CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

TRANG CHỦ - LIÊN KẾT:2

Nóng trong ngày: Phát ngôn 'nóng' về giao thông


Nóng trong ngày:

 Phát ngôn 'nóng' 

về giao thông





 - Thông báo kết luận của PTT về thuỷ điện Sông Tranh 2; những phát ngôn 'nóng' về thu phí giao thông; kiểm điểm chủ tịch, phó chủ tịch Hải Phòng; náo loạn vì cây xăng phát nổ; tâm sự của nữ đại gia phố núi; hàng ngàn hồ sơ thi đại học bị lỗi; đổ xô đi đào đãi vàng... là những thông tin thời sự nổi bật trong ngày 28/3.

PHÓ THỦ TƯỚNG: ĐẢM BẢO SÔNG TRANH 2 AN TOÀN TUYỆT ĐỐI

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về kết quả kiểm tra và giải pháp khắc phục việc thấm nước qua đập thủy điện Sông Tranh 2.
Xem nội dung tại đây.
PHÁT NGÔN 'NÓNG' VỀ THU PHÍ GIAO THÔNG
Câu chuyện thu các loại phí giao thông đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Xung quanh vấn đề này, có rất nhiều lời phát biểu, ý kiến của đại diện các ban, ngành khiến người dân phải chú ý.
Xem nội dung tại đây.
XÉT XỬ VỤ NHÀ BÁO HOÀNG HÙNG
Dư luận đang mong chờ phiên xét xử vụ án sát hại nhà báo Hoàng Hùng diễn ra trong ngày mai (29/3). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, từ những người nông dân một nắng hai sương đến những người làm trong cơ quan công tố của tỉnh Long An khi tiếp xúc với P.V VietNamNet đều bức xúc cho rằng, có những tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án đang bị…lãng quên. Xem nội dung bài tại đây.
KIỂM ĐIỂM CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH HẢI PHÒNG
Ngày 27-3, Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cán bộ chủ chốt của TP là 2 ông Dương Anh Điền – chủ tịch UBND TP Hải Phòng và Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP.

Trong cuộc họp, lãnh đạo TP Hải Phòng đã nghiêm túc kiểm điểm vì đã để xảy ra sai phạm trong vụ cưỡng chế thu hồi đất gia đình ông Vươn.

Như vậy, từ sau khi có kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang, Hải Phòng đã tiến hành kỷ luật hàng loạt các cá nhân, tập thể liên quan. Đáng chú ý, chủ tịch, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng đã bị cách chức.

Sau khi tiến hành kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng đã kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo huyện Tiên Lãng. Ông Nguyễn Văn Tùng – nguyên Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ được giao giữ chức vụ chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. 
NÁO LOẠN VÌ CÂY XĂNG PHÁT NỔ

Khoảng 10h ngày 28/3, tại thôn Trung Hải, xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã xảy ra vụ nổ cháy cây xăng tại đại lý bán lẻ xăng dầu Doanh nghiệp tư nhân Ngân Sự.

Khoảng 10h ngày 28/3, tại thôn Trung Hải, xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã xảy ra vụ nổ cháy cây xăng tại đại lý bán lẻ xăng dầu Doanh nghiệp tư nhân Ngân Sự.


Hiện trường vụ cháy nổ lớn tại cây xăng tư nhân gần trưa ngày 28/3.

CÓ LẼ TỪ ĐÂY TA XA NHAU-Tiền ơi



Tiền ơi ! ta chào mi !




