CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Phát hiện chất gây bệnh tim trong sữa bột Trung Quốc

Tờ South China Morning Post ngày 8.7 đăng tải một bài phóng sự cho biết ba nhãn hiệu sữa bột trẻ em phổ biến ở Trung Quốc có chứa chất gây ra bệnh tim.
Ba loại sữa bột trẻ em sản xuất tại Trung Quốc gồm: Baby Club của hãng Beingmate, Super của Synutra và Gold của hãng Yili, có chứa chất béo chuyển hóa hay còn gọi là axít béo chuyển hóa, theo kết quả giám định độc lập của South China Morning Post.
Cụ thể, trong 100 gram các loại sữa bột này có chứa 0,4-0,6 gram chất béo chuyển hóa.
Trên bao bì ba loại sữa này không hề ghi có chất béo chuyển hóa, do chính quyền Trung Quốc không yêu cầu, theo South China Morning Post.
Theo South China Morning Post, ba loại sữa kể trên có chứa chất béo chuyển hóa không vượt quá ngưỡng cho phép của chính quyền Trung Quốc và thế giới, tức không quá 0,3%/tổng các loại axít béo trong sản phẩm sữa bột trẻ em.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế Trung Quốc cho biết trẻ em nên tránh tiêu thụ sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa vì tiêu thụ nhiều chất này có nguy cơ làm giảm sự phát triển của mắt, não và gây ra bệnh tim.
Một bà mẹ bế con nhỏ đi mua sữa trong một siêu thị ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên giới hạn tiêu thụ chất béo chuyển hóa ở mức 1-2 gram/ngày. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng khuyến cáo mỗi bữa ăn không nên tiêu thụ quá 0,5 gram chất béo chuyển hóa.
South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia y tế Trung Quốc khuyến cáo các bậc phụ huynh nên có một sự lựa chọn sáng suốt cho con cái mình và hạn chế cho con bú sữa có chứa chất béo chuyển hóa.
“Giữ cho trẻ nhỏ tiêu thụ càng ít chất béo chuyển hóa càng tốt. Trước khi biết ăn, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa. Trẻ uống sữa cả ngày, tức có thể tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa hơn mức khuyến cáo trên thế giới”, ông William Chui Chun-ming, Chủ tịch Hiệp hội dược sĩ Hồng Kông, cho biết.
Ba hãng sữa nêu trên từ chối bình luận thông tin trên tờ South China Morning Post.
Hồi năm 2008, dư luận Trung Quốc chấn động trước vụ sữa bột trẻ em có chứa chất melamine khiến ít nhất 6 trẻ tử vong và khoảng 300.000 trẻ mắc bệnh.
Theo Reuters, do lo ngại về độ an toàn của sữa bột trẻ em nội địa mà nhiều bậc phụ huynh ở Trung Quốc phải thắt lưng buộc bụng, chi nhiều tiền mua sữa ngoại cho con.
(TTVN)

Tư thế thích hợp cho sex vào buổi sáng

Theo các nhà tình dục học, có một số quý ông có ham muốn tột đỉnh vào buổi sáng. Và theo các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này thì trong khoảng một giờ sau khi ngủ dậy, hầu hết quý ông thường có cảm giác "nóng bỏng" trong người, và chỉ cần vài kích thích nhỏ cũng có thể là cho anh ấy thỏa mãn.

Dưới đây là một vài gợi ý cho "giấc mơ bình minh" này của đàn ông:

Do lượng testosterone

Đầu tiên phải kể đến lý do sinh học. Buổi sáng, sau một giấc ngủ buổi đêm, lượng testosterone lên đến cao điểm và tạo cho chàng nhiều cảm xúc tình dục. Ngoài ra, hầu hết đàn ông thức dậy với một "cậu bé khổng lồ" giữa hai chân mình, vậy là chàng muốn được "sử dụng" nó ngay chứ không muốn để nó "xìu" xuống.
Tư thế thích hợp cho sex vào buổi sáng 1

10 câu nói khiến phụ nữ 'ngất lịm'

'Em là bạn thân nhất của anh', 'Em là người phụ nữ đầu tiên trong đời anh', 'Anh yêu em'... là lời tán tỉnh khiến phái đẹp sướng rụng rời.

Nếu có điều gì khiến cánh mày râu băn khoăn, đó chính là tìm được những từ ngọt ngào để "rót" vào tai người phụ nữ họ yêu. Hầu hết đàn ông đồng ý rằng, những lời khen ngợi không bao giờ là đủ với phụ nữ. Càng được nghe nhiều, họ càng muốn nhiều hơn. Vì thế, muốn gây ấn tượng với nàng bằng những điều đơn giản nhất.

Vợ tốt và chồng tốt

Vợ tốt: Là người khéo léo trong giao tiếp vợ chồng. Cô ấy biết bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của bản thân mà không cố tìm cách bắt chồng phải tự hiểu, tự đoán.




Tuyệt đối không cho chồng nhịn đói, mặc rách

GiadinhNet - Đây là lời khuyên cho các chị em nếu không muốn mất tiền triệu, ngoài việc đương nhiên là mất tình cảm vợ chồng.

Dự thảo lần 3 của Nghị định "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" do Bộ Công an soạn thảo cuối cùng đã lại đăng tải công khai để lấy ý kiến nhân dân sau khi gây "sốt" dư luận hồi đầu tháng 6 vì những chuyện như "thả rông", phạt vì nói tục, "mua dâm đồi trụy"...
Việc Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/7 mà Nghị định hướng dẫn bây giờ mới đang trong giai đoạn lấy ý kiến, có thể thấy sự chậm trễ của một số bộ ngành trong nhiệm vụ đưa luật vào cuộc sống.
Tuyệt đối không cho chồng nhịn đói, mặc rách 1
Ngoài việc ngăn chặn bạo lực với phái yếu, dường như dự thảo còn muốn bảo vệ cả cánh mày râu. Ảnh minh họa

5 câu nói khiến đàn ông 'lên mây'

'Anh thông minh thế!', 'Không sao, em hiểu mà', 'Anh nghĩ em nên làm gì?'... là những câu đơn giản, không bóng bẩy nhưng làm chàng sướng âm ỉ.

Phụ nữ thường có xu hướng lãng mạn hóa những điều họ mong muốn được nghe từ các chàng. Đôi khi những lời có cánh được các chàng nói ra chỉ nhằm mục đích chinh phục được trái tim của các nàng, chứ không hẳn là suy nghĩ thực. Trong khi đó, đàn ông cũng thích những lời ngon ngọt nhưng họ muốn được nghe những điều thực tế hơn.
Với đàn ông, bạn không thể dùng những lời có cánh để thuyết phục các chàng, mà còn phải có hành động thiết thực đi kèm, để chàng thấy rằng bạn thực sự tin tưởng và chân thành. Nói những lời từ trái tim và nhắc đi nhắc lại nhiều lần là bí quyết giúp phái nữ chinh phục trái tim sắt đá của cánh mày râu.

7 cách đơn giản hấp dẫn đàn ông

Hầu hết đàn ông luôn bị hấp dẫn bởi những phụ nữ vui vẻ, hoạt bát, có phong cách ăn mặc phù hợp với dáng người.

