CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Những máy bay có thiết kế kỳ dị

Với khả năng sáng tạo vô biên, các kỹ sư trên thế giới đã chế tạo ra những chiếc máy bay có hình thù quái dị với những khả năng vô cùng độc đáo.
Các máy bay đang hoạt động trên thế giới ngày nay thường được chế tạo với đôi cánh dài và xuôi về phía sau cùng thân máy bay khá dài và thon. Tuy vậy, trong một số trường hợp các kỹ sư đã thiết kế ra những chiếc máy bay với hình dáng khí động học siêu dị.
Các nhà thiết kế muốn tạo ra một lối đi mới hoặc tạo nên một máy bay với những khả năng độc đáo, tuy nhiên, do quá “độc” nên những mẫu máy bay này đã không thể đi vào hoạt động một cách chính thức.

Trung Quốc tập trận lớn với vũ khí hạng nặng

Nga và Trung Quốc đang tiến hành một cuộc tập trận chống khủng bố chung rầm rộ ở khu vực Urals. Hôm 3/8, cuộc tập trận này bắt đầu bước vào giai đoạn tích cực, một phát ngôn viên của Quân khu miền Trung Nga cho biết.
Nga và Trung Quốc gần đây liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận chung với nhau.

Nhật Bản sắp hạ thủy chiến hạm thế kỷ

Các bức ảnh mới công bố cho thấy Nhật Bản sắp hạ thủy tàu sân bay trực thăng khủng 22DDH được xem là tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Tukymilitary, trang mạng chia sẽ hình ảnh quân sự hàng đầu Trung Quốc, đã đăng tải các bức ảnh mới nhất về quá trình đóng tàu sân bay trực thăng 22DDH. Đây là loại tàu chiến lớn nhất được đóng tại Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. 22DDH được đánh giá là một chương trình tàu chiến thế kỷ nhằm nâng cao sức mạnh cho Hải quân Nhật Bản trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trung Quốc bí mật đóng tàu sân bay nội địa

Các bức ảnh mới nhất từ nhà máy đóng tàu Thượng Hải cho thấy, Trung Quốc đang khởi đóng một tàu sân bay nội địa đầu tiên.
Tukumilitary, trang mạng chia sẽ hình ảnh quân sự hàng đầu Trung Quốc, đã cho đăng tải một số hình ảnh về một khu vực bí ẩn tại nhà máy đóng tàu Thượng Hải. Theo đó, nhà máy này đang khởi đóng một tàu sân bay nội địa đầu tiên.
Khu vực trong ngoặc đỏ được cho là nơi đang tiến hành đóng mới một tàu sân bay tại nhà máy đóng tàu Thượng Hải.

Interpol đưa ra cảnh báo an ninh toàn cầu

VOV.VN -Interpol khuyến cáo các nước tăng cường cảnh giác trước các vụ tấn công của tù nhân vượt ngục ở Iraq, Libya và Pakistan
Ngày 3/8, Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) đã đưa ra cảnh báo an ninh toàn cầu, khuyến cáo các nước thành viên cần phải tăng cường cảnh giác trước các vụ tấn công sau khi một loạt các vụ tù nhân vượt ngục xảy ra tại Iraq, Libya và Pakistan.
Cảnh sát đứng gác bên ngoài  nhà tù Abu Ghraib  (ảnh: AP)

Mỹ lên án vụ đánh bom gần Đại sứ quán Ấn Độ tại Afghanistan

VOV.VN -Ngày 3/8, Mỹ đã lên án vụ đánh bom gần Đại sứ quán Ấn Độ tại Afghanistan làm ít nhất 12 người chết và 24 người khác bị thương.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết, Mỹ cực lực lên án vụ đánh bom gần Đại sứ quán Ấn Độ khiến nhiều dân thường thiệt mạng tại thành phố Jalalabad, tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan.
Cảnh sát Ấn Độ đứng gần hiện trường của vụ đánh bom  (ảnh: The New York Times)

Mỹ: Suýt bị cảnh sát bắn chết vì quay phim với súng

Một cảnh quay phim ở Mỹ suýt nữa đã trở thành hiện trường của một vụ nổ súng đẫm máu, khi cảnh sát nhầm tưởng hoạt động diễn xuất với một vụ cướp. Trong vài giây ngắn ngủi, một nhóm 8 viên cảnh sát Los Angeles đã chĩa súng nhằm vào một nhóm làm phim của một trường cao đẳng địa phương đang quay cảnh cướp tại một cửa hàng cà phê. Một diễn viên đã lập tức buông ngay khẩu súng trường tấn công giả mà anh ta đang cầm trên tay. 