Kinh Thánh cũng khẳng định là “người giàuvào thiên đường khó hơn con lạc đà đi lọt qua mũi kim”. Có thểnói là tôi không ưa  tiền, nếu không phải là thù ghét… Tuy nhiên, tôi khám phá rất nhanh một điều: tất cả  những gì hay những người tôi yêu thương đều “cần”và “yêu” tiền.
Tôi lớn lên trong một gia đình trung bình, không nhiều tiền bạc, nhưng có một tuổi thơ tương đối êm đềm dịu ngọt.
 Sài Gòn những thập niên 50's, 60's trong các khu phố quanh vườn Tao Đàn là những chuỗi ngày của bướm hoa và chim chóc. Rồi 3 năm trên những đồi thông vắng lạnh quanh Yersin Đà Lạt cũng là những hồi ức của nôđùa, khám phá đầy tiếng cười. Bạn bè chúng tôi chỉ có
 một món đồ chơi duy nhất là quả bóng cao su trúng được
 từ một giải thưởng ở trường. Tất cả đồ chơi còn lại đềudo tài sáng tạo của chúng tôi bằng các vật dụng lượm lặt quanh nhà. Tôi hoa mắt khi dẫn con nhỏ lần đầu vàoToys"R"Us để hắn chọn quà.
Tư duy về tiền bạc
Bước vào đại học, tôi say mê với những văn phẩm nghệ thuật mang màu sắc đấu tranh xã hội và hiện sinh từ
 Kafka, Camus, Kierkegaard... Tôi có một thái độ rấtthịnh hành ngày đó là coi thường những doanh gia (gọi là trọc phú) và tiền bạc (như thầy giảng, không có đồng tiền nào mà không dính đến tội ác). Rồi Kinh Thánh cũng khẳng định là "người giàu vào thiên đường khó hơn con lạc đà đi lọt qua mũi kim". Có thể nói là tôi không ưa  tiền, nếu không phải là thù ghét.
Tuy nhiên, tôi khám phá rất nhanh một điều: tất cả những gì hay những người tôi yêu thương đều "cần" và "yêu" tiền.
Một lần tôi bày tỏ hăng say với một cô bạn gái, "có những thứ mà đồng tiền không mua được". Cô cười, "vậy là anhkhông biết shop (mua sắm)". Tôi cũng cảm nhận là sau những lần thất bại trên thương trường, tôi vẫn được thoải  mái hơn khi còn chút tiền. Thật đúng như cô đào Zsa Zsa
Gabor nói, "Khóc đâu cũng là khóc, nhưng tôi thích khóc trong chiếc xe Rolls Royce".
Quyến rũ của tiền bạc
Tôi bắt đầu đi vào một thái cực khác, có lẽ là "dark side" (phần đen) như truyện Star War. Tôi bắt đầu say đắm người vợ (tiền) mà mình đã không biết yêu khi cưới.
Tôi yêu tiền như một đứa bé lần đầu bước vào tiệm kẹo. Trong các lớp tâm lý sơ đẳng, sách vở dạy rằng con người bị chi phối và thúc đẩy bởi bốn động lực chính: quyền lực,danh vọng, tiền bạc và "hóc môn" (hormones). Hóc môn là ăn, nhậu, sex và thuốc. Mỗi người một kiểu, người thích
món này hơn món khác, người thích vài món, những anh
chị mê cả bốn món thường vào tù rất sớm. Tôi thì chỉ thích tiền.