Chuyên viên tâm lý Trần Đăng Thảo, Văn phòng TT&T, Tổng đài 1088 TP HCM, cho rằng bẩm sinh đàn ông có xu hướng bị cuốn hút bởi phụ nữ, thứ tình cảm này tồn tại cố hữu trong máu của phái mạnh. Có rất nhiều lý do được cánh mày râu đưa ra khi giải thích về việc bị một cô gái nào đó "hớp hồn". Tất nhiên mỗi chàng có một lý do khác nhau dẫn đến trạng thái cảm xúc ấy, nhưng tựu chung lại "đàn ông yêu bằng mắt" là câu nói không bao giờ sai. Thực tế hầu hết tình cảm của đàn ông đến từ ánh mắt trước rồi mới đến các giác quan khác.
7 cách đơn giản hấp dẫn đàn ông 1
  Ảnh minh họa: DEP.

Kĩ thuật "yêu" chuyên nghiệp

Người đàn ông chuyên nghiệp và thiện nghệ trong "chuyện ấy" là một anh chàng có khả năng đưa người tình " lên đỉnh" bằng những phương thức ngọt ngào nhất.



Nhiều nam giới vẫn thắc mắc rằng không hiểu tại sao mình đã làm tất cả mọi việc có thể mà vẫn không đưa người bạn tình "lên đỉnh".


Việc "lên đỉnh" của người phụ nữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi một người đàn ông có ham muốn và được thỏa mãn, anh ta sẽ "lên đỉnh". Nhưng với một người phụ nữ thì hoàn toàn khác.
Có rất nhiều các yếu tố tác động đến việc thăng hoa của người phụ nữ. Nhiều khi, chỉ một yếu tố nhỏ cũng khiến "cuộc vui" không trọn. Do đó, là nam giới, bạn nên cẩn trọng và tinh tế trong từng hành động khi lên giường.
Dưới đây là những bước quan trọng bạn cần lưu tâm khi "vào cuộc" để có thể đánh thức được điểm G của nàng và khiến bạn trở thành một người đàn ông thiện nghệ trong "chuyện ấy".
1. Quan sát trước
Một điều quan trọng của bạn trước khi nhập cuộc đó là phải nhìn lướt qua cơ thể nàng để có một vài nhận xét ban đầu và biết điểm mạnh, điểm yếu của cô ấy. Nếu đó là một người phụ nữ có lợi thế về vòng 1 thì tất nhiên bạn nên dành nhiều thời gian để khám phá "cặp tuyết lê" của nàng.
Còn nếu cô ấy có vòng 3 thật hấp dẫn thì đừng bao giờ quên không chăm sóc khu vực này. Tất nhiên, một cô gái có đôi chân dài thì bạn cũng nên dành những nụ hôn tuyệt vời xuống dưới hai chân của nàng, cô ấy sẽ vô cùng hạnh phúc vì điều đó.

Kĩ thuật "yêu" chuyên nghiệp 1
Hãy là người đàn ông ngọt ngào đến giây phút cuối để mang lại
những giờ phút thăng hoa cho nàng. Ảnh minh họa

Mỹ có thể tránh được sa lầy tại Việt Nam, nếu biết lắng nghe...

Mỹ có thể tránh được sa lầy tại Việt Nam, nếu biết lắng nghe...Binh sĩ Mỹ trên chiến trường Việt Nam.

Ngày 9.7, Hãng thông tấn Anh BBC đã đăng tải bài viết về việc chuyên gia phân tích chiến lược quốc phòng Mỹ Konrad Kellen - thuộc tổ chức tư vấn Rand Corporation - từng đưa ra những phân tích xác thực về việc Mỹ không thể giành được chiến thắng trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Năm 1969, Kellen đề xuất Mỹ phải rút quân về nước trong vòng một năm, nhưng đã không được chính quyền lắng nghe…

Đánh giá sai ý chí Bắc Việt Nam

Kellen là một người Do Thái gốc Đức, nhập cư vào Mỹ. Ông là anh em họ của nhà kinh tế học Albert O Hirshman và nhà bác học Albert Einstein. Kellen gia nhập lực lượng tình báo của quân đội Mỹ trong Đại chiến TG II. Sau chiến tranh, ông trở thành nhà phân tích chính sách của tổ chức uy tín Rand Corporation tại California, nơi thực hiện những đánh giá quốc phòng quan trọng. Và đây cũng là nơi ông đối mặt với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp: Dự án Nhuệ khí và Động cơ Việt Nam (Vietnam Motivation and Morale Project).

Dự án này được khởi tạo bởi chuyên gia quốc phòng Mỹ Leon Goure vào những năm 1960, nhằm tìm hiểu cách thức để bẻ gãy nhuệ khí của quân đội miền Bắc Việt Nam khi đó. Vào thời điểm này, không lực Mỹ đã đánh bom dữ dội miền Bắc Việt Nam vì muốn chặn đứng sự hỗ trợ đối với phong trào yêu nước tại miền Nam. Lầu Năm góc cho rằng miền Bắc Việt Nam “chỉ là một đốm nhỏ trên bản đồ thế giới, và có thể dễ dàng bị triệt tiêu”.

Tuy nhiên, Lầu Năm góc không hề biết gì về những người cộng sản Bắc Việt, không hề hiểu văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam cũng như ngôn ngữ Việt. Và công việc của Goure qua dự án trên là tìm hiểu được những suy tính của những người cộng sản Bắc Việt Nam khi đó.

Goure đến Sài Gòn và sống trong một biệt thự cổ của Pháp trên đường Rue Pasteur. Ông ta thuê các phiên dịch người Việt và cử họ đến các vùng nông thôn với nhiệm vụ tìm những tù binh Việt Cộng bị bắt giữ và phỏng vấn họ. Trong vòng vài năm sau đó, tổng cộng 61.000 trang tài liệu đã được chuyển về cho Goure và dịch sang tiếng Anh để tổng kết và phân tích. Và kết luận của Goure là: Việt Cộng đã nản chí và chuẩn bị từ bỏ miền Nam nếu Mỹ tăng thêm sức mạnh quân đội, tăng cường ném bom. Trong phán đoán của Goure, những người cộng sản Bắc Việt Nam “sẽ tuyệt vọng rời bỏ vũ khí và la hét chạy về Hà Nội”.

Goure đã trình bày phân tích này với mọi nhân vật trọng yếu của Mỹ đến Sài Gòn, với các chỉ huy quân đội Mỹ. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson cũng được cho là luôn mang theo các bản báo cáo của Goure trong túi áo. Những gì Goure phân tích đã hình thành nên chính sách của Mỹ ở Việt Nam.