Nga chi gần nửa tỷ USD mua 'kẻ hủy diệt' Mi-8

VTC News) - Hãng thông tấn RIA nói Bộ Quốc phòng Nga vừa ký hợp đồng mua trực thăng Mi-8 AMTSh trị giá 380 triệu USD với công ty cung cấp trực thăng nước này.
380 triệu USD trên bao gồm 40 chiếc trực thăng vận tải tấn công Mi-8AMTSh, vốn được mệnh danh là 'Kẻ hủy diệt' trong số các trực thăng Nga.
Bản hợp đồng được ký kết giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov và Giám đốc điều hành công ty trực thăng Nga Dmitry Petrov.
Theo ông Petrov, những chiếc trực thăng Mi-8AMTSh đầu tiên sẽ được bàn giao vào đầu năm tới.
trực thăng nga
Trực thăng Mi-8 của Nga khi chưa gắn vũ khí

Nhật Bản phóng tàu mang vệ tinh Việt Nam lên không gian

Sáng nay 4.8, Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) đã phóng tàu vũ trụ vận tải thứ tư của mình là HTV4 mang theo 3,6 tấn hàng hóa đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), trong đó có một vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam.
Theo thông tin từ website JAXA, tên lửa đẩy H-IIB mang theo HTV4 (còn có tên KOUNOTORI4) rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima vào lúc 4 giờ 48 phút sáng 4.8 (giờ Nhật).
Sau khi bay vào không gian được 14 phút 59 giây, tàu HTV4 đã được xác nhận tách thành công khỏi tên lửa đẩy để thẳng hướng đến ISS. Dự kiến HTV4 đến kết nối với ISS vào ngày 9.8 tới.
Nhật Bản phóng tàu mang vệ tinh Việt Nam lên không gianTàu HTV4 rời bệ phóng tại Tanegashima - Ảnh: Reuters/NASA

Trung Quốc sắp xây xong tòa nhà cao nhất

Một lễ cất nóc vừa diễn ra trong ngày 3/8 tại tòa nhà cao nhất Trung Quốc đang được xây dựng ở Thượng Hải. Với chiều cao 632 mét, tháp Thượng Hải nằm ở quận Pudong của thành phố sẽ là công trình cao thứ hai thế giới, chỉ đứng sau tháp Burj Khalifa của Dubai, với chiều cao tới 829,8 mét. 
Sau lễ cất nóc, công nhân sẽ chuyển sang giai đoạn hoàn thiện nội thất của tòa nhà. Khi hoàn tất vào năm tới, tháp Thượng Hải sẽ có các không gian văn phòng và bán lẻ, một khách sạn cao cấp và một bảo tàng ở trong nó. "Tôi rất tự hào" - Wu Weiming, người tham gia lắp đặt xà rầm cuối cùng trong lễ cất nóc, đã nói với các phóng viên.
Trung Quốc sắp xây xong tòa nhà cao nhất
Tháp Thượng Hải là đứa con tinh thần của công ty kiến trúc Mỹ Gensler. Tòa tháp làm từ thép và kính này có hình xoắn, cao 121 tầng.

Hợp tác ASEAN - Trung Quốc duy trì ổn định tại khu vực

Diễn đàn Cao cấp kỷ niệm 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc (2003-2013) vừa diễn ra tại Bangkok (Thái Lan).

Tham dự có các quan chức cao cấp, các học giả và nhà nghiên cứu của các nước ASEAN và Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự.

Các đại biểu đã chia sẻ ý kiến và đề xuất các biện pháp để củng cố hơn nữa mối quan hệ và hợp tác trong thời gian tới giữa ASEAN và Trung Quốc như tăng cường đối thoại, tham vấn và hợp tác về chính trị, an ninh, vì hòa bình, ổn định và phát triển; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; triển khai hiệu quả hơn nữa các hiệp định và cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Các đại biểu cũng khẳng định tầm quan trọng của đối tác và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông. 

