CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Trung Quốc tăng tầm DF-21D “chặn” Mỹ ở Biển Đông

(11:21 18/06/2013) Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có thể tăng tầm bắn tên lửa chống tàu DF-21D đối phó Hải quân Mỹ ở Biển Đông.



Nhà phân tích quân sự Mỹ của tờ The Diplomat Harry Kazianis nhận định, Quân đội Trung Quốc sẽ sớm mở rộng tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của mình nhằm ngăn chặn Mỹ can thiệp hoạt động của hải quân nước này ở Biển Đông.

Trích dẫn báo cáo Bộ Quốc phòng Mỹ về sự phát triển quân sự Trung Quốc, ông Harry Kazianis cho biết, hệ thống vũ khí mới phát triển cho Hải quân Trung Quốc bao gồm: tên lửa hành trình chống tàu và đối đất; tàu ngầm hạt nhân; tàu chiến đấu mặt nước hiện đại và tàu sân bay, tất cả phải có đủ phạm vi bao quát khu vực Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D thiết kế để đối phó nhóm tàu sân bay chiến đấu Hải quân Mỹ. Ảnh minh họa

Kazianis cho biết thêm, hiện tại có thể Bắc Kinh nỗ lực mở rộng tầm bắn tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D lên hơn 1.500km. 

Còn Giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Andrew Erickson nhận định, biến thể tương lai của tên lửa đạn đạo chống tàu sẽ được nâng cao đáng kể sau khi Hải quân Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trinh thám để hỗ trợ dẫn đường tên lửa hướng tới mục tiêu. 

“Hiện nay thách thức ban đầu của việc triển khai tên lửa đạn đạo chống tàu đưa vào hoạt động đã được khắc phục, Trung Quốc có quyền lựa chọn phát triển các biến thể khác nhau, có khả năng bổ sung điểm này, điểm kia”, ông Erickson nói. 

Bắc Kinh có thể lên kế hoạch ảnh hưởng mạnh hơn ngoài tầm Đài Loan với tên lửa đạn đạo chống tàu tiên tiến trong kho vũ khí. Tuy nhiên, lực lượng Hải quân Trung Quốc và lực lượng không quân vẫn không đủ mạnh để thách thức vị trí thống trị của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

“Nếu Trung Quốc có thể cải tiến tên lửa đạn đạo chống tàu vươn tới hạm đội hải quân của Ấn Độ, Indonesia và thậm chí là Australia thì môi trường an ninh khu vực sẽ thay đổi đáng kể. Ngoài ra, nó cũng có thể gây nguy hiểm cho các cam kết an ninh giữa Washington và Đài Bắc”, ông Harry Kazianis nói.



Theo Kiến Thức



18 nước tập trận lớn ngăn chặn nguy cơ trên biển

10:14 18/06/2013) Indonesia hôm 14/6 cho biết sẽ tổ chức cuộc tập trận chung Komodo 2014 với sự tham gia của 18 quốc gia nhằm cải thiện khả năng hợp tác trong hoạt động giải cứu thảm họa.



Theo Jakarta Post, trong 18 nước có hải quân tham gia cuộc tập trận vùng biển Batam và Natuna thuộc tỉnh Riau, có10 nước thành viên ASEAN và 8 nước đối tác của ASEAN là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ.

Phó đề đốc Amarullah Octavia, chỉ huy trưởng Lực lượng đặc nhiệm chiến đấu trên biển của Hạm đội miền Tây Indonesia, cho biết Hải quân nước này đang chuẩn bị cho cuộc tập trận chung đa quốc gia nói trên dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu tháng 4/2014.



 Tàu hải quân Mỹ USS Green Bay (LPD-20) tới Indonesia tập trận hồi năm 2012.

“Cuộc tập trận sẽ tập trung vào cải thiện năng lực hải quân về giải cứu thảm họa nhưng cũng sẽ chú trọng vào nhiệm vụ ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển Natuna…Hiện Trung Quốc chưa đòi chủ quyền ở Natuna nhưng chúng tôi không muốn vụ Sipanda - Ligitan lặp lại”, ông Amarullah nhấn mạnh.

Trong một diễn biến liên quan, vào tháng 9/2013, 18 nước nói trên cũng sẽ tham gia cuộc Tập trận Chống Khủng bố (CTx) được tổ chức tại Trung tâm Hòa bình và an ninh Indonesia ở Sentul và Bogor tại Tây Java. Cuộc tập trận CTx do Indonesia và Mỹ đồng tổ chức theo sáng kiến chống khủng bố khu vực. Dự kiến khoảng 1.800 binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm sẽ tham gia cuộc tập trận này.




Theo Kiến Thức







Indonesia chuẩn bị cho “trận đánh lớn” với Trung Quốc trên biển Đông


(09:27 18/06/2013) Tờ “Jakarta Post” của Indonesia ngày 16/06 đã có bài phân tích, hiện nay Indonessia đóng vai trò là “Người hòa giải” tranh chấp trên biển Đông chính là để giành được sự tín nhiệm của các quốc gia trong khu vực, để chuẩn bị sẵn cho cuộc đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông.


Tuy vậy, tờ báo này còn cho khẳng định chỉ như thế vẫn là chưa đủ. Đứng trước mối đe dọa của hải tặc và sự uy hiếp ngày càng lớn của Trung Quốc trên biển Đông, Indonesia cần phải tăng cường thực lực hải quân của mình để chuẩn bị sẵn cho ngày tranh chấp trên biển Đông lan rộng đến đất nước mình.

Tác giả bài viết, ông Syafiq Al Madihidj – chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Indonesia – cho biết, vấn nạn hải tặc đã tồn tại mấy chục năm trời. Các quốc gia thành viên đều nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ phòng chống cướp biển và bảo đảm an ninh hàng hải và đã tổ chức hàng chục hội nghị, thảo luận và ký kết các hiệp định hợp tác trong khu vực. Thế nhưng, hải tặc vẫn là vấn nạn nhức nhối.

Tàu hộ vệ lớp SIGMA 9113 (số hiệu 365) của Hải quân Indonesia

Ông cho rằng, cơ chế hợp tác nhiều bên này chủ yếu tập trung vào phần ngọn chứ không phải là phần gốc, các bên chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hợp tác quân sự và chính trị giữa các quốc gia, bỏ qua phương diện kinh tế xã hội, bộc lộ những điểm yếu chí mạng trong đối phó, với những đe dọa phi truyền thống.

