CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Trung Quốc gây sốc vì bán UAV với giá quá “bèo bọt”


Trang mạng Đông Phương ngày 20/06 đưa tin, tại Triển lãm hàng không Paris 2013, máy bay không người lái (UAV) Dực Long của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của chuyên gia quân sự các nước, có khả năng trở thành loại UAV bán chạy nhất thế giới.


Triển lãm hàng không Paris vừa khai mạc trong tuần qua đã chứng kiến sự khó khăn của máy bay không người lái trong thời buổi suy thoái kinh tế. Mặc dù nhiều loại UAV đã đạt đến trình độ công nghệ rất cao, nhưng nó cũng không được nhiều người quan tâm, có rất ít những đề nghị đưa ra trong lĩnh vực mua sắm máy bay không người lái.

Hiện nay, người sử dụng các loại UAV phi quân dụng vẫn chỉ giới hạn trong một số nước nhất định. Các cơ cấu quản lý, giám sát của Mỹ và Liên minh châu Âu vẫn đang trăn trở với các quy định chia sẻ bầu trời cho các máy bay không người lái, có người lái và máy bay trực thăng.

Đồng thời, các quy định chặt chẽ trong giao dịch thương mại UAV của một số nhà lãnh đạo bảo thủ, cũng khiến cho các nhà thầu quốc phòng của Mỹ và Israel gặp nhiều khó khăn, trong xuất khẩu công nghệ máy bay không người lái.

Máy bay không người lái Dực Long của Trung Quốc

Một số nhà phân tích cho rằng, mặc dù công nghệ chế tạo máy bay không người lái của Trung Quốc bị chê là lạc hậu so với Mỹ và châu Âu, nhưng trong lĩnh vực xuất khẩu này, Trung Quốc cũng có nhiều lợi thế. Trong đó, công nghệ vệ tinh cũng được Bắc Kinh sử dụng để chiếm lĩnh thị trường mới nổi này.

Thời gian qua, Nigeria, Brazil và Venezuela đã mua hoặc thuê kênh trên vệ tinh Trung Quốc bằng cách trao đổi tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, UAV cũng có thể trở thành một món hàng trao đổi có giá trị, nhất là trong điều kiện hiện nay, một số quốc gia không muốn chia sẻ công nghệ máy bay không người lái cho nước khác.

Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc không phải chịu sự hạn chế nào về vấn đề này. Hơn nữa, máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất vừa nhẹ, mẫu mã đẹp, chất lượng khá mà giá lại rẻ nên có sức lôi cuốn rất lớn. Máy bay không người lái “Dực Long” có giá chỉ 1 triệu USD trong khi loại UAV tương tự của Mỹ là Predator có giá tới 30 triệu USD.


Đức