Nhật Bản phóng thành công tên lửa H2B vào vũ trụ

(Ảnh: Skynews)

Nhật Bản phóng tàu mang vệ tinh Việt Nam lên không gian

Sáng nay 4.8, Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) đã phóng tàu vũ trụ vận tải thứ tư của mình là HTV4 mang theo 3,6 tấn hàng hóa đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), trong đó có một vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam.
Theo thông tin từ website JAXA, tên lửa đẩy H-IIB mang theo HTV4 (còn có tên KOUNOTORI4) rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima vào lúc 4 giờ 48 phút sáng 4.8 (giờ Nhật).
Sau khi bay vào không gian được 14 phút 59 giây, tàu HTV4 đã được xác nhận tách thành công khỏi tên lửa đẩy để thẳng hướng đến ISS. Dự kiến HTV4 đến kết nối với ISS vào ngày 9.8 tới.
Tàu HTV4 rời bệ phóng tại Tanegashima
Tàu HTV4 rời bệ phóng tại Tanegashima

Mỹ điều vũ khí “khủng” tới CA-TBD “bao vây” Trung Quốc

Tương lai gần, Mỹ sẽ điều những chiến đấu cơ hiện đại nhất như F-35, F-22, B-2 và siêu trinh thám cơ Global Hawk tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tờ Chính sách Ngoại giao (Mỹ) dẫn lời quan chức cấp cao Không quân Mỹ, năm nay nước này sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương, sẽ triển khai máy bay chiến đấu đến các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Singapore, Australia, hình thành thế bao vây Trung Quốc.
Tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương tướng Herbert Carlisle cho biết, Không quân Mỹ sẽ triển khai lượng lớn máy bay chiến đấu F-22, F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2 tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hệ thống mô phỏng tàu Gepard 3.9 giúp học viên được thực hành nhiều hơn, phương pháp dạy và học cũng được đổi mới theo hướng tích cực.
Theo Đoàn tùy viên quân sự các nước tại Việt Nam đến tham quan Trung tâm Huấn luyện mô phỏng Học viện Hải quân, chúng tôi rất ấn tượng khi đội ngũ huấn luyện kíp tàu giới thiệu về các tính năng, cấu tạo hiện đại của Hệ thống mô phỏng Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Liêm, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện mô phỏng Học viện Hải quân, cho biết: “Trung tâm Huấn luyện mô phỏng của Học viện Hải quân được thành lập từ tháng 5/2012. Hiện trung tâm được trang bị 4 hệ thống mô phỏng, gồm: Hệ thống mô phỏng tác chiến ASTT; hệ thống mô phỏng huấn luyện chiến thuật; hệ thống mô phỏng Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và hệ thống mô phỏng Tàu tên lửa 1241.8”.
Cabin điều khiển của hệ thống mô phỏng Tàu hộ vệ Gepard 3.9 tại trung tâm của Học viện Hải quân.

Trung Quốc phát sốt trước tốc độ đóng tàu sân bay Nhật – Ấn

hời gian qua, các phương tiện truyền thông Trung Quốc rất quan tâm đến tình hình phát triển vũ khí, trang bị của các nước láng giềng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 1 và 2 tháng 8 đã liên tiếp đăng tải loạt ảnh và bày tỏ sự quan ngại, về tiến độ các dự án đóng tàu sân bay của Nhật Bản và Ấn Độ.
Thời gian qua, tiến độ đóng tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất 22DDH của Nhật Bản luôn là tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Ngày 15/7 vừa qua, trên trang Web của lực lượng tự vệ trên biển (hải quân Nhật Bản) đã công bố thông tin, nghi lễ hạ thủy và đặt tên chính thức cho chiếc tàu sân bay trực thăng đầu tiên lớp 22DDH đầu tiên của Nhật Bản, sẽ được tổ chức vào ngày 06/08/2013.
Tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH được thiết kế theo mô hình tàu đổ bộ tấn công F-35B của Mỹ
Tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH được thiết kế theo mô hình tàu đổ bộ tấn công F-35B của Mỹ
Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất lớp 22DDH, được Nhật gọi là tàu khu trục chở trực thăng, có lượng giãn nước tiêu chuẩn 24.000 tấn, tối đa 27.000 tấn, trang bị 3 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx, 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không Ram. Dự kiến tàu sân bay này, sẽ được đưa vào biên chế chính thức của lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản, vào tháng 3/2015.
Bức ảnh chụp tháng 1 vừa qua, 22DDH cơ bản chưa thành hình
Bức ảnh chụp tháng 1 vừa qua, 22DDH cơ bản chưa thành hình

