu Admiralty đã có một cuộc phỏng vấn với người phụ trách bàn giao tàu là kỹ sư trưởng của dự án tàu 6 khoang Alexander Ivanovich Belyi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn:
Xin ông điểm lại những mốc quan trọng của quá trình thử nghiệm tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội?
Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm cùng con tàu từ ngày 5/12/2012. Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên hoàn thành ngày 25/12, giai đoạn hai tiếp tục từ 16/1 đến ngày 27/6/2013, đồng thời kết hợp với huấn luyện, đầu tiên là huấn luyện chuyên viên chỉ huy của Việt Nam, sau đó là ê-kíp thủy thủ lái tàu.
Từ ngày 4 – 17/7, chúng tôi đã hoàn thành toàn bộ chương trình thử nghiệm cấp nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên boong tàu ngầm Hà Nội

“Mối đe dọa chí tử” cho tàu ngầm Trung Quốc hạ thủy

Chỉ ít ngày sau khi một số hình ảnh mới về siêu tàu sân bay mới của Nhật Bản, thì hôm qua (6/8), Tokyo đã bất ngờ tiến hành lễ hạ thủy tàu sân bay này làm truyền thông Trung Quốc ngỡ ngàng.
Nhật Bản vừa tiến hành hạ thủy chiếc tàu chiến mặt nước lớn nhất của mình kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai như một phần trong kế hoạch tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình trên các vùng biển tranh chấp, theo hãng tin AP.
Theo đó, chiếc tàu chiến mặt nước vừa được hạ thủy có tên là DDH183 Izumo, chiều dài của nó lên tới 250m và các phương tiện truyền thông địa phương gọi đây là một tàu khu trục chở trực thăng thuộc lớp Izumo. Con tàu được hạ thủy ở càng nhà máy đóng tàu thuộc Yokohama, Tokyo hôm thứ Ba. Tuy nhiên, nếu xét về thiết kế và hình dáng của con tàu, người ta xếp Izumo vào loại tàu sân bay mang trực thăng.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản loan báo rằng, tàu khu trục mới được đóng với chi phí cực kỳ tốn kém, lên tới 1,2 tỷ USD. Nó có thể mang được ít nhất 9 máy bay trực thăng sau khi đi vào phục vụ trong năm 2015.
Tàu sân bay DDH183 Izumo vừa được Nhật Bản hạ thủy.

Vì sao Trung Quốc đóng thêm tàu sân bay?

Những tin tức gần đây làm dấy lên những lời đồn đoán rằng Trung Quốc đang bắt đầu đóng tàu sân bay thứ hai.
Tàu sân bay thứ nhất Liêu Ninh chỉ là bước khởi đầu...

Philippines và Nhật Bản cùng giới thiệu tàu chiến mới

Mỹ đã bàn giao chiếc tàu chiến thứ 2 cho Philippines để tăng cường hoạt động tuần tra biển.
Ngày 6/8, Philippines đã tổ chức một buổi lễ trọng thể tại cảng Subic để đón tàu chiến lớp Hamilton thứ 2 do Mỹ bàn giao. Đây là một phần của kế hoạch tăng cường năng lực cho hải quân của nước này trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Tàu chiến BRP Ramon Alcaraz tiến vào cảng Subic (Ảnh: AFP)

Nhiều người Trung Quốc phá Hoàng Sa và ứng xử trọc phú

 Dân Triều Tiên ngày càng bức xúc với cách hành xử lỗ mãng của du khách Trung Quốc khi đến du lịch ở đất nước này. Trước đó, dư luận ngay trong nước này cũng như thế giới bức xúc với hành vi phá hoại Hoàng Sa của Việt Nam. Thái độ của du khách TQ đối với dân Triều Tiên Ngày 5/8, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết, du khách Trung Quốc đang hành xử ngày càng lỗ mãng ở Triều Tiên khi ném kẹo và đồ ăn từ trong xe ra đường cho trẻ em Triều Tiên. Đây chỉ là một trong những câu ...
(ĐVO) - Dân Triều Tiên ngày càng bức xúc với cách hành xử lỗ mãng của du khách Trung Quốc khi đến du lịch ở đất nước này. Trước đó, dư luận ngay trong nước này cũng như thế giới bức xúc với hành vi phá hoại Hoàng Sa của Việt Nam.