Thất bại bởi quá tự tin

Chính quyền Mỹ tin vào những gì Goure nói, trừ Kellen. Ông đã đọc toàn bộ các cuộc phỏng vấn với tù binh Bắc Việt Nam, song đưa ra một kết luận hoàn toàn khác. Nhiều năm sau, Kellen nói rằng ông bắt đầu nghĩ lại về phân tích của Goure sau một cuộc phỏng vấn rất ấn tượng với một đại úy từ Bắc Việt. Theo Kellen, người sĩ quan đó không nghĩ về cuộc chiến trên bình diện thắng hay thua, mà sẽ luôn chiến đấu vì lòng yêu nước, bất kể sự khác biệt về sức mạnh quốc phòng giữa hai bên. Điều này khiến Mỹ sẽ không thể bẻ gãy sức mạnh ý chí của họ.

Goure không nhìn ra được điều này, bởi ông ta quá tự tin vào sức mạnh siêu cường của Mỹ. Trong chiến dịch ném bom đầu tiên xuống miền Bắc Việt Nam mang tên Sấm Rền, Mỹ thả xuống mảnh đất nhỏ bé này số lượng bom bằng toàn bộ số đã ném xuống nước Đức trong suốt Thế chiến II. Goure chỉ nhìn vào số lượng, và ông ta không thể tin được rằng miền Bắc Việt Nam lại có thể đứng lên chống chọi với Mỹ sau đợt không kích kinh hoàng đó.

Tuy nhiên, Kellen đã suy luận khác với Goure và chứng minh những kết luận của chuyên gia này hoàn toàn sai lệch. Kellen cho rằng “Việt Cộng không hề từ bỏ miền Nam Việt Nam và cũng không hề bị đánh bại”. Theo lời Kellen, đó là trận chiến mà Mỹ không thể giành chiến thắng hôm nay, ngày mai hay thậm chí là những ngày sau đó. Kellen đã viết các báo cáo dài, với những thông tin chi tiết phân tích cục diện cuộc chiến, và chứng tỏ sự sai lầm trong cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Kellen và các đồng nghiệp tại Rand đã viết một lá thư ngỏ lên chính quyền Mỹ, đề nghị rút quân khỏi Việt Nam trong vòng 1 năm. Song ý kiến này đã không được lắng nghe. Và cuộc chiến tiếp tục diễn ra và ngày càng tồi tệ.

Năm 1968, một đồng nghiệp của Kellen gặp Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger - một trong những kiến trúc sư cho cuộc chiến Việt Nam khi đó - và thúc giục Kissinger gặp Kellen. Song cuộc gặp không diễn ra. Nếu như Kissinger đổi ý và gặp Kellen, có thể cục diện lịch sử đã khác đi.

Những căn cứ chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương

Các căn cứ hiện tại lẫn quá khứ của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.

Các căn cứ hiện tại lẫn quá khứ của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.  

Theo tờ Brisbane Times hôm qua, tàu đổ bộ Mỹ USS Bonhomme Richard thuộc biên chế của Hạm đội 7 đã cập cảng Brisbane của Úc, chuẩn bị cho sứ mệnh tuần tra các vùng biển đang “nóng” thuộc châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả biển Đông. Đợt tuần tra lần này cũng là lần ra quân đầu tiên của máy bay vận tải MV-22 Osprey cùng tàu USS Bonhomme Richard. Ngoài ra, khoảng 10.000 thủy thủ và lính thủy đánh bộ Mỹ đã được triển khai đến vùng Tây Thái Bình Dương từ tháng 6, tham gia các cuộc tập trận đa quốc gia và thăm hữu nghị các nước đồng minh trong khu vực. Cụ thể, theo tờStars and Stripes, tàu sân bay USS George Washington với thủy thủ đoàn 5.500 người đã khởi hành từ Yokosuka , còn tàu ngầm hạt nhân USS Hampton cũng đang có mặt tại khu vực trong sứ mệnh kéo dài 6 tháng. Stars and Stripes dẫn lời thiếu tướng Mark Montgomery, Tư lệnh Đội tác chiến tàu sân bay USS George Washington và lực lượng chiến đấu của Hạm đội 7, cho hay Mỹ đang cập nhật chiến lược C4I (tức chỉ huy, tình báo, công nghệ) liên tục theo chu kỳ 2 hoặc thậm chí 1 năm/lần, nhằm hỗ trợ đồng minh theo kịp những chuyển động mới về an ninh trong khu vực.  
Những căn cứ chiến lược của Mỹ ở Thái Bình DươngTàu đệm khí xuất phát từ tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard - Ảnh: Stars and Stripes
Cứ điểm chiến lược
Kế hoạch triển khai cấp tập lực lượng đến khu vực của Mỹ sẽ gặp thách thức cực lớn về hậu cần lẫn chiến lược nếu không có sự hiện diện của chuỗi căn cứ trải dài từ Guam đến Đài Loan. Từ năm ngoái, nước này đã bắt đầu thương thảo với các nước Đông Nam Á về việc đồn trú không thường trực và tiếp cận các căn cứ cũ.
Mới đây nhất, Đài GMA dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III chính thức xác nhận Mỹ và Nhật Bản sẽ được quyền tiếp cận “có giới hạn và tạm thời” đối với các căn cứ quân sự tại Philippines. Thông tin này phù hợp với tuyên bố của giới chức Bộ Quốc phòng nước này rằng họ đang xem xét kế hoạch xây dựng các căn cứ hải quân và không quân mới tại vịnh Subic, đồng thời sẽ cho phép lực lượng Mỹ và Nhật hiện diện thường xuyên hơn. Subic, thuộc đảo Luzon, từng được Mỹ dùng làm nơi khởi đầu các chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Đến năm 1992, Thượng viện Philippines không phê chuẩn việc tiếp tục cho Mỹ thuê căn cứ tại Subic. Theo Reuters, Subic chỉ cách bãi cạn Scarborough mà Philippines đang tranh chấp với Trung Quốc khoảng 124 hải lý, rất thích hợp để điều động lực lượng tới đây khi cần.
Bên cạnh đó, vào tháng 4, chiến hạm cận bờ (LCS) mang tên USS Freedom của Mỹ đã đến Singapore sáng 18.4, chở theo thủy thủ đoàn 91 người và 1 máy bay trực thăng MH-60 Seahawk với sứ mệnh đồn trú luân phiên trong 8 tháng. Đây là chiến hạm đầu tiên trong số 4 LCS của Mỹ được Singapore đồng ý cho đồn trú không thường trực ở nước này. Tờ The Straits Times dẫn lời các chuyên gia nhận định việc bố trí các LCS ở Singapore, được coi là một điểm tựa tại trung tâm vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, phản ánh chủ trương “xoay trục” về khu vực của Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ đã đưa khoảng 250 lính thủy đánh bộ tới Darwin (Úc). Đây là lực lượng đầu tiên trong kế hoạch triển khai tổng cộng 2.500 binh sĩ đến Úc cho tới năm 2017. AFP còn dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith cho biết Canberra và Washington sẽ cùng xây dựng căn cứ do thám, được biên chế máy bay không người lái, tàu ngầm hạt nhân… trên cụm đảo Cocos thuộc Ấn Độ Dương. Căn cứ này cách đảo Java (Indonesia) khoảng 1.000 km về phía tây nam.
Song song đó, Mỹ đang ra sức tăng cường sức mạnh tại các căn cứ chủ lực tại những đồng minh thân thiết như Nhật Bản và Hàn Quốc về con người lẫn vũ khí hiện đại. Giới quan sát cho rằng chiến lược của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là xây dựng 2 tuyến ngăn chặn: tuyến dựa vào các căn cứ tại Nhật Bản, Hàn Quốc phối hợp với lực lượng ở Singapore, Philippines và Đài Loan còn tuyến thứ hai gồm các căn cứ Guam, Tinian và Hawaii phối hợp với Úc. 
Một số căn cứ chủ chốt
- Hawaii: Nơi tập trung căn cứ hải - lục - không quân và là tổng hành dinh của Hạm đội Thái Bình Dương với khoảng 100 tàu chiến, gồm cả tàu sân bay.
- Guam: Căn cứ không quân Andersen là một trong 4 căn cứ triển khai oanh tạc cơ chiến lược. Đây cũng là cảng nhà của 3 tàu ngầm hạt nhân.
- Nhật Bản: Có đủ căn cứ hải quân, không quân, lục quân và lính thủy đánh bộ với khoảng 38.000 lính được triển khai tại 85 cơ sở ở Honshu, Kyushu và Okinawa, cộng thêm 11.000 người trên các căn cứ nổi. Tàu sân bay USS George Washington thường xuyên neo đậu ở nước này.
- Hàn Quốc: Hiện có 15 căn cứ quân sự Mỹ, hầu hết thuộc về lục quân.
- Úc: Khoảng 250 lính thủy đánh bộ đang hiện diện tại Darwin, miền bắc Úc và sẽ tăng dần lên mức 2.500 lính.
(Nguồn: US Defense Dept)
Thụy Miên