Lộ diện 10 tàu tuần tiễu Nhật Bản “cho” Philippines

Thời gian qua, Philippines đã thay đổi chiến lược quân sự: hướng về Biển Đông, tìm kiếm đối tác hợp tác quân sự và đẩy mạnh mua sắm trang bị, vũ khí…
Vào ngày 27/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai nước đã ký kết hiệp định hợp tác chiến lược, nhằm nâng cao năng lực phòng thủ cho lực lượng hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và cảnh sát biển, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ các nguồn lợi hải dương, đặc biệt là trên biển Đông và Hoa Đông.
Lộ diện 10 tàu tuần tiễu Nhật Bản “cho” Philippines
Lộ diện 10 tàu tuần tiễu Nhật Bản “cho” Philippines

Lộ diện “siêu vũ khí” của Trung Quốc?

Những bức ảnh được đăng tải trên một trang web quốc phòng của Trung Quốc gần đây cho thấy dường như Bắc Kinh đã bắt đầu những giai đoạn đầu tiên của dự án đóng siêu tàu sân bay mới.
Tạp chí Business Insider trích lời chuyên gia quân sự và vũ khí người Mỹ David Axe nhận định tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay của Trung Quốc không đủ khả năng để chống lại các phương tiện hải quân hiện đại, nên nước này đang nỗ lực đóng một tàu sân bay mới lớn hơn.
Bức ảnh cho thấy Trung Quốc đang đóng siêu tàu sân bay
Bức ảnh cho thấy Trung Quốc đang đóng siêu tàu sân bay

Tuần dương hạm Nga vượt Đại Tây Dương đến Cuba

Lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga dẫn đầu bởi tuần dương hạm tên lửa Moska sẽ đến Cuba trong hôm nay (3/8) bắt đầu chuyên thăm chính thức kéo dài 5 ngày tới quốc gia Mỹ Latinh này.
Thông tin trên vừa được người phát ngôn của Hạm đội Biển Đen của Nga đưa ra hôm qua (2/8).
Tàu Moskva, mang cờ của Hạm đội Biển Đen được hộ tống bởi tàu khu trục lớp Udaloy – Phó Đô đốc Kulakov từ Hạm đội Bắc và tàu chở dầu Ivan Bubnov.
“Lực lượng đặc nhiệm sẽ cập cảng Havana vào ngày thứ Bảy sau một chuyến hành trình dài vượt Đại Tây Dương”, Hạm trưởng – Vyacheslav Trukhachev hôm qua cho hay.
Trong chuyến thăm này, các tàu sẽ được mở cửa cho công chúng tham quan và thủy thủ đoàn sẽ tham gia một số sự kiện thể thao và văn hóa với phía Cuba, quan chức trên cho biết.
Cuba từng là đồng minh thân cận của Liên Xô dưới thời Chiến tranh Lạnh nhưng mối quan hệ này nguội đi sau khi Liên Xô tan rã.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng, chuyến thăm là dấu hiệu cho thấy mong muốn được “thắp sáng” mối quan hệ quân sự với Cuba ở Caribbean của Nga.
Gần đây, Nga đã một số lần khẳng định rằng Havana là đối tác truyền thống và chiến lược quan trọng nhất của Moscow tại Mỹ Latinh.
Theo lịch trình, sau khi thăm Cuba, các tàu chiến Nga sẽ đến thủ đô Caracas của Venezuela và cảng Corinto ở Nicaragua.
ĐK (RIA)

Trung Quốc “khoe” tòa nhà cao nhất nước

Tháp Thượng Hải sẽ là tòa nhà cao nhất Trung Quốc.
Tháp Thượng Hải sẽ là tòa nhà cao nhất Trung Quốc.