Suốt thời trung niên, từ năm 30 tuổi đến gần đây, tôi thấy đồng tiền là tất cả. Nó cho tôi những tác phẩm tuyệt vời như chiếc xeLamborghini vàng tôi mua tặng mình năm sinh nhật 33 tuổi; nhưchiếc đồng hồ Oris Artelier vợ tôi mua cho hai đứa (his and her)trong một phút ngẫu hứng tại Monte Carlo; như chiếc du thuyềnFeretti tôi chia sở hữu (share ownership) với 3 người bạn khácở
Miami; như cái condo nhỏ bé dễ thương cạnh bờ biển 
Puerto Viejocủa Costa Rica; như những bộ viết máy mang các tên huyền thọai như Mont Blanc, Cartier, Montegrappa, Visconti... tôi dã tốn côngsưu tập suốt 25 năm.
Đồng tiền cũng cho tôi những trải nghiệm khó quên như chuyến du hành lạ lùng vào Tây Tạng huyền bí vào năm 1979 (rất ít  người được phép thăm); như chuyến leo núi ở Cerro Castor
 phía nam Argentina đầy mạo hiểm (suýt bị môt trận bão tuyết chôn vùi); như lần đi dã ngọai safari ở Kenya nóng bức với một người tình Rawandan đen hơn than đá.
Tôi quên mất những mặt trái của đồng tiền để chỉ còn say đắm với lợi ích. Tôi cho rằng ba lợi ích lớn nhất của đồng tiền nhìn  từ góc cạnh trí thức là tự do, thì giờ và nhân tính.
Những người thực sự giàu ít khi phải làm những gì họ không muốn. Họ cũng không bị buộc phải sống ở một nơi nào, với  những người họ không thích hay chịu đựng những áp đặt
ngược đời. Họ cũng có nhiều thì giờ hơn để chăm chú vào trọng điểm công việc vì đã có nhiều nhân viên phụ làm các  việc lặt vặt. Nhờ vậy, họ có thời gian để thưởng thức văn hóa nghệ thuật nhiều hơn. Nhờ đồng tiền, những người giàu có  thường rộng luợng quyên tặng cho những nạn nhân kém
 may mắn của xã hội. Họ cũng không bị những mặc cảm thua kém chi phối, nên nhân cách họ thường cởi mở và dễ thích hợp.
Giới hạn của tiền bạc
Nhưng thực tế thường phức tạp và nhiều thách thức  hơn lý thuyết. Tôi tin rằng có rất nhiều người giàu đạt được những tự do, thì giờ và nhân cách do đồng tiền mang lại.
 Warren Buffett và Bill Gates là hai thí dụ điển hình. Tuy vậy, phần lớn những người giàu tôi quen biết, cũng như chính cái "tôi" đáng ghét lúc xưa, phải loay hoay trong cái bẫy của nghịch lý.
Trước hết, hành xử hàng ngày cùa chúng tôi bị giới hạn vào trách nhiệm phải có với cổ đông, với nhân viên, với khách hàng, với quyền lợi và thương hiệu của doanh nghiệp, và với cả cộng đồng chung quanh. Chúng tôi không thể  nói hay làm những gì có thể gây hại đến những đối tác
 này. Bản thân chúng tôi cũng không có quyền bị bệnh nữa.
Tuy không như Steve Jobs đã làm cổ phiếu Apple giảm 8% khi tin ông bị ung thư loan truyền, tôi và ban quản lý cũng phải giấu chuyện tôi phải mổ tim (heart attack)  vào năm 1999 để tránh ảnh hưởng xấu trên cổ phiếu của công ty Hartcourt bé xíu.
Chúng tôi cũng bận rộn khủng khiếp khi giàu có. Với những báo cáo, tin tức, emails và điện thọai thường xuyên, chúng tôi may mắn lắm mới có thì giờ nhàn rỗi để đọc hết một cuốn sách trên 500 trang. Những tiệc tùng lễ hội liên tiếp không cho chúng tôi thời gian để thư giãn với gia đình bạn bè. Bao nhiêu  liên hệ thân tình sâu xa đã bị sự giàu có chia cắt.
Rồi đến những hoạt động xã hội thiện nguyện. Dù rộng lượng, nhiều người trong chúng tôi cũng không muốn danh nghĩa hay tiền bạc bị lạm dụng cho những mục tiêu đen tối. Hơn nữa,khi mở lòng giúp với vài trăm dollars nghe thật dễ dàng; vấn đề trở nên phức tạp khi số tiền lên đến cả triệu dollar. Bộ phận kế toán, thuế vụ, pháp lý và PR phải nhẩy vào để
khán duyệt và chỉ dẫn.
Những phúc lộc không tiền
Tôi vẫn yêu tiền. Dù nó mang đến hạnh phúc hay đau khổ, đồng tiền vẫn là người vợ, người tình và người bạn tuyệt vời.
 Nhưng tôi cũng không bao giờ quên những phúc lộc không cần có tiền, không cần mua hay thâu tóm. Chẳng hạn cuốn truyện The Catcher On The Rye và Dr. Zhivago tôi tình cờ đọc lại sau
 40 năm, vào một buổi chiều đi lạc vào thư viện ở New Delhi. Tiếng cười trong trẻo của đứa con trai ở phòng cạnh bên khi hắn thì thầm với bạn gái qua điện thọai về chuyến đi chơi của  hai cha con ở New York. Khuôn mặt rực rỡ của một người  con gái tóc vàng trong một buổi sáng mùa thu qua công viên Luxembourg nhìn lá vàng. Tôi hiểu lời của Sartre rằng, "Chúng ta nô lệ cho những gì mình sở hữu" (We are possessed by what we possess). Và tôi vẫn xin được nói với tiền như một bài nhạc tình nào đó của Trịnh Công Sơn,"Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai...đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ước..."