Al Madihidj kêu gọi Chính phủ Indonesia không nên tiếp tục dựa dẫm vào cơ chế này, mà phải tự mình nỗ lực phát triển thực lực hải quân vững mạnh. Chỉ có phát triển lực lượng hải quân mới bảo đảm được an ninh và đối phó được với những mối đe dọa trên diện rộng trong tương lai, phát huy tối đa giá trị chiến lược của Indonesia trong khu vực Đông Nam Á.


Tàu ngầm KRI Nanggala 402 của Hải quân Indonesia

Ông Al Madihidj nhấn mạnh, phát triển lực lượng hải quân cũng chính là để đối phó với mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ hải quân Trung Quốc. Ông cho biết, mức độ hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc hơn Indonesia rất xa, trong bối cảnh này, vấn đề hiện đại hóa hải quân càng trở nên cấp thiết.

Về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, rõ ràng sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc với chiến lược “chống can dự/khu vực cấm” đã làm suy yếu nghiêm trọng thực lực của các nước Đông Nam Á và Indonesia cần phải đảm nhận trọng trách kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc.


Khinh hạm chủ lực của Hải quân Indonesia lớp Van Speijk.


Tuy nhiên, trong kế hoạch phát triển, hiện đại hóa quân đội dài hạn, Indonesia chỉ đặt ra mục tiêu khiêm tốn là nâng cao khả năng phòng ngự của hải quân nước mình. Từ nay cho đến năm 2024, phát triển tàu hộ vệ, tàu tuần tiễu và tàu ngầm sẽ là trọng tâm phát triển của hải quân Indonesia. Điều này là không đủ để đối phó với những tranh chấp đang ngày càng leo thang giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc.

Ông còn nhấn mạnh, nếu thực sự Indonesia muốn ngăn cản xung đột leo thang trên biển Đông thì nhất thiết phải tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân. Ngoài ra, khả năng can thiệp của 1 bên thứ 3 như Mỹ hoặc Ấn Độ vào điểm nóng tiềm tàng này đang ngày càng cao, nếu thực lực hải quân không mạnh Indonesia sẽ mất đi địa vị chiến lược quan trọng.

Tàu vận tải đổ bộ đa năng lớp Makassar

Hiện nay, tuy Indonesia và Trung Quốc không có tranh chấp gì trên biển Đông nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra vì hiện Trung Quốc đang tập trung vào những đối thủ khác. Vì vậy, Indonesia cần tập trung nâng cao năng lực tác chiến tổng hợp cho lực lượng hải quân nước mình, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Theo Phó đô đốc Amarullah Octavia, chỉ huy trưởng Lực lượng đặc nhiệm chiến đấu trên biển của Hạm đội miền Tây, các cuộc diễn tập quân sự của Indonesia, ví dụ như diễn tập “Rồng Komodo” 2014 phải chú trọng vào nhiệm vụ ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển Natuna, tránh lặp lại vụ Sipanda - Ligitan. Chuẩn bị trước để đối phó với Trung Quốc trên biển Đông không bao giờ là quá sớm.


Nguyễn Ngọc
Theo “Jakarta Post”/ Indonessia/ANTĐ

Su-30MK2 Việt Nam và “Ruồi trâu” nhắm đâu chết đó

Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Để bảo vệ biển trời tổ quốc, các tiêm kích siêu cơ động của không quân Việt Nam Su–30 MK2 được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, một trong số đó là tên lửa không đối đất và chống tàu Kh-59MK.
Đây là loại tên lửa hành trình có độ chính xác rất cao, tầm bắn xa và khả năng điều khiển đa phương tiện, uy lực cực kỳ mạnh mẽ. Kh–59 MK đã được xuất khẩu sang nhiều nước và quá trình khai thác sử dụng thực tế đã chứng minh cho sức mạnh của nó.
Tên lửa không – hải (đất liền) Kh–59M được trang bị cho lực lượng không quân nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ trên mặt đất và trên mặt biển (các mục tiêu đang neo đậu trong vùng nước ven bờ hoặc trên các hải cảng, căn cứ quân sự ven biển) với tọa độ mục tiêu đã được xác định, bị phát hiện bởi phi công, các mục tiêu phải có độ tương phản so với môi trường là 0,1 – 0,3.

