CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Hơn 900 cảnh sát Anh từng thấy UFO

Hàng trăm cảnh sát Anh đã chứng kiến ít nhất 430 vật thể bay không xác định (UFO) trong sự nghiệp của họ.

Hình minh họa UFO. Ảnh:

Hình minh họa vật thể bay không xác định. Ảnh: flash-screen.com.

Gary Heseltine, một cảnh sát Anh, là người sáng lập trang web về UFO của cảnh sát vào năm 2002. Mục tiêu của trang web là thu thập lời kể của những cảnh sát nghỉ hưu từng thấy UFO trong sự nghiệp của họ.
Phát biểu trong Câu lạc bộ Báo chí quốc gia Mỹ tại thành phố Washington vào ngày 1/5, Heseltine khẳng định rằng hơn 900 cảnh sát thừa nhận với ông rằng họ từng thấy hơn 430 UFO. Khoảng 70% số vụ trong kho dữ liệu của ông liên quan tới nhiều nhân chứng, The Epoch Times đưa tin.
"Một vật thể lạ từng xuất hiện trong tầm nhìn của 24 cảnh sát. Nhiều cảnh sát thấy những vật thể rất lớn. Chẳng hạn, vào tháng 3/1984, vài cảnh sát thấy một vật thể màu đen ở Middlesex. Nó to bằng ba sân bóng đá và không phát ra âm thanh", ông nói.
Trong một câu chuyện khác, ba cảnh sát thấy nhiều vật thể bay cùng một phi thuyền to bằng sân bóng đá. Khi phi thuyền phóng một chùm sáng xuống mặt đất, toàn bộ vật thể nhỏ biến mất đột ngột.
"Nhiều cảnh sát thấy những vật thể chuyển động theo những kiểu rất khác thường, không giống những chuyển động trong thực tế", ông nói.
Heseltine nói rằng, giống như Mỹ, chính phủ Anh luôn phủ nhận sự tồn tại của những sinh vật và thiết bị ngoài hành tinh. "Thời điểm để chúng ta vén bức màn bí mật đã tới. Chúng ta nên tạo điều kiện để người dân có thể kể những câu chuyện về UFO mà không sợ bị chế giễu", ông bình luận.
Minh Long

'UFO bắn tan thiên thạch Nga'

Một chuyên gia nổi tiếng của Nga về các hiện tượng huyền bí cho rằng thiên thạch rơi gần Chelyabinsk đã bị một vật thể bay không xác định, UFO, bắn rơi và điều đó cứu loài người thoát chết.



Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti .


"Tôi nghĩ rằng chúng ta, nhân dân Nga nói riêng và mọi người trên hành tinh nói chung, một lần nữa đã rất may mắn", ông Belimov nói. "Trên đoạn băng video có thể thấy rõ 'người ngoài hành tinh Chelyabinsk' thoạt đầu có tác động gì đó tới một UFO trên bầu trời. Và sau tác động đó, đối tượng tương tác vũ trụ bắt đầu bùng nổ dữ dội và tan thành những miếng nhỏ."Đài Tiếng nói nước Nga dẫn tin từ tờ đếntờ Lập luận và sự kiện cho hay chuyên gia Gennady Belimov dẫn một đoạn video được "một nguồn đáng tin cậy" gửi cho.
Đoạn băng video được cho là "chứng minh" sự can thiệp của người ngoài hành tinh đã được gửi cho Belimov từ "nguồn đáng tin cậy", đài của Nga dẫn lời kỹ sư hàng không vũ trụ quân sự về hưu sống ở ngoại ô Moscow nói.
"Một lực lượng ngoài hành tinh lại một lần nữa cứu nhân loại thoát khỏi những hậu quả bất hạnh hơn những gì mà chúng ta vừa có", người đứng đầu nhóm nghiên cứu các hiện tượng bất thường khu vực Volga kết luận.
Video do Belimov công bố:
Một thiên thạch đã nổ trên bầu trời miền trung nước Nga hôm 15/2, gây sóng xung kích làm vỡ cửa kính của hàng nghìn ngôi nhà, khiến 1.200 người bị thương, chủ yếu là do kính vỡ đâm vào. Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng thiên thạch cháy nổ kèm theo những dải sáng chói lòa như vậy là rất hiếm, cả trăm năm mới có một lần.
Người Nga đã lên mạng rao bán các mảnh vỡ của thiên thạch, trong khi đội tìm kiếm của chính quyền đã mò mẫm tại một hố lớn trên hồ băng ở địa phương để tìm dấu vết thiên thạch.

UFO trông thấy Trong tháng 6 năm 2012,

'UFO bắn tan thiên thạch Nga'



Bí ẩn chưa từng tiết lộ về sự xuất hiện của UFO

Sự xuất hiện của các vật thể bay không xác định (viết tắt là UFO) ngay trên Trái Đất vẫn còn là điều tạo ra nhiều tranh cãi với các nhà nghiên cứu khoa học.
Sự hoài nghi có thể là đúng khi mà sự kiện này được kể lại bởi một số cá nhân riêng lẻ. Người ta lập luận rằng những người đó có thể nhìn nhầm hoặc đơn giản là tạo nên một tít chuyện giật gân cho thế giới. Nhưng nếu những sự việc này lại xảy ra ngay tại những nơi công cộng và được rất nhiều người chứng kiến thì sẽ như thế nào?

Ảnh minh họa

 
Sau đây là 10 sự kiện có thật về các lần xuất hiện hàng loạt của UFO trong lịch sử nước Mỹ.

1. Ngày 1/6/1853: Các vật thể bay phát sáng qua trường Cao đẳngTennessee.

Khi mặt trời chiếu rọi khắp khuôn viên trường Cao đẳng Burritt cũng là lúc sinh viên của trường tụ tập tại đây đông nghịt. Họ đã không khỏi giật mình chứng kiến hai vật thể phát sáng trên bầu trời.

Theo Giáo sư Carnes AC, người đã tường thuật lại sự việc trong một bức thư gửi cho Hội khoa học Mỹ, đầu tiên là sự xuất hiện của một mặt trăng nhỏ, trong khi vật kia giống như một ngôi sao lớn. Vật thể nhỏ sau đó biến mất, trong khi cái lớn hơn thay đổi hình dạng, ban đầu là hình dạng của quả địa cầu và sau đó là vật thể hình dạng thon dài song song với đường chân trời. Sau đó vật thể nhỏ hơn lại xuất hiện một lần nữa và tăng nhanh về kích thước, thì vật thể lớn lại co nhỏ lại. Hai đối tượng tiếp tục dao động trong cùng một trạng thái tương tự như vậy trong 30 phút tiếp theo.

"Các sinh viên đã yêu cầu một lời giải thích nhưng cả Chủ tịch cũng như các giáo sư trong trường chỉ có thể nghĩ đến đó là những dạng ánh sáng bí ẩn nào đó", ông Carnes viết. Trong khi bản thân ông suy đoán rằng trường hợp này có thể do độ ẩm không khí tạo ra. Vụ việc vẫn còn là một bí ẩn.

2.  Ngày 17/4/1897: Vụ rơi tàu bay UFO ở bang Texas.

Vào khoảng 6 giờ sáng hôm đó, theo hàng loạt các thông cáo của tờ Dallas Morning, công dân của thị trấn nhỏ Aurora đã bị đánh thức bởi sự xuất hiện của cái mà các nhà báo gọi là “tàu bay”. Chiếc “tàu bay” đó được thông báo là bị trục trặc rồi chết máy và sau đó đâm vào cối xay gió trên khoảng đất của một thẩm phán địa phương, văng rải rác các mảnh vỡ đi xa mấy mét. "Phi công là người duy nhất trên tàu, các phần của cơ thể bị biến dạng. Tuy nhiên, dựa vào các tế bào gốc được mang đi xét nghiệm, người ta thấy rằng người này không phải là một cư dân của trái đất", tờ Dallas Morning cho hay.

Giới hoài nghi từ lâu đã bác bỏ những đánh giá trên, coi đó là một trò lừa bịp. Nhưng vào năm 1973, một phóng viên của Tờ United Press International có cuộc phỏng vấn một trong các cư dân ở đó - bà Mary Evans, 91 tuổi. Bà này đã nhớ lại chuyện cha mẹ bà trực tiếp đến xem hiện trường vụ việc và kể lại với bà rằng thi thể phi công của “tàu bay” xấu số đó đã được chôn cất tại nghĩa trang thị trấn.