sinh hoạt CHI HỘI THƯƠNG BINH TÌNH NGHĨA282 LÊ LỢI


Thêm chú thích
Thêm chú thích

DANH SÁCH CÁC CHIẾN SĨ 
THƯƠNG BINH TÌNH NGHĨA

TT
HỌ VÀ TÊN
ĐỊA CHỈ
TB
CCB
1
Phạm Văn Thuận
Hải Phong
1/4
CCB
2
Nguyễn Thanh Bình
Hải Phỏng
1/4
CCB
3
Nguyễn Như Lạc
Hải Phỏng
3/4
CCB
4
Ngô Văn Quyển
Hải Phỏng
2/4
CCB
5
Nguyễn Văn Tý
Hải Phỏng
3/4
CCB
6
Nguyễn Đức Hiền
Hải Phỏng
1/4
CCB
7
Đinh duy Hồng
Hải Phỏng
4/4
CCB
8
Nguyên văn Phòng
Hải Phỏng
2/4
CCB
9
Trần văn Cược
Hải Phỏng 
2/4
     CCB chêt
10
Nguyễn mậu Tiến
Hải Phỏng
4/4
CCB
11
Ngô văn Luân
Hải Phỏng
2/4
CCB
12
Nguyễn thành Sơn
Hải Phỏng
4/4
CCB
13
Trần văn Tư
Hải Phỏng
2/4
CCB
14
Lê duy Hùng
Hải Phỏng
4/4
CCB
15
Phạm quỳnh Huê
Hải Phỏng
1/4
CCB
16
Nguyễn văn Dựa
Hải Phỏng
2/4
CCB
17
Vũ duy Lại
Hải Phỏng
3/4
CCB
18
Phạm đăng Trọng
Hải Phỏng
3/4
CCB
19
Trần đăng Ninh
Hải Phỏng
1/4
CCB
20
Phạm Văn Đông
Hải Phỏng
4/4
CCB
21
Nguyễn ngọc Hải
Hải Phỏng
4/4
CCB
22
Nguyễn ng. Minh
Hải Phỏng
1/4
CCB
      Chi hội trưởng:Phạm văn Thuận -Chịu trách  nhiệm chung
      Chi hội phó:Nguyễn văn Dựa   -Tổ chức mọi mặt
      Chi hội phó:Nguyễn thanh Bình _Đời sống
      Chi hội phó:Đinh duy Hồng-Thủ quỹ
        Chi hội phó:Nguyễn văn Phòng-Thư ký-sổ sách
    




          chi  hội  sinh  hoạt .thường  kỳ                     
TRANG
TẬP THỂ THƯƠNG BINH QUANG MINH
Tổ chức Hội
Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam

(Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Cựu chiến binh Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2007)
Gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân đã cùng toàn dân ta làm nên những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử - thời đại.
Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến cứu nước lâu dài, gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta trước đây, cũng như trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng Cựu chiến binh ngày càng phát triển lớn mạnh; đến nay đã có hàng triệu Cựu chiến binh, thuộc nhiều thế hệ tiếp tục nêu cao bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ: “Trung thành với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” đang cùng nhân dân cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và nguyện vọng của các Cựu chiến binh, ngày 6-12-1989 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Từ ngày thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội đã trưởng thành nhanh chóng và từng bước vững chắc, hoạt động đúng hướng và đạt nhiều kết quả, xứng đáng là một đoàn thể chính tị - xã hội, là chỗ dựa tin cậy của các ấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân, nhất là ở cơ sở.
Trong tình hình mới, chấp hành Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết 09/NQ-TƯ của Bộ Chính tị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới”, thực hiện Pháp lệnh Cựu chiến binh, Hội tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh ra sức xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, góp phần tăng cường hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng toàn dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 06 tháng 12 là ngày truyền thống của Cựu chiến binh.
CHƯƠNG I
TÍNH CHẤT, MỤC ĐÍCH CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
Điều 1:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của Cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
CHƯƠNG II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
Điều 2:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu giúp cấp uỷ Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của cách mạng, của Hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước.
Điều 3:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động chống phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh.
3. Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ côngdân.
Tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.
4. Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.
6. Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
7. Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
CHƯƠNG III
HỘI VIÊN
Điều 4:
Những đối tượng được xét kết nạp vào Hội Cựu chiến binh:
- Các đồng chí đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức trước ngày Cách mạng Tháng Tám 1945.
- Các cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, nay đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
- Các cán bộ và chiến sĩ dân quân, du kích, tự vệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đội viên các đội công tác vũ trang vùng địch tạm chiếm.
- Các công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
- Những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ trong Quân đội đã xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu.
- Những hạ sĩ quan, chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, về định cư tại các xã, huyện miền núi, biên giới đất liền, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số.
- Những quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ ở tuyến đấu biên giới hải đảo.
- Những quân nhân trong quá trình làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ có thành tích xuất sắc được Quân đội và Nhà nước khen thưởng.
-Những quân nhân được Bộ Quốc phòng đào tạo thành sĩ quan dự bị trước khi ra quân.
Những người trên đây, giữ được bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tròn nghĩa vụ công dân, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội đều được xét kết nạp vào Hội.
Việc kết nạp hội viên do tổ chức cơ sở Hội thảo luận và quyết định. Những tổ chức cơ sở có chia ra Chi hội, thì do Chi hội thảo luận xem xét, đề nghị Ban chấp hành cơ sở quyết định. Nơi có Phân hội, thì Phân hội đề nghị, báo cáo lên Chi hội xem xét và Ban chấp hành Hội cơ sở quyết định.
Điều 5:
Nhiệm vụ của hội viên:
1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
2. Chấp hành Điều lệ, Nghị quyết của Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Hội giao cho.
3. Tích cực học tập rèn luyện, nâng cao kiến thức và giữ gìn phẩm chất, tư cách hội viên.
4. Đoàn kết tương trợ nhau trên tình đồng chí, đồng đội, nhất là khi gặp khó khăn.
5. Tuyên truyền phát triển hội viên mới, đóng hội phí, sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở Hội và tham gia xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.
Điều 6:
Quyền lợi của hội viên:
1. Được thông tin, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cần thiết theo sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng, tham gia các sinhhoạt, hoạt động của Hội.
2. Được giúp đỡ làm kinh tế, cải thiện đời sống theo khả năng của Hội.
3. Được Hội giúp đỡ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
4. Thảo luận, phê bình, chất vấn, kiến nghị và biểu quyết các công việc của Hội.
5. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
Điều 7:
Hội viên tuổi cao, thường xuyên đau yếu hoặc hoàn cảnh gia đình quá khó khăn được miễn công tác và sinh hoạt Hội trong từng thời gian, Chi hội xem xét và Ban chấp hành Hội cơ sở chuẩn y. Nơi có Phân hội, thì do Phân hội xem xét và Ban chấp hành Hội cơ sở chuẩn y.
CHƯƠNG IV
NGUYÊN TẮC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 8:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ban chấp hành Hội các ấp do dân chủ bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín và làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; trường hợp đặc biệt do cấp trên chỉ định; thời gian hoạt động của Ban chấp hành chỉ định không quá một năm.
Số lượng Ban chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban chấp hành Trung ương Hội.
Ban chấp hành khoá mới nhận sự bàn giao từ Ban chấp hành khoá trước, điều hành công việc ngay sau khi được bầu; được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Ban chấp hành cấp trên trực tiếp.
Việc bổ sung Uỷ viên Ban chấp hành thiếu, do Ban chấp hành đề nghị, Ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng Uỷ viên Ban chấp hành sau khi bổ sung không vượt quá tổng số Uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định. Khi cần thiết, Ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp được chỉ định tăng thêm một số Uỷ viên Ban chấp hành cấp dưới.
Uỷ viên Ban chấp hành Hội từ cấp tỉnh trở xuống xin rút khỏi Ban chấp hành ở cấp nào do Ban chấp hành cấp đó đề nghi, cấp trên trực tiếp quyết định. Đối với Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội, do Ban chấp hành Trung ương Hội quyết định.
Uỷ viên Ban chấp hành Hội các cấp khi thôi giữ các chức vụ công tác Hội thì thôi không tham gia Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh các cấp.
Điều 9:
Hệ thống tổ chức Hội có 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận,thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp cơ sở.
Ở những cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp được thành lập tổ chức Hội theo hướng dẫn của Ban chấp hành Trung ương Hội.
Hội Cựu chiến binh mỗi cấp đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam cùng cấp, sự chỉ đạo của Ban chấp hành Hội cấp trên, phối hợp chặt chẽ với cơ sở chính quyền, Quân đội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cấp đó và liên hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.
Hội được tổ chức dựa theo hệ thống tổ chức của Đảng; tổ chức Đảng của đơn vị trực thuộc cấp uỷ nào thì tổ chức Hội của đơn vị cũng trực thuộc tổ chức Hội cấp tương ứng.
Điều 10:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên.
Đại hội cấp nào do Ban chấp hành cấp đó triệu tập theo kỳ hạn quy định. Khi Ban chấp hành xét thấy cần thiết hoặc khi có hơn 1 phần 2 số tổ chức Hội trực thuộc yêu cầu và được Ban chấp hành cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập Đại hội bất thường.
Đại biểu dự Đại hội gồm đại biểu do bầu cử từ cấp dưới lên và các Uỷ viên Ban chấp hành cấp triệu tập Đại hội.
Khi cần thiết Ban chấp hành triệu tập Đại hội được chỉ định một số đại biểu, không quá 5% tổng số đại biểu.
Sau khi Ban chấp hành mới được bầu ra, Đoàn Chủ tịch Đại hội uỷ nhiệm từ 1 đến 3 trong số các Uỷ viên được bầu, làm nhiệm vụ triệu tập Ban chấp hành mới họp phiên đầu tiên để bầu ra Ban Thường vụ, bầu ra Chủ tịch, các Phó chủ tịch ( trong Ban Thường vụ) và bầu ra Ban Kiểm tra. Số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ không quá 1 phần 3 số lượng Uỷ viên Ban chấp hành.
Điều 11:
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội 5 năm họp 1 lần, có nhiệm vụ: đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua, quyết định phương hướng nhiệm vụ, chương trình công tác nhiệm kỳ tới, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội và bầu Ban chấp hành Trung ương Hội.
Ban chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ: tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, xây dựng và định hướng nội dung hoạt động, chỉ đạo các chương trình, kế hoạch hoạt động về các mặtcông tác của Hội giữa hai kỳ Đại hội. Ban chấp hành Trung ương Hội đại diện cho Hội quan hệ với các cơ quan Nhà nước, với các ban, ngành, các đoàn thể ở Trung ương, với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.
Ban chấp hành Trung ương bầu ra Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Ban Kiểm tra của Hội. Số lượng Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra do Ban chấp hành Trung ương quyết định.
Ban chấp hành Trung ương họp thường lệ 6 tháng một lần, họp bất thường khi cần. Ban Thường vụ họp thường lệ 3 tháng một lần, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành. Chủ tịch, các Phó chủ tịch là bộ phận thay mặt Ban Thường vụ điều hành công tác thường xuyên của Hội.
Khi khuyết Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương thì hội nghị Ban chấp hành Trung ương bầu cử bổ sung cho đủ số lượng do Đại hội đại biểu toàn quốc đã quyết định.
Trường hợp cần tăng thêm Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương thì do hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội quyết định.
Điều 12:
Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 5 năm họp một lần, có nhiệm vụ: thảo luận văn kiện của Ban chấp hành Hội cấp trên, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua, quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, bầu Ban chấp hành, bầu đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