Nhật cảnh báo Trung Quốc dùng vũ lực trên biển

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc có thể muốn dùng vũ lực thay đổi hiện trạng các khu vực tranh chấp trên biển.

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc có thể muốn dùng vũ lực thay đổi hiện trạng các khu vực tranh chấp trên biển. 

Ngày 9.7, Bộ Quốc phòng Nhật chính thức công bố Sách trắng quốc phòng năm 2013, trong đó đưa ra một số nhận định về hành động của Trung Quốc. Tài liệu này cho rằng liên quan đến những xung đột lợi ích với các nước láng giềng, Trung Quốc cố thay đổi hiện trạng bằng vũ lực dựa trên những luận điểm không phù hợp luật pháp quốc tế, theo nội dung đăng tải trên website của Bộ Quốc phòng.
Nhật cảnh báo Trung Quốc dùng vũ lực trên biểnCác tàu Nhật chạm mặt tàu hải giám Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters
Sách trắng nêu ra một trong những mục tiêu của Trung Quốc với các động thái như xua tàu công vụ tuần tra, quấy rối, thậm chí tấn công tàu nước khác là nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của các nước láng giềng đối với những đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Sách trắng nhận định sắp tới Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động trên biển và tìm cách bình thường hóa các hoạt động này trên biển Hoa Đông và biển Đông. Theo tài liệu này, những hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến những tình huống khủng hoảng tại châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tại biển Hoa Đông và biển Đông.
Đáp lại, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngày 9.7 cáo buộc Nhật thổi phồng cái gọi là “đe dọa mang tên Trung Quốc” và khẳng định nỗ lực tăng cường sức mạnh của Tokyo mới là mối lo ngại. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu tập Đại sứ Nhật ở Seoul để phản đối việc Tokyo tái khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima trong Sách trắng, theo Yonhap.
Bên cạnh đó, trước thực trạng môi trường an ninh xung quanh Nhật bị cho là ngày càng nghiêm trọng, Sách trắng đề cập khả năng cho phép lực lượng phòng vệ nước này tấn công các căn cứ của đối thủ. Sách trắng cũng khẳng định Liên minh an ninh Mỹ - Nhật mang tính tất yếu và việc Washington triển khai máy bay quân sự đa nhiệm MV-22 Osprey tới đảo Okinawa sẽ góp phần bảo vệ hòa bình - ổn định khu vực.
Ngoài ra, theo Sách trắng, Nhật sẽ tăng cường nỗ lực đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác và đối thoại song phương cũng như đa phương để bảo đảm ổn định môi trường an ninh quốc tế, bao gồm châu Á - Thái Bình Dương.
Bắc Kinh sẽ chi 270 tỉ USD cho quốc phòng ?
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc có thể tăng lên tới 270 tỉ USD vào năm 2021, từ mức 120,7 tỉ USD hiện nay, báo Rossiyskaya Gazeta của Nga dẫn lời các chuyên gia nhận định. Tương tự, Ấn Độ được cho là sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 200 tỉ USD so với con số 42,7 tỉ USD dành cho tài khóa 2013 - 2014. Cũng theo Rossiyskaya Gazeta, gần phân nửa số quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự trước các chuyển biến an ninh trong khu vực.
Tàu Trung Quốc trở lại Scarborough
Ngày 9.7, báo The Philippine Star dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez xác nhận 2 tàu công vụ Trung Quốc đã trở lại bãi cạn tranh chấp Scarborough, chỉ vài ngày sau khi rút khỏi khu vực được cho là do thời tiết xấu. Ông Galvez tuyên bố Manila sẽ theo dõi tình hình và tiếp tục theo đuổi vụ kiện đưa tranh chấp biển Đông với Bắc Kinh lên tòa án quốc tế. Theo Tân Hoa xã, Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi thông điệp tuyên truyền vụ kiện nói trên tới các đại sứ quán và tổ chức quốc tế ở Manila. Sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối động thái này.
Trong một diễn biến liên quan, Tân Hoa xã hôm qua đưa tin giới chức Trung Quốc vừa tăng cường khả năng chấp pháp để bảo vệ cái gọi là lợi ích và quyền hải dương của nước này.
Văn Khoa

Hé lộ nguyên nhân tên lửa không gian Nga nổ tung

(VTC News) - Báo chí Nga nói vụ nổ tên lửa không gian Proton của nước này có vẻ như đã được tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân của vụ tai nạn tên lửa Proton-M mang các vệ tinh GLONASS vào hôm 2/7 vừa qua có thể do lỗi của các nhà lắp ráp khi họ nhầm các dây dẫn của bộ phận cảm biến tốc độ góc. 
tên lửa không gian
Tên lửa không gian Proton trước khi được phóng lên 
Người đối thoại của cơ quan "Interfax-AVN" nói rằng chính nhầm lẫn này đã dẫn đến hoạt động không chính xác của hệ thống điều khiển.

"Các cảm biến tốc độ góc đã bị kết nối sai. Người ta đã nhầm cực khi kết nối dây dẫn”,- nguồn tin thân cận với ủy ban điều tra cho hay. 
tên lửa proton
Tên lửa Proton nổ tung sau khi rời bệ phóng
Các thiết bị này phải xác định sự chuyển dịch của tên lửa tương quan với vị trí bình thường của nó, tuy nhiên thiết bị đã cung cấp thông tin sai lệch.

Khả năng hoạt động không chính xác của hệ thống điều khiển đã được các nguồn tin không chính thức nêu ra gần như ngay lập tức sau buổi truyền hình trực tiếp vụ phóng tên lửa từ sân bay vũ trụ. 