Động lực mới cho quan hệ Việt Nam- Nam Phi

Đại diện phía Nam Phi đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Phạm Bình Minh.
VOV.VN - Đại diện phía Nam Phi đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Phạm Bình Minh.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi Maite Nkoana Mashabane, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Cộng hòa Nam Phi trong 2 ngày 5 và 6/8. Cùng đi với Bộ trưởng Phạm Bình Minh có Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, đại diện các Bộ Ngoại giao, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một số doanh nghiệp.
Sáng 6/8, trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi Mashabane, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chuyển thư thăm hỏi sức khỏe của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới nguyên Tổng thống Nelson Mandela.
Tổng thống Nam Phi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam

Nhật hạ thủy tàu chiến "khủng" thị uy Trung Quốc

Hôm qua (6/8), Nhật Bản vừa hạ thủy tàu chiến lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II trong khi đang căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền đảo Sensaku/Điếu...
(Tinmoi.vn) Hôm qua (6/8), Nhật Bản vừa hạ thủy tàu chiến lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II trong khi đang căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền đảo Sensaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
 Quân đội Nhật đã tổ chức lễ hạ thủy long trọng ở cảng Yokohama để ra mắt chiếc tàu sân bay trực thăng dài 248 mét, được đặt tên là Izumo, sẽ là một trụ cột của hải quân nước này.
Lễ hạ thủy diễn ra trong bối cảnh chính quyền bảo thủ trong nước đang nỗ lực tăng cường năng lực quân sự với những tranh luận gia tăng về việc sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản.

Học giả Trung Quốc 'dằn mặt' Mỹ về biển Đông

Học giả hàng đầu Trung Quốc, cựu nhân viên ngoại giao tại Mỹ và Anh Ruan Zongze đã huênh hoang về sự lớn mạnh không gì địch nổi của Trung Quốc.
Học giả Trung Quốc Ruan Zongze
Học giả Trung Quốc Ruan Zongze

Chân dung đa diện của Nga ở Biển Đông

Một thời gian dài sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Biển Đông không phải là chiến lược được ưu tiên của Nga, nhưng với nhiều thay đổi trong khu vực, Nga đã đánh dấu sự trở lại Châu Á - TBD của mình bằng việc thành lập Bộ Phát triển Viễn Đông. Tuy nhiên theo đánh giá của người Trung Quốc, sự trở lại của Moscow tại Biển Đông không thật sự rõ ràng. Người Trung Quốc cho rằng, trong khi Mỹ bộc lộ ý định rõ ràng là bao vây Trung Quốc, thì chiến lược của Nga vẫn còn rất mơ hồ và khó hiểu. ...
(ĐVO) - Một thời gian dài sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Biển Đông không phải là chiến lược được ưu tiên của Nga, nhưng với nhiều thay đổi trong khu vực, Nga đã đánh dấu sự trở lại Châu Á - TBD của mình bằng việc thành lập Bộ Phát triển Viễn Đông. Tuy nhiên theo đánh giá của người Trung Quốc, sự trở lại của Moscow tại Biển Đông không thật sự rõ ràng.