Ban chấp hành Hội tỉnh, thành phố có nhiệm vụ: thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc, Nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Hội và Nghị quyết của Đại hội cấp mình, tham gia xây dựng và cụ thể hoá các Nghị quyết, chương trình, phong trào của Hội, chỉ đạo công tác của Hội ở địa phương giữa hai kỳ Đại hội, đại diện cho Hội quan hệ với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở tỉnh, thành phố.
Ban chấp hành Hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bầu ra Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch và bầu Ban Kiểm tra.
Ban chấp hành họp thường lệ 6 tháng một lần, họp bất thường khi cần. Ban Thường vụ họp 3 tháng một lần. Chủ tịch, các Phó chủ tịch là bộ phận thay mặt Ban Thường vụ điều hành công tác thường xuyên của Hội.
Điều 13:
Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị tương đương 5 năm họp một lần, có nhiệm vụ: thảo luận văn kiện của Ban chấp hành Hội cấp trên, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua, quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, bầu Ban chấp hành, bầu đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
Ban chấp hành Hội huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ: tổ chức thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và Nghị quyết của Đại hội cấp mình, hướng dẫn các tổ chức cơ sở thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, phong trào của Hội, chỉ đạo công tác Hội ở địa phương giữa hai kỳ Đại hội, phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động chính trị ở địa phương.
Ban chấp hành huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị tương đương bầu ra Ban Thường vụ, Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch và bầu Ban Kiểm tra.
Ban chấp hành họp thường lệ 3 tháng một lần, họp bất thường khi cần. Những địa bàn có khó khăn đặc biệt, họp thường lệ 6 tháng 1 lần, do Ban chấp hành Trung ương Hội hướng dẫn. Ban Thường vụ họp 1 tháng 1 lần. Chủ tịch, các Phó chủ tịch là bộ phận thay mặt Ban Thường vụ điều hành công tác thường xuyên của Hội.
Điều 14:
Tổ chức Hội cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập cơ quan giúp việc theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Thường vụ Trung ương Hội.
Điều 15:
Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh các cấp cần quan hệ chặt chẽ với các Ban liên lạctruyền thống đơn vị, chiến trường và các hình thức tập hợp Cựu chiến binh hợp pháp khác nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Hội trong đông đảo Cựu chiến binh.
Đối với những quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về(không thuộc đối tượng kết nạp vào Hội) Hội Cựu chiến binh phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan quân sự địa phương, các ngành chức năng cùng cấp bằng các hình thức thích hợp, tập hợp, bồi dưỡng, động viên anh chị em phát huy vai trò tích cực của Cựu quân nhân trong các phong trào, các cuộc vận động ở cơ sở.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC CƠ SỞ CỦA HỘI
Điều 16:
Tổ chức cơ sở Hội là nền tảng của Hội.
Ở các xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp được thành lập tổ chức cơ sở Hội.
Tổ chức cơ sở là nơi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội, của địa phương và của cơ quan, đơn vị, có nhiệm vụ:
- Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát và phản biện xã hội; giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.
- Bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực cho hội viên.
- Hướng dẫn hoạt động của hội viên và vận động Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, phong trào của Hội.
- Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, tổ chức giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.
- Xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh.
Các tổ chức cơ sở Hội ở cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp có nhiệm vụ:
Tập hợp,đoàn kết, hướng dẫn, động viên Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị, tích cực góp phần xây dựng và thực hiện các chương trình kế hoạch công tác, sản xuất, kinh doanh của cơ quan đơn vị; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ quan đơn vị; gương mẫu chấp hành các quy tắc chế độ công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chức trách người cán bộ, công nhân viên chức; chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất.
Điều 17:
Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên ở cơ sở xã, phường, thị trấn và các cơ sở khác 5 năm họp 1 lần, có nhiệm vụ: thảo luận văn kiện của Ban chấp hành cấp trên, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua, quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, bầu Ban chấp hành, bầu đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
Ban chấp hành Hội cơ sở tổ chức thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và Nghị quyết của Đại hội cấp mình, chỉ đạo công tác ở cơ sở giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội.
Ban chấp hành Hội cơ sở có từ 9 Uỷ viên trở lên bầu ra Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ban Kiểm tra do Phó chủ tịch kiêm Trưởng Ban Kiểm tra; dưới 9 Uỷ viên chỉ bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch kiêm phụ trách kiểm tra.