Tổng thống Philippines tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam

VOV.VN - Tại cuộc gặp, Tổng thống B. Aquino khẳng định Philíppines luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tranh cãi về vũ khí khắc chế Trung Quốc của Mỹ

Mặc dù bị chỉ trích về sự bền bỉ trong tác chiến trên biển, nhưng tàu chiến đấu ven biển (LCS) của Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục được triển khai theo kế hoạch dự phòng cuộc đối đầu bùng phát do căng thẳng lên cao ở phía tây Thái Bình Dương, một quan chức hải quân cao cấp của Mỹ đã khẳng định trong phiên điều trần hôm 25.7.
Là siêu tốc có khả năng hoạt động ở vùng nước nông, nhưng tàu tác chiến ven biển (LCS) của hải quân Mỹ vẫn gặp sự cố kỹ thuật trong giai đoạn triển khai ban đầu, theo bài phân tích hôm 29.7 trên tờJane's Navy International.

Philippines mua tàu Pháp để tuần tra biển Đông

Philippines thông báo vào hôm nay 3.8 rằng nước này sẽ mua một tàu của hải quân Pháp để tăng cường lực lượng ở biển Đông, nơi nước này hiện có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Chiếc tàu La Tapageuse đóng cách đây 26 năm nhiều khả năng sẽ là chiếc đầu tiên trong số các tàu Pháp được trang bị cho tuần duyên Philippines ở biển Đông, theo AFP.
Chiếc tàu tuần tra dài 54,8 mét có giá 6 triệu euro (7,97 triệu USD) và sẽ được chuyển giao cho Philippines vào tháng 8 năm tới, theo thông báo của tuần duyên nước này.
 Philippines mua tàu Pháp để tuần tra biển Đông Tàu BRP Ramon Alcaraz về đến vùng biển Philippines hôm 2.8 - Ảnh: AFP

Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.
Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.
- Thưa ông, có những ý kiến cho rằng các loại vũ khí khí tài được đưa từ Liên Xô sang Việt Nam là loại đã lạc hậu?
Theo tôi, vào thời điểm bấy giờ thì đó là những trang bị hiện đại nhất. Ví dụ như tiêm kích phản lực MiG-21, chính trên những máy bay này các phi công Việt Nam đã bắn rơi cả “thần sấm” F-105 hay “pháo đài bay” B-52. Trong những năm chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay của Không quân, Hải quân Mỹ.
 Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.

Hệ thống mô phỏng tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam

Trung tâm Huấn luyện mô phỏng của Học viện Hải quân được thành lập tháng 5/2012 nhằm tăng cường hiệu quả huấn luyện cho các thủy thủ. Hiện trung tâm được trang bị 4 hệ thống mô phỏng, gồm: Hệ thống mô phỏng tác chiến ASTT; hệ thống mô phỏng huấn luyện chiến thuật; hệ thống mô phỏng Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và hệ thống mô phỏng Tàu tên lửa 1241.8.
Thông tin trên được Thượng tá Nguyễn Ngọc Liêm, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện mô phỏng Học viện Hải quân, cho biết.
Khi chưa có các trang bị, học viên được huấn luyện tại các phòng thực hành thực nghiệm theo từng chuyên ngành và huấn luyện tổng hợp tại Trung tâm huấn luyện thực hành, một thời gian trước khi tốt nghiệp học viên đi tiếp cận thực tế ở các đơn vị… Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Nguyễn Văn Thắng, Giảng viên Trung tâm mô phỏng Tác chiến, chia sẻ:

Báo Anh: Việt Nam tăng cường tuần tra biển, phát triển vũ khí

Tạp chí Jane đánh giá, trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng trang bị các thiết bị quân sự mới phục vụ tuần tra biển, đồng thời tăng cường phát triển các thiết bị quân sự mới với sự giúp đỡ chủ yếu từ Nga.
BBT tiếp tục trích dẫn phần tiếp theo trên bài viết đánh giá tổng quan sức mạnh quân sự Việt Nam đăng trên tạp chí quốc phòng Jane Defense Weekly (Anh) hôm 23/7 của chuyên gia quân sự Anh Jon Grevatt.
Việt Nam tăng cường tuần tra biển, củng cố sức mạnh

