CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Philippines chặn tàu Trung Quốc

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines hôm nay (21/6) đã chặn một tàu Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Cebu. Hiện vẫn chưa rõ vì sao tàu Trung Quốc lại đi vào lãnh hải của Philippines.
Theo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines cho biết, các nhân viên trên tàu BRP Nueva Vizcaya của họ đã phát hiện ra tàu M/V Ming Yu Wan của Trung Quốc ở khu vực lãnh hải gần đảo Malapascua.
Phát ngôn viên Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines – ông Armand Balilo cho hay, họ sẽ điều tra xem tại sao tàu Trung Quốc lại xâm nhập vào khu vực đó.
Trung Quốc và Philippines hiện đang có cuộc đối đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ ở một số khu vực thuộc Biển Đông. Chính phủ Philippines đã đệ đơn lên tòa án quốc tế, kiện Trung Quốc về việc nước này thường xuyên đưa tàu thuyền “xâm nhập vào những quần đảo” mà Manila tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ.
Philippines cũng vừa rơi vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng với Vùng lãnh thổ Đài Loan sau khi Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines bắn chết một ngư dân Đài Loan 65 tuổi ở ngoài khơi Batanes.

Thủy quân lục chiến Philippines
Trong bài phát biểu nhân Ngày Độc lập hồi tuần trước, Tổng thống Benigno Aquino III đã thề sẽ bảo vệ lãnh thổ Philippines trong khi yêu cầu các nước khác tôn trọng chủ quyền và các quyền của nước này.
“Hiếu chiến không chảy trong huyết quản của chúng tôi nhưng chúng tôi sẽ không lùi bước trước bất kỳ thách thức nào”, ông Aquino đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy. Ông này nhấn mạnh: “Điều duy nhất chúng tôi yêu cầu là các nước tôn trọng lãnh thổ, các quyền và chủ quyền của chúng tôi như cách mà chúng tôi tôn trọng lãnh thổ, các quyền và chủ quyền của các dân tộc khác”.
Trong một diễn biến có liên quan, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng chỉ trích gay gắt rằng, việc Philippines chiếm bãi cạn Second Thomas là không thể chấp nhận được.
Nữ phát ngôn viên Hua Chunying tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng, quyết tâm và ý chí của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia là không thể lay chuyển.
Bãi cạn Second Thomas là một nhóm đảo và rạn san hô nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Philippines chiếm đóng. Gần đây, Trung Quốc đang tìm cách giành quyền kiểm soát bãi cạn Second Thomas từ tay Philippines. Chính vì vậy, nơi đây đã chứng kiến một cuộc đối đầu mới giữa Trung Quốc và Philippines.
Manila vừa mới đây đã triển khai một đợt lính thủy đánh bộ mới và cung cấp nguồn hậu cần cho bãi cạn Second Thomas.
(BVMD)

Cặp kỳ phùng địch thủ không chiến trên bầu trời Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, MiG-21 của Việt Nam và tiêm kích F-4 chủ lực của Mỹ đã tạo nên một cặp “kỳ phùng địch thủ” trên bầu trời.


Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ được coi là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa. Do vậy, ở chiến trường, Việt Nam được ưu tiên nhận những loại vũ khí hiện đại nhất. Không chỉ là nơi thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật của Liên Xô và Mỹ mà chiến trường Việt Nam còn là nơi kiểm nghiệm lại những vũ khí hiện đại được thiết kế.
MiG-21 tiêm kích số một của phe xã hội chủ nghĩa
Mikoyan-Gurevich  MiG-21 ( tên ký hiệu của NATO : Fishbed) là một  máy bay tiêm kích  phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế  Mikoyan-Gurevich  tại  Liên bang Xô viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, hiện nay, MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó cất cánh lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như:

MiG-21 của Không quân Việt Nam đã giành chiến thắng trước F-4 Phantom II của Mỹ
1. Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không,
2. Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II.
3. Máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
Tổng cộng đã có 10.158 (một số nguồn nói 10.645) chiếc MiG-21 được chế tạo tại Liên Xô . MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này.
MiG-21 được xuất khẩu rộng rãi và tiếp tục được sử dụng ở nhiều nước, mặc dù đã có thể được xem như là lỗi thời. Chiếc máy bay này có hệ thống điều khiển, động cơ, vũ khí và điện tử đơn giản, điển hình cho thiết kế quân sự của thời kỳ Liên Xô. Tuy có công nghệ kém hơn so với những máy bay chiến đấu mà nó đối mặt nhưng giá thành sản xuất rẻ và chi phí bảo dưỡng thấp đã khiến MiG-21 được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia khối Đông Âu  và trên toàn thế giới.
Tải trọng cất cánh thông thường của các biến thể MiG-21 sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là dưới 8 tấn và có tầm bay xa ngắn khoảng 1.500km. Thành phần vũ khí của MiG-21 yếu hơn đáng kể so với Phantom của Mỹ: ban đầu, MiG-21 chỉ mang được 2 tên lửa không đối không tầm trung R-3S (Vympel K-13) tự dẫn bằng tia hồng ngoại, sau này có bổ sung thêm nhưng MiG-21 cũng chỉ mang được 4 tên lửa loại này. Ngoài ra, MiG-21 chỉ được trang bị 1 pháo 23 hoặc 30mm (trong hàng loạt biến thế không được trang bị pháo này). Tuy nhiên, những đặc điểm bay còn lại của MiG-21 không hề thua kém đối thủ Mỹ: vận tốc bay tối đa – 2.175-2.300km/h, trần bay thực tế – 18.000 – 19.000m.
“Át chủ bài” F-4 của Không quân Mỹ
Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996 và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không, cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.