Tên lửa Kh-59 MK trang bị cho máy bay chiến đấu.
Tên lửa được thiết kế và chế tạo tại Phòng thiết kế tập đoàn chế tạo tên lửa MKB “Raduga” dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm thiết kế I.Selezneva. X-59M là phiên bản hiện đại hóa sâu của tên lửa Kh-59 với nội dung chủ yếu là thay thế động cơ đẩy phản lực nhiên liệu rắn bằng động cơ tua bin phản lực nhỏ RDK-300, điều đó đã dẫn đến việc gần như thiết kế một tổ hợp tên lửa mới, có những đặc điểm về cấu trúc cũng như các tính năng kỹ thuật khác hoàn toàn tên lửa cơ sở.
Tổ hợp tên lửa được lắp đặt trên máy bay Su – 24M, máy bay được lắp hệ thống điều khiển vũ khí SU) -1-6M, các giá treo tên lửa APK -9, và tên lửa có thể được sử dụng mà không cần bổ sung thêm bất cứ thiết bị nào cho máy bay. Tên lửa được thử nghiệm đầu tiên trên máy bay tiêm kích hạng nặng Su–27. Tên lửa Kh–59 và tên lửa Kh-59M được sản xuất hàng loạt tại nhà máy chế tạo thiết bị hàng không ở thành phố Smolensk, bộ phận tự dẫn và hệ thống dẫn đạn “Tecon -1” được sản xuất tại Lvov.
Tên lửa Kh-59 đã được sử dụng nhiều trong cuộc chiến đấu chống phản loạn ở Chesnhia, mục tiêu của tên lửa là các vị trí ẩn nấp của phiến quân ly khai và kho tàng địch. Hiệu quả của tên lửa được đánh giá không cao do điều kiện thời tiết khí hậu gió tuyết đã ảnh hưởng lớn đến độ tương phản của mục tiêu với môi trường.
Tổ hợp lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm hàng không Moscow MAKS-93. Trong giai đoạn ngày nay tên lửa được dành cho xuất khẩu với mã hiệu “Ovod (Ruồi trâu) – ME”. Tại triển lãm MAKS – 2009 Ovod – ME được trưng bày hai phiên bản chính là Kh–59 ME và Kh-59M2E nhằm mục đích có thể tiêu diệt dải mục tiêu rộng hơn trên mặt đất và trên mặt biển với tọa độ mục tiêu đã xác định và được tăng cường điều kiện tác chiến (trong mọi điều kiện thời gian ngày đêm hoặc bị giới hạn về tầm nhìn. Tên lửa Kh-59M2E nặng hơn tên lửa Kh-50ME và có hệ thống dẫn đường truyền tín hiệu từ tên lửa về hoa tiêu với đầu dẫn đạn lắp camera có độ nhạy cao.
Tập đoàn sản xuất tên lửa Raduga còn giới thiệu mẫu nâng cấp sâu tên lủa Kh-59M tăng tầm bắn lên đến 285 km, tên lửa chống tàu Kh–59MK với đầu tự dẫn bằng radar ARGS – 59E và tên lửa đa nhiệm X-59MK2. Phương Tây định danh tên lửa là AS-18 “Kazoo”. Tên lửa tương đương là AGM-84E SLAM
Tổ hợp tên lửa Ovod – M bao gồm có: Tên lửa Kh-59M; Giá treo vũ khí hàng không đa năng, Thiết bị phóng tên lửa đường không và bộ phận điều khiển tên lửa của phi công với màn hình hiển thị mục tiêu.
Tên lửa Kh-59 M được thiết kế theo mô hình khí động học không cánh đuôi với 4 cánh bay hình chữ thập và bộ phận cánh điều khiển,cánh ổn định đường bay ở mũi tên lửa. Để tăng cao khả năng sống còn của tên lửa, thân tên lửa phía bên trong được chia thành nhiều khoang. Các cơ quan điều khiển là các cánh lái khí động học.
1- Block thiết bị điều khiển quang điện tử; 2- Block chuẩn bị và kiểm tra kỹ thuật tên lửa; 3 -Thiết bị ghi thông số kỹ thuật (bộ nhớ); 4- Camera nhạy quang; 5 – Block điều khiển tên lửa; 6 – Radar đo độ cao; 7- Đầu nổ lõm xuyên phá của tên lửa; 8 – Thiết bị điều chỉnh động cơ đẩy; 9 – Thiết bị truyền tín hiệu vô tuyến; 10 – Cần điều khiển cánh lái; 11 – thiết bị nhận tín hiệu vô tuyến; 12 – Động cơ đẩy tăng tốc ; 13 – Động cơ tua bin hành trình; 14 – Nắp đẩy động cơ phản lực; 15 – Bình điện ắc quy.
Nếu so sánh giữa tên lửa Kh- 59 với tên lửa Kh –59M đã có những thay đổi lớn về cấu trúc thân tên lửa, động cơ phản lực nhiên liệu rắn được thay thế bằng động cơ tua – bin nhỏ RDK – 300 được gắn phía dưới của tên lửa. Khoang trung tâm của tên lửa được sử dụng là khoang nhiên liệu – khoang có hệ thống cấp nhiên liệu động cơ và cổ nạp nhiên liệu – là dầu máy bay. Phía cuối của tên lửa vẫn giữ lại động cơ tên lửa đẩy phản lực nhiên liệu rắn, cho phép tên lửa được phóng đi với tốc độ cao và động cơ đẩy duy trì được tốc độ hành trình và tầm bay xa.

Sau khi tên lửa được phóng đi, nắp khí động học bảo vệ của động cơ tua bin phản lực tránh bụi bẩn khi máy bay cất cánh sẽ bay ra khỏi cổ hút gió, động cơ tua bin phản lực sẽ khởi động và tên lửa bay theo lực đẩy động cơ.
Đặc điểm của cấu hình tên lửa Kh-59MK là tăng độ dài cánh cắt gió mũi do tên lửa có khối lượng và kích thước lớn hơn. Các cánh mũi khi phóng tên lửa, ở trạng thái gấp dưới tác dụng của lò xo sẽ bật mở và bị chốt chặt. Tên lửa được chuyển trọng tâm nhiều về phía trước nhưng vẫn giữ được đủ lực để điều khiển tên lửa khi bay.
Thiết kế động cơ tua bin phản lực đã làm thay đổi hệ thống điều khiển tên lửa. Lắp đặt thêm bộ phận điều chỉnh động cơ, bộ phận này tiến hành khởi động động cơ, kiểm soát chế độ hoạt động của động cơ với lượng nhiên liệu cung cấp và duy trì tốc độ bay .
Tầm xa của đường truyền tín hiệu điều khiển tên lửa là 140 km, cho phép tiến hành phóng tên lửa hiệu quả trên khoảng cách là 120 km. Tên lửa Kh-59M có thế phóng từ độ cao thấp (đến 100 m) và có thể bay ở độ cao thấp đến mục tiêu (từ 50 m đến 1000 m), được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường quán tính và radar đo độ cao.