Các bước đi cơ bản trong quá trình hiện đại hóa quân sự cũng đã thúc đẩy việc tái cơ cấu các thành phần của quân đội Việt Nam và đề ra các biện pháp hoạt động có thể liên quan trực tiếp tới những nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố ảnh hưởng của mình tại Biển Đông. Bao gồm thành lập Cục cảnh sát biển Việt Nam như một đơn vị độc lập thuộc Bộ Quốc phòng, ban hành luật pháp để tăng cường sự kiểm soát của Việt Nam đối với vùng biển thuộc quyền tài phán trên Biển Đông, tái tuần tra trên không và trên biển dọc theo bờ biển dài 3.400 km của Việt Nam và trên 1.4 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Trước đây, Cục Cảnh sát biển trực thuộc Hải quân nhân dân Việt Nam, vào năm 2008, lực lượng này đã tách ra hoạt động độc lập, trong một động thái nhằm đưa đội ngũ bảo vệ bờ biển như một cơ quan có quyền lực can thiệp, tuy nhiên để tránh sự leo thang tiềm tàng, sẽ không duy trì các liên kết quân sự trực tiếp. Trách nhiệm của cảnh sát biển bao gồm thực thi luật hàng hải trên 4 khu vực của nó, gồm các vùng lãnh hải của Việt Nam và đặc khu kinh tế.
Hải quân Việt Nam đang không ngừng tăng cường năng lực tuần tra bằng các thiết bị quân sự mới.
Trong khi đó, Hải quân Việt Nam đã trải qua tái cơ cấu từ năm 2009-2010 để phát triển một cánh tay hải không quân hoạt động giữa 5 vùng của mình. Quá trình này đã chứng kiến sự kế thừa của Hải quân từ các tài sản hàng không được nâng cấp bao gồm cả máy bay trực thăng tác chiến chống tàu ngầm Kamov Ka-28 “Helix”. Năng lực của Hải quân Việt Nam đang được tăng cường hơn nữa bằng việc sắp tiếp nhận 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter từ công ty Viking Air Canada, việc này sẽ hình thành cơ sở cho các dịch vụ của đơn vị tuần tra cố định đầu tiên.
Hoạt động trinh sát của Không quân Việt Nam đang được thực hiện bằng máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 đã tiến hành tuần tra hàng hải thường xuyên trên vùng biển Đông từ năm 2012. Thêm nữa, vào tháng 1 năm 2013, cục Ngư nghiệp mới thành lập của Việt Nam đã giới thiệu một”lực lượng đặc biệt” cũng sẽ tiến hành tuần tra ở các vùng biển tương tự.
Những hoạt động này được hỗ trợ bởi Luật hàng hải Việt Nam, có hiệu lực vào năm 2013, trong đó yêu cầu tất cả các tàu hải quân nước ngoài khi qua vùng biển này phải thông báo tới chính quyền Việt Nam.
Phát triển công nghiệp quốc phòng
Một phần quan trọng trong kế hoạch của Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế và quân sự của mình trong thập kỷ tới là hiện đại hóa cơ sở công nghiệp quốc phòng quốc gia. Tầm quan trọng của lĩnh vực này đã được nhấn mạnh như một ưu tiên quốc gia khi vào tháng 1 năm 2011 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 tuyên bố phát triển công nghiệp quốc phòng là một trong năm mục tiêu chính trong vòng 5 năm tới.
Lý do đằng sau mục tiêu phát triển công nghiệp quốc phòng là để tăng sự tự chủ và hạn chế các điểm yếu trong chiến lược có liên quan đến sự lệ thuộc vào các nguồn cung ứng nước ngoài (ví dụ như các nguồn cung cấp trang thiết bị không đáng tin cậy). Phải thừa nhận rằng việc nâng cao kỹ năng và năng lực trong công nghiệp quốc phòng sẽ hỗ trợ phát triển các lĩnh vực khác định hướng cho sự tăng trưởng, bao gồm năng lượng, IT và giao thông vận tải.
Tàu tên lửa Molniya đầu tiên do Việt Nam tự đóng sẽ sớm được bàn giao cho hải quân trong thời gian tới.
Mức độ hiện nay về năng lực quốc phòng của Việt Nam vẫn là một trở ngại lớn. Theo truyền thống tập trung lực lượng trên mặt đất, ngoài việc sản xuất đạn dược và cải tiến một số loại vũ khí cũ từ Nga/Liên Xô. Trong những năm gần đây, càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc mở rộng sang cách lĩnh vực khác, đặc biệt liên quan tới an ninh hàng hải bao gồm đóng tàu và sản xuất tên lửa.
Minh chứng cho phân tích này, Jane nói rằng nhà máy đóng tàu Ba Son tại TP.HCM đang đóng theo giấy phép 6 tàu hộ tống tên lửa Molniya của Nga, tập đoàn sản xuất tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) cũng đang hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam để sản xuất phiên bản tên lửa chống tàu Kh-35, và tương tự Irkut đang được chuyển giao công nghệ cho Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam (VASA) để sản xuất phương tiện không người lái dựa trên hệ thống Irkut-200.
(BPNT)