Máy bay MiG-21 của Không quân Việt Nam
F-4 Phantom II là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết, được hãng McDonnell Douglas thiết kế và chế tạo vào năm 1958 cho Hải quân Hoa Kỳ.
Vận tốc bay tối đa của F-4 là 2.260km/h, trần bay thực tế 16.600-17.900m, tầm bay xa thực tế không có thùng dầu phụ là 2.380km
F-4 được trang bị radar mạnh, cũng như vũ khí “có một không hai” như 4 quả tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder (sau này có giai đoạn được thay bằng AIM-4D) và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow tầm trung gắn trên thân.
Các phiên bản nâng cấp của F-4 có khả năng mang các loại tên lửa đối không: AIM-120 AMRAAM, AAM-3, IRIS-T, Skyflash. Có đến 8.480kg vũ khí gắn trên 9 đế trên cánh và thân, bao gồm bom thông thường, bom chùm, bom dẫn đường bằng laser, rocket, tên lửa đối đất, tên lửa đối hạm, vũ khí hạt nhân.
Kỳ phùng địch thủ trên bầu trời Việt Nam
MiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong Chiến tranh Việt Nam. Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay những phi công lão luyện, đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI . MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kích F-105 được F-4 bay hộ tống rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.

Máy bay F-4 Phantom II của Mỹ với các loại vũ khí
Sau khi ngừng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền vào năm 1968 , tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp, khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam. Dần dần, Không quân Hoa Kỳ đã phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến khác biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN, mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm MiG-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công. Người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này.
F-4 là máy bay chiến đấu cuối cùng của Mỹ trong thế kỷ 20 tạo nên “Át” (phi công bắn rơi được từ 5 máy bay địch trở lên): Trong chiến tranh Việt Nam, Không quân có 1 phi công và 1 sĩ quan hệ thống vũ khí và Hải quân có 1 phi công và 1 sĩ quan theo dõi radar (RIO: Radar Intercept Officer) đạt danh hiệu “Át”.
Những chiếc F-4C của Không quân Hoa Kỳ ghi được chiến công không chiến đầu tiên trước một chiếc MiG-17 của Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 năm 1965, sử dụng tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, một chiếc Phantom thuộc Phi đội Tiêm kích Chiến thuật 47 tạm thời bố trí tại Việt Nam đã trở thành chiếc máy bay Hoa Kỳ đầu tiên bị tên lửa đất-đối-không (SAM) bắn hạ, và vào ngày 5 tháng 10 năm 1966, một chiếc F-4C thuộc Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 8 trở thành chiếc máy bay phản lực Hoa Kỳ đầu tiên bị bắn hạ bởi tên lửa không-đối-không do một chiếc MiG-21 bắn ra.
MiG-21 của Không quân Việt Nam đã giành chiến thắng trước F-4 Phantom II của Mỹ
MiG-21 của Không quân Việt Nam đã giành chiến thắng trước F-4 Phantom II của Mỹ
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của cuộc chiến giữa của máy bay MiG-21 và Phatom trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía máy bay của Mỹ. Trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi chiến đấu cơ F-4, cũng trong giai đoạn này, với 20 chiếc MiG-21 đầu tiên, Không quân Việt Nam đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom. Ngoài ra, khi mất một máy bay Phatom cũng đồng nghĩa với việc 2 phi công bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.
Kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành chế tạo máy bay quân sự ở Mỹ cũng như ở Liên Xô. Mỹ đã đáp trả thất bại của Phantom trong những trận chiến trên không bằng việc chế tạo máy bay có tính cơ động cao thế hệ 4 như F-15, F-16 được cho là hơn hẳn MiG-21 trong những trận chiến cơ động gần.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, sự cạnh tranh giữa MiG-21 và Phatom trên bầu trời vẫn chưa chấm dứt. MiG-21 và F-4 lại đối đầu trên kênh đào Suez, trên bầu trời Sinai, ở châu thổ sông Nile, và Syria năm 1973, ở Lebanon vào cuối thập niên 70 – đầu thập niên 80, vào những năm 80-88 của cuộc chiến tranh Iran – Iraq.
(BXH)

Nghịch lý chiến tranh Việt Nam: Mỹ hối hận vì có tên lửa hiện đại

Không quân Mỹ đã phải hối hận vì tưởng có tên lửa hiện đại thì có thể không cần đến những chiếc súng máy lạc hậu nên không trang bị chúng cho các máy bay.
Lực lượng không quân của Mỹ bước vào bầu trời Việt Nam với suy nghĩ rằng những trận đánh theo kiểu cận chiến đã kết thúc. Cuộc đấu trên bầu trời hiện tại là của những tên lửa hàng không được hiện đại. Chính vì vậy, cả máy bay của không quân lẫn hải quân Mỹ đều không được thiết kế để cận chiến trên không.

Những chiếc F-4 được thiết kế theo đúng nghĩa là 1 dàn phóng tên lửa công nghệ cao biết bay. Mỗi chiếc F-4 thường mang 4 AIM-9 và 4 AIM-7, sau này có giai đoạn tên lửa AIM-9 được thay bằng các tên lửa AIM-4.
Nói rằng F-4 có lợi thế khi phóng tên lửa từ tầm xa không có nghĩa là tên lửa hoạt động tốt. Những tên lửa AIM-7E có radar dẫn đường bán chủ động được F-4 mang theo có hiệu quả rất thấp. Trong 224 quả bắn từ đầu cuộc chiến năm 65 cho đến tháng 3 năm 1968, chỉ có 20 quả trúng mục tiêu, tức 8.9%. Hiệu quả thấp như vậy là do radar của máy bay không thể chỉ dẫn cho tên lửa liên tục vì bản thân máy bay phải cơ động liên tục để tránh MiG và pháo cao xạ cùng tên lửa phòng không các kiểu.

Máy bay F-4 của Mỹ và các vũ khí
Không quân Mỹ khá đau đầu khi loại tên lửa thế hệ đầu AIM-4 Falcon cũng còn trúng mục tiêu 4 quả trong số 43 quả bắn đi, tức 10.7%. Tên lửa AIM-9B cũng chẳng khá khẩm gì hơn, trong số 175 quả phóng đi chỉ 25 quả trúng mục tiêu, tức 16%.
Hiệu quả quá thấp của những loại tên lửa này có chung từ một lí do: chúng không được thiết kế để hạ các máy bay chiến đấu có tính cơ động cao và áp dụng chiến thuật bí mật, bất ngờ áp sát và tận dụng ưu thế cận chiến như MiG.

Tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-4

Tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-7E

Tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9B
Ví dụ: Tên lửa tầm nhiệt AIM-4D có hệ thống làm mát đầu dò bằng dung dịch nitơ lỏng nhằm tăng độ nhạy. Tuy nhiên, hệ thống làm mát chỉ hoạt động trong thời gian 2 phút, do đó sau khi kích hoạt tên lửa AIM-4D phải được bắn trong vòng 2 phút  nếu không nó sẽ trở nên vô dụng.
Phi công F-4D sẽ có 2 lựa chọn: kích hoạt tên lửa khi bắt đầu trận đánh và hy vọng sẽ có cơ hội sử dụng nó trong vòng 2 phút sau; hoặc chờ và nhớ kích hoạt nó sau khi trận đánh bắt đầu và có mục tiêu. Trong những trận đánh cận chiến cơ hội khai hỏa trôi qua rất nhanh, sự hạn chế này làm lỡ mất thời cơ.
Vẫn còn những vấn đề khác: tên lửa AIM-4D được tuyên bố có tầm bắn tối thiểu rất thấp, 750 m, nhưng thử nghiệm ở cự ly gần nhất thành công là 1500 m. Tên lửa AIM-9B có tầm bắn tối thiểu thấp nhất cũng tới 600 m. Ngoài ra, có rất nhiều công tắc liên quan đến khai hỏa và trình tự này khá phức tạp.

Súng máy 23 mm trên máy bay MiG-21
Dù có động cơ mạnh và khi tải nhẹ, nhưng độ linh động của F-4 chỉ tương đương với MiG-21 và kém hơn MiG-17. Trong một bản báo cáo được giải mật của không quân Mỹ, trong đó so sánh khả năng của F-4C và MiG-21, các chuyên gia quân sự đã viết rằng: “F-4C chỉ chiếm được lợi thế khi tấn công ở tầm xa (dùng tên lửa có dẫn đường) và là người bắn trước”. Nói cách khác, nếu F-4 bị MiG kéo vào cận chiến, có nhiều khả năng F-4 sẽ là kẻ bị hạ.
Phiên bản đầu tiên của F-4 không được gắn súng máy để tự vệ. Vấn đề thiếu súng máy trở nên trầm trọng khi tên lửa AIM-9B có tầm bắn tối thiểu là 600m. Vậy nên F-4 có ở ngay sau bên cạnh MiG nhưng khoảng cách ngắn hơn 600m thì F-4 chỉ có thể…  nhìn. Điều này tạo nên một nghịch lý cười ra nước mắt, những chiếc F-105 mà đáng lẽ ra F-4 có nhiệm vụ bảo vệ lại phải ứng cứu cho F-4 bằng khẩu súng máy 20mm cổ lổ của mình.

F-4 và súng máy kiểu SUU-16
Mỹ nghĩ ra biện pháp tạm thời là dùng giá treo súng máy kiểu SUU-16 gắn vào giá chính giữa máy bay. Nhưng việc này làm giảm tính cơ động và tăng độ tiêu hao nhiên liệu vì giá và súng máy treo ngoài có độ cản không khí lớn. Vấn đề không chỉ có như vậy, F-4 không được thiết kế để dùng súng máy nên không có có thiết bị ngắm cho súng máy. Thành thử các phi công đành phải bắn “đoán”.
Những chiếc F-4D sau này dùng súng máy kiểu SUU-23 có thiết bị ngắm. Dù chỉ là biện pháp tạm thời, những chiếc máy bay kiểu này cũng hạ được 10 máy bay MiG từ 1965-1968 và đây là một thành công ngoài mong đợi (số liệu Không quân Mỹ cung cấp).

Súng máy kiểu SUU-23 được lắp bên trong máy bay F-4 nhằm giảm lực cản, tăng tính cơ động
Do đó, không quân Mỹ bắt đầu gắn súng máy cho F-4D. Ban đầu số F-4 này được thiết kế để mang 2 thùng dầu phụ – 1 ở cánh ngoài và 1 ở trung tâm. Nếu với mang súng máy ở giá trung tâm có nghĩa là F-4 sẽ không đủ dầu cho tác chiến ở Việt Nam. Mỹ đã giải quyết được bằng cách thay đổi để thùng dầu ở cánh ngoài và súng máy ở giá treo trung tâm. Thay đổi này chi phí thấp và đơn giản nhưng đạt được hiệu quả cao.
Từ đó F-4 được mang thêm súng máy 20 mm, vũ khí tưởng chừng đã thuộc loại vứt đi.
(BTT)

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ 19-21/6, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc. Xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.



1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

 

Hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Ảnh: vov.vn.


Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.

2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt - Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.

3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:

(i) Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương... để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc.

(ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.

(iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.

(iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.

(v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc” (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.

(vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về “Hiệp định dẫn độ Việt - Trung” trong nửa cuối năm nay.

(vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực “Hai hành lang, một vành đai”. Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế - thương mại song phương, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc”; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội... Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.

(viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.

(ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015”, “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt - Trung giai đoạn 2013 - 2015”, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt - Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn nhân dân Việt - Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

(x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban Hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…

(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.

(xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt - Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.

(xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.

4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.

Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt - Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp táctrong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á - Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung - Nhật - Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á..., cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Hai bên nhất trí lấy năm nay - năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn..., đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc” (sửa đổi), “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu”, “Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước”, “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013 – 2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc”, “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ” và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.

8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.


Theo Chinhphu.vn

Tên lửa phòng không Vityaz mạnh gấp 3 lần S-300

Theo RIA Novosti, Tổ hợp chế tạo Almaz-Antey đã lần đầu tiên giới thiệu nguyên mẫu của tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến Vityaz. Nguyên mẫu tổ hợp Vityaz được giới thiệu trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới nhà máy Obukhov ở Saint Petersburg.



Giám đốc tổ hợp Almaz-Antey cho biết, ngay trong năm 2013, tổ hợp Vityaz sẽ được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga để thử nghiệm. Dự kiến, Vityaz trong tương lai sẽ thay thế các tổ hợp tên lửa phòng không S-300.

Vityaz là tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm trung. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp như: Bệ phóng, trạm chỉ huy và hệ thống radar đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.

Theo lời giới thiệu của nhà sản xuất, Vityaz sẽ có khả năng tác chiến mạnh gấp 3 lần so với S-300 với 12 kênh điều khiển tên lửa so với 4 trên S-300.

Mô hình của tổ hợp tên lửa Vityaz
Mô hình của tổ hợp tên lửa Vityaz

Theo thiết kế, Vityaz sẽ trang bị radar mảng pha, có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng và dẫn bắn tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu. Tuy nhiên vẫn chưa rõ loại đạn tên lửa phát triển cho Vityaz.

Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, có trang bị radar cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.

Các tên lửa được đặt thành cụm gồm ba lớp, mỗi lớp bốn ống phóng thẳng đứng hoặc cụm 2 lớp, mỗi lớp gồm 5 ống phóng trên khung xe tải vượt địa hình. Tính ra, tổng số tên lửa sẵn sàng chiến đấu của mỗi tổ hợp Vityaz được trang bị 30 - 144 tên lửa có khả năng sẵn sàng bắn.

Tương tự như tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400, Vityaz cũng sử dụng phương pháp phóng “nguội” để bắn tên lửa, tức là sử dụng khí nén để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng đến độ cao 30m, sau đó động cơ chính của tên lửa mới bắt đầu khởi động.

Phương pháp này tuy cần một cơ cấu phóng phụ và khó thiết kế cho các tên lửa cỡ nhỏ nhưng nó có độ an toàn rất cao, giúp bảo vệ bộ ống phóng và các tên lửa còn lại nếu không may một tên lửa bị phóng hỏng.

Các xe phóng tên lửa và xe chỉ huy đều liên lạc với nhau qua hệ thống datalink giúp chúng có khả năng chia sẻ mục tiêu với nhau cũng như với các hệ thống phòng không khác.

Thêm một điểm giống nhau nữa giữa Vityaz và S-400, đó là chúng sử dụng hai loại tên lửa khác nhau để đối phó với các mục tiêu ở tầm xa khác nhau trong cùng một loại ống phóng.

Một ống phóng của Vityaz có thể chứa 1 tên lửa tầm trung 9M96E/E2 hay 4 tên lửa tầm ngắn 9M100 (ống phóng tên lửa S-400 có thể chứa 1 tên lửa tầm siêu xa 40N6 hoặc 1 tên lửa tầm xa 48N6 hoặc 4 tên lửa tầm trung 9M96E/E2).

Hệ thống Vityaz sử dụng radar mảng pha băng sóng X MFMTR có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc và tấn công cùng lúc 8 mục tiêu với hai tên lửa tấn công mỗi mục tiêu nhằm chắc chắn khả năng tiêu diệt.

Radar X MFMTR có cấu tạo gồm một ăng ten mảng pha gắn trên nóc xe điều khiển, có tốc độ quay 60 vòng/phút và rất khó bị làm nhiễu và dò tìm tấn công bởi tên lửa diệt radar của địch.

Bộ Quốc phòng Nga mới đây công bố, tới năm 2020, quân đội Nga sẽ mua không dưới 30 tổ hợp Vityaz. Chúng cùng với S-400 và S-500 sẽ là một thành phần trong hệ thống phòng không-vũ trụ của Nga.

T.Thành
/Báo Đất Việt

Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam thăm Lầu Năm Góc

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dẫn đầu đoàn quân sự cấp cao thăm Lầu Năm Góc hôm qua 20/6.



Theo tờ Bloomberg hôm qua 20/6, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Mỹ Martin Dempsey đã tiếp đón Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lầu Năm Góc. Được biết Thứ trưởng Đỗ Bá Tỵ đã dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm hữu nghị chính thức Hoa Kỳ từ ngày 17 đến 22/6 và Cộng hòa Pháp từ ngày 23 đến 26/6.

Dẫn lời Tư lệnh hải quân Scott McIlnay, người phát ngôn của ông Martin Dempsey đánh giá: “Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Quốc phòng Việt Nam tới Lầu Năm Góc”.
Thượng tướng cùng đoàn đi thăm Căn cứ không quân Lewis-McChord của Mỹ.
 

Cũng theo nguồn tin Blooomberg, hai quan chức Quốc phòng của Việt Nam và Mỹ trong cuộc gặp ngày 20/6 đã bàn về các vấn đề liên quan đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chuyến thăm của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ thể hiện mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã tiến thêm một bước mới kể từ khi Mỹ và Việt Nam nối lại mối quan hệ ngoại giao vào năm 1995.

Sau chuyến thăm Mỹ dài 6 ngày, tướng Tỵ cũng sẽ đến Pháp theo lời mời của Đô đốc Edouard Guillaud, Tham mưu trưởng Liên quân Cộng hòa Pháp.

Chuyến thăm của đoàn nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Cộng hòa Pháp, phù hợp với khuôn khổ quan hệ chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Được biết thành phần đoàn quân sự cấp cao cùng thăm Lầu Năm Góc còn có Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, Thiếu tướng Phạm Hữu Mạnh, Chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại.
HL/GDVN

"Hóa phép" hàng loạt xe tăng Việt thành "hàng khủng"

Tin Tức Quốc Tế
Tin Biển Đông VN
Ngôi Sao

Đã có phương án chế tạo xe bộ binh cơ giới hạng nặng từ các xe tăng thế hệ cũ là giải pháp thông minh với các thế hệ xe tăng T-54, T-55 oai hùng một thời...



T-55 của quân đội Việt Nam
T-55 của quân đội Việt Nam.


Giải pháp xe bộ binh cơ giới hạng nặng BMPV-64 được nhà máy sửa chữa xe tăng Kharcov phát triển như một giải pháp phát triển mới của xe bộ binh cơ giới dành cho các nước nghèo, có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển mạnh.


Đây cũng là phương án nâng cấp các xe tăng đã trải qua sử dụng như OBT T-64, các loại xe khác như xe tăng T55, T- 54A,B (CCCP) thậm chí cả xe tăng T-34.




Quân đội Ucraina có hàng nghìn xe tăng T64. Việc chuyển đổi các xe tăng thành các xe bộ binh cơ giới hạng nặng sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu, cơ động trên chiến trường, giảm chi phí quốc phòng cho các đơn vị bộ binh cơ giới đến mức tối thiểu và tăng cường sức chiến đấu của lực lượng bộ binh, xe bộ binh cơ giới hạng nặng OBT-T64 sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ cơ động trên chiến trường với lực lượng bộ binh, đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không tầm thấp, thành các xe vận tải, cứu thương và xe chỉ huy hỗn hợp trong một chiến trường phức tạp như địa hình rừng núi, khu dân cư đông đúc, khu vực phòng thủ đồng bằng nhiệt đồng ruộng và các khu vực tác chiến phòng thủ tuyến duyên hải chống đổ bộ.