Ban chấp hành Hội cơ sở nơi có Ban Thường vụ, họp thường lệ 3 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần. Ban Thường vụ họp thường lệ 1 tháng 1 lần, điều hành công tác của Hội giữa 2 kỳ họp Ban chấp hành. Ban chấp hành Hội cơ sở nơi không có Ban Thường vụ, họp thường lệ 1 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần.
Điều 18:
Những tổ chức cơ sở đông hội viên hoặc địa bàn quá rộng, được thành lập ra các Chi hội và dưới Chi hội là Phân hội, tạo thuận lợi cho sinh hoạt, công tác và thăm hỏi giúp đỡ nhau. Chi hội và Phân hội bầu ra Chi hội trưởng, Phân hội trưởng. Nơi có đông hội viên, có nhiều Phân hội, bầu ra 1 hoặc nhiều Chi hội phó.
Phân hội, Chi hội (nơi không chia ra Phân hội) sinh hoạt thường kỳ từ 1 đến 3 tháng 1 lần.
CHƯƠNG VI
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA HỘI VÀ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP
Điều 19:
Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo, một nhiệm vụ công tác của tổ chức Hội các cấp. Ban chấp hành các cấp Hội phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức Hội cấp dưới và hội viên về chấp hành Điều lệ, chỉ thị, Nghị quyết của Hội.
Tổ chức Hội và hội viên chịu sựkiểm tra, giám sát của Hội.
Ban chấp hành Hội các cấp bầu ra Ban Kiểm tra cấp mình. Số lượng Uỷ viên Ban Kiểm tra do Ban chấp hành mỗi cấp quy định, trong đó có 1 phần 3 là Uỷ viên Ban chấp hành.
Điều 20:
Ban Kiểm tra các cấp chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành cấp mình và sự chỉ đạo của Ban Kiểm tra cấp trên, làm việc theo chế độ tập thể.
Ban Kiểm tra các cấp có nhiệm vụ:
- Kiểm tra hội viên, Uỷ viên Ban chấp hành Hội cùng cấp, tổ chức Hội cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành nhiệm vụ hội viên, nhiệm vụ Uỷ viên Ban chấp hành, trong việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, Nghị quyết của Hội và trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra và xử lý kỷ luật trong nội bộ Hội của tổ chức Hội cấp dưới.
- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, đề nghị Ban chấp hành quyết định hình thức xử lý.
- Giám sát Uỷ viên Ban chấp hành cùng cấp,t CCB Hội cấp dưới trong việc chấp hành Điều lệ, tổ chức thực hiện chỉ thị, Nghị quyết của Hội.
- Tiếp nhận, xem xét, kiến nghị với Ban chấp hành giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên và của nhân dân có liên quan đến hội viên và tổ chức Hội.
Ban Kiểm tra được quyền yêu cầu tổ chức Hội cấp dưới và hội viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.
CHƯƠNG VII
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 21:
Hội viên và tổ chức Hội có nhiều thành tích được các cấp Hội xét khen thưởng theo Luật Thi đua khen thưởng và hướng dẫn của Ban chấp hành Trung ương Hội và của Nhà nước.
Điều 22:
Những hội viên và tổ chức Hội làm trái Điều lệ, Nghị quyết của Hội, làm tổn hại đến uy tín và tài sản của Hội thì tuỳ tính chất, mức độ sai lầm mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật sau đây:
Đối với hội viên: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ khỏi Hội.
Những hội viên bỏ sinh hoạt Hội, không đóng hội phí liên tục từ 1 năm trở lên, mà không có lý do chính đáng, thì xoá tên trong danh sách hội viên.
Đối với Uỷ viên Ban chấp hành: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ khỏi Hội.
Đối với tổ chức Hội: khiển trách, cảnh cáo.
Việc xử lý kỷ luật hội viên phải được Chi hội thảo luận, biểu quyết với sự đồng ý của quá 1 phần 2 tổng số hội viên, Ban chấp hành Hội cơ sở xem xét quyết định. Với hình thức khai trừ khỏi Hội phải được Chi hội biểu quyết với sự đồng ý của 2 phần 3 tổng số hội viên, Ban chấp hành Hội cơ sở xem xét, quyết định.
Xử lý kỷ luật 1 Uỷ viên Ban chấp hành Hội cấp nào do hội nghị Ban chấp hành cấp ấy thảo luận, biểu quyết với sự đồng ý của quá 1 phần 2 tổng số Uỷ viên Ban chấp hành, Ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp chuẩn y. Xử lý kỷ luật 1 Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội do hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương quyết định.
Xử lý kỷ luật 1 tổ chức Hội với hình thức khiển trách, cảnh cáo do Ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp quyết định. Trường hợp đặc biệt cần áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao hơn do sai phạm nghiêm trọng, thì do Ban chấp hành Hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên xem xét quyết định.
CHƯƠNG VIII
TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 23:
Tài chính của Hội gồm các nguồn:
- Ngân sách Nhà nước cấp.
- Hội phí do hội viên đóng.
- Tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các khoản thu hợp pháp khác.
Tài chính, ngân sách ở cấp nào do cấp ấy tự quản, có tài khoản riêng và chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước theo luật định. Ban chấp hành Trung ương Hội quy định mức đóng hội phí, chế độ thu nộp và sử dụng.
Hàng năm hội nghị Ban chấp hành nghe báo cáo về thu, chi hội phí của cấp mình.
CHƯƠNG IX
CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI
Điều 24:
Mọi hội viên và tổ chức Hội có trách nhiệm chấp hành Điều lệ Hội.
Ban chấp hành Trung ương Hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội.
Điều 25:
Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Hội.



Trang chu                                                                                                                     Hội CCBVN