Người Trung Quốc cho rằng, trong khi Mỹ bộc lộ ý định rõ ràng là bao vây Trung Quốc, thì chiến lược của Nga vẫn còn rất mơ hồ và khó hiểu. Kết luận trên đã được sự đồng thuận của rất nhiều phương tiện truyền thông và các học giả quốc tế.
Một chuyên gia quân sự phân tích: “Cuộc diễn tập quân sự chung "Liên hợp trên biển 2013" giữa Nga và Trung Quốc, diễn ra hồi tháng 7 vừa qua, vừa giúp Nga thể hiện sức mạnh của hải quân nước mình, vừa nâng cao mức độ can dự của họ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.
Một loạt các động thái và hợp đồng vũ khí trong thời gian qua giữa Nga và một số nước đang có tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc như bán máy bay chiến đấu Su-30 cho Indonesia, bán tàu ngầm Kilo cho Việt Nam đã giúp Nga đạt được mục đích “nam hạ” của mình. Còn dường như đối với cục diện tranh chấp trên biển Đông, Nga chưa có động thái nào quan tâm đặc biệt đến Trung Quốc.
Còn "Tiếng nói nước Nga" đã đăng bài nói về quan điểm của Nga với vấn đề Biển Đông. Theo báo này, đà gia tăng sự hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng, cũng như triển vọng phát triển lưu thông hàng hải theo tuyến đường biển phương Bắc - có thể là phương án thay thế cho tuyến qua eo biển Malacca, là những yếu tố đang làm thay đổi nhận thức về vai trò tiềm năng của Nga trong khu vực.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và thị sát tàu ngầm Kilo 636 mang tên “Hà Nội” của Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm Nga tháng 5/2013
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và thị sát tàu ngầm Kilo 636 mang tên “Hà Nội” của Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm Nga tháng 5/2013
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga hiện hữu trong bối cảnh các nước Đông Nam Á có nguyện vọng kiềm chế sự bành trướng của một Trung Quốc lớn mạnh nhanh chóng.
Đó là quan điểm do học giả nổi tiếng người Mỹ Elizabeth Vishnik chuyên nghiên cứu các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương nêu ra gần đây.
Còn một khía cạnh đáng chú ý nữa: Trong tương quan này, liệu có thể xuất hiện xích mích trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow? Ông Sergei Luzyanin Phó Giám đốc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) phân tích tình hình trong khu vực dưới góc độ nhãn quan lợi ích của Nga.

Nga cho rằng khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Moscow về mở rộng vai trò của Liên bang Nga trong khu vực, đặc biệt là với các lĩnh vực năng lượng và an ninh.
Quan hệ đó cũng không được kiềm chế xu thế đa dạng hóa các liên hệ song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới mẻ với những thành viên khác của ASEAN.
Các chuyên viên Trung Quốc đưa ra giải thích theo lối của họ. Trong khi về nguyên tắc không phản đối sự phát triển các quan hệ song phương và đa phương của Nga với các nước trong khu vực, Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ tiêu cực trước thực tế Nga tăng cường hợp tác năng lượng với Việt Nam và những quốc gia khác mà Trung Quốc đang có "tranh chấp biển đảo", kể cả tranh chấp về thềm lục địa chứa hydrocarbon.
Tàu săn tàu ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga.
Tàu săn tàu ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga.

Đại sứ Nhật Bản tại LHQ kêu gọi loại bỏ vũ khí hạt nhân

Đại sứ Mari Amano cho rằng, đây cũng là mục đích mà cả cộng đồng quốc tế đều đang hướng đến.
VOV.VN - Đại sứ Mari Amano cho rằng, đây cũng là mục đích mà cả cộng đồng quốc tế đều đang hướng đến.

Nạn nhân bom nguyên tử kể ký ức đau buồn

"Chúng tôi chỉ tìm thấy những mảnh xương từ thi thể của cha, gói ghém lại và khóc trên suốt đường về nhà", một cụ ông 84 tuổi, người còn sống sót trong vụ ném bom hạt nhân ở thành phố Hiroshima năm 1945 kể lại.
IMG_4928.JPG
Ông Hirai bên bức ảnh duy nhất chụp lại cả gia đình. Ảnh: The Atlantic

Philippines bắt 18 người Trung Quốc

Họ là công nhân của Tập đoàn khoáng sản và thương mại Hoa Hạ tại tỉnh Cagayan, bị bắt với cáo buộc đào trộm khoáng sản.
Cục Điều tra quốc gia Philippines cho biết đã tiến hành hai cuộc truy quét vào các cơ sở chế biến quặng của Hoa Hạ nằm dọc bờ biển thị trấn Aparri.
Tại đây, các công nhân Trung Quốc, hầu hết không có giấy phép làm việc tại Philippines, đang đào trộm quặng sắt từ, gọi nôm na là “cát đen”.
Khoảng 1.500 tấn “cát đen” cùng thiết bị khai thác trái phép đã bị tịch thu. Số công nhân này đang bị tạm giam và sẽ phải hầu tòa.
Theo nhà chức trách, đây không phải là lần đầu tiên Hoa Hạ bị bắt quả tang khai thác trộm “cát đen” trong khu vực. Bên cạnh đó, theo báo Inquirer, các nhóm hoạt động môi trường Philippines cũng thường xuyên chỉ trích các công ty Trung Quốc khai thác khoáng sản trái phép gây hậu quả cho nhiều cộng đồng dân cư.
Thục Minh (VP Singapore}