Tên lửa Kh – 59 MK2.
Khoang rỗng được tăng gấp đôi đương lượng nổ, đầu đạn xuyên giáp có khối lượng là 320kg, đầu đạn loại casset có khối lượng là 280 kg với những thành phần gây sát thương và phá hủy như mảnh tên lửa và hiệu ứng nổ lõm. Độ chính xác của tên lửa trên tầm bắn hiệu quả của tên lửa Kh–59M rất cao, cho sai lệch trong bán kính từ 2–3 m. Để lắp đặt lên máy bay tên lửa Kk –59M sử dụng giá treo AKU – 58 – 1.
Tất cả các bộ phận trên thân tên lửa đều được gắn kết bằng các kết cấu giắc có thể tháo rời rất nhanh, bộ phận đầu chụp bảo vệ đầu mũi tên lửa sẽ được bật ra ngoài khi phóng, được chế tạo từ vật liệu nhẹ AMG – 6. Khoang đầu đạn – từ vật liệu thép VNS -2, Cánh tên lửa cùng được chế tạo từ nhôm tổng hợp AMG – 6, các xương khung tên lửa từ thép VKL-3. Khoang bên trong của tên lửa được chế tạo bằng vật liệu cách nhiệt ATM – 9 -200 dán chặt vào thành bên trong của tên lửa để giảm tác động nhiệt khi bay.
Hệ thống điều khiển được lắp trong hình trụ dang container kín và chia thành 4 khoang, Khoang mũi (radar và camera với các thiết bị đi kèm) và khoang lái được chế tạo từ vật liệu không sản sóng radio.
Hệ thống điều khiển tên lửa Kh-59M Là hệ thống điều khiển tổ hợp, bao gồm hệ thống điều khiển tên lửa theo quang ảnh kết hợp với radar đo độ cao và truyền tải thông tin vô tuyến. Phương thức điều khiển như sau: Trước khi phóng tên lửa, phi công – hoa tiêu sẽ hướng máy bay về phía mục tiêu và qua camera tên lửa truyền thông tin hình ảnh lên cho phi công, trong đó có mục tiêu, địa hình của quỹ đạo tên lửa, phi công chiến đấu sẽ truyền mệnh lệnh và thông tin mục tiêu đến tên lửa thông qua kênh vô tuyến.
Tên lửa sau khi phóng sẽ bay đến mục tiêu dựa trên phân tích cấu trúc địa hình quỹ đạo tên lửa để lấy độ cao (từ 15 đến 1000 m) sẽ bay đến mục tiêu theo địa hình bằng bộ phận điều khiển Avtophilot SNAU – 59 cho đến khi trên màn hình phi công xuất hiện mục tiêu. Sau khi xác định chính xác đó là mục tiêu cần tiêu diệt, phi công hoa tiêu hướng chữ thập và bật nút chế độ đeo bám mục tiêu tự động “Tubusо” sau đó tên lửa sẽ chủ động tự dẫn đến mục tiêu và đồng thời chuyển tải thông tin về cho phi công hoa tiêu.
Tên lửa Kh-59 MK là phiên bản cải tiến sâu hơn của Kh-59 với hệ thống điều khiển hiện đại hơn và nâng cấp động cơ đẩy với mục đích là chống chiến hạm nổi. Động cơ tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn được thay thế bằng thùng đựng nhiên liệu cho phép tên lửa có thời gian tăng tốc đạt tốc độ hành trình theo chuẩn của Kh-59M và tầm bắn xa hơn.
Kh-59MK được sử dụng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trên biển có độ phản xạ hiệu dụng của radar lớn hơn 300 m2 (từ xuồng phóng tên lửa đến tàu tuần dương) trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu – môi trường biển, cũng như trên biển lớn hoặc trong các vùng nước ven bờ.

Tên lửa Kh – 59 MK trên đường bay.
So sánh với Kh-59M, tên lửa Kh-59MK được lắp đặt đầu tự dẫn radar chủ động theo dõi và bám mục tiêu ARGS – 59E được thiết kế và chế tạo bởi “NPP” Radar MMS “(St Petersburg)., với một đầu đạn đương lượng nổ lớn đáp ứng hiệu suất tiêu diệt mục tiêu rất cao. Tầm bắn xa nhất của tên lửa đối với mục tiêu lớn như tàu tuần dương, tàu khu trục là 285 km, tầm bắn cấp “xuồng, frigate” có thể ở mức 145 km.
Xác suất trúng mục tiêu đối với tuần dương, khu trục hạm khoảng 0.9 – 0.96, xuồng phóng lôi khoảng 0.7 – 0.93, với khinh hạm và tàu hộ vệ tên lửa (lượng giãn nước từ 500 – 4000 tấn) khả năng công kích tiêu diệt mục tiêu là 1 tên lửa. Với tàu tuần dương, khu trục, khả năng tiêu diệt ở mức 1.8 và 1.3.
Tên lửa Kh-59МК2 có đặc điểm khác hơn so với Kh-59МК là hệ thống điều chỉnh tên lửa quang ảnh tự dẫn, cho phép tên lửa có khả năng tự động so sánh địa hình mục tiêu đang neo đậu hoặc cơ động gần bờ. tên lửa cũng được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và tự động điều khiển trên cơ sở áp dụng hệ thống dẫn đường quán tính không đế strapdown, đồng thời sử dụng hệ thống định vị vệ tinh để chỉnh chuẩn tọa độ tên lửa.
Kh-59МК (Kh-59МК2) đều sử dụng radar đo độ cao А-079E được phát triển bởi nhà máy chế tạo thiết bị điều khiển Nga (UPKB – Detal). Độ cao hành trình của tên lửa Kh – 59MK khoảng từ 50 – 300 m, gây khó khăn lớn cho các hệ thống phòng không mặt đất. tên lửa lớp Kh – 59MK2 có thể được sử dụng trong mọi điều kiện thời tiến, ánh sáng trên khu vực mục tiêu từ 103 ÷ 105 lx hoặc lớn hơn trên mọi điều kiện địa hình. Góc phát hiện mục tiêu trên tên lửa Kh -59MK2 ±45°.
Tên lửa Kh-59МК và Kh-59МК2 được lắp động cơ tua bin phản lực 36МТ (ТRDD-50АТ) phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu chế tạo mô tơ “Ôm” và sản xuất hàng loạt tại tập đoàn NPO “Saturn” . 36 MT là loại động cơ nhỏ siêu tiết kiệm nhiên liệu hai buồng đốt, hai trục van đồng tâm cao áp. Động cơ cho lực đẩy là 450 kgf trên độ cao của sóng biển, động cơ có chiều dài là 850 mm và đường kính là 330 mm. Công suất động cơ : 4kW; Tiêu hao nhiên liệu: 0,71 kg / kg * h, sử dụng nhiên liệu – dầu máy bay, Т-6, Т-10, ТS-1, RТ.

Tên lửa Kh–59MK2 lắp đặt cho Su–30 MK.
Đặc điểm kỹ thuật của động cơ là cho phép tên lửa cơ động rất cao, tầm cao hoạt động của tên lửa cơ động là 0,2 – 11km, tốc độ đạt đến 1100 km/h. Khi tên lửa bay theo chương trình đã lập, mọi hoạt động điều chỉnh động cơ tên lửa đều được tự động hóa hoàn toàn.
Đầu nổ xuyên phá có khối lượng nổ là 320kg với thời gian giữ chậm, tên lửa sẽ xuyên thủng vỏ giáp tàu và sau đó khối nổ mới được kích nổ. Để tấn công mục tiêu mặt đất trên diện rộng, tên lửa có thể được lắp đầu đạn casset có khổi lượng 283 kg và các đạn thứ cấp xuyên giáp hiệu ứng nổ lõm và nổ phá mảnh.
Tên lửa Kh-59 M (MK, MK2) được treo trên các máy bay tấn công bằng các giá treo đa năng như АPК-8 hoặc АPК- 9 bao gồm Su-17M (Việt Nam), Su-24, Su-27, Su-30MK, MiG 29…..đồng thời có thể lắp đặt trên các máy bay nước ngoài như Mirage – 3, F-15, F,16….
Mỗi máy bay chiến đấu mang được 2 tên lửa không đối đất – hải
Các thông số tính năng kỹ chiến thuật chung của tên lửa:
Tên lửa có chiều dài là 5.690 mm, đường kính lớn nhất là 380 mm, sải cánh 1.260 – 1.320 mm, khối lượng cất cánh 920 với Kh-59 và 960 kg với Kh -59 MK2.
Là vũ khí diệt hạm tầm trung, với ưu điểm là tầm bắn xa, độ cao phóng tên lửa thấp, và tên lửa cũng bay ở độ cao thấp theo chiều cao địa hình, nên Kh–59MK là vũ khí có hiệu quả tác chiến rất cao, đặc biệt khu vực vùng nước ven bờ biển.

“Hổ mang chúa” Su-30 MK2 (ảnh) và tiêm kích Su-27 của không quân Việt Nam đều có thể mang tên lửa “sát thủ” diệt hạm Kh-59MK.
Tên lửa được sử dụng tấn công các hạm tàu đang tập kết, chuẩn bị đổ bộ, hoặc đang neo đậu trong căn cứ. Đồng thời tên lửa cũng được sử dụng để tiêu diệt binh lực, phương tiện chiến tranh như bệ phóng tên lửa đất đối đất hoặc đất đối hải và tấn công các cụm quân lực hành quân bằng đạn thứ cấp casset.
(BTP)

“Chắp cánh” cho chiến sĩ đặc công Việt Nam

Được “chắp cánh” bằng sức mạnh cơ động của không quân, những người lính đặc công vốn đã tinh nhuệ nay còn tinh nhuệ hơn.

Bộ đội Đặc công “bay”
Mới 6h sáng, nắng đã trải vàng trên Sân bay Hòa Lạc. Những chiến sĩ đặc công thuộc Đoàn 1, Đoàn 113 và Trường Sĩ quan Đặc công trong trang phục chính quy thống nhất, trang bị gọn gàng đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng nhảy dù.
Những chiếc máy bay trực thăng của Trung đoàn Không quân 916 (Quân chủng Phòng không-Không quân) được khởi động từ một vị trí, nhanh chóng bay đến điểm bốc quân đã xác định.

Những chiến sĩ đặc công tinh nhuệ lên trực thăng.
Gần 20 chiến sĩ đặc công trong đợt nhảy dù đầu tiên hùng dũng, tự tin bước lên máy bay, trong ánh mắt chăm chú theo dõi của đồng đội. Chiếc máy bay cất cánh lao vút lên chiếm lĩnh bầu trời, lượn vòng cua đầu tiên thả khí tượng. Những vòng cua tiếp theo, ở cự ly cách mặt đất khoảng 1.000m, lần lượt từng tốp 4 đến 5 chiến sĩ đặc công với động tác thuần thục nhanh chóng rời cửa máy bay, bật dù, khéo léo điều khiển dù, tiếp đất nhẹ nhàng, thu dù nhanh chóng và sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ tiếp theo…
Sau gần 2 tiếng huấn luyện, lần lượt hơn 50 cán bộ, chiến sĩ đã thực hiện xong bài nhảy dù thuần thục, điêu luyện các kỹ thuật động tác “làm chủ bầu trời” và tiếp đất an toàn, để lại ấn tượng về những màn trình diễn đẹp mắt…
Điều đáng ghi nhận là các chiến sĩ rất bình tĩnh, tự tin, dũng cảm và có kỹ thuật điều khiển dù trên không rất linh hoạt, 100% tiếp đất trong khu vực bãi đáp. Trung úy Đỗ Tiến Tự, chiến đấu viên Đội 12 (Đoàn 113) thực hiện thành công 10 chuyến nhảy dù, cho biết: “Cơ động bằng máy bay và nhảy dù, người chiến sĩ đặc công như được “chắp cánh”, nâng cao trình độ, khả năng cơ động, chiến đấu, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ …”.
Thiếu úy Lê Minh Tuấn (Trường Sĩ quan Đặc công) bày tỏ: “Nội dung học tập rất thiết thực và mang lại những cảm xúc mới mẻ, nhảy xong rồi chúng tôi lại muốn nhảy lượt tiếp theo…”.

Chiến sĩ đặc công bung dù đổ bộ.
Theo dõi, chỉ đạo, động viên bộ đội trong suốt buổi nhảy dù, sau khi buổi tập kết thúc, Thiếu tướng Trịnh Xuân Chuyền, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng Đặc công đã tổ chức rút kinh nghiệm với các cơ quan, đơn vị ngay tại thực địa và khẳng định: “Các đơn vị và từng cán bộ, chiến sĩ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nhảy dù theo kế hoạch của Binh chủng, bảo đảm an toàn tuyệt đối về con người, vũ khí trang bị. Qua đợt nhảy dù, trình độ kỹ, chiến thuật của từng cá nhân được nâng lên rõ rệt… Kết quả này khẳng định Bộ đội Đặc công không ngừng phát huy truyền thống, nâng cao khả năng tác chiến, khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ trước yêu cầu mới…”.
Gắn kết tinh nhuệ và hiện đại
Trong huấn luyện, Bộ đội Đặc công luôn chú trọng đến kỹ thuật ngụy trang và khả năng cơ động lực lượng. Việc cơ động bằng máy bay và đổ bộ đường không là phương thức cơ động mới, hiệu quả, bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ để kịp thời đưa lực lượng vào triển khai thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống khẩn cấp, cự ly xa, địa hình khó khăn, phức tạp…
Đại tá Nguyễn Thành Cải, Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công cho biết: “Khi nhiệm vụ, đối tượng tác chiến, vũ khí trang bị phát triển thì nghệ thuật tác chiến cũng sẽ phải nghiên cứu phát triển theo. Việc kết hợp cơ động nhanh với phát huy tối ưu hóa kỹ thuật ngụy trang chính là yếu tố tạo nên “Bí mật bất ngờ, luồn sâu đánh hiểm”, bảo đảm cho người chiến sĩ đặc công tiếp tục phát huy tốt truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ-Anh dũng tuyệt vời-Mưu trí sáng tạo- Đánh hiểm thắng lớn”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống”.
Đại tá Nguyễn Đình Tuyên, Trưởng phòng Quân huấn, nhà trường (Quân chủng Phòng không -Không quân) khẳng định: “Quân chủng mà trực tiếp là các đơn vị trực tiếp được giao nhiệm vụ đã phối hợp chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức huấn luyện đến bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt cho đơn vị bạn trong quá trình huấn luyện”.
Còn Thượng tá Vũ Văn Sâm, Trưởng phòng Cứu hộ, Cứu nạn (Quân chủng Phòng không-Không quân), người chỉ huy chung điều hành toàn bộ buổi nhảy dù nhận xét: “Bộ đội nhảy, điều khiển dù tốt, bảo đảm an toàn là do từ chỉ huy đến từng cán bộ, chiến sĩ hai đơn vị đã phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, từ huấn luyện đến luyện tập theo kế hoạch thống nhất”.
Từ kết quả đạt được, hai lực lượng cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng các bài tập phong phú hơn, gắn kết giữa kỹ thuật và chiến thuật, cơ động và chiến đấu, theo các phương án tác chiến cụ thể để tăng cường rèn luyện thực hành, nâng cao trình độ, khả năng chiến đấu của bộ đội.