3. Ngày 25/2/1942: Vụ bắn súng vào tàu bay ngoài Trái Đất ở Los Angeles.

Vào một buổi sáng sớm, các nhà điều hành trạm radar phát hiện một vật thể không xác định bay 120 dặm về phía tây Los Angeles và thu nhỏ đến trong vòng vài dặm của bờ biển phía nam California và sau đó biến mất một cách đột ngột khỏi tầm nhìn của họ. Một khoảng thời gian sau đó, một sĩ quan pháo binh ở quanh vùng bờ biển đã báo cáo về hình ảnh của 25 máy bay bay ở 25.000 feet, một vài phút sau đó, các nhà quan sát khác lại nhìn thấy một vật thể giống hình quả cầu cùng với những đốm lửa bay trên vùng Santa Monica gần đó.

Sau đó, pin chống máy bay phát hiện những gì nhân chứng sau đó được mô tả như là bầy vật thể bay ở độ cao khác nhau, ở tốc độ lên đến 200 dặm một giờ. Vì lo sợ rằng thành phố đã bị tấn công bởi người Nhật, họ bắn 1.400 viên đạn vào loạt vật thể lạ này.

Nhưng dường như, không ai trong số họ bắn trúng vào bất cứ cái gì, bởi vì không có đống đổ nát sau đó được tìm thấy. Các quan chức ban đầu được gán cho sự việc báo động sai và gây ra hoảng loạn trong dân chúng. Nhưng các nhà phân tích v
ề UFO đã suy đoán rằng, khi đó các xạ thủ có thể đã bắn vào tàu vũ trụ ngoài trái đất.

4. Ngày 7/1/1948: Đĩa bay xuất hiện ở bang Kentucky.

Đầu giờ chiều ngày 7/1/1948, hàng chục cư dân của Madisonville, Bang Kentuckygọi điện thoại cho cảnh sát báo cáo rằng họ đã nhìn thấy một vật gì đó được miêu tả trong thông cáo tin tức là "một đối tượng tròn lơ lửng trên không và phát ra một ánh sáng rực rỡ".

Cảnh sát liên bang sau đó cảnh báo cho các quan chức không quân tại Goodman Field, một căn cứ không quân tại Fort Knox. 15 phút sau đó, phi hành đoàn của sân bay cũng đã phát hiện vật thể bay đó và sử dụng các đài phát thanh yêu cầu một phi đội máy bay P-51 chiến đấu đi tuần tra ở trên cao.

Phi công trưởng của đội bay, Thomas Mantell, Jr một phi công lâu năm, được Quốc hội Mỹ trao tặng Huy chương cao quí cho những cống hiến trong Thế chiến II, trả lời rằng ông đã chứng kiến UFO và rượt đuổi theo chúng.

Theo lời ông Mantell kể lại vào giờ phút cuối cùng của ông này, "vật thể đó có dạng như kim loại và có kích thước rất lớn". Ba phút sau, Mantell bị rơi và hi sinh. Kết luận chính thức rằng ông đã không còn đủ ôxy, nhưng các nhà phân tích về UFO vẫn nghi ngờ về lời giải thích này.

5. Ngày 2/11/1957: Quả cầu lửa bay qua địa phận bang Texas.

Vào khoảng 11 giờ tối hôm đó tại thị trấn Levelland, bang Texas, cảnh sát nhận được 15 cuộc gọi điện thoại dồn dập từ các cư dân địa phương để thông báo về một vật thể bí ẩn trên bầu trời.

Trong một thông cáo từ hãng tin AP, một trong các nhân chứng - một người nông dân 30 tuổi và là cựu chiến binh Hàn Quốc, mô tả các đối tượng như là một chớp sáng bay trên không với tốc độ nhanh như một cơn gió, và nói rằng nó đã khiến đèn chiếu sáng và động cơ của chiếc xe tải của ông ngừng hoạt động. Nhân chứng khác mô tả nó như một chiếc máy bay có màu xanh lá cây và có hình dạng của một quả trứng. Nó đột ngột biến thành một quả cầu lửa trước khi bay vụt lên cao và biến mất.

(Còn nữa)


Vì sao Trung Quốc thực sự lo ngại mục đích tập trận chung của Nhật-Mỹ?

Nhật Bản và Mỹ đều có mục đích đằng sau cuộc diễn tập đánh chiếm đảo Nhật-Mỹ lần này, gây đặc biệt quan ngại cho Trung Quốc.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Mỹ tiến hành diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)


Tân Hoa xã vừa đăng bài viết của nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc, tướng Trần Hổ về mục đích tham diễn tập tác chiến đánh chiếm đảo của Nhật Bản ở lãnh thổ Mỹ. Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Theo hãng Kyodo Nhật Bản, ngày 10 tháng 6 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu cùng với quân Mỹ tiến hành diễn tập đánh chiếm đảo liên hợp ở San Diego, bang California, Mỹ. Đây là lần đầu tiên cả 3 "quân chủng" của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Lực lượng Phòng vệ Biển, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Trên không) tham gia diễn tập đánh chiếm đảo ở lãnh thổ Mỹ.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cử tàu sân bay trực thăng Hyuga, tàu hộ vệ và tàu khu trục Atago trang bị hệ thống Aegis tham gia diễn tập. Cuộc diễn tập sẽ kéo dài đến ngày 26 tháng 6 năm 2013.

Được biết, cuộc diễn tập lần này mang tên "Dawn Blitz", từ ngày 11 đến ngày 28 tháng 6 do Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ cùng với Canada, New Zealand tổ chức liên hợp. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cử khoảng 1.000 quân tham gia diễn tập. Chính phủ hai nước Nhật-Mỹ đều chính thức cho biết "cuộc diễn tập hoàn toàn không nhằm vào quốc gia cụ thể nào".

Theo kế hoạch, máy bay vận tải cánh xoay Osprey sẽ hạ cánh xuống đường băng tàu sân bay trực thăng Hyuga vào ngày 14 tháng 6, tập luyện sử dụng thang máy để đưa vào nhà chứa dừng máy bay trên tàu.

Trả lời phỏng vấn hãng Kyodo, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn viễn chinh 1 của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ nhấn mạnh: "Máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến Nhật Bản có ý nghĩa lịch sử. Đây là cơ hội tốt để tiếp tục tăng cường xây dựng quan hệ tốt với Lực lượng Phòng vệ trong nhiều năm".


Tàu sân bay trực thăng Hyuga

“Dùng dao mổ trâu để giết gà”


Chuyên gia Trần Hổ cho rằng, nhìn vào các thông tin hiện nay từ Nhật Bản, hầu như mục tiêu cốt lõi của cuộc diễn tập quân sự lần này chính là ở hai từ "đổ bộ lên đảo".

Trong đó, binh lực tham diễn chủ yếu của Nhật Bản gồm có tàu sân bay trực thăng Hyuga, tàu Aegis và binh lực Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có tính chất là lực lượng đánh bộ (đơn vị WAiR) - đều có khả năng tác chiến đổ bộ. Quy mô binh lực lớn như vậy dường như biểu thị quyết tâm "thế tất phải hành động" của Nhật Bản.

Nhưng, điều này rõ ràng cho thấy mục đích diễn tập quân sự lần này của Nhật Bản cũng không đơn  giản là "đổ bộ lên đảo". "Giết gà mà lại dùng dao mổ trâu", tàu khu trục Hyuga, tàu chiến Aegis và hàng nghìn binh sĩ, khi đặt trong bối cảnh tranh chấp đảo Senkaku thì mới thấy được Nhật Bản đang tính toán gì.

Đối với dư luận tuyên truyền rằng Nhật Bản đang tận dụng cơ hội này để học chiến thuật đổ bộ lên đảo của Mỹ - quan điểm này cũng không đứng vững. Đối với Nhật Bản, kinh nghiệm đánh chiếm đảo của họ có thể nói là tương đối phong phú.

Ngay từ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, trên chiến trường Thái Bình Dương, Nhật Bản đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh tương tự. Hơn nữa, phần chi tiết có liên quan đến chiến thuật, tác chiến thực sự rất khó thu được kinh nghiệm thực sự thông qua diễn tập liên hợp giữa hai nước. Vì vậy, ở phạm vi lớn hơn, mục đích tham diễn lần này của Nhật Bản tuyệt đối không phải đơn giản là một cuộc diễn tập đổ bộ lên đảo, có thể nói họ hiện chỉ lấy "đổ bộ lên đảo" làm một cách nói mà thôi.