Philippines rầm rộ đón tàu chiến mới

Philippines và Trung Quốc đồng loạt đẩy mạnh hoạt động trên biển Đông, với một bên nhận thêm tàu chiến, bên còn lại vạch lộ trình tuần tra phi pháp.
Ngày 6.8, Philippines tổ chức buổi lễ trọng thể tại cảng Subic để đón tàu chiến lớp Hamilton thứ hai được Mỹ bàn giao. Đây là một phần của kế hoạch tăng cường năng lực hải quân của nước này trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông.
 Tàu BRP Ramon Alcaraz về đến cảng Subic - dTàu BRP Ramon Alcaraz về đến cảng Subic - Ảnh: AFP

TQ tuần tra Biển Đông, Philippines bảo vệ lãnh thổ

 Tờ Phistar đưa tin, Hải quân Trung Quốc đưa tàu tuần tra quanh quần đảo Palawan, trong khi Tổng thống Aquino hôm nay tuyên bố sẽ bảo vệ lãnh thổ.
 
 Tàu đổ bộ lớp Yuting của Hải quân Trung Quốc (trái) được cho là đã tham gia tuần tra quanh quần đảo Palawan. Ảnh phải là sân bóng rổ Trung Quốc xây dựng trên Đá Vành Khăn.

Philippines mua chiến hạm Mỹ để canh chừng Biển Đông

Một con tàu tuần duyên cũ của Mỹ vừa cập cảng để trở thành chiến hạm lớn thứ hai của Philippines, nhằm giúp nước này tăng lực lượng canh chừng quyền lợi của mình ở Biển Đông. Philippines nhận chiến hạm 'già nua' từ Mỹ
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III hôm nay chào đón con tàu hải quân tải trọng 3.250 tấn của Mỹ, với cái tên mới là BRP Ramon Alcaraz, cập cảng tại Vịnh Subic, phía tây bắc Manila. 
"Nó sẽ giúp tăng cường tuần tra khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines và nâng cao năng lực của chúng ta trong việc chế ngự bất cứ đe dọa và phần tử xấu nào, đáp ứng các chiến dịch tìm kiếm cứu hộ và bảo vệ nguồn thủy sản của chúng ta", ông Aquino phát biểu.
Một đội quân nhạc tấu quốc thiều, vài trăm sinh viên vẫy cờ và 21 phát đại bác nổ tại buổi lễ đón con tàu chiến lớn thứ hai vào đội tàu Philippines hôm nay.
Năm 2011, một con tàu tuần duyên Mỹ trở thành tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của Philippines. Con tàu nặng 3.390 tấn được đổi tên thành tàu hải quân Philippines  BRP Gregorio del Pilar. Nó đã tuần tra các vùng biển tranh chấp và tham gia vào cuộc đối đầu với các tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nằm cách Subic 260 km về phía tây. Bãi cạn bị Bắc Kinh quản lý sau khi tàu Philippines rút đi. 
Con tàu thứ hai Manila nhận được theo chương trình hỗ trợ quân sự Mỹ - Phililppines, phát tín hiệu về quyết tâm của Philippines trong việc nâng cấp thiết bị quân sự cũ kỹ và thoát khỏi cái tiếng là nền quân sự yếu nhất châu Á. 
Trọng Giáp (Video: YouTube

Máy bay lao khỏi đường băng tại Nhật

Thay vì dừng lại trên đường băng sau cú hạ cánh, chiếc máy bay Boeing 737-900 tiếp tục lao tới bãi cỏ phía cuối phi trường khiến mọi người hoảng loạn.
Sự cố xảy ra với chiếc máy bay chở khách số hiệu 763 của hãng hàng không Hàn Quốc khi nó chở 106 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn. Hạ cánh lúc 7h40’ tối qua giờ địa phương, chiếc máy bay cất cánh từ Sân bay Quốc tế Incheon, Hàn Quốc đã không thể dừng lại trong khuôn khổ đường băng của sân bay Niigata ở phía tây bắc Nhật Bản.
Máy bay lao khỏi đường băng ở sân bay Niigata, Nhật Bản.