Đổ bộ an toàn.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phòng chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn…, Bộ đội Đặc công đang được lãnh đạo, chỉ huy các cấp chăm lo xây dựng vững mạnh toàn diện. Cùng với nghiên cứu đổi mới phương thức tác chiến sát với đối tượng, nhiệm vụ, địa bàn, việc hiện đại hóa trang bị cũng được Đảng ủy, Bộ tư lệnh hết sức quan tâm.
Thiếu tướng Trịnh Xuân Chuyền cho biết: “Con người là nhân tố quyết định, song trang bị kỹ thuật hiện đại cũng rất quan trọng, không thể thiếu. Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc công sẽ tiếp tục tham mưu cho Bộ Quốc phòng đầu tư, mua sắm thêm những trang thiết bị mới, hiện đại, có tính năng cao, gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động tác chiến của Bộ đội Đặc công”.
Những năm vừa qua, Binh chủng Đặc công đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng quan tâm, trang bị nhiều vũ khí trang bị mới, hiện đại, tăng cường khả năng tác chiến của bộ đội. Bộ đội Đặc công từng được mệnh danh là lực lượng chiến đấu “xuất quỷ, nhập thần”; việc sử dụng máy bay của không quân cơ động, nhảy dù, sẽ tiếp thêm khả năng cơ động của bộ đội trong thực hiện nhiệm vụ.
Lịch sử quân đội ta đã từng có Sư đoàn 305 dù trong kháng chiến chống Mỹ và Tiểu đoàn 45 dù trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.  Quân đội ta đang tiến lên chính quy, hiện đại, do đó cần nghiên cứu tính đến việc “hiện đại hóa” vũ khí trang bị của Bộ đội Đặc công, trong đó có việc bảo đảm phương tiện cơ động.
(BKT)
Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Báo Trung Quốc viết gì về lực lượng tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ?


(10:24 16/06/2013) Chương trình tàu ngầm Scorpene bị kéo dài, chương trình AIP chưa được phê chuẩn để đấu thầu, 14 tàu ngầm hiện có từng bước lão hóa...


Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene do Pháp chế tạo

Thời báo Hoàn Cầu của TQ "dẫn" nguồn từ tờ "The Times of India" Ấn Độ ngày 6 tháng 6 cho hay, Hải quân Ấn Độ đang gặp khó khăn “kép” trong xây dựng lực lượng tàu ngầm. Trước hết, chương trình chế tạo 6 tàu ngầm lớp Scorpene đang tiến hành, tiếp tục bị kéo dài thời gian 14-18 tháng, trong đó theo kế hoạch ban đầu thì chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được Công ty đóng tàu TNHH Mazagon (Mazagon Dock Ltd., MDL) hoàn thành sớm nhất vào tháng 11 năm 2016.

Nhưng, điều gây lo ngại hơn là, chương trình mới chế tạo 6 tàu ngầm tàng hình trang bị hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí (AIP) và có khả năng tên lửa tấn công đối đất - vẫn đang rơi sâu vào những rắc rối của sự hời hợt chính trị và chủ nghĩa quan liêu. Sau khi được phê chuẩn vào tháng 11 năm 2007, chương trình này đã được 3 ủy ban xét duyệt.

Hiện nay, Bộ Tài chính Ấn Độ đã tiếp tục đưa văn bản của chương trình "Công trình số 75 Ấn Độ" (P-75I), tổng đầu tư hơn 500 tỷ rupee (khoảng 8,75 tỷ USD) gửi trả lại cho Bộ Quốc phòng, yêu cầu Bộ Quốc phòng tiếp tục tiến hành giải thích.

Một nguồn tin cho biết: "Dự thảo chất vấn về chương trình P-75I do Ủy ban an ninh nội các đưa ra đang bị gửi qua lại khắp nơi, vẫn chưa có hy vọng giải quyết. Đấu thầu toàn cầu và thư kiến nghị của chương trình này chỉ có thể công bố sau khi Ủy ban an ninh nội các phê chuẩn văn kiện".

Mặc dù công tác đấu thầu chương trình P-75I hiện nay bắt đầu tiến hành, thì cũng cần ít nhất 3 năm mới có thể ký kết hợp đồng với đối tác hợp tác nước ngoài được chọn, sau đó còn phải mất 7-9 năm mới có thể chế tạo xong chiếc tàu ngầm đầu tiên.


Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo

Còn chương trình tàu ngầm lớp Scorpene, do mức đầu tư vượt 230 tỷ rupee, đã chậm 4 năm so với thời gian dự định biên chế trong giai đoạn 2012-2017, hiện nay hồi chuông cảnh báo đang vang lên.

Hải quân Ấn Độ hiện chỉ dựa vào 14 tàu ngầm thông thường đã lão hóa để duy trì miễn cưỡng, trong đó có 10 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo và 4 tàu ngầm do nhà máy đóng tàu Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) Đức chế tạo. Mặc dù đã tiến hành cải tạo kéo dài tuổi thọ, nhưng những chiếc tàu ngầm này sẽ từng bước nghỉ hưu trong mấy năm tới. Đồng thời, Trung Quốc và Pakistan lại đang tăng cường hạm đội tác chiến tàu ngầm của họ.

Bài báo chỉ ra, ngay từ năm 1999, Ủy ban an ninh nội các Ấn Độ đã từng phê chuẩn một kế hoạch chế tạo tàu ngầm với thời gian 30 năm. Kế hoạch này tính toán trước năm 2012 sẽ biên chế 12 tàu ngầm mới cho Hải quân, sau đó trước năm 2030 tiếp tục biên chế 12 chiếc. Nhưng, năng lực yếu kém của Chính phủ Ấn Độ trong xây dựng kế hoạch và khả năng quyết đoán đã khiến cho Hải quân Ấn Độ đến nay vẫn chưa nhận được một chiếc tàu ngầm nào.