Từ kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh gần đây, tính từ những năm 1980, khi triển khai lực lượng bộ binh chiến đấu trên các chiến trường phức tạp như rừng núi, khu dân cư thành phố, thành thị, xuất hiện những điểm yếu cơ bản. Mẫu xe nâng cấp đầu tiên được thực hiện vào năm 2005. khi sử dụng xe BMP-1,2,3 trong chiến trường, hỏa lực của xe BMP và giáp bảo vệ không đủ để ngăn chặn các đòn tấn công từ nhiều hướng, nhiều tầng, đồng thời giảm đáng kể khả năng cơ động nhanh, triển khai nhanh của bộ binh trước hỏa lực phi phân tuyến của lực lượng đối phương trong thị trấn và thành phố. Đồng thời, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các đòn tấn công phi tuyến của đối phương có thể xảy ra đồng thời trên nhiều hướng, trên tuyến biên giới, trên bộ, trên biển và trên không, kết hợp với hỏa lực dày đặc của không quân. Xe bộ binh cơ giới hạng nặng sẽ là giải pháp tốt nhất cho các lực lượng phòng thủ triển khai nhanh.




BMPV-64 (БМПВ-64) là xe thiết giáp đã có sẵn giáp thân xe là giáp thép tổng hợp của xe tăng, đã được thử nghiệm qua chiến trường, để tăng cường thêm sức chịu đựng các loại tên lửa chống tăng, được tăng cường thêm giáp phản ứng nổ. Phần đáy xe tăng đã có lớp giáp chịu đựng được mìn chống tăng đến 4 kg thuốc nổ, sẽ được tăng cường thêm lớp vỏ thứ hai nhằm giảm khả năng tổn thất do mìn chống tăng. Đồng thời, BMPV-64 (БМПВ-64) sẽ được trang bị hệ thống bảo vệ tích cực (Zaslon). Như vậy, với chiều cao thấp, lớp vỏ được tăng cường, đồng thời có hệ thống bảo vệ chống tên lửa chống tăng, xe bộ binh cơ giới được bảo vệ tương đương với các xe tăng hiện đại.




Động cơ của xe BMPV-64 được đặt ở phía trước. Các nhà thiết kế đã quay ngược lại hoàn toàn thân xe, như vậy, nếu so với xe tăng truyền thống, thì xe bộ binh cơ giới BMPV-64 đi ngược lại so với xe tăng. Vị trí động cơ ở phía trước tạo thuật lợi cho bố trí khoang bộ binh ở phía đằng sau, đồng thời tăng thêm khả năng bảo vệ cho kíp xe và bộ binh.




Cửa khoang bộ binh cơ giới được thiết kế ở phía sau của đuôi xe. Đây là điểm khác biệt được các nhà thiết kế xe tăng của nhà máy chế tạo xe tăng Kharcov thực hiện nếu so sánh với các trung tâm thiết kế khác của Nhà máy sử chữa xe tăng Kharcov và các nhà chế tạo xe cơ giới Liên bang Nga. Nếu so sánh với các xe bộ binh cơ giới hạng nặng của Liên bang Nga như xe BMO-T, DPM-72 (БМО-Т, ДПМ-72), xe bộ binh cơ giới BMPV-64 của Ucraina có được khoảng không gian lớn hơn và điều kiện tốt hơn cho bộ binh khi bố trí vị trí trong thân xe.




Mẫu xe BMPV-64 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực từ xa với pháo 30mm, và súng trung liên song song 7,62mm. Đồng thời, hệ thống cho phép có thể sử dụng module các loại súng khác như đại liên 14,5mm, 12,7 mm hoặc tên lửa chống tăng và súng máy 7,62mm phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ được giao.




Động cơ của xe BMPV-64 sử dụng là động cơ đa nhiên liệu 5TDF, công suất động cơ là 700 sức ngựa. Xe cũng có thể được lắp động cơ sản xuất tại Ucraina công suất 1000 sức ngựa. Với động cơ này xe có thể đạt tốc độ cơ động lên đến 75km/h trên đường nhựa.




Có nhiều phương án thiết kế đối với xe BMPđược sử dụng: sở chi huy cơ động của đơn vị bộ binh, pháo tự hành cho súng cối tiêu chuẩn 120mm, xe cứu kéo, xe cứu thương chiến trường. Việc nâng cấp và cải tiến cho phép có thể đặt lên thân xe BMP các module chiến đấu có khối lượng lên đến khoảng 22 tấn. Khi hoàn thiện và lắp đặt thiết bị, xe BMPV-64 có khối lượng 32,5 tấn. Xe có thể bố trí 12 chiến sĩ bộ binh và chiến sĩ kíp lái.




Xe được biên chế trong quân đội Ucraina và từng bước thay thế xe BMP đã cũ. Đồng thời, sử dụng thân xe T-64 sẽ làm giảm đi các chi phí chế tạo các xe bộ binh cơ giới mới, đồng thời giảm chi phí trong quá trình huấn luyện chuyển giao kỹ thuật. Xe cũng được giới thiệu để phục vụ cho xuất khẩu.


Xe bộ binh cơ giới bánh hơi BMPT-K-64





Nhà máy sửa chữa xe tăng đồng thời cũng phát triển một mẫu xe thử nghiệm khác, theo phương án này, hệ thống chuyển động bánh xích được thay thế bằng hệ thống chuyển động bánh hơi, sử dụng thân xe T-64 và động cơ cũ của xe. Đây là phương án tiết kiệm nhằm tận dụng các mẫu xe đã cũ. Việc sử dụng thân xe T-64 có vấn đề, giáp thân xe có độ cứng ở mức trung binh, do đó, sau khi vỏ thép được cắt, xẻ bằng hàn thông thường vỏ thép không bị biến dạng và không cần thiết phải luyện lớp bề mặt giáp. Do đó, giá thành sản xuất sẽ rẻ đi rất nhiều. Xe được mang tên là BMPT-K-64. Đây cũng là phương án thử nghiệm để có thể nâng cấp các loại xe thấp đời hơn, bao gồm cả các thân xe T-34 cũ, T-54 A,B.