>> Click xem Video: Tên lửa không gian Nga nổ tung sau khi rời bệ phóng 

Trục trặc của hệ thống điều khiển được thấy rõ qua độ nghiêng của nó trong những giây đầu tiên sau khi phóng cũng như chuyển động xoắn quanh trục dọc.

Đây là sự cố lần thứ hai với tên lửa Proton M của Nga. Tháng 12/2010, Nga mất ba vệ tinh Glonass do tên lửa Proton M đi chệch đường và rơi xuống Thái Bình Dương. 

Nguyên nhân sự cố năm 2010 được nói là tên lửa tăng cường DM-03 được lắp ghép cùng tên lửa Proton M. Lẽ ra DM-03 có nhiệm vụ nâng Proton M trong giai đoạn đầu, tuy nhiên DM-03 có trọng lượng quá nặng và mang quá nhiều nhiên liệu dẫn đến việc Proton M không thể tiếp tục bay. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ rơi tên lửa lần này, theo tin của RIA Novosti.
Huyền Lê

Chuyện về 'kẻ lộ mật' chấn động nước Mỹ sắp kết thúc?

Truyền thông Nga nói câu chuyện về người vén màn bí mật chấn động thế giới Snowden sắp đi đến hồi kết, nhưng chưa rõ kết theo cách nào.
Theo Tiếng nói nước Nga, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nói ông đã nhận được đơn xin tị nạn của cựu nhân viên CIA và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Mỹ Edward Snowden. 

Edward Snowden cũng được cho là đã đồng ý với đề nghị cho tị nạn chính trị của Venezuela, báo Nga dẫn lời Alexei Puskov - người thuộc Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế.

cựu điệp viên Snowden
Truyền thông Nga loan tin Snowden sắp rời xứ sở bạch dương
Vấn đề duy nhất với Snowden là khi nào và bằng cách nào để chuyển đến nơi ở mới. Việc cấp quy chế ‘tị nạn chính trị’ cho Snowden ở Mỹ Latinh được cho là biến thành chiến dịch chính trị tập thể, hành động ngoại giao chống Mỹ. 

Ngoài Venezuela, còn có Bolivia và Nicaragua sẵn sàng đón tiếp Snowden. Trong khi đó, Cuba cũng tuyên bố sẽ xem xét đơn xin tị nạn của người đang bị chính phủ Mỹ truy nã.

Phản ứng lại động thái này, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố việc quốc gia nào cho phép tị nạn chính trị hoặc cấp giấy tờ cho cựu nhân viên CIA Edward Snowden sẽ khiến quan hệ với Mỹ trở nên xấu đi. 

Snowden có thể bay tới Venezuela qua Cuba, nhưng, một phần đường bay đi qua không phận Mỹ, điều này được cho là sẽ rất khó dự báo cho số phận của 'kẻ lộ mật'. 
kẻ lộ mật
Vấn đề lớn nhất với Snowden là làm cách nào tới Nam Mỹ
Đường bay qua châu Âu trên thực tế cũng bị đóng bởi Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ không cho phép máy bay với Snowden bay qua không phận của họ. 

Hành trình qua Đại Tây Dương - thông qua Ireland- cũng bị loại bỏ. Các nhà chức trách Ireland đã thông báo rằng, họ có ý định hạ máy bay nếu Snowden có trong danh sách hành khách.

Tiếng nói nước Nga cho rằng, Snowden vẫn phải rời xứ sở bạch dương. Tổng thống Nga Vladimir Putin được dẫn lời nói rằng, giai đoạn Nga trong chuyện Snowden kéo dài quá lâu, và Matxcơva không muốn chuyện này tác động tiêu cực đến mối quan hệ với Mỹ.

Trước đó, hôm 8/7, phát ngôn viên Hội đồng Bảo an Mỹ Bernadette Meehan bác bỏ thông tin cho rằng Tổng thống Barack Obama có thể hủy bỏ chuyến thăm Nga vào tháng Chín do “chuyện Snowden”.

Sau khi hé lộ bê bối nghe lén của CIA và NSA, Snowden bị cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước và hoạt động gián điệp - tội danh có thể bị kết án chung thân hoặc thậm chí tử hình. 

Truyền thông Nga cho rằng Snowden biết rất rõ về những gì sẽ phải đối mặt khi công bố thông tin gây chấn động về hệ thống nghe lén. 

Hôm 9/7, báo The Guardian của Anh đã công bố phần tiếp theo của cuộc phỏng vấn được cho là thực hiện lúc Snowden đang ở Hong Kong (Trung Quốc). 

“Tôi nghĩ rằng, chính phủ sẽ mở cuộc điều tra chống lại tôi. Họ sẽ cáo buộc tôi có tội phạm nghiêm trọng, đã vi phạm Luật gián điệp (Đạo luật năm 1917). Họ sẽ nói rằng, tôi đã giúp cho các kẻ thù của Mỹ bằng cách cung cấp dữ liệu về sự tồn tại của các hệ thống giám sát toàn cầu", The Guardian dẫn lời Snowden.

Theo hãng tin RIA Novosti, Snowden đã xin tị nạn chính trị ở 21 quốc gia, trong số đó có Brazil, Trung Quốc, Đức, Pháp, Ý, Ấn Độ v.v.

"Có vẻ là câu chuyện hai tuần lễ tại sân bay Sheremetyevo sắp kết thúc. Nhưng, vẫn chưa rõ chuyện này sẽ kết thúc như thế nào", Tiếng nói nước Nga bình luận.

Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang đối mặt với án tử hình vì các cáo buộc gián điệp tại Mỹ và hiện cố thủ tại sân bay Sheremetyevo ở Moscow sau khi rời Hong Kong hôm 23/6.
Huyền Lê

Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc bị tố cáo “bán nội tạng”