Nổ súng ở biên giới Ấn Độ - Pakistan, 5 người chết

Ấn Độ tố giác các binh sĩ Pakistan đã nổ súng giết chết 5 binh sĩ Ấn Độ trong cuộc tấn công một chốt quân sự ở khu vực Kahsmir đêm 5.8.
Hãng AFP dẫn lời một quan chức quân sự cao cấp tại bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ cho biết: “Các binh sĩ Pakistan đã tấn công chốt gác của , vi phạm lệnh ngừng bắn và giết 5 binh sĩ của chúng tôi”.
Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng xác nhận thông tin về vụ nổ súng.
Vụ nổ súng xảy ra chỉ vài ngày sau khi Pakistan đề xuất nối lại các cuộc hòa đàm với Ấn Độ.
Theo AFP, cuộc tấn công diễn ra cách thủ phủ Srinagar của bang Jammu và Kashmir 200 km về phía nam.
Trong khi đó, các quan chức an ninh  đã phủ nhận sự dính líu đến cuộc tấn công.
Một quan chức Pakistan giấu tên phát biểu với Reuters: “Không hề có bất cứ vụ việc nào như thế, không có nổ súng qua biên giới”.
Ấn Độ và Pakistan vốn trải qua ba cuộc chiến từ khi giành độc lập từ nước Anh vào năm 1947, hai trong số đó liên quan đến vụ tranh chấp khu vực Kashmir giữa hai nước.
Sơn Duân

Nhật trình làng tàu sân bay trực thăng 'khủng'

Nhật chuẩn bị trình làng chiếc tàu lớn nhất của nước này kể từ Thế chiến thứ hai vào hôm nay, 6.8, giữa lúc căng thẳng leo thang với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Buổi lễ đặt tên cho chiếc trực thăng dài 248 mét của Nhật sẽ là trung tâm trong các hoạt động kỷ niệm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, theo AFP.
Tàu sân bay trực thăng của Nhật có thể chở theo 9 chiếc trực thăng và dự kiến sẽ đóng vai trò lớn trong các sứ mệnh cứu trợ thảm họa cũng như bảo vệ lãnh thổ và các tuyến đường biển của Nhật, theo Bộ Quốc phòng nước này. Hiện chưa rõ khi nào chiếc tàu lớp 22DDH sẽ được biên chế.
Nhật trình làng tàu chiến “khủng” Tàu lớp 22DDH của Nhật - Ảnh: World Wide Aircraft Carrier

Philippines tuyên bố tăng cường tuần tra trên biển

Ngày 6.8, Philippines tuyên bố tăng cường tuần tra trên biển sau khi nhận một tàu chiến lớp Hamilton thứ 2 của Tuần duyên Mỹ, trong nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân đối phó với những vụ tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino cùng các quan chức ngày 6.8 tham dự buổi lễ tiếp nhận tàu chiến lớp Hamilton mua của Mỹ tại cảng Subic, theo hãng tin AFP.
Tàu chiến lớp Hamilton của Tuần duyên Mỹ khi chuyển giao cho Philippines sẽ được đổi tên thành tàu BRP Ramon Alcaraz.
"Bây giờ BRP Ramon Alcaraz đã cập bến, chúng ta chắc chắn sẽ tăng cường tuần trên vùng đặc quyền kinh tế của Philippines", AFP dẫn lời phát biểu của ông Aquino.
Hồi tháng 5.2011, Philippines đã tiếp nhận con tàu đầu tiên thuộc lớp Hamilton của Mỹ và đặt tên nó là BRP Gregorio del Pilar.
Philippines ngày 3.8 tuyên bố sẽ mua một tàu La Tapageuse của hải quân Pháp để tăng cường lực lượng ở biển Đông, theo AFP.
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario hồi 2.8 cho hay Mỹ sẽ tăng gói viện trợ quân sự thường niên cho Philippines lên đến 50 triệu USD trong năm tới, tăng mạnh so với mức 30 triệu USD trong những năm trước.
Ông Rosario cho biết thêm Philippines có thể sớm được Mỹ chuyển giao tàu chiến thuộc lớp Hamilton thứ 3.
Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng cấp cao Philippines không nêu tên tiết lộ Manila có thể cân nhắc không nhận tàu thứ 3 mà tập trung ngân sách để nâng cấp và trang bị hệ thống tên lửa cho hai tàu đã có.
Mới đây, hồi 3.8, chính quyền Philippines tuyên bố sẽ mua một tàu tuần tra La Tapageuse của hải quân Pháp và định mua thêm tàu chiến 7 tàu hộ tống lớp Perry sắp nghỉ hưu của Hải quân Mỹ.
Phúc Duy