Điểm đặc biệt: Lớp giáp bảo vệ được tăng cường tương đương với giáp bảo vệ xe tăng, chống được các loại đạn xuyên thép từ pháo tăng 30mm và súng chống tăng hạng nhẹ (RPG-7) hoặc M72. Mặc dù xe được thiết kế sử dụng bánh hơi, hệ thống điều khiển vẫn sử dụng theo phương án cần lái. Thực tế có thể thay thế hoàn toàn bằng phương pháp điều khiển bằng vô lăng như xe bộ binh bánh hơi.




'Lên đời' xe tăng cũ thành hàng khủng

Quy trình chế tạo xe thử nghiệm không được hiện đại, có thể do là mẫu xe thử nghiệm, nên dây truyền sản xuất và công nghệ sửa chữa hiện đại chưa được áp dụng, có thể thấy được từ các vết cắt hàn rất thủ công, nhưng kết quả!



Để chế tạo xe BMPT-K-64 quy trình thực hiện tương tự như chế tạo, nâng cấp lại xe T-55.

Lắp đặt động cơ: Xe không sử dụng động cơ mới, mà vẫn sử dụng động cơ cũ của xe tăng T-64 loại 5TD. Động cơ được lắp chính xác ở vị chí cũ, nhưng hệ thống dẫn động có thay đổi theo yêu cầu: đuôi xe tăng là mũi xe cơ giới, và ngược lại mũi xe tăng thành đuôi xe cơ giới. Đây là điểm đặc biệt nhất trong chế tạo xe cơ giới, do đó chiến sĩ bộ binh không phải thoát ra khỏi xe từ cửa đổ bộ trên nóc xe dưới làn hỏa lực địch, đồng thời giữ được yếu tố bất ngờ và nhanh chóng ra vào xe.




Trên thân xe BMPV-64 (БМПВ-64). Các nhà thiết kế đã hàn khoang chứa bộ binh cơ giới, các tầm giáp chế tạo khoang bộ binh cũng được lấy từ các xe tăng cũ.



Quy trình tiếp theo là lắp đặt các bộ phận như khoang bộ binh cơ giới, các bộ phận lắp module vũ khí, hệ thống điện, điện tử, hệ thống dẫn động, chuyền lực, hộp số hành tinh, các module giáp bảo vệ. Và chiếc xe bộ binh cơ giới đã sẵn sàng.

Khi thiết kế lại cho xe bộ binh cơ giới bánh hơi và bánh xích, các nhà thiết kế đã lựa chọn các module vũ khí thay thế, các xe cơ giới bánh hơi đều có thể lắp được các module vũ khí khác nhau, điều này đảm bảo cho mẫu xe có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ mà không cần phải có những thiết kế cố định cho một dạng xe ( xe chỉ huy, xe chở bộ binh cơ giới, xe chống tăng, pháo phòng không tự hành….) Những xe này, các nhà thiết kế của nhà máy sửa chữa xe tăng Kharcov muốn mở thị trường xuất khẩu xe bộ binh cơ giới. Quân đội Ucraina không có dự kiến biên chế loại xe bánh hơi này vào lực lượng bộ binh cơ giới của mình.




Nghiên cứu phương án chế tạo xe bộ binh cơ giới từ các xe tăng thế hệ cũ. Các chuyên gia quân sự thừa nhận đây là giải pháp thông minh cho các thế hệ xe đã qua thời kỳ oai hùng như T-54, T-55. Giải pháp này đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại ngày nay, khi các loại vũ khí hỏa lực mạnh, có tầm tấn công xa và các phương tiện bay mang vũ khí săn tăng đang có xu thế làm chủ chiến trường, lực lượng phản ứng nhanh, lực lượng đặc nhiệm đang đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ chống xung đột khu vực, chống xâm phạm biên giới, đồng thời đảm bảo cho nhiệm vụ chống bạo loạn, lật đổ có sự can thiệp của yếu tố nước ngoài.


Với phương án này, công nghệ chế tạo xe tăng không cần thiết phải chế tạo lại hoàn toàn mới thân xe, do đó kinh phí cho các xe bộ binh cơ giới tác chiến trên đường phố hoặc các khu vực phức tạp sẽ giảm xuống rất nhiều do không có nhu cầu sử dụng công nghê hiện đại. Đồng thời, các xe có thể được tăng cường khả năng tác chiến bằng các module hỏa lực đa nhiệm tầm gần, giải quyết các vấn đề chống lực lượng trực thăng săn tăng. Ví dụ: Module pháo tự động 30mm kết hợp với súng máy song song DTM 7,62mm, với 2 ống phóng tên lửa phòng không Igla, góc bắn của súng có thể lên đến 80o, xe bộ binh cơ giới hạng nặng với 12 chiến sĩ bộ binh cơ giới đặc nhiệm và kíp lái 3 người có thể giải quyết được các nhiệm vụ phức tạp trên đường phố hoặc chống lực lượng đổ bộ đường biển, đường không. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đường biên giới chống xung đột khu vực.

Thân xe được cắt và hàn bằng công nghệ hiện đại, thay đổi hệ thống chuyển động mới hơn, hệ thống điều khiển hỏa lực công nghệ cao đang được bán rẻ và rộng rãi trên thị trường. Với các nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa hiện đại, các nhà máy sửa chữa xe cơ giới bánh hơi và bánh xích hoàn toàn có thể làm cho các thế hệ xe tăng cũ như T-54, T-55 của Việt Nam có thể hồi sinh, trẻ hóa và tiếp tục đảm nhiệm các nhiệm vụ vinh quang trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc./.

Trịnh Thái Bằng/Tiền Phong

Lính pháo Cô Tô kiêu hãnh rèn quân giữ đảo

Giữa cái nắng chói chang, lính pháo binh đảo Cô Tô vẫn miệt mài luyện tập, đảm bão sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng vùng Đông Bắc của Tổ quốc.



Luyện tập nội dung ngắm bắn mục tiêu vận động trên biển
Luyện tập nội dung ngắm bắn mục tiêu vận động trên biển.


Kiêu hãnh trước biển


Những ngày hè nóng nực như thử thách cán bộ, chiến sĩ Đại đội pháo binh 85 mm, Tiểu đoàn đảo Cô Tô (Trung đoàn 242, Quân khu 3) trong thực hiện đợt thi đua cao điểm “Ghi sâu lời Bác, quyết tâm giành 3 nhất” mà Tiểu đoàn đảo Cô Tô vừa phát động.