Dự kiến, đến năm 2020, trong số 14 tàu ngầm hiện có của Hải quân Ấn Độ sẽ chỉ còn 5-6 tàu còn có thể hoàn toàn sử dụng bình thường. Cho dù đến lúc đó sẽ chỉ có mấy tàu ngầm lớp Scorpene được biên chế, nhưng điều này còn cách rất xa so với nhu cầu sở hữu ít nhất 18 tàu ngầm thông thường theo yêu cầu của Ấn Độ nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Pakistan và Trung Quốc.


Tàu ngầm động cơ hạt nhân Chakra-2 của Hải quân Ấn Độ, thuê của Nga.



Theo GDVN

Quân đội Mỹ sẽ diễn tập tấn công hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc


(10:30 17/06/2013) Mỹ có kế hoạch phát triển nhiều loại vũ khí trang bị trong vũ trụ, xây dựng "hạm đội không gian", tổ chức các diễn tập liên quan đến "an ninh vũ trụ".


Lầu Năm Góc phát triển nhiều loại vũ khí vũ trụ mới, trong hình là máy bay không người lái siêu thanh Falcon HTV-2 của Mỹ.

Các tờ báo như tạp chí "Take-off" Nga, "Thời báo Washington" Mỹ cho biết, mặc dù Mỹ luôn từ chối thừa nhận đưa ra các phương án tác chiến vũ trụ nhằm vào nước khác, nhưng gần đây hai kế hoạch tác chiến vũ trụ tuyệt mật của họ đã được tiết lộ.

Quân Mỹ không chỉ muốn tiến hành giám sát chặt chẽ các hoạt động trên vũ trụ của Trung Quốc và Nga, mà còn muốn đưa ra tàu mẹ không gian (máy bay không gian) sau 30-40 năm nữa để xác lập "ưu thế hỏa lực tuyệt đối".

Kế hoạch "Nổi giận vũ trụ" tuyệt mật bộc lộ

Tạp chí "Take-off" Nga dẫn lời một cựu quan chức hàng không vũ trụ Mỹ giấu tên cho biết, quân Mỹ có một kế hoạch tuyệt mật chưa từng công bố, kế hoạch này mang tên "Nổi giận vũ trụ", nội dung chính là sử dụng lực lượng khoa học công nghệ quân-dân dụng tiến hành nghiên cứu phát triển trang bị không gian, gồm có tên lửa không gian, vũ khí điện từ không gian, vệ tinh kiểu tự sát và vũ khí động năng không gian.

Căn cứ vào kế hoạch này, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ triển khai 1-2 thiết bị bay không gian động cơ hạt nhân trên quỹ đạo vũ trụ vào khoảng năm 2050 (tương tự tàu mẹ không gian xuất hiện trong một tác phẩm khoa học viễn tưởng - tàu mẹ mang theo máy bay không gian), để tạo được ưu thế tác chiến vũ trụ trước Nga.


Máy bay không gian không người lái X-37B Không quân Mỹ

Tạp chí "Take-off" Nga cho biết, xét thấy tình hình chạy đua nghiêm trọng trong lĩnh vực vũ trụ, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị tiến hành điều chỉnh đối với kế hoạch "Nổi giận vũ trụ": Đến khoảng năm 2040 sẽ triển khai tàu mẹ không gian động cơ hạt nhân đầu tiên, đến năm 2050 triển khai 3 tàu mẹ không gian và thành lập 3 "hạm đội không gian".

Mỗi hạm đội gồm có 1 tàu mẹ không gian, 4 tàu con thoi, 2 tàu kéo không gian, 1 trạm tiếp tế không gian. Những trang bị này đều có thể bay trên quỹ đạo vũ trụ cách Trái đất vài chục nghìn km.

Mỹ còn có kế hoạch trang bị những vũ khí tác chiến như tên lửa thông thường, tên lửa hạt nhân, vũ khí laser năng lượng cao, vũ khí động năng cùng với một số thiết bị do thám cho tàu mẹ không gian, để khi "nổ ra chiến tranh không gian đa chiều", tiêu diệt các loại mục tiêu quân sự quan trọng như tên lửa, tàu chiến, vệ tinh, phi thuyền trong vũ trụ, trên bầu trời, mặt đất, mặt biển của hai nước Trung Quốc và Nga, từ đó xác lập ưu thế hỏa lực tuyệt đối.

Tạp chí "Take-off" chỉ ra, từ việc điều chỉnh kế hoạch "Nổi giận vũ trụ" có thể nhìn thấy, mục tiêu chính của kế hoạch tác chiến vũ trụ quân Mỹ đã từ Nga chuyển thành hai nước Nga-Trung. Đối với hai nước lớn hàng không vũ trụ như Nga và Trung Quốc, quân Mỹ muốn thực hiện 5 mục tiêu nhằm kiểm soát vũ trụ gồm: Một là bảo đảm cho các thiết bị bay của quân Mỹ tự do hoạt động trong vũ trụ, tức là tự do thực hiện nhiệm vụ phóng và thu hồi thiết bị không gian cùng với vận chuyển chiến lược không gian.

Hai là giám sát toàn diện hoạt động không gian của hai nước Trung-Nga, có thể theo dõi trong thời gian thực đối với các động thái trên vũ trụ, làm rõ vị trí và đặc tính của các thiết bị bay vũ trụ của Trung-Nga.

Ba là bảo vệ hệ thống hàng không vũ trụ của Mỹ và đồng minh không bị hai nước Trung Quốc, Nga "gây phiền phức". Bốn là ngăn chặn Trung Quốc và Nga sử dụng "không chính đáng" hệ thống hàng không vũ trụ của họ, tức là gây nhiễu, phá hoại hoạt động hàng không vũ trụ của Trung Quốc và Nga.


Vũ khí laser tấn công vệ tinh trong tương lai

Theo tuần san "Chuyên gia" của Nga, mặc dù Mỹ luôn không thừa nhận họ đã xây dựng kế hoạch tác chiến vũ trụ nhằm vào nước khác, nhưng dư luận phổ biến tin rằng, kế hoạch này đã sớm tồn tại, hơn nữa vẫn đang không ngừng được quân Mỹ phát triển.