Truyền thông Trung Quốc hôm 9/7 đưa tin, Hội Chữ thập đỏ nước này đòi tiền từ các bệnh viện để giúp thu xếp việc hiến tạng.
Các bác sĩ phẫu thuật thực hiện cấy ghép nội tạng - Ảnh: AFP
Một quan chức Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc nói với tờ Tin Bắc Kinh rằng mức lệ phí thay đổi theo khu vực và chủ yếu để trả chi phí y tế cho người hiến tạng.
Tờ báo dẫn lời một nhân viên bệnh viện ở thành phố Quảng Châu miền Nam Trung Quốc nói rằng để có được một cơ quan nội tạng bình quân phải trả 100.000 nhân dân tệ (16.000 USD). "Nhưng số tiền này được sử dụng như thế nào, công chúng hoàn toàn không biết", nhân viên trên nói.
Một nhân viên bệnh viện khác ở tỉnh Giang Tô phía Đông Trung Quốc cho biết ông ta đã phải giao cho Hội Chữ thập đỏ 50.000 nhân dân tệ để chuyển cho gia đình người hiến tạng.
Cân nhắc khía cạnh đạo đức là một vấn đề quan trọng trong nhiều chương trình cấy ghép trên toàn thế giới, và theo luật pháp Trung Quốc, buôn bán nội tạng hay nhận tiền để hiến tạng đều là hành vi bất hợp pháp.
Nhu cầu cấy ghép ở Trung Quốc rất cao, với dân số khổng lồ và lão hóa ở nước này. Nhưng khả năng cung cấp tạng rất thấp vì nhiều người Trung Quốc tin rằng họ sẽ được tái sinh sau khi chết và do đó cảm thấy cần phải giữ một cơ thể hoàn chỉnh.
Tờ Global Times dẫn theo Ủy ban y tế và kế hoạch hóa gia đình quốc gia (NHFPC) cho biết, mỗi năm chỉ có một trên 30 bệnh nhân đăng ký ghép tạng nhận được cơ quan để ghép.
Sự thiếu hụt sẽ mở đường cho việc đóng góp bắt buộc và mua bán tạng bất hợp pháp, trong khi Trung Quốc vẫn còn thu thập nội tạng từ các tử tù, mặc dù đã nhiều lần tuyên bố sẽ ngừng làm như vậy.
Một hệ thống quy định mới năm 2010 nhắm đến thực hiện việc ghép tạng công bằng và công khai hơn, nhưng một năm sau đó nó chỉ còn được sử dụng trong 1/3 hoạt động, tờ China Daily cho biết.
Các quan chức Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã không đưa ra bình luận gì khi được AFP đặt câu hỏi.
Chi hội Thâm Quyến của Hội Chữ thập đỏ đã bác bỏ thông tin của tờ Tin Bắc Kinh nói rằng họ xử lý 25 trường hợp hiến tạng tại một bệnh viện với mức chi một lần cho người hiến tạng là 150.000 nhân dân tệ.
Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc trước đây từng phải đối mặt với những lời buộc tội thu chi thiếu trách nhiệm hơn 80 triệu nhân dân tệ thu được từ hoạt động quyên góp của các nghệ sĩ cho nạn nhân của trận động đất Tứ Xuyên năm 2008.
Kiểm toán viên nhà nước đã đặt câu hỏi về sự chênh lệch trong ngân sách của Hội Chữ thập đỏ, một khoản tiền mà cơ quan này quả quyết không phải do tham nhũng mà có.

'Kẻ phản bội nước Mỹ' chia rẽ cả thế giới

'Vụ người thổi còi Snowden' đang trở nên nghiêm trọng và rối ren hơnnữa khi quan hệ quốc tế giữa các quốc gia bị sứt mẻ và chia thành hai phe ủng hộvà chống Mỹ. Sự việc đã vượt ra ngoài phạm vi của một vụ rò rỉ thông tin tìnhbáo.

Edward Snowden, nghe lén, do thám, NSA, CIA
Hình minh họa chương trình nghe lén của NSA và các quốc gia châu Âu. Ảnh: Economist

Snowden "gật đầu" với Venezuela?

Hôm 9-7, một quan chức cấp cao của Nga chia sẻ trên Twitter rằng Snowden đã chấp thuận đề nghị tị nạn của Venezuela. Thông tin này khiến truyền thông thế giới dại dậy sóng, song sau vài phút tồn tại nó lập tức bị xóa bỏ! Trong khi đó, WikiLeaks lại tiết lộ “người thổi còi” vẫn chưa chính thức chấp...

Hôm 9-7, một quan chức cấp cao của Nga chia sẻ trên Twitter rằng Snowden đã chấp thuận đề nghị tị nạn của Venezuela. Thông tin này khiến truyền thông thế giới dại dậy sóng, song sau vài phút tồn tại nó lập tức bị xóa bỏ! Trong khi đó, WikiLeaks lại tiết lộ “người thổi còi” vẫn chưa chính thức chấp nhận tị nạn tại Venezuela.

"Tử thi" bật dậy khi đang giải phẫu

Colleen S. Burns, nữ bệnh nhân được chẩn đoán chết não, đã mở mắt bật dậy trong khi các bác sĩ tại Bệnh viện Joseph ở New York đang trong quá trình mổ tử thi lấy nội tạng.


Tử thi bật dậy khi đang giải phẫu
Các bác sĩ phẫu thuật hoảng hồn khi bệnh nhân tưởng đã chết tỉnh dậy. Ảnh: Cobis

Sách trắng Quốc phòng Nhật chọc giận Trung, Hàn

Nhật Bản, hôm 9/8, đã công bố Sách Trắng Quốc phòng năm 2013 sau khi tài liệunày được thông qua tại một cuộc họp của Nội các. TIN BÀI KHÁC:
Nhật Bản, hôm 9/8, đã công bố Sách Trắng Quốc phòng năm 2013 sau khi tài liệunày được thông qua tại một cuộc họp của Nội các.

'Ong bắp cày' có thể đả bại chiến đấu cơ đắt nhất hành tinh

Hãng Boeing đang phát triển phiên bản tàng hình F/A-18 Super Hornet cải tiến cho Hải quân Mỹ. Đây được coi là đối thủ nặng ký của F-35 mà Lockheed Martin đang phát triển.
Giới quân sự nhận định, phiên bản Super Hornet (Ong bắp cày) cải tiến tàng hình mà Boeing tung ra chính là lời đáp trả đối với chương trình chế tạo máy bay thế hệ 5 F-35 của Lockheed Martin.
Ưu thế của Super Hornet chính là hàng loạt biện pháp được ứng dụng trong quá trình thiết kế nhằm nâng cao khả năng sống còn của máy bay trong điều kiện chiến đấu. Đây là khác biệt cơ bản của Super Hornet đối với F-35. Loại tiêm kích đa năng thế hệ 5 của Lockheed Martin do đề cao khía cạnh tàng hình nên phải hy sinh nhiều tính năng quan trọng khác và giảm khả năng sống còn của máy bay.
 

Sách trắng Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc thiếu hợp tác

 Trong Sách trắng Quốc phòng, Nhật Bản hối thúc Bắc Kinh hành động theo luật pháp quốc tế, thay vì sử dụng vũ lực.
Ngày 9/7, tại cuộc họp Nội các Nhật Bản, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2013. Đây là Sách trắng Quốc phòng đầu tiên được ban hành dưới thời chính quyền của Thủ tướng Abe, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những quan ngại về các hành động hàng hải mạnh mẽ của Trung Quốc và chương trình hạt nhân tranh cãi của Triều Tiên.
Thủ thướng Shinzo Abe. (Ảnh: Scmp) .
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi công bố Sách trắng Quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onadera cho biết: “Trong sách trắng Quốc phòng năm nay, chúng tôi cho rằng, môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản tiềm ẩn nhiều mối đe dọa đối với cuộc sống của công dân chúng tôi cũng như lãnh thổ, các vùng biển và không phận của chúng tôi. Chúng tôi cũng nêu lên phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản nhằm bảo vệ đất nước và công dân chúng tôi”.
Sách trắng Quốc phòng năm 2013 gồm 450 trang, nhấn mạnh những lo ngại của Nhật Bản về việc gia tăng các hoạt động hàng hải tiềm ẩn nguy hiểm của Trung Quốc, nhất là việc Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải và vùng trời Nhật Bản. Sách trắng cũng chỉ trích Bắc Kinh thiếu hợp tác và giải thích không đúng sự thật sau vụ một tàu chiến Trung Quốc khóa radar tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản hồi tháng 1/2013; đồng thời hối thúc Bắc Kinh hành động theo luật pháp quốc tế, thay vì sử dụng vũ lực.
Sách trắng cũng bày tỏ lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cho rằng, việc Bình Nhưỡng phát triển các tên lửa đạn đạo có thể vươn tới nước Mỹ là minh chứng cho thấy chương trình này đã bước vào giai đoạn phát triển mới. Sách trắng cũng đề cập đến chủ đề an ninh mạng, trong đó nêu rõ Nhật Bản cần tăng cường khả năng đối phó với các cuộc tấn công mạng đang ngày càng trở nên tinh vi.