Trên trận địa, nòng pháo 85 mm kiêu hãnh vươn ra biển cả, Thiếu úy Trần Ngọc Hưng, Trung đội trưởng Trung đội 1 khẩu lệnh dõng dạc: “Trung đội bắn tàu vận động từ phải qua trái, chiếc đi đầu khẩu đội 1, chiếc đi sau khẩu đội 2 đạn nổ, ngòi nổ ngay, liều xuyên, cự …cao thấp không, độ hướng …ngắm chính giữa đón mép trước một phần hai thân, một phát nạp đạn…”, lập tức các khẩu đội trưởng truyền lệnh theo. Khẩu lệnh luyện tập đanh thép vang lên át cả tiếng sóng biển ầm ì vỗ bờ cùng tiếng ve kêu râm ran.

Các pháo thủ thực hiện nhanh, gọn, dứt khoát và chuẩn xác từng thao tác. Gạt những giọt mồ hôi trên khuôn mặt sạm đen, Trung sĩ Nguyễn Tiến Thông chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo khẩu đội trưởng tại Trường Quân sự Quân khu tôi về nhận công tác tại đơn vị, đảm nhiệm chức vụ khẩu đội trưởng, mới đầu bản thân còn nhiều bỡ ngỡ vì thời gian thực hành trên pháo 85 mm chưa nhiều, song được cán bộ các cấp trong đơn vị truyền đạt kinh nghiệm thực tế, bản thân tích cực học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nên giờ đây có khả năng chỉ huy khẩu đội bắn nhanh, chính xác hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống”.

Bám sát đơn vị luyện tập, Thiếu úy Bùi Quang Thách, Phó đại đội trưởng quân sự đại đội pháo binh 85 mm, cho biết: Với nhiệm vụ được giao là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thời gian qua, đơn vị thực hiện huấn luyện theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đêm, huấn luyện dã ngoại, chú trọng huấn luyện cả kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh và rèn luyện thể lực cho bộ đội.

Pháo thủ số 1 liên tục quan sát phát hiện mục tiêu
Pháo thủ số 1 liên tục quan sát phát hiện mục tiêu.


Đối phó mọi tình huống


Theo Thiếu úy Bùi Quang Thách, nhằm nâng cao kết quả huấn luyện, ngoài thực hiện huấn luyện theo đúng tiến trình biểu của cấp trên, đơn vị tập trung bồi dưỡng cho trung đội trưởng, khẩu đội trưởng, pháo thủ số 1 những nội dung liên quan đến ngắm bắn mục tiêu cố định và vận động trên biển; quá trình huấn luyện, chú trọng luyện tập các bài bắn trực tiếp, làm bè bố trí trên biển theo sát dự kiến các tình huống xảy ra; thường xuyên thay đổi vị trí các pháo thủ để chiến sĩ nắm và thuần thục động tác, sẵn sàng thay thế thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống; sau mỗi buổi luyện tập, đơn vị kịp thời rút kinh nghiệm những hạn chế, khuyết điểm.

Cùng với nâng cao chất lượng huấn luyện, việc rèn luyện sức khỏe cho bộ đội được chú trọng, hàng tuần đơn vị tổ chức hành quân rèn luyện cự ly từ 10-11 km, thường xuyên tập bổ trợ các nội dung nâng cao sức khỏe cho bộ đội.


Lính đảo chăm sóc cây được ví như 'khẩu súng thần công' trên đảo. Ảnh: QĐND
Lính đảo chăm sóc cây được ví như 'khẩu súng thần công' trên đảo. Ảnh: QĐND.


Trung tá Nguyễn Đức Lưu, Trợ lý pháo binh Trung đoàn 242, Quân khu 3, cho biết: Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là đặc điểm chung của các đơn vị pháo binh toàn trung đoàn; để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chiến sĩ pháo binh được tuyển chọn về các đơn vị trong trung đoàn phải bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe, văn hóa.

Thời gian qua, ngành pháo binh chủ động tham mưu cho chỉ huy trung đoàn chỉ đạo các đơn vị kết hợp giữa hồ sơ và thực tế để tuyển chọn chiến sĩ tại các đơn vị huấn luyện tân binh toàn trung đoàn. Hàng năm, trung đoàn mở lớp tập huấn cán bộ cho lực lượng pháo binh trung đoàn, thành phần từ trung đội trưởng trở lên, tập trung vào các nội dung: Bắn pháo và đo đạc pháo binh; hợp luyện đại đội…

Bên cạnh đó, chế độ kiểm tra định kỳ vũ khí, trang bị, khí tài được đơn vị thực hiện theo đúng quy định của ngành kỹ thuật Quân khu, kịp thời phát hiện những hư hỏng báo cáo chỉ huy trung đoàn đề nghị cấp trên sửa chữa, bảo đảm tốt vũ khí trang bị phục vụ nhiệm vụ SSCĐ.


Phút thảnh thơi của lính đảo giữa biển trời sông nước bình yên. Ảnh: VNQĐ
Phút thảnh thơi của lính đảo giữa biển trời sông nước bình yên. Ảnh: VNQĐ.

                                                                                      

        Lê Minh Thiện/Tiền Phong

Ấn Độ đủ sức vào top 3 cường quốc không quân thế giới?

Trang mạng Thông tin CNQP Nga ngày 18/06 đưa tin, song song với việc hợp tác đầu tư với Nga để chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA, không quân Ấn Độ còn đẩy mạnh phát triển loại máy bay thế hệ thứ 5 của riêng mình theo kế hoạch “Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến” (AMCA).



Tại triển lãm hàng không quốc tế Bangalore tổ chức vào tháng 2 năm nay, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã trưng bày mô hình của AMCA. So với mô hình được công khai lần đầu tiên năm 2011, rõ ràng là người Ấn Độ đã có sự điều chỉnh về thiết kế ngoại hình khí động học của nó.

Từ hiện tượng phát triển song song của 2 dự án FGFA và AMCA, một số chuyên gia quân sự cho rằng, có khả năng dự án riêng của Ấn Độ sẽ được dùng để thay thế cho kế hoạch hợp tác phát triển với Nga. Thế nhưng, cũng không loại trừ, Ấn Độ sẽ đồng thời phát triển cả 2 loại vì chúng có tính chất hoàn toàn khác nhau.