Diễn tập tấn công "Bắc Đẩu"

Đối với sự nghi ngờ của Nga, phía Mỹ không đưa ra phản ứng, mặc dù vậy, công tác chuẩn bị cho tác chiến vũ trụ của Mỹ lại chưa bao giờ dừng lại.

Theo tạp chí "Wired" Mỹ, quân Mỹ sẽ bắt đầu triển khai một loạt cuộc diễn tập có liên quan đến "an ninh vũ trụ" từ quý 2 năm nay, mục đích chính là sử dụng mạng máy tính phát động tấn công, phá hoại hệ thống máy tính của "kẻ thù", thậm chí phá hoại vệ tinh của "kẻ thù".

Trong đó, cuộc diễn tập có kế hoạch tiến hành vào cuối năm nay sẽ tập luyện "làm thế nào để tấn công hệ thống dẫn đường vệ tinh quân dụng của nước thù địch".

Nguồn tin từ Quân đội Mỹ tiết lộ, trong thời đại thống trị của GPS, quân Mỹ chủ yếu tìm cách bảo vệ vệ tinh GPS của Mỹ, chứ không phải tấn công vệ tinh dẫn đường của nước khác.

Nhưng tình hình hiện nay đã hoàn toàn khác, do hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu 2 của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đã bắt đầu cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động của Quân đội Trung Quốc, quân Mỹ cho rằng cần thiết tiến hành chuẩn bị tốt cho việc tấn công hệ thống này.


Vũ khí không gian tương lai

Tờ "Thời báo Washington" cho rằng, quân Mỹ còn triển khai nhiều cuộc diễn tập vũ trụ nhằm vào Trung Quốc và Nga, chủ yếu có 2 hình thức:

Một là tác chiến thông tin vũ trụ, đây là cuộc chiến tấn công-phòng thủ thông tin triển khai trong lĩnh vực vũ trụ. Quân Mỹ sẽ giả định tiến hành chiến tranh thông tin vũ trụ với Trung Quốc và Nga, trong đó có chiến tranh điện tử, chiến tranh dẫn đường và chiến tranh răn đe.

Hai là tác chiến tấn công các căn cứ hàng không vũ trụ mặt đất. Tức là phá hoại hoạt động bình thường của các căn cứ hàng không vũ trụ trên mặt đất, ngăn chặn đối phương vận chuyển vận tư trong vũ trụ, vận chuyển các loại lực lượng tác chiến cơ động tầm xa, trực tiếp tiến hành tấn công các hạ tầng hàng không vũ trụ mặt đất quan trọng của đối phương.

Do các căn cứ hàng không vũ trụ là chỗ dựa cơ bản của "đội quân vũ trụ", vì vậy tấn công, phá hoại căn cứ hàng không vũ trụ của kẻ thù thường có thể đạt hiệu quả tác chiến "giải quyết tận gốc, làm ít ăn nhiều". Cho nên, quân Mỹ cho rằng, đây là một hình thức tác chiến quan trọng trong triển khai chiến tranh vũ trụ với Trung Quốc và Nga trong tương lai.



Theo GDVN

Khám phá “người vận chuyển” Su-30MK2 tới Việt Nam


(09:04 17/06/2013) Những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 được chở tới Việt Nam bằng máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới, An-124 Ruslan.


Trong các hợp đồng bán vũ khí cho Việt Nam nói riêng và tất cả các nước khác nói chung, sau khi hoàn tất việc thử nghiệm vũ khí, phía Nga sẽ có trách nhiệm vận chuyển tới quốc gia đặt mua. Trường hợp hợp đồng mua Su-30MK2 của Việt Nam cũng vậy, sau khi hoàn tất thử nghiệm phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải chở những chiếc Sukhoi tới Việt Nam. 
Để đưa những kiện hàng cỡ lớn nặng tới vài chục tấn như vậy, phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải quân sự lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là lớn nhất nước này Antonov An-124 Ruslan. Trong ảnh là chiếc Su-30MK2 của Việt Nam đang được chuyển từ trong khoang hàng của chiếc An-124 sau khi hạ cánh xuống sân bay. 
An-124 Ruslan là máy bay vận tải chiến lược, siêu nặng do Cục thiết kế Antonov phát triển và được nhà máy Aviastar-SP sản xuất. Máy bay được đưa vào sử dụng năm 1986, phục vụ cho mục đích quân sự và dân sự. 
An-124 Ruslan được coi là máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới (lớn nhất là chiếc An-225) đang hoạt động trên thế giới. Máy bay có kích cỡ “khủng” với chiều dài 68,96m, sải cánh 73,3m, cao 20,78m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 405 tấn. 
An-124 Ruslan có tải trọng chở hàng tới 150 tấn với các cửa khoang hàng được mở từ phía mũi và phía đuôi. 
Khoang hàng hóa của An-124 có chiều dài 36m, rộng 6,4m và cao 4,4m. Kích thước này lớn hơn 20% so với khoang hàng của máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy của Mỹ. Trong ảnh là cửa đuôi khoang hàng máy bay với cầu thang và 2 cánh cửa lớn. 
Với khả năng mang tải cực lớn, An-124 Ruslan được nhiều nước trên thế giới (gồm cả Mỹ và phương Tây) “nhờ vả” giúp chuyển kiện hàng cỡ lớn. Trong ảnh là tàu ngầm cứu hộ lặn sâu của Hải quân Mỹ đang được đưa vào khoang hàng chiếc An-124. 
Phần thân máy bay chở khách Airbus A380 được đưa vào khoang hàng An-124. 
Chiếc Su-30MK của Không quân Indonesia được vận chuyển bằng An-124. 
Buồng lái có phần “giản dị” của máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới. 
Với kích cỡ “khủng”, trọng lượng lớn nên An-124 được trang bị bộ bánh đáp đồ sộ. 
Để nâng khối kim loại nặng tới 405 tấn, An-124 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực rất khỏe Ivechenko Progress D-18T. 
Động cơ D-18T cho phép máy bay đạt tốc độ tới 865km/h, tầm bay 5.400km, trần bay 12.000km. 
Việc điều khiển chiếc máy bay khổng lồ này chỉ cần phi hành đoàn 4-6 người (gồm 2 phi công, hoa tiêu, 2 kỹ sư hàng không, phụ trách thông tin liên lạc). 
Những chiếc Su-30MK2 khi được vận chuyển đều được tháo bộ phận cánh, động cơ. Sau khi đưa tới Việt Nam, chúng được phía Sukhoi lắp ráp, kiểm tra và bay thử nghiệm.
 
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 tung cánh trên bầu trời Việt Nam.