Bên cạnh đó, Sách trắng cũng cho biết chính phủ của Thủ tướng Abe đang lên kế hoạch xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo trong lĩnh vực quốc phòng nhằm đưa ra định hướng dài hạn cho chính sách quốc phòng vào cuối năm nay.
Sách trắng nhấn mạnh liên minh an ninh Nhật - Mỹ có vai trò thiết yếu và việc triển khai máy bay Osprey MV-22 ở Okinawa sẽ góp phần đem lại hòa bình, ổn định trong khu vực./.

Thế giới choáng ngợp trước chiến hạm chiếm đảo của Nhật-Mỹ

Cổng thông tin của Bộ tư lệnh hải quân Mỹ vừa công khai những hình ảnh và thông tin về cuộc diễn tập đánh chiếm đảo của liên quân Mỹ - Nhật ngày 12/06 tại khu vực biển San Diego – Mỹ.


Tham gia cuộc diễn tập đánh chiếm đảo là hàng loạt tàu chiến siêu khủng của hải quân Mỹ và Nhật Bản, bao gồm: Tàu vận tải đổ bộ LST-4002 Shimokita, tàu khu trục tên lửa Aegis DDG-177 Atago, tàu sân bay trực thăng DDH-181 Hyuga củaa lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản và tàu đổ bộ tấn công LHD-4 USS Boxer, tàu đổ bộ ụ tàu LPD-18 USS New Orleans, tàu vận tải tàu đổ bộ LSD-49 USS Harpers Ferry.

 
Thế giới choáng ngợp trước chiến hạm chiếm đảo của Nhật-Mỹ

 
Biên đội tàu chiến Mỹ - Nhật hành trình trên biển

Phe nổi dậy Syria bị tố sử dụng chất độc sarin

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Vitaly Churkin ngày 9.7 tuyên bố có bằng chứng cho thấy phe nổi dậy ở Syria sử dụng chất độc thần kinh sarin trong một vụ tấn công nhắm vào ngôi làng Khan al-Assal, phía bắc nước này. Mỹ thì bác tin phe nổi dậy dùng vũ khí hóa học.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc , ông Vitaly Churkin ngày 9.7 tuyên bố có bằng chứng cho thấy phe nổi dậy ở Syria sử dụng chất độc thần kinh sarin trong một vụ tấn công nhắm vào ngôi làng Khan al-Assal, phía bắc nước này. Mỹ thì bác tin phe nổi dậy dùng vũ khí hóa học.

Ông Churkin cho biết các chuyên gia Nga đã đến hiện trường vụ tấn công ở thị trấn Khan al-Assal, tiến hành điều tra và thu thập bằng chứng trực tiếp, theo yêu cầu của chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, theo BBC.
Vụ tấn công ở làng Khan al-Assal xảy ra vào ngày 19.3, khiến ít nhất 27 người chết và hàng chục người khác bị thương.
Các điều tra viên Nga thu thập được chứng cứ cho thấy phe nổi dậy đã bắn một tên lửa Bashar 3 có mang theo đầu đạn chứa chất độc thần kinh sarin, theo ông Churkin.
Ông Churkin cho biết đã gửi bản báo cáo điều tra dài 80 trang về việc phe nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học cho Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon.
Cũng trong ngày 9.7, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Nga cho rằng phe nổi dậy Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Phe nổi dậy Syria bị tố sử dụng chất độc sarinCác tay súng phe nổi dậy trong một cuộc giao tranh với phe chính phủ Syria hồi tháng 4.2013 - Ảnh:Reuters
Mỹ và các nước phương Tây trước đó liên tục đưa ra các cáo buộc cho rằng chính phủ ông Assad đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại phe nổi dậy trong cuộc nội chiến Syria kéo dài từ hồi tháng 3.2011 đến nay, khiến trên 100.000 người thiệt mạng.
Đặc phái viên Syria tại LHQ, ông Bachar Djafari hôm 8.7 cho biết chính phủ Syria đã thu được 281 thùng chất hóa học từ phe nổi dậy ở thành phố ven biển Banias nước này.
Phúc Duy

CIA tiết lộ Nga cũng đang “theo dõi” cả thế giới

(VOV) - Tài liệu của CIA cho biết, khoảng 11 trạm thông tin từ thời Liên Xô cũ vẫn đang theo dõi hầu hết các nước tầm cỡ thế giới.
Một tài liệu của CIA mới được tiết lộ gần đây cho biết Nga vẫn còn sử dụng các phương thức nghe lén từ thời Liên Xô có thể theo dõi bất kỳ nước nào trên thế giới.
Một trạm theo dõi của Mỹ đặt trên đỉnh Devil ở Berlin hoạt động trong suốt thời gian chiến tranh lạnh (Ảnh: Press TV)
Các tài liệu, thông tin do sử gia về tình báo ở Washington Matthew Aid thu được đã liệt kê 11 trạm phát thanh đánh chặn chiến lược của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) đặt tại Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, tờ Chính sách đối ngoại dẫn tài liệu giải mật cho biết.
Theo tờ báo này, các trạm trên vẫn đang "theo dõi các kênh thông tin liên lạc của Mỹ, châu Âu và hầu hết các nước tầm cỡ trên thế giới".
Các trạm này tuy là một bộ phận nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong hoạt động tình báo đánh chặn và xử lý phức hợp không chỉ do KGB vận hành mà còn cả cơ quan tình báo của quân đội Xô Viết (GRU), bài báo cho biết tiếp.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh những tiết lộ mới đây của cựu điệp viên tại Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden cho rằng Mỹ đang thu thập dữ liệu của công dân nước này thông qua các cuộc gọi điện thoại và theo dõi các hoạt động truy cập Internet trên toàn thế giới.
Những tiết lộ của cựu nhân viên NSA không chỉ làm Washington xấu hổ mà còn khiến các nhà lãnh đạo châu Âu, đặc biệt là Đức vô cùng giận dữ khi hoạt động theo dõi còn được tiến hành với cả Văn phòng Liên minh châu Âu tại New York, Washington và Brussels.
Snowden, 30 tuổi, hiện vẫn đang ẩn náu trong khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Sheremetyevo ở Moscow kể từ khi bay từ Hong Kong sang hôm 23/6.
Alexei Pushkov, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nga cho biết trên tài khoản Twitter của mình ngày 9/7 rằng, Snowden đã chấp nhận đề nghị tị nạn chính trị từ Venezuela./.