Biên đội không quân “Liên hiệp quốc” của Ấn Độ




Khi trả lời những câu hỏi có liên quan đến tương lai của AMCA, Nguyên soái, Tham mưu trưởng không quân Ấn Độ Norman Anil Kumar Browne đã từ chối so sánh chỉ tiêu tính năng của 2 loại máy bay này. Ông nhấn mạnh, AMCA sẽ tiếp tục được thực hiện độc lập đúng theo kế hoạch quốc gia, đặc biệt là về các hệ thống thiết bị và hệ thống động lực của máy bay.



Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA hợp tác phát triển với Nga



Theo tin cho biết, rất có khả năng AMCA sẽ được trang bị loại động cơ quốc nội Kaveri. Loại động cơ này nguyên là sản phẩm được phát triển dành cho dự án máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA. Thế nhưng, do một số vấn đề về công nghệ, nó đã ra đời muộn hơn dự kiến, làm Ấn Độ buộc phải mua động cơ F-404 của Mỹ (sau này có thể được thay bằng phiên bản cải tiến của nó là F-414) để lắp đặt cho chúng.



Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 AMCA do Ấn Độ tự sản xuất




Môt số nhà phân tích cho rằng, sở dĩ Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh dự án AMCA, là do một số hoài nghi về triển vọng của FGFA. Nguyên soái Browne cho biết, FGFA được chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 của Nga. Khi tiến hành các hạng mục, rất khó để tuân thủ đúng theo tỷ lệ hợp tác 50 - 50 như phía Nga đề nghị.



Máy bay vận tải C-17 của Mỹ




Ngoài ra, Ấn Độ cũng hoài nghi về trình độ công nghệ của Nga trong một số lĩnh vực. Một vài chuyên gia công nghệ Ấn Độ cho rằng, trong vật liệu chế tạo T-50, tỷ lệ kim loại vẫn còn chiếm phần lớn. Điều này phản ánh một vấn đề là trình độ công nghệ trong sản xuất vật liệu tổng hợp của Nhà sản xuất Sukhoi vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, tỷ lệ composite ở nguyên liệu thiết kế máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA của Ấn Độ đã lên tới 43%.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-30MKI của Nga




Ngay từ năm 2006, Ấn Độ đã độc lập tự nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 AMCA, để điền vào khoảng trống giữa thế hệ máy bay chiến đấu hạng nhẹ quốc nội Tejas, máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI do Nga sản xuất và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA hợp tác nghiên cứu với Nga trên cơ sở của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FAK FA Sukhoi T-50.



Máy bay trinh sát chống ngầm P-8I nhập khẩu của Mỹ



Loại máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ thứ 5 AMCA có trọng lượng cất cánh khoảng 19-20 tấn. Theo kế hoạch, nó sẽ tiến hành bay thử vào năm 2019 và đến năm 2025 sẽ được đưa vào trong biên chế của không quân Ấn Độ, kế hoạch sản xuất của AMCA dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 15 năm.



Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Rafale của Pháp




Tháng 8/2012, không quân Ấn Độ tuyên bố, trong vòng 20 năm, tổng vốn hợp tác đầu tư với Nga trong chương trình phát triển FGFA ước chừng khoảng 35 tỷ USD (bao gồm cả chi phí nghiên cứu phát triển và mua sắm). Căn cứ vào kế hoạch ban đầu, đến năm 2014 Ấn Độ sẽ nhận được nguyên mẫu đầu tiên.

Trước đây, Ấn Độ hy vọng đến năm 2017 sẽ được trang bị loạt máy bay đầu tiên. Thế nhưng cách đây không lâu, Bộ quốc phòng nước này đã phải thừa nhận là nhà thầu Sukhoi không thể hoàn thành kế hoạch này đúng theo tiến độ, dẫn đến kéo dài thời hạn bàn giao máy bay. Dự kiến, nguyên mẫu thứ 2 và thứ 3 sẽ lần lượt được bàn giao vào năm 2017 và 2019.


Máy bay cảnh báo sớm Phalcon, Ấn Độ mua của Israel


Hiện tổng quân số lực lượng không quân Ấn Độ vào khoảng hơn 110.000 người, trang bị khoảng trên 1600 máy bay các loại, trong đó lực lượng máy bay ném bom và máy bay chiến đấu chủ lực là hơn 700 chiếc, được biên chế thành 45 liên đội máy bay chiến đấu không quân. Các loại máy bay này cũng thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới như: MiG-29K, Su-30MKI, FGFA của Nga, Mirager-2000 và Rafale của Pháp, Jaguar của Anh…



Máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 4 Tejas do Ấn Độ tự sản xuất




Không quân Ấn Độ được các chuyên gia quân sự trên thế giới xếp hạng thứ 4 về quy mô lực lượng và đứng thứ 5 về năng lực tác chiến. Ngoài ra, Ấn Độ còn có lực lượng không quân bảo đảm thuộc loại mạnh nhất thế giới, với các loại máy bay trinh sát và tác chiến điện tử, máy bay cảnh báo sớm Embraer EMB 145, Phalcon, IL-76 mua từ Brazil, Israel và Nga; máy bay trinh sát chống ngầm P-8I của Mỹ, IL-38SD của Nga; máy bay vận tải hạng nặng của C-17 và C-130 của Mỹ, IL-76 của Nga…
Máy bay tiêm kích hạm MiG-29K do Nga sản xuất  

Đến giai đoạn 2020 - 2025, không quân Ấn Độ sẽ có một biên đội máy bay chiến đấu hùng hậu, bao gồm đầy đủ các loại từ hạng nhẹ, hạng trung cho đến hạng nặng, từ máy bay thế hệ thứ 3 cho đến thứ 5, được xây dựng theo một mô hình hoàn hảo, kết cấu hợp lý, có lực lượng máy bay hiện đại, tinh nhuệ, năng lực tác chiến rất mạnh. Đến thời điểm đó, Ấn Độ có khả năng vượt qua Trung Quốc để lọt vào top 3 cường quốc không quân hàng đầu thế giới.

Nguyễn Ngọc
Theo “Mạng thông tin CNQP”/Nga/ANTĐ
Trang chu