Tàu khu trục lớp Atago Nhật Bản

Mục đích diễn tập đổ bộ lên đảo của Nhật Bản


Đối với Nhật Bản, suy nghĩ bên trong của họ có thể rất nhiều. Phải biết rằng, quá trình đổ bộ lên đảo của binh sĩ đánh bộ là một phần nhỏ nhất trong tác chiến đánh chiếm đảo.

Trung tâm của tác chiến đánh chiếm đảo là kiểm soát phạm vi lớn của quyền kiểm soát trên không, quyền kiểm soát trên biển. Và tấn công thực sự đối với các căn cứ chi viện tầm xa hoặc căn cứ chi viện trên lãnh thổ của đối phương. Do đó, chiến dịch đổ bộ lên đảo có phạm vi và quy mô tương đối lớn.

Bộ phận lực lượng quân sự này e rằng liên quan đến giới hạn cuối cùng của Hiến pháp hiện hành Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản và Mỹ tiến hành diễn tập liên hợp, rất có thể chính là muốn giành lấy “khâu đột phá” trong hành động đổ bộ lên đảo.

Đã muốn tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo thì không thể giới hạn trong một vấn đề lực lượng đổ bộ lên đảo, mà phải tính toán từ góc độ tác chiến đổ bộ lên đảo. Nhật Bản có khả năng trong tương lai lấy điều này làm cơ hội, phát triển đồng bộ sức mạnh quân sự mang tính “tấn công” tranh đoạt quyền kiểm soát trên không/kiểm soát biển, thậm chí tấn công tầm xa, trong phạm vi lớn hơn.

Đồng thời, nhìn vào góc độ ngoại giao, Nhật Bản và Mỹ cùng diễn tập đổ bộ lên đảo chắc chắn là muốn truyền đi thông điệp các các giới rằng "Mỹ ủng hộ tranh chấp chủ quyền đảo hiện nay của Nhật Bản".

Còn nhìn vào cấp độ pháp lý, hành động này của Nhật Bản trong tương lai có thể liên quan đến một loạt vấn đề như thực hiện quyền tự vệ tập thể, có đột phá Hiến pháp hòa bình hay không, có sửa đổi Hiến pháp hay không...

Đơn vị tinh nhuệ WAiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản - lực lượng giỏi tác chiến đổ bộ.

Cho nên, Nhật Bản hy vọng thông qua cuộc diễn tập này để đạt được nhiều mục tiêu: Một là muốn khẳng định với bên ngoài về đồng minh Nhật-Mỹ, nhấn mạnh Nhật Bản có thể nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hai là mở  một con đường cho “chiến lược mang tính tấn công” có thể phát triển tiếp theo. Cuối cùng, thậm chí có thể tạo cơ sở cho một loạt hành động như sửa đổi Hiến pháp, thực hiện quyền tự vệ tập thể trong tương lai.

Những tính toán của Mỹ

Phía Nhật Bản có nhiều mục tiêu tiềm tàng như vậy, vậy phía Mỹ thì sao? Có thể nhận thấy, Mỹ cũng tính toán thông qua hoạt động lần này, tăng cường đồng minh quân sự Nhật-Mỹ, đồng thời truyền đi một số thông điệp với bên ngoài, nói cách khác chính là gây sức ép với bên ngoài.

Lấy diễn tập tác chiến đổ bộ lên đảo làm khởi điểm, nói với các nước xung quanh rằng, trong một số thời điểm Mỹ có thể sử dụng phương thức quân sự can thiệp vào tranh chấp chủ quyền ở Đông Bắc Á.

Trần Hổ nhấn mạnh, quan điểm này của Mỹ thực chất là "đi trên dây". Bởi vì, họ từng bước thực hiện kiềm chế Trung Quốc - tương ứng với việc từng bước nới lỏng cho Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự.

Trong khi đó, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người kiềm chế Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự luôn là Mỹ. Vì vậy, Nhật Bản một khi có cơ hội cởi trói khôi phục sức mạnh quân sự, rất có thể trước tiên là "gây khó dễ" cho Mỹ.


Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey Mỹ


Tướng Trung Quốc cố tỏ ra lo ngại rằng, tình hình này sẽ càng sâu sắc hơn cùng với việc tổ chức cuộc diễn tập liên hợp này, một khi đạt được mức độ nào đó thì khó có thể kiểm soát.

Đương nhiên, đối với Nhật Bản, họ nếu thực sự có thể lấy đây là khâu đột phá, từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài của họ, thì "đó không phải là việc tốt đối với láng giềng ( Trung Quốc), và cũng không chắc sẽ là một việc tốt đối với bản thân Nhật Bản".



Theo GDVN

"Hãy mừng vì Trung Quốc không làm rõ đường lưỡi bò"!

Bị truy vấn liên tiếp về việc tại sao Trung Quốc luôn mập mờ về đường lưỡi bò, Giám đốc Học viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, TS Wu Shicun đã "huỵch toẹt" rằng nếu làm rõ ý nghĩa của đường chữ U, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải lấy lại tất cả các đảo hiện đang do nước khác "chiếm giữ" bởi đường chữ U là đường chủ quyền.


Trung Quốc làm chủ toàn bộ?

Phát ngôn của ông Wu đã gây phản ứng tức thì ngay tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông do CSIS tổ chức tại DC hồi đầu tháng. Mặc dù ông Wu đã đính chính đây chỉ là quan điểm cá nhân, nhưng một học giả đã bình luận rằng phát biểu của TS Wu phản ánh suy nghĩ của không ít giới chức cao cấp hiện nay ở Trung Quốc.

Học giả này cho biết một quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc đã từng trả lời ông rằng "việc Trung Quốc làm rõ đường chữ U (hay còn gọi là đường chín đoạn, đường lưỡi bò) sẽ gây ra sự phẫn nộ lan tràn trong khu vực, vì thế hãy lấy làm mừng là chúng tôi không làm như vậy". Bởi vì đường chữ U đối với Trung Quốc không có một nội hàm nào khác ngoài việc Trung Quốc sẽ làm chủ toàn bộ, một kịch bản mà những nước trong khu vực và cả cộng đồng quốc tế sẽ không thể chấp nhận và càng trở nên vô lý theo luật pháp quốc tế.

Theo học giả trên, phát biểu của ông Wu và quan chức cấp cao nọ thực chất lại phá hỏng lô gic của chính nó. "Sự mập mờ về nội hàm của đường chín đoạn, theo phía Trung Quốc có tác dụng tích cực giúp cho tình hình ổn định nhưng thực chất tác động ngược lại. Những ai muốn biết về ý nghĩa thực sự của đường chín đoạn sẽ càng có xu hướng tin vào điều tồi tệ nhất", vốn chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng và các bên bất an, mất lòng tin vào nhau, chuyên gia này nhận định.

Những phát ngôn của ông Wu tại diễn đàn quốc tế không có gì mới, vẫn là một hệ thống luận điệu được xác lập lâu nay. Dù chưa bao giờ chịu công khai và chính thức định danh ý nghĩa của đường lưỡi bò, nhưng phát ngôn của các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao và học giả Trung Quốc cho đến nay luôn thống nhất ở một điểm: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn bộ các đảo, quần đảo nằm trong đường chữ U và được hưởng các quyền lịch sử như đánh cá, khai thác tài nguyên,...".


{keywords}
Bản đồ các vụ đụng độ do Trung Quốc gây ra từ năm 2009 đến nay (ảnh sử dụng từ bài trình bày của TS Trần Trường Thủy tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông do CSIS tổ chức tháng 6/2013)

Mặc dù trước chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc gần đây thanh minh rằng nước này chưa bao giờ đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông hay những quyền lợi vượt ra ngoài lãnh thổ lịch sử như "xuyên tạc của một số nước", nhiều học giả quốc tế cho rằng, tuyên bố chủ quyền đối với đường chữ U vốn chiếm 2/3 diện tích Biển Đông cũng không khác nào chuyện Trung Quốc muốn độc chiếm toàn bộ vùng biển chiến lược này. Bằng giọng điệu có phần phân trần, Giám đốc Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc cho hay, đường chữ U là kế thừa lịch sử cho nên chính phủ Trung Quốc hiện nay dù có muốn cũng không được phép từ bỏ hay thay đổi đường này.

Mềm mỏng trên diễn đàn, cứng rắn ngoài thực địa

Từ đối thoại Shangri-La ở Singapore tới Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở Washington DC, người ta chứng kiến sự thay đổi đột ngột của một Trung Quốc cứng rắn và hung hăn ngoài biển và các vùng tranh chấp sang một hình ảnh mềm mại, nhún nhường trên các diễn đàn quốc tế.