Lính Trung Quốc giăng băng rôn 'chủ quyền' trên đất Ấn Độ

ờ Press Trust of India ngày 4 tháng 8 đưa tin, khoảng cuối tháng 7 đã có vài xe đặc chủng của quân đội Trung Quốc lượn lờ khiêu khích, ngăn chặn khi phía Ấn Độ tiến hành tuần tra trên lãnh thổ của mình ở vùng biên giới giữa hai nước.
Phía Trung Quốc giương một biểu ngữ với dòng chữ khẳng định đây là lãnh thổ của Bắc Kinh.
Phía Trung Quốc giương một biểu ngữ hàm ý rằng đây là lãnh thổ của Bắc Kinh.

Trung Quốc lập hải trình mới quét gần hết biển Đông

Một báo cáo mật của Philippines cho biết Trung Quốc đã thiết lập một tuyến tuần tra bao trùm tất cả các đảo, bãi đá và bãi cạn tại biển Đông.
Nguồn tin từ hãng Kyodo News cho biết, báo cáo mật của quân đội Philippines cho rằng Hạm đội Nam Hải của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thiết lập tuyến tuần tra mới trong năm nay, dẫn đến nhiều vụ xâm nhập gây căng thẳng trong khu vực.
Hải trình mới quét qua các hòn đảo, bãi đá và bãi cạn nằm trong “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc vẽ ra tại biển Đông.

Bợ đỡ Trung Quốc, chính trị gia Campuchia xâm phạm chủ quyền Việt Nam

 Những ngày vừa qua, một số báo và trang mạng Campuchia và Trung Quốc đưa tin, ông Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu nguy dân tộc đối lập của Campuchia phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng và hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Bợ đỡ Trung Quốc, chà đạp lên chủ quyền nước khác
Các báo cho biết, tuyên bố này được ông Rainsy đưa ra trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Kênh truyền hình Phượng Hoàng của Hồng Kông.
Trong bài phỏng vấn này, bên cạnh những thông điệp để lấy lòng cử tri Campuchia và hàng loạt các lời chê bai, chỉ trích dành cho đối thủ trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, một phần khá lớn thời lượng được Rainsy dùng để bày tỏ lòng ‘hữu hảo’ đối với Trung Quốc. Những ‘lời có cánh’ mà chính trị gia Campuchia dành cho Trung Quốc được tô vẽ và sử dụng nhiều thán từ tán dương đến mức những khán giả có quan điểm trung lập phải cảm thấy khó chịu.
Sam Rainsy
Sam Rainsy

Mỹ đóng cửa đại sứ quán: Nhát hay lấy cớ điều quân?

Mỹ đã ra lệnh cho các tàu chiến của mình ở Trung Đông sẵn sàng phản ứng trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công khủng bố của al-Qaeda.
Tàu USS Abraham Linconl
Tàu USS Abraham Lincoln

Đánh bom ở miền Nam Philippines làm 8 người thiệt mạng

VOV.VN - Đây là vụ đánh bom thứ 2 ở Mindanao chỉ trong vòng 10 ngày qua.
Ngày 5/8, đã có ít nhất 8 người đã thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương ở thành phố Cotabato, miền Nam Philippines sau một vụ đánh bom xe.
Quân đội và cảnh sát đã phong tỏa khu vực dọc đại lộ Sinsuat, thành phố Cotabato để phục vụ cho việc cứu hộ những nạn nhân của vụ đánh bom. Các nhân chứng cho biết, họ đã nhìn thấy nhiều người bị thương nặng, một vài tòa nhà bị cháy sau vụ nổ.
Hiện trường vụ đánh bom ở thành phố Cotabato, miền Nam Philippines (Ảnh: AP)