La Viện hô hào cắm cờ Trung Quốc xuống đáy Biển Đông để đòi ‘chủ quyền’

Nhân vật nổi tiếng thuộc phe ‘diều hâu’ Trung Quốc, La Viện đã tranh thủ ngày kỉ niệm thành lập quân đội nước này (1/8) để xuất hiện trên truyền hình với hẳn một bài diễn thuyết đầy lý lẽ xảo trá và ngang ngược về tình hình tranh chấp lãnh hải và mưu toan của Trung Quốc.
La Viện một lần nữa nhai lại luận điệu quen thuộc mà ông ta và các nhân vật thuộc phe ‘diều hâu’ vẫn sử dụng mỗi khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, rằng “trước thực tế Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh, các nước khác ghen tị liên tục chọc phá và thách thức” nên Trung Quốc “buộc phải có cách đáp trả”.
La Viện hô hào cắm cờ Trung Quốc xuống đáy biển để đòi ‘chủ quyền’
La Viện hô hào cắm cờ Trung Quốc xuống đáy biển để đòi ‘chủ quyền’

Su-25 Nga ném hàng nghìn quả bom và tên lửa vào mục tiêu

Các chuyến bay huấn luyện được thực hiện vào ban ngày và ban đêm với sự tham gia của hơn 100 nhân viên quân sự, trong đó có 20 phi hành đoàn của Su-25.
Khoảng một nghìn quả bom và tên lửa được máy bay cường kích Su-25 của Quân khu miền Đông (Nga) bắn ném vào những vị trí đặt mục tiêu giả trên mặt đất trong một huấn luyện quân sự thường xuyên vào 1.8 vừa qua.
“Đây là một phần của bài huấn luyện bay chiến đấu thường xuyên của căn cứ không quân của Quân khu miền Đông, đóng quân tại khu vực Trans-Baikal, thử nghiệm trên thao trường không quân liên quan đến việc áp dụng bắn tên lửa và ném bom tấn công vào vị trí có mục tiêu giả và trung tâm chỉ huy địch. Trong quá trình diễn tập sẽ thực hiện khoảng một ngàn vụ đánh bom và bắn tên lửa”, một phát ngôn viên Quân khu miền Đông cho hay.

Nga liên tục thử nghiệm tàu tên lửa mới

Một tàu tên lửa tàng hình mới sẽ bắt đầu được thử nghiệm cùng với Đội tàu trên biển Caspi của Hải quân Nga vào cuối tháng 8, phát ngôn viên Quân khu phương Nam nói với hãng tin RIA Novosti hôm thứ Sáu (2/8).
Theo nguồn tin, con tàu mới mang tên Uglich, là chiếc tàu tên lửa nhỏ thứ hai thuộc đề án 21631. Chiếc đầu tiên là Grad Sviyazhsk đã sẵn sàng trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Theo kế hoạch của Hải quân Nga, cả 2 tàu tên lửa đầu tiên của đề án 21631 sẽ được biên chế vào đội tàu trên biển Caspi sau khi hoàn thành tất cả các bài thử nghiệm và giai đoạn thử nghiệm nhà nước vào cuối năm nay.