Nếu như ở Shangri-La, tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nhắc nhiều đến chuyện Trung Quốc sẽ theo đuổi con đường "phát triển hòa bình", rằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc tìm kiếm sự hợp tác và phát triển cùng có lợi chứ không phải phát triển chỉ cho riêng mình thì ở Hội thảo quốc tế về Biển Đông, Giám đốc Học viện nghiên cứu Biển Đông nhiều lần nhấn mạnh "Trung Quốc luôn theo đuổi con đường phát triển một cách hòa bình, không bao giờ tìm kiếm đối đầu và kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền khác giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán".

Tuy nhiên, luận điệu "phát triển hòa bình" của Trung Quốc không thuyết phục được ai khi có sự mâu thuẫn, thậm chí đối lập gay gắt giữa những gì Trung Quốc nói và những gì Trung Quốc làm.

Gs Renato Cruz De Castro, ĐH La Salle nói thẳng, cách thức tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông cho đến nay là điển hình của bá quyền nước lớn. Bá quyền nước lớn thể hiện ở chỗ đối với Trung Quốc đơn giản là không một nước nào khác có chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông bởi vì Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại đây. Luôn nhấn mạnh phát triển hòa bình, không đối đầu nhưng theo ông De Castro, chính thái độ bá quyền nước lớn của Trung Quốc là tác nhân khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Trong khi đó, TS Peter Dutton, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, US Naval War College đặt câu hỏi: Nếu như Trung Quốc nói rất tôn trọng luật quốc tế, tại sao Trung Quốc lại phản đối đề nghị giải quyết tranh chấp với Philippines ở tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc về luật biển? Một câu hỏi mà khi trả lời, ông Wu Shicun chỉ khăng khăng: "Vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines là tranh chấp chủ quyền vì Philippines đã chiếm cứ bất hợp pháp 8 đảo của Trung Quốc chứ không phải là vấn đề về tình trạng pháp lý của đường chữ U như tuyên bố của Chính phủ Philippines. Mà theo UNCLOS thì tòa trọng tài không giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền".

Trong khi TS Wu Shicun ra sức khẳng định Trung Quốc sẽ đóng vai trò tích cực trong việc duy trì an ninh và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông thì Ts Trần Trường Thủy, Giám đốc Viện nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam lại chỉ ra một loạt những vụ đụng độ mà Trung Quốc khởi xướng trên Biển Đông chỉ trong vòng một năm qua như vụ việc ở bãi cạn Scaborough với Philippines, cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh ngay bên ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Gần đây nhất, hải quân Trung Quốc đã bắn cháy một tàu cá của ngư dân Việt gần quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, lần đầu tiên Trung Quốc gây hấn với Malaysia khi tàu hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu tàu thăm dò của Malaysia trong thềm lục địa của nước này (tháng 10 năm 2012). "Nếu đặt những vụ việc này trong một bức tranh rộng lớn hơn, chúng ta có thể thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục xu hướng từ năm 2009 là đa dạng hóa các hình thức gây hấn, bao gồm các vụ quấy nhiễu của lực lượng chấp pháp, đụng độ với các tàu cá, thăm dò và khai thác dầu khí, các hành động quân sự như diễn tập đổ bộ", ông Thủy phân tích.

Nếu như TS Wu phê phán các nước khác đã có nhiều hành động đơn phương gây mất thêm căng thẳng ở Biển Đông, thì chính nước ông, như nhiều học giả đã chỉ ra, lại theo đuổi các hành động đơn phương một cách quyết liệt nhất như áp đặt lệnh cấm đánh cá toàn Biển Đông, diễn tập quân sự ở kênh Bashi giữa Philippines và Đài Loan, ban hành hộ chiếu in hình đường lưỡi bò. Theo ông Peter Dutton, những hành động này mang tính "bắt nạt và khiêu khích", đặc biệt là sự kiện tháng 11/2012, chính quyền Hải Nam ban hành luật cho phép các tàu chấp pháp được khám xét, bắt giữ, trục xuất hoặc sung công các tàu nước ngoài có các hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Trung Quốc.

Theo TS Trần Trường Thủy, mặc dù các quan chức và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tìm cách trấn an cộng đồng quốc tế rằng phạm vi áp dụng của điều luật này chỉ trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, cách diễn đạt của điều luật liên quan đến "vùng biển thuộc quyền tài phán" và "thành phố Tam Sa" tương đối mập mờ và có thể sẽ được các cơ quan chấp pháp của Trung Quốc khai thác để mở rộng các hoạt động bắt giữ và khám xét tàu nước ngoài trong đường chữ U hoặc chí ít là vùng biển xung quanh các đảo đá khác ở Biển Đông.

Bất chấp hình ảnh mềm mỏng và những phát biểu ngọt ngào của các quan chức và học giả Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế, cộng đồng quốc tế vẫn tỏ ra hoài nghi sâu sắc về một Trung Quốc sẽ phát triển hòa bình, tôn trọng luật lệ quốc tế bởi có quá nhiều mâu thuẫn giữa cam kết "trỗi dậy hòa bình, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và đàm phán" với những hành động thực tế mang tính khiêu khích, gây hấn và bắt nạt các nước khác của họ trên các vùng biển xung quanh - như bình luận của bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS.



Tác giả: Trường Minh / Tuanvietnam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19-21/6.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn các hãng báo chí Trung Quốc thường trú tại Hà Nội về triển vọng của quan hệ hai nước trong tương lai; tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước; việc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như đánh giá về sự phát triển của mỗi nước.

Sau đây là nội dung phỏng vấn:

Xin Chủ tịch nước đánh giá về quan hệ Trung-Việt hiện nay và triển vọng của quan hệ hai nước trong tương lai? Chủ tịch nước có kiến nghị gì nhằm thúc đẩy tăng cường hơn nữa hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt?Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của mỗi nước, nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự ủng hộ quý báu và hiệu quả. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Trong những năm qua, với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đi lên của mỗi nước. Giao lưu chính trị không ngừng được thúc đẩy, các chuyến thăm, gặp gỡ và trao đổi giữa Lãnh đạo hai nước diễn ra thường xuyên. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch... có nhiều bước phát triển mới. Hợp tác giữa các Bộ, ngành, giao lưu giữa các địa phương, đoàn thể quần chúng và trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, nghệ thuật, giáo dục đào tạo… ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Hiện nay, công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam và Trung Quốc đều đang đứng trước những thời cơ mới cũng như đang gặp phải những thách thức mới. Hơn bao giờ hết, cả hai nước đều cần môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định để tập trung phát triển đất nước.

Tháng 3 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm hết sức quan trọng, đưa ra nhiều ý kiến chỉ đạo về việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Tại phiên họp lần thứ 6 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tháng 5 vừa qua, hai bên cũng đã đạt nhiều thỏa thuận cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đi vào chiều sâu, tôi cho rằng hai nước cần cùng nhau nỗ lực làm tốt một số việc sau đây:

Một là, tăng cường tin cậy chính trị, trong đó quan trọng nhất cần duy trì và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao, cũng như giữa các Bộ/ngành, địa phương hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước cần thường xuyên đi thăm nhau, gặp gỡ, trao đổi với nhiều hình thức linh hoạt, phong phú để kịp thời định hướng về những phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước.

Hai là, củng cố và mở rộng cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa hai bên trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, du lịch... Hai bên cần tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực.

Ba là, không ngừng kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, làm phong phú thêm nội dung giao lưu hợp tác hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, tăng cường tuyên truyền về công cuộc phát triển mỗi nước cũng như tình hữu nghị Việt-Trung.

Bốn là, xuất phát từ quan hệ láng giềng hữu nghị Việt-Trung, trên cơ sở nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và luật pháp quốc tế, kiên trì thông qua các biện pháp hòa bình, hiệp thương hữu nghị, xử lý thỏa đáng mọi bất đồng và những vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước, duy trì cục diện ổn định của quan hệ hai nước.

Có thể thấy, hai nước có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tăng cường hơn nữa hợp tác trong tương lai.

Hợp tác Trung-Việt trong lĩnh vực kinh tế thương mại không ngừng phát triển với kim ngạch thương mại song phương đạt trên 40 tỷ USD và mục tiêu tới năm 2015 đạt mức 60 tỷ USD. Xin Chủ tịch nước cho biết tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, những vấn đề tồn tại và những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại nâng lên tầm cao mới?Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hai nước đều coi hợp tác kinh tế, thương mại là bộ phận quan trọng trong tổng thể quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại, giữa hai nước là rất lớn và chúng ta cần cùng nhau khai thác những lợi thế của mỗi nước.

Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường quan trọng của nhau, lượng hàng hóa lưu thông hai nước rất đa dạng và ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc hiện nay còn lớn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của thương mại song phương. Trong thời gian tới, bên cạnh việc thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, hai bên cần cùng nhau áp dụng những biện pháp quyết liệt, có hiệu quả để sớm giảm nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc. Mặt khác, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Tôi cho rằng, các ngành chức năng hai nước cần cùng nhau đánh giá kỹ những nguyên nhân cũng như bài học kinh nghiệm về việc tại sao đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua còn khiêm tốn, để từ đó có những biện pháp hiệu quả đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. Việt Nam hoan nghênh các dự án đầu tư lớn, mang tính tiêu biểu, với công nghệ hiện đại và thiết bị tiên tiến của Trung Quốc vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ... Và Việt Nam cũng mong muốn đưa thêm nhiều hàng hóa hơn nữa sang Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực nông sản, thủy hải sản.

Trong thời gian tới, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để tìm ra những phương hướng và biện pháp hữu hiệu thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, trong đó trước mắt cần thực hiện tốt những thỏa thuận đã ký, nhất là Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016..., nhằm đưa kim ngạch thương mại hai nước phát triển bền vững hơn, cân bằng hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung ngày càng phát triển.

Xin đồng chí Chủ tịch nước cho biết ý kiến trong việc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc?Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã có nhiều nỗ lực và kinh nghiệm quý báu trong xử lý các vấn đề gay go, phức tạp trong quan hệ hai nước, đáng kể nhất là việc hai nước đã giải quyết xong vấn đề biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ. Cũng trên tinh thần đó, lãnh đạo hai nước đã nhiều lần trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn và đạt nhiều nhận thức chung quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2011, hai nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, trong đó hai bên nhất trí cần nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Tuy nhiên, có thể khẳng định việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân. Tôi cho rằng, thời gian tới, Lãnh đạo cấp cao hai nước cần duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên, từ tầm cao chiến lược và quan hệ hữu nghị hai nước, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Có như vậy mới không ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị, tin cậy chính trị hai nước cũng như tình cảm của người dân hai nước.

Tôi trông đợi trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới sẽ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi thẳng thắn, chân thành, tiếp tục có thêm những giải pháp để giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên biển giữa hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông.

Ngoài ra, đối xử nhân đạo với ngư dân, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước cũng là một trong những nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Tôi đã đi thăm nhiều vùng ven biển của Việt Nam, đã gặp gỡ nhiều ngư dân, họ đều là những người lao động chăm chỉ và còn rất nhiều khó khăn, đời sống gia đình nhiều đời nay chỉ dựa vào nghề đánh bắt cá truyền thống trên biển Đông. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần quan tâm đầy đủ đối với ngư dân, giúp họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, yên ổn và bền vững hơn. Điều này cũng là phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Trung Quốc và Việt Nam đều đang thúc đẩy sự nghiệp cải cách mở cửa và đổi mới, nhân dân Trung Quốc đang phấn đấu để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa,” nhân dân Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu tới năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng chí Chủ tịch nước đánh giá thế nào về sự phát triển của mỗi nước?Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hai nước, hai dân tộc đều có mong muốn là xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, thịnh vượng. Công cuộc cải cách, đổi mới vừa qua ở cả Trung Quốc và Việt Nam đã đưa hai nước phát triển mạnh mẽ, mang lại đời sống ngày càng tốt đẹp cho người dân, đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, mang lại vị thế quốc tế ngày càng cao cho hai nước.

Để tiến xa hơn nữa, Việt Nam cũng như Trung Quốc cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đổi mới, nhận diện và vượt qua những thách thức, khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội, như khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, biến đổi khí hậu, môi trường, tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh những nỗ lực của mỗi nước, việc chúng ta xây dựng được quan hệ hợp tác hữu nghị ngày càng tốt đẹp có ý nghĩa quan trọng, tạo ra những cơ hội cho hai nước cùng phát triển, biến ước mơ, mục tiêu hòa bình, thịnh vượng của mỗi nước trở thành hiện thực. Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Tôi cũng chúc Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc giành được những thành tựu to lớn hơn nữa, sớm hoàn thành xây dựng một xã hội khá giả toàn diện.

Đồng chí Chủ tịch nước từng nhiều lần thăm Trung Quốc, là người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc. Nhân dịp Đồng chí sắp sang thăm lại Trung Quốc, Đồng chí có muốn gửi gắm điều gì tới nhân dân Trung Quốc?Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung vô cùng quý giá của nhân dân hai nước do các thế hệ lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chúng ta đều có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy. Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, tôi sẽ đến thăm Quảng Châu, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối của Việt Nam đã sinh sống và hoạt động cách mạng. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Có thể nói, chúng tôi hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi đây là chính sách cơ bản, nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước.

Nhân dịp này, qua các bạn phóng viên, tôi xin gửi tới nhân dân Trung Quốc lời thăm hỏi chân thành và hữu nghị. Chúc quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước chúng ta đời đời bền vững.


TTXVN

Biên đội trực thăng săn ngầm Việt Nam cất cánh

) Biên đội trực thăng săn ngầm gồm hai chiếc Ka28 nhận được lệnh xuất phát hướng ra biển để thực hiện bài bay huấn luyện khoa mục phức tạp nhất: treo ở độ cao 25m trên biển để thả thiết bị dò tìm tàu ngầm và tiêu diệt tàu ngầm...


Trung đoàn 954 (sư đoàn 372) là trung đoàn duy nhất ở VN có cả một phi đội máy bay trực thăng săn ngầm và là phi đội trực thăng săn ngầm hiện đại nhất Đông Nam Á.

Biên đội "sát thủ săn ngầm" cất cánh
6g, ở căn cứ không quân của trung đoàn 954. “525 xin phép cất cánh”, phi công lần lượt báo cáo và xin phép. “Cho phép cất cánh” - chỉ huy bay từ đài chỉ huy nói qua máy đối không.

Biên đội trực thăng săn ngầm gồm hai chiếc Ka28 - được mệnh danh là “sát thủ săn ngầm” trên biển với số hiệu 525 và 520 - nhận được lệnh xuất phát hướng ra biển để thực hiện bài bay huấn luyện khoa mục phức tạp nhất: treo ở độ cao 25m trên biển để thả thiết bị dò tìm tàu ngầm và tiêu diệt tàu ngầm...

Dò tìm tàu ngầm

Buổi sáng, trời mù âm u. Mặt biển và bầu trời nối với nhau như một dải lụa khổng lồ, không thể phân biệt đâu là mặt biển, đâu là đường chân trời. 6g30. Biên đội “sát thủ săn ngầm” Ka28 đã có mặt tại tọa độ X, cách bờ khoảng 60km. Chiếc 525 bay ở độ cao 100m làm nhiệm vụ dò tìm tàu ngầm. Trong khi đó ở phía trên, chiếc 520 gắn tên lửa bay vòng tròn ở độ cao 300m sẵn sàng làm nhiệm vụ tiêu diệt tàu ngầm. “525 đến khu vực xin phép được tiến hành dò tìm tàu ngầm” - phi công lái chiếc Ka28 số hiệu 525 nói qua máy đối không. “Được phép dò tìm tàu ngầm” - lệnh từ sở chỉ huy cho biết.

Chiếc 525 bay vòng lượn, bắt đầu giảm độ cao từ 100m xuống 25m và treo máy bay (giữ máy bay ở trạng thái đứng yên trên mặt biển). Hôm nay bay xuôi gió nên máy bay bị đẩy đi nhanh hơn khiến việc điều khiển máy bay thêm phần khó khăn. Dưới mặt biển, sức gió từ cánh quạt hai động cơ của “sát thủ săn ngầm” tạo ra hàng trăm vòng tròn khổng lồ nối nhau bởi những vân nước trắng xóa tuyệt đẹp. “Máy bay treo tốt”, phi công báo cáo. Ở phía sau ghế phi công, sĩ quan dẫn đường 2 bắt đầu ấn nút thả thiết bị dò tìm tàu ngầm VGS xuống vị trí nghi ngờ có tàu ngầm đối phương. Phi công thao tác thả thiết bị dò tìm VGS quá tốt, không bị dịch vị trí, dây VGS xuống thẳng vuông góc với mặt biển

Sĩ quan dẫn đường 1 (làm nhiệm vụ dẫn đường và sử dụng các phương tiện bắn ném) báo cáo phát hiện tàu ngầm. Màn hình rađa hiển thị rõ tọa độ, phương vị, cự ly mục tiêu. Sau khi thả phao đánh dấu vị trí tàu ngầm, 525 báo về sở chỉ huy và nhanh chóng thu thiết bị dò tìm VGS, thoát ly khỏi tọa độ. Ngay lập tức, “sát thủ săn ngầm” Ka28 số hiệu 520 đang bay vòng tròn ở phía trên giảm độ cao xuống tọa độ có tàu ngầm. “520 đã xác định tốt vị trí tàu ngầm, xin phép vào tiêu diệt”. “Được phép vào tiêu diệt”, lệnh từ sở chỉ huy cho phép.

Chỉ chưa đầy hai phút, 520 đã vào đúng vị trí và phóng tên lửa tiêu diệt tàu ngầm. Thực hiện thành công bài bay huấn luyện, biên đội “sát thủ săn ngầm” thẳng hướng về căn cứ. Hai phi công được lựa chọn trong bài bay huấn luyện sáng nay đều ở thế hệ 8X: thượng úy Chu Văn Dương (sinh năm 1983) và thượng úy Nguyễn Mạnh Việt (sinh năm 1981). Hai sĩ quan dẫn đường: trung tá Lưu Đức Bột và Trần Văn Thắng là những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm nhất với Ka28.

Chân dung “sát thủ”

Hiện nay Ka28 được coi là một trong những “sát thủ săn ngầm” đáng gờm trên thế giới. Với nhiệm vụ trinh sát trên biển, dò tìm và tiêu diệt tàu ngầm, Ka28 được coi là lực lượng chống tàu ngầm chủ lực của hải quân VN.

Điểm làm nên sự độc đáo của Ka28 là được thiết kế với cơ cấu hai cánh quạt nâng đồng trục quay ngược chiều nhau thay vì chỉ một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống. Việc được trang bị hai động cơ tuôcbin trục TV3-117V cho phép Ka28 đạt tốc độ tối đa 270 km/giờ, tầm bay tới 980km.

Ngoài ra, ưu điểm của sự cải tiến thông minh này là giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên “sát thủ săn ngầm” có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ka28 có thể hạ cánh trên cả những tàu nhỏ mà các máy bay trực thăng khác không thể.

“Sát thủ săn ngầm” này có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm.

Trước đó, trực thăng săn ngầm Ka25 chỉ có một phương án dò tìm bằng thiết bị dò từ APM (dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm). Ka28 còn có thêm khả năng dò tìm tàu ngầm bằng phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung) và dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm).

Ka-28 được trang bị hệ thống rađa trinh sát mặt nước và gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện. Khoang vũ khí của nó mang được ngư lôi tự dẫn, bom sâu và mìn. Trong khi các trực thăng khác phải trang bị thêm thuyền phao, áo phao để khi hạ cánh trên biển thì Ka28 được trang bị áo phao riêng cho máy bay để nổi trên mặt nước trong tình huống khẩn cấp. Phía khoang sau của Ka28 có thuyền bằng cao su được gói lại. Sĩ quan dẫn đường 2 có nhiệm vụ đẩy thuyền, giật dây bơm hơi để nhảy xuống biển khi có tình huống phải hạ cánh khẩn cấp xuống biển.

Phi đội săn ngầm duy nhất VN

Phần lớn thành viên của phi đội là lực lượng tiền thân của Ka28 chuyển từ căn cứ Cát Bi (Hải Phòng) vào. Các thế hệ phi công trẻ sau này đều do lớp phi công lái Ka28 đầu tiên được đào tạo, huấn luyện tại Nga.


Các phi công trao đổi sau chuyến bay huấn luyện



Ngoài những lý thuyết như phi công các trực thăng khác, phi công lái Ka28 phải học thêm nguyên lý làm việc, thành phần cấu tạo, những hỏng hóc và cách xử lý, khắc phục, học thêm quy chế sân bay, khí tượng, dẫn đường, an toàn bay, dù hàng không... Điều đặc biệt của Ka28 là người lái chính (phi công) còn có khả năng làm được cả công việc của người kỹ thuật.

“Đã hoạt động ngoài biển xa, hệ thống điều khiển lại phức tạp nên việc đào tạo phi công Ka28 khó hơn các loại trực thăng khác, mất nhiều thời gian hơn - trung tá Hoàng Mạnh Hải, chủ nhiệm chính trị, cho biết - Phi công muốn học lái Ka28 phải có 300 giờ bay trên các loại trực thăng khác.

Phi công mới ra trường phải trải qua thời gian dài huấn luyện trên Mi8 rồi mới được học chuyển loại sang lái Ka28. Ít nhất phải mất hai năm đào tạo liên tục (thường là ba năm) do đề cương huấn luyện dài, các khoa mục huấn luyện phức tạp, khai thác sử dụng tính năng của hệ thống trang thiết bị tìm kiếm tàu ngầm khó”. “Học lý thuyết đã phức tạp, khi sử dụng cũng phức tạp không kém” - thượng úy phi công Nguyễn Mạnh Việt cho biết.

Thượng úy Việt và thượng úy Chu Văn Dương, sinh năm 1983, thành viên trẻ nhất phi đội. Đặc biệt, thượng úy Dương mới được bay đơn khoa mục khó: bay ứng dụng chiến đấu độ cao cực thấp trên biển (25m). Để thực hiện được bài bay khó này, anh phải mất mấy năm bay trên đất liền với nhiều bài bay khác nhau.

“Cái khó của bài bay là khi phát hiện tàu ngầm nằm ở vị trí X, phi công phải tính toán làm sao để máy bay hạ cánh xuống trong bán kính 5-10km để nghe được tín hiệu tàu ngầm. Nếu xuống xa quá hoặc lệch trái, lệch phải so với vị trí X thì sẽ không thu được tín hiệu tàu ngầm”.

Huấn luyện bay đêm

Không chỉ bay huấn luyện ngày, phi công Ka28 còn được huấn luyện cả bay đêm, từ đơn giản đến phức tạp. “Trước khi bay một ngày, chỉ huy trung đoàn hoặc chỉ huy bay trong ban bay phải kiểm tra công tác và chất lượng chuẩn bị của tổ bay - đại tá Nguyễn Việt Hùng, trung đoàn trưởng trung đoàn 954, cho biết - Nếu đạt yêu cầu từ 7 điểm trở lên mới được phép thực hành bay. Dưới 7 điểm sẽ bắt thi lại hoặc dừng bay. 

Ngày triển khai bay, phi công phải ra sân bay trước khi bay một giờ, khám sức khỏe, nhận nhiệm vụ bay... Nếu cần thiết, chỉ huy trung đoàn hoặc chỉ huy bay kiểm tra thêm lần cuối. Chúng tôi cẩn trọng như vậy vì bay biển rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn như đang treo máy bay nhưng lại bị hỏng một động cơ. Nếu không bình tĩnh xử lý tốt thì máy bay rất dễ lao xuống biển! Do phải thường xuyên bay biển và lại biển xa nên phi công lái Ka28 phải lì và rất bản lĩnh mới xử lý tình huống nhanh chóng và chính xác. Đó cũng là điều khiến họ tự hào
”.
Theo My Lăng (Báo Tuổi trẻ)

Nga đau đầu rút bớt công nghệ Su-35 bán cho TQ?

Nga sẽ cung cấp máy bay chiến đấu đa chức năng mới nhất Su-35 cho Trung Quốc, các cuộc đàm phán về các điều khoản trong hợp đồng đã bắt đầu và hợp đồng sẽ được ký kết vào cuối năm nay.


Điều này đã được hãng tin Itar-Tass, Nga đưa tin dựa trên nguồn tin trong Hệ thống hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Nga với nước ngoài, đang tham gia tại Triển lãm Hàng không Le Bourget 2013, Pháp.

“Quyết định cung cấp Su-35 cho Trung Quốc đã được thực hiện từ lâu và không phải là năm đầu tiên thực hiện một số công việc trước hợp đồng về phối hợp điều kiện về tài chính, kỹ thuật của hợp đồng tương lai, đã được lên kế hoạch vào cuối năm nay. Hiện tại đã có tài liệu chi tiết. Việc cung cấp Su-35 cho Trung Quốc, đây là một ‘bí mật mà ai cũng biết’ và vẫn chưa rõ tại sao điều này được cho là chính thức”, nguồn tin cho biết.

 


Tiêm kích đa năng Su-35
Tiêm kích đa năng Su-35

Theo nguồn tin, ban đầu phía Trung Quốc bày tỏ mong muốn mua 24 chiếc chiến đấu cơ đa năng Su-35 và con số này được nhắc tới trong phương án đầu tiên của hợp đồng. “Bây giờ, trong quá trình đàm phán, số lượng máy bay tuyên bố có thể thay đổi theo bất kỳ hướng nào, có thể tăng lên và có thể giảm đi so với con số trong phương án ban đầu và thứ hai”, nguồn tin cho biết.

Nguồn tin cũng không nêu chính xác thời điểm bắt đầu giao Su-35 cho Trung Quốc, nhưng cho rằng chúng sẽ được bắt đầu không sớm hơn nửa cuối năm 2014.

Nguồn tin cũng thông báo rằng, việc chuẩn bị cho hợp đồng dự kiến lập tại Trung Quốc với sự tham gia của công ty Trung tâm dịch vụ kỹ thuật về bảo trì Su-35 của Nga có sự đại diện của Rosoboronexport và công ty Sukhoi. 

Vấn đề cung cấp máy bay Su-35 cho Trung Quốc cũng như các thiết bị kỹ thuật phòng không và hải quân đã được thảo luận vào tháng ba năm nay, trong chuyến thăm Moscow của phái đoàn Chính phủ Trung Quốc, dẫn đầu là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Dịch vụ Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Nga đã từ chối bình luận về khả năng Nga cung cấp Su-35 cho Trung Quốc. “Tôi không muốn nói bất cứ điều gì về vấn đề này”, Giám đốc Alexander Fomin nói với hãng tin Itar-Tass.

Được biết, Su-35S là máy bay chiến đấu đa chức năng siêu cơ động thế hệ 4++. Công nghệ thế hệ thứ 5 cho phép nó có những ưu thế vượt trội đối với máy bay cùng thế hệ. Máy bay có nhiều đặc tính kỹ thuật bay hơn hẳn các máy bay cùng loại, ngoài ra nó cũng được trang bị nhiều thiết bị hoàn hảo khác.

Do đó, các đặc tính kỹ thuật của Su-35 “ăn đứt” tất cả đặc tính của các máy bay chiến thuật thế hệ 4 và 4+ của Châu Âu như Rafale và Eurofighter, các máy bay chiến đấu hiện đại F-15, F-16 và F-18.

Không những thế, theo các chuyên gia Nga, S-35 có khả năng chiến thắng trước những máy bay thứ thế hệ năm tiên tiến như  F-35 và F-22A của Hoa Kỳ.

Điều mà các chuyên gia quân sự Nga băn khoăn vẫn và vấn đề bản quyền, vì với bản năng sao chép siêu việt của các công ty hàng không Trung Quốc, chẳng mấy chốc sẽ xuất hiện Su-35XX, made in China.

“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, chắc chắn các chuyên gia Nga có những “chiêu” rút bớt những công nghệ then chốt trên Su-35, điều mà Nga đã từng làm trong gói thầu bán Su-27 cho Trung Quốc vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.


V.Nga/Báo Đất Việt

Osprey trên tàu Hyuga: Năng lực tấn công của quân Nhật tăng cực mạnh

 Việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia diễn tập liên hợp với quân Mỹ đã phát đi nhiều thông điệp ẩn giấu bên trong, gây lo ngại cho Trung Quốc.


Ngày 14 tháng 6, máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey diễn tập hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga của Nhật Bản.

Hiện nay, dư luận Trung Quốc hết sức nhạy cảm với việc 3 "quân chủng" Nhật Bản tham gia diễn tập đánh chiếm đảo với quân Mỹ tại bang California, Mỹ.

Về vấn đề này, ngày 16 tháng 6, kênh "Global Watch" tổ chức chương trình bình luận có sự tham gia của bình luận viên Đỗ Văn Long và nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc Đằng Kiến Quần

Theo bài báo, máy bay vận tải cánh xoay Osprey Mỹ lần đầu tiên hạ cánh xuống đường băng "bán tàu sân bay" Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, điều này sẽ phá vỡ hạn chế tàu Hyuga không thể mang theo máy bay cánh cố định.

Như vậy, máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu Hyuga rốt cuộc có ý nghĩa gì? Có tác dụng gì đối với năng lực tác chiến của Nhật Bản? Nó có làm cho tàu Hyuga thực sự trở thành "tàu sân bay" hay không?

Theo bài báo, hiện nay, cuộc diễn tập đánh chiếm đảo liên hợp Mỹ-Nhật tiếp tục tiến hành. Cuộc diễn tập lần này là một khâu trong cuộc diễn tập tác chiến đổ bộ "Dawn Blitz" của quân Mỹ, trong khi đó Nhật Bản lần đầu tiên điều Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không cùng tham gia, trong đó có tàu khu trục Hyuga mang theo trực thăng và tàu Aegis...

Căn cứ vào thông tin từ truyền thông Nhật Bản, sự kiện chính của cuộc diễn tập đánh chiếm đảo liên hợp Mỹ-Nhật lần này chính là khoa mục sau đây - theo kế hoạch, ngày 14 tháng 6 năm 2013, máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ sẽ đáp xuống đường băng tàu Hyuga, tập luyện sử dụng thang máy di chuyển vào nhà dừng xe trên tàu, đây sẽ là lần đầu tiên máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.


Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Opsrey Mỹ tập luyện hạ cánh xuống tàu Hyuga Nhật Bản
Khi trả lời phỏng vấn hãng Kyodo, Nhật Bản, Lữ trưởng Lữ đoàn viễn chinh số 1 của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ nhấn mạnh, máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến Lực lượng Phòng vệ có ý nghĩa lịch sử, đây là cơ hội tốt tiếp tục tăng cường quan hệ tốt đẹp với Lực lượng Phòng vệ được xây dựng hàng năm.

Có phương tiên truyền thông phân tích cho rằng, đối với Nhật Bản, khoa mục này không chỉ chứng tỏ tính an toàn của Osprey với Nhật Bản, điều quan trọng hơn là nó đã cho thấy, Nhật Bản - nước muốn nhanh chóng xây dựng lực lượng đổ bộ có nhu cầu máy bay Osprey như vậy.

Máy  bay Osprey có tính cơ động mạnh, là một trong những trang bị tạo nên sức chiến đấu cốt lõi cho lực lượng đổ bộ, việc biên chế máy bay Osprey có thể tăng cường tốc độ hoạt động.

Theo quan điểm của truyền thông Mỹ, có 10 phương tiện truyền thông Nhật bản được mời đến quan sát hiện trường thời điểm mang tính lịch sử - máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến Nhật.

Hai bên Mỹ-Nhật đều nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này không nhằm vào quốc gia cụ thể nào, nhưng có chuyên gia cho rằng, Nhật Bản vẫn lấy phòng thủ các đảo hướng tây nam mục đích diễn tập.

Trong khi đó Mỹ tìm cách thông qua diễn tập tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật, đồng thời lấy diễn tập tác chiến đổ bộ lên đảo làm khởi điểm, ám chỉ vẫn có khả năng lấy phương thức quân sự can dự tranh chấp chủ quyền Đông Bắc Á trong những thời điểm nhất định.

Tàu Hyuga luôn được coi là "bán tàu sân bay" hay "tàu sân bay trực thăng", nhưng hiện nay có thể mang theo loại máy bay trực thăng như Osprey, vậy điều này có thực sự mang ý nghĩa lịch sử hay không?



Opsrey + Hyuga làm cho n
ăng lực tấn công tăng vọt

Theo bình luận viên Đỗ Văn Long, so với năng lực hiện có của Nhật Bản, nếu kết hợp với máy bay vận tải-trực thăng cánh xoay MV-22 Osprey thì năng lực tác chiến tổng hợp hay năng lực tấn công của Nhật Bản sẽ có bước nhảy rất lớn.

Bởi vì, trước đó, chiếc "bán tàu sân bay" này mang theo máy bay trực thăng SH60K Sea Hawk - loại máy bay trực thăng thông dụng, mang theo ít người. Nếu thay bằng máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey thì sẽ tăng cường năng lực tác chiến trên hai phương diện: Một là, tốc độ điều động, hai là phạm vi điều động.

Về tốc độ, khi bay bằng, tốc độ của nó sẽ gấp 2-3 lần máy bay trực thăng. Máy bay trực thăng Sea Hawk chỉ có thể mang theo 10 người, trong khi máy bay Osprey có thể mang theo 32-40 người, có nghĩa là năng lực điều động của nó sẽ tăng lên gấp bội.

Ở góc độ thứ hai, bán kính tác chiến hoặc bán kính điều động cũng tăng mạnh. Hành trình của máy bay này đạt 1.000 km, điều này có nghĩa là tàu Hyuga có thể phát động các hành động tấn công đối với các hòn đảo có cự ly xa hơn, việc điều động này có thể vượt qua khoảng cách không gian rất lớn.

Cho nên, năng lực tác chiến đổ bộ của nó hay năng lực tấn công hướng ra bên ngoài sẽ tăng mạnh. Ngoài ra, còn có một hàm nghĩa khác, như ông lữ trưởng đã nói, máy bay Osprey mang quốc tịch Mỹ hạ cánh xuống tàu đổ bộ Nhật Bản, có nghĩa là sau đó Nhật Bản có thể bỏ ra nhiều USD để nhập khẩu Osprey.



Opsrey hạ cánh xuống tàu Hyuga là 
để "bán vũ khí"

Theo nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần, ngoài diễn tập năng lực phối hợp giữa hai bên, một nguyên nhân quan trọng hơn để Mỹ lôi kéo Nhật Bản diễn tập là, Mỹ muốn bán vũ khí cho Nhật Bản. Mặc dù hiện nay vũ khí Mỹ chiếm vị thế chủ đạo trên thị trường thế giới, xuất hiện ở khắp nơi, nhưng Mỹ không muốn mất đi thị trường Nhật Bản.

Trong khi đó, gần đây, Nhật Bản tăng cường phòng thủ các hòn đảo hướng tây nam, đặc biệt là tìm cách xây dựng lực lượng có năng lực tác chiến đổ bộ, xây dựng lực bảo vệ đảo nhỏ, vấn đề xây dựng năng lực này được đặt ra. Vì vậy, Nhật Bản có ý định mua máy bay Osprey của Mỹ.

Nhưng, trên thực tế, máy bay Osprey bắt đầu được duyệt từ thập niên 1980, nghiên cứu phát triển vào thập niên 1990 và mãi đến đầu thế kỷ 21 mới bắt đầu biên chế cho Quân đội Mỹ.

Mặc dù Osprey là máy bay trực thăng, có thể cất/hạ cánh thẳng đứng, cũng có thể làm máy bay cánh cố định, có thể bay bằng, nhưng công nghệ của MV-22 không đạt, nó thường bị rơi vỡ. Điều quan trọng là, Mỹ muốn bán, còn Nhật Bản lại muốn mua. Vì vậy, việc cho máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu sân bay của Nhật Bản chính là Mỹ có ý đồ bán vũ khí cho Nhật Bản.

Theo bài báo, nhìn vào các thông số kỹ thuật thì tàu Hyuga là một "bán tàu sân bay", hay "tàu sân bay trực thăng". Nếu kết hợp với tàu Hyuga, với tốc độ và bán kính tác chiến của nó, máy bay vận tải cánh xoay Osprey sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến, "thêm vây thêm cánh" cho tàu Hyuga.



Nhưng, một vấn đề đặt ra là, máy bay trực thăng hạng năng Osprey không phải cải tiến gì lại trực tiếp hạ cánh xuống tàu Hyuga liệu có gặp trở ngại kỹ thuật gì hay không?

Theo bình luận viên Đỗ Văn Long, máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu Hyuga không có bất cứ trở ngại kỹ thuật nào, bởi vì trước đó đã từng tiến hành thử nghiệm. Máy bay CH-53 nặng 30 tấn từng tiến hành hạ cánh xuống tàu Hyuga, cũng cho thấy đường băng của tàu sân bay trực thăng này có thể đảm bảo cho máy bay nặng 30 tấn hạ cánh và hoạt động bình thường. Máy bay Osprey hiện chỉ hơn 30 tấn, cho dù chở nặng tối đa thì tàu Hyuga cũng đáp ứng được.

Trong khi đó, máy bay chiến đấu tàng hình F-35B chỉ nặng hơn 20 tấn, điều này cho thấy, ngay từ thiết kế ban đầu, tàu sân bay Hyuga đã để dành không gian cho nhiều loại máy bay hoạt động, không chỉ là máy bay Sea Hawk, mà máy bay Opsrey hạ cánh cũng không có bất cứ vấn đề gì.

Thể chế thông tin tương đồng của Nhật Bản và Mỹ cũng không có vấn đề gì về hướng dẫn hàng không. Ngoài ra, khả năng chịu trọng lực của toàn bộ đường băng, dung lượng của nhà chứa máy bay cũng không có vấn đề. Hơn nữa, kích cỡ lên xuống của máy bay cũng không gặp vấn đề gì. Như vậy thiết kế ban đầu của Osprey và Hyuga đều có thể kết hợp được với nhau, đã tạo được một không gian cơ bản.

Biên chế F-35B mới làm cho Hyuga trở thành tàu sân bay thực sự

Chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng, nếu máy bay F-35B gia nhập tàu Hyuga thì cũng giống như Osprey gia nhập tàu Hyuga. Theo đó, tàu Hyuga sẽ không còn là một tàu tấn công đổ bộ, hoặc tàu sân bay trực thăng, mà sẽ được gọi là “tàu sân bay” thực sự.

Bởi vì, so với tàu tấn công đổ bộ, năng lực của tàu sân bay là có thể cất/hạ cánh máy bay chiến đấu cánh cố định, nếu đưa loại máy bay vận tải cánh cố định này lên tàu sân bay thì đã tăng cường được năng lực điều động. Nếu máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng F-35B gia nhập tàu Hyuga thì người Nhật Bản sẽ không còn gọi là tàu khu trục nữa, mà sẽ gọi nó là tàu sân bay.



Đỗ Văn Long cho rằng, trong ngắn hạn, Nhật Bản muốn xây dựng năng lực tác chiến đổ bộ độc lập không phụ thuộc vào Mỹ. Hiện nay, bất kể hệ thống trang bị hay huấn luyện tác chiến, Nhật Bản đều tiếp cận mục tiêu này. Lần này họ đến Mỹ tham gia diễn tập là một biên đội, không chỉ có tàu Hyuga, mà còn có tàu khu trục Aegis và tàu tiếp tế. Họ muốn kết hợp giữa các loại tàu chiến đó tạo thành một biên đội hoàn chỉnh về tác chiến đổ bộ.

Bên cạnh đó, còn tiến hành phối hợp với các vũ khí trang bị tiên tiến cùng kinh nghiệm huấn luyện hiện nay của Mỹ - người Mỹ có thể truyền đạt kinh nghiệm kết hợp giữa máy bay Osprey với tàu sân bay Hyuga, khi tiến hành yểm hộ chống khủng bố thì tàu Aegis áp dụng đội hình nào, chiến thuật ra sao, tiếp tế lúc nào thì có hiệu quả nhất, kịp thời nhất. Thông qua cuộc diễn tập này, Nhật Bản sẽ học được cách sử dụng trang bị, học được khả năng tác chiến đổ bộ độc lập phiên bản Nhật Bản.

Theo nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần, Nhật Bản bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình, vì vậy tàu cỡ lớn như tàu Hyuga cũng chỉ có thể gọi là tàu khu trục, đồng thời họ không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân... Việc máy bay vận tải cánh xoay Osprey hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga được cho là một thời khắc mang tính lịch sử có điểm xuất phát như vậy.

Từ năm 2006, Nhật Bản đã tham gia cuộc diễn tập liên hợp do Mỹ tổ chức. Lần này, cả ba "quân chủng" Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Mỹ tham diễn không chỉ học đổ bộ lên đảo, mà còn có ý đồ học cách chiếm được quyền kiểm soát trên không, quyền kiểm soát biển, luyện tập không chiến. Đưa ra kết luận như vậy là dựa trên thành phần các trang bị (tàu chiến, máy bay tác chiến) tham gia diễn tập.

Như vậy, Nhật Bản lấy danh nghĩa học đổ bộ lên đảo, học tác chiến đổ bộ, học đánh chiếm đảo, nhưng đằng sau còn có nhiều ý đồ, tính toán khác. Nhật Bản thông qua cuộc diễn tập học "anh cả" - học Mỹ, nhưng theo đó có thể từng bước vượt qua những giới hạn của quân Nhật về mặt lịch sử.




Ngày 14 tháng 6, máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay trực thăng Hyuga Nhật Bản.


Tháng 6 năm 2013, Mỹ-Nhật tiến hành diễn tập quân sự liên hợp



Đông Bình /GDVN