Nhật kỷ niệm 68 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Ngày 6.8, hàng chục ngàn người tập trung đến công viên tưởng niệm Hòa bình ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Mỹ thả quả bom nguyên tử xuống thành phố này.
Khoảng 50.000 người, bao gồm người dân, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, các quan chức Nhật và đại biểu nước ngoài đã có phút mặc niệm lúc 8 giờ 15 phút (giời địa phương), thời điểm quả bom nguyên tử phát nổ nhấn chìm thành phố Hiroshima vào “địa ngục hạt nhân”, theo AFP.
Vào ngày 6.8.1945, máy bay ném bom B-29 mang tên Enola Gay đã thả quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima trong giai đoạn cuối của chiến tranh Thế giới thứ 2, khiến khoảng 140.000 người chết. Ba ngày sau đó, thành phố Nagasaki cũng hứng bom nguyên tử của Mỹ.
AFP dẫn lời các quan chức Nhật Bản cho rằng trong cùng ngày 6.8, Tokyo sẽ tổ chức lễ hạ thủy một tàu khu trục chở trực thăng lớn nhất của nước này trong thời bình, có khả năng chở 9 trực thăng. Đây là một động thái của chính phủ Nhật nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này.
 Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đặt vòng hoa tưởng niệm tại công viên tưởng niệm hòa bình ở thành phố Hiroshima ngày 6.8 - Ảnh: AFP 

'Đường hầm bí mật' giữa trung tâm Bắc Kinh

Một đường hầm được cho là nối từ Trung Nam Hải, nơi làm việc của các quan chức cấp cao nhất, đến Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của quốc gia. Sự tồn tại của đường hầm này chưa từng được xác nhận công khai. Bên trong cơ quan quyền lực tối cao Trung Quốc / Trong phòng họp của giới quyền lực nhất Trung Quốc

35-big-1375760592_500x0.jpg
Đại lộ Trường An, Bắc Kinh, hướng đi từ Đại lễ đường đến Trung Nam Hải. Ảnh: Wikipedia

Obama sẽ sớm có quyết định về việc có gặp Putin hay không

VOV.VN - Phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Obama đang cân nhắc về việc gặp Putin vào tháng tới tại Moscow.
VOV.VN - Phát ngôn viên của Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Obama đang cân nhắc về việc gặp Putin vào tháng tới tại Moscow.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Obama đã đồng ý gặp Tổng thống Nga Putin trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức ở Saint Petersburg, Moscow vào tháng 9 tới.
Tuy nhiên, sau khi Nga quyết định cho Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ tị nạn hôm 1/8. Tổng thống Mỹ đã bày tỏ sự thất vọng sâu sắc và đang cân nhắc việc gặp gỡ với Tổng thống Nga Putin.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney (Ảnh: Press TV)

Philippines quyết nâng cấp quân đội, giữ biển Đông

Philippines tuyên bố đang nỗ lực nâng cấp quân đội, đặc biệt là lực lượng hải quân nhằm đối phó với các mối đe dọa, trong bối cảnh căng thẳng trong vùng biển tranh chấp với Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Hôm nay, 6-8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino và các bộ trưởng cấp cao đã tham dự lễ đón chào tàu chiến mới nhất của nước này, BRP Ramon Alcaraz ở vịnh Subic, tỉnh Zambales và thả neo tại một căn cứ hải quân cũ của Mỹ.
BRP Ramon Alcaraz nguyên là tàu cảnh sát biển Mỹ, đã 46 tuổi, cũng là tàu lớp Hamilton thứ hai Philippines tiếp nhận từ Mỹ. Tàu sẽ được sử dụng để tuần tra các khu vực biển Đông gần bờ biển Philippines, đặc biệt là những khu vực đang vô cùng căng thẳng với Bắc Kinh.
Tàu BRP Ramon Alcaraz đi vào Vịnh Subic
Tàu BRP Ramon Alcaraz đi vào Vịnh Subic

Danh sách tướng mới được Tập Cận Bình thăng hàm có gì lạ?

Tất cả các tướng mới thăng cấp đều còn rất trẻ. Đặc biệt, Thái Anh Đĩnh còn là Thượng tướng trẻ nhất trong quân đội Trung Quốc hiện nay.
Ông Tập Cận Bình trong một chuyến thăm tới quân khu Bắc Kinh.
Ông Tập Cận Bình trong một chuyến thăm tới quân khu Bắc Kinh.

Ai nghe Trung Quốc nói?

Vì muốn gom tài sản của người khác thành ao nhà, hết ngụy tạo lịch sử, đòi hỏi phi lý cái quyền kiểm soát từ biển Đông đến Hoa Đông, Trung Quốc đã làm mất niềm tin với cộng đồng thế giới. Mọi lời nói, phát ngôn của Trung Quốc trở nên chẳng còn giá trị và cộng đồng đã chán chường với cái kiểu vừa ăn cướp, vừa la làng của Trung Quốc từ lúc nước này trở thành “ông trùm tài phiệt” nói một đường, làm một nẽo – nhất là tại các cuộc đàm phán. Hàng trăm lần hứa, hàng vạn lần nói “tôn trọng”, tuy nhiên chưa một lần Trung Quốc có trách nhiệm với lời phát ngôn?! Giờ đây, khi nghe phản ứng mạnh mẽ từ các nước bị mình ăn hiếp, Trung Quốc lại lập lại bài cũ, đòi thương lượng, nhưng liệu, ai sẽ tin và lắng nghe lời Trung Quốc nói đây?
Tất cả đều lắc đầu với Trung Quốc?

Ấn Độ chọn súng đối đầu với Trung Quốc?

Quân đội Ấn Độ đã chính thức tiến hành thử nghiệm các mẫu súng bộ binh có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết giá lạnh.
Theo đó, quân đội Ấn Độ hiện đang thử nghiệm các mẫu súng bộ binh của 5 nhà sản xuất khác nhau. Nơi thử nghiệm là tại bang Kashmir với mục đích chọn ra mẫu hoạt động tốt nhất trong điều kiện lạnh giá.

Mẫu Beretta ARX160 của Italy
Mẫu Beretta ARX160 của Italy

Học giả Trung Quốc: Bắc Kinh đang áp đặt luật chơi ở Biển Đông?!

Khâu Chấn Hải nói thẳng rằng Trung Quốc đang “giữ khoảng cách nhất định” với bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và “đặt luật chơi” trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.
rong chương trình bình luận thời sự ngày 5/8 của đài Phượng Hoàng, Hồng Kông, một nhà bình luận thời sự khá có tiếng ở Trung Quốc – Khâu Chấn Hải nói thẳng rằng Trung Quốc đang “giữ khoảng cách nhất định” với bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và “đặt luật chơi” trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Sở dĩ Bắc Kinh phải “giữ khoảng cách” với COC vì nó sẽ có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002, ông Hải giải thích.
Khâu Chấn Hải
Khâu Chấn Hải

Nhật trình làng tàu chiến lớn nhất từ Thế chiến II

Tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ hai xuất hiện trước công chúng hôm nay trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về những vụ đụng độ ngoài biển do tranh chấp đảo vẫn chưa giảm.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tổ chức một buổi lễ vào cuối ngày hôm nay tại thành phố cảng Yokohama để giới thiệu tàu sân bay lên thẳng với chiều dài 248 m. Nó sẽ là trọng tâm sức mạnh hải quân của Nhật Bản.
Thông tin về con tàu đã được công bố vài tháng trước đây song buổi lễ giới thiệu nó lại diễn ra khi Tokyo đang muốn tăng cường năng lực quân sự. Ngoài ra, lễ ra mắt tàu cũng diễn ra vào thời điểm các cuộc tranh luận về việc xem xét lại hiến pháp hòa bình ở Nhật Bản đang trong giai đoạn cao trào.
Tàu sân bay lớn nhất của Nhật Bản.
Tàu sân bay lớn nhất của Nhật Bản.

Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?

Học giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi trên khi phân tích quan hệ phức tạp Nga-Trung. Nga có vẻ thân thiện với Trung Quốc nhưng Nga luôn có toan tính riêng và quan hệ Nga-Mỹ hoàn toàn không xấu…
Ông Xu Hen, thuộc Trung tâm nghiên cứu Liên bang Nga thuộc trường Đại học sư phạm Đông Bắc Trung Quốc đã cố gắng mổ xẻ mối quan hệ Nga-Trung dưới một góc nhìn khác. Xu Hen thừa nhận Nga luôn là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc. Nga là cường quốc láng giềng và cũng là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ.
Nga gần đây liên tục tập trận bất ngờ quy mô lớn nhằm kiểm nghiệm khả năng phản ứng và sức chiến đấu của quân đội