Trung Quốc: Đi tour không chịu mua sắm, bị hướng dẫn viên dọa giết

Một hướng dẫn viên du lịch tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang bị chính quyền thành phố truy bắt sau khi bị quay phim dùng dao dọa giết du khách do họ không chịu mua sắm tại các cửa hàng do tên này dẫn vào.
Hướng dẫn viên cầm dao (vòng tròn đỏ) đứng sau một người dọa giết du khách
Hướng dẫn viên cầm dao (vòng tròn đỏ) đứng sau một người dọa giết du khách
Thông tin vừa được tờ China Daily đăng tải. Theo đó, sự việc xảy ra hôm 3/7 vừa qua trong một chuyến du lịch kéo dài 1 ngày tại Bắc Kinh. Trong hành trình, các du khách đã bị hướng dẫn viên này dẫn vào tới 6 nơi mua sắm thực phẩm địa phương khác nhau trước khi đến được đích là Vạn lý trường thành và một lăng mộ của triều Minh.
Đến trưa, chiếc xe tour đang đi thì bất ngờ dừng lại và hướng dẫn viên du lịch bắt đầu trách móc cả đoàn vì đã không mua sắm đạt mức doanh số “quy định” tại những cửa hàng trên. Thậm chí tên này còn rút dao ra chĩa vào một du khách, trong khi một người khác mặc áo xanh lá cây, không rõ là hướng dẫn viên thứ hai hay lái xe, hét lên “tao sẽ giết mày” và chửi thề. Trên xe lúc đó có không ít trẻ em.
“Tôi trả tiền để đi du lịch, không phải để đánh nhau”, một du khách nói và yêu cầu tài xế đi tiếp. Thế nhưng thay vì nhận được lời xin lỗi, vị khách dám lên tiếng này đã bị bỏ lại tại một vùng hẻo lánh gần địa điểm tham quan. Chưa chịu dừng lại, hướng dẫn viên còn gọi điện cho bạn bè tới bao vây và đánh đập người này.
Ủy ban du lịch Bắc Kinh cho biết vụ việc đã khiến ngành du lịch thành phố này bị tổn hại uy tín. Sau khi điều tra, họ phát hiện chiếc xe tour nêu trên chưa hề được đăng ký. Ủy ban này cho biết sẽ phạt công ty có liên quan vì những vi phạm này.
Tại Trung Quốc, có không ít công ty du lịch hoạt động không giấy phép. Họ thường quảng cáo về tour của mình ở ven đường hoặc các khách sạn nhỏ và du khách thường là người chịu thiệt khi chất lượng tour không được đảm bảo.
(BDT)

Cận cảnh quân đội Ai Cập “nhả đạn” vào người biểu tình

Đang quay cảnh binh sĩ quân đội nổ súng vào người biểu tình, họng súng oan nghiệt bất ngờ quay về phía Ahmed Samir Assem, kết liễu cuộc đời chàng phóng viên ảnh mới chỉ 26 tuổi.
Nhằm ghi lại những bằng chứng xác thực nhất về hành động nổ súng vào người biểu tình của binh sĩ quân đội Ai Cập, phóng viên ảnh Assem làm việc tại tờ Al-Horia Wa Al-Adala đã liều mình trà trộn vào đám đông biểu tình để ghi lại những hình ảnh chân thực. Những hình ảnh của Assem cho thấy lính bắn tỉa trên nóc nhà liên tục nã đạn vào đám đông biểu tình.

Lộ bằng chứng quân đội Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ

Camera ghi lại được bằng chứng rõ ràng về một vụ xâm nhập khác của quân đội Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ mới đây tại khu vực biên giới Chumar trọng yếu.
Quân đội Trung Quốc vừa khiêu khích và chọc tức quân đội Ấn Độ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) – từ Arunachal Pradesh đến Ladakh – bất chấp “bầu không khí thân thiện” trong chuyến thăm New Delhi của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và chuyến công du Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony.

Snowden đến Venezuela bằng cách nào?

Sau hơn 2 tuần vật vờ tại sân bay Sheremetyevo, “kẻ tố giác” Edward Snowden đã có chốn dung thân, nhưng không rõ anh ta đến Venezuela bằng cách nào.

Edward Snowden có thể xin tị nạn tại Bắc Triều Tiên?

Khi đến Bình Nhưỡng, Snowden có thể được xem như một người hùng chống Mỹ, anh cũng có thể cung cấp cho các chuyên gia máy tính Bắc Triều Tiên những hiểu biết vô giá về hoạt động tấn công mạng.

Nga sắp có oanh tạc cơ thế hệ 5 ‘siêu khủng’

Nga sẽ bắt đầu phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ thứ 5 PAK-DA vào năm 2014, để thay thế cho các loại máy bay ném bom thế hệ cũ.
Tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov cho biết dự án phát triển máy ném bom chiến lược thế hệ thứ 5 PAK-DA để thay thế cho máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160 sẽ được bắt đầu vào năm tới. Tuy nhiên, chi tiết của dự án không được tiết lộ.
Dự án phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Nga được phê duyệt vào đầu tháng 3 vừa qua. Rất nhiều mẫu máy bay ném bom khác nhau đã được các văn phòng thiết kế máy bay gửi tới Bộ tư lệnh Không quân Nga, nhưng cuối cùng cơ quan này đã lựa chọn mẫu thiết kế máy bay ném bom của Cục thiết kế Tupolev.

Tàu sân bay Liêu Ninh “kém cỏi” hơn so với tàu Mỹ

Tàu sân bay Liêu Ninh được đánh giá là “kém cỏi” hơn so với tàu Mỹ khi chỉ đáp ứng yêu cầu hoạt động của tiêm kích phản lực và trực thăng.
Theo tạp chí Flight Global, việc máy bay cảnh báo sớm không có khả năng cất, hạ cánh trên boong tàu Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc, gây bất lợi lớn cho Hải quân Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn sức mạnh Hải quân Mỹ ở Đông Á.
“Mặc dù gần đây Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công trong thử nghiệm tiêm kích hạm J-15 cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng vẫn còn thách thức khác đối với Hải quân Trung Quốc trước khi hoạt động của tàu sân bay có thể nâng lên đẳng cấp cao hơn A-Class,” chuyên gia quân sự Greg Waldron cho biết.
Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Song Xue cho biết, máy bay trinh sát, máy bay chống ngầm, máy bay tác chiến điện tử máy bay trực thăng rất cần thiết cho hoạt động của liên đội hàng không hỗn hợp đầy đủ cho tàu sân bay Liêu Ninh.
“Liên đội hàng không hỗn hợp như vậy đòi hỏi tàu sân bay phải thiết kế với máy phóng thủy lực để hỗ trợ cất cánh. Các quốc gia sở hữu tàu sân bay có khả năng này hiện chỉ có Mỹ, Pháp và Brazil”, ông Waldron cho biết.
Chỉ có tiêm kích hạm J-15 và trực thăng là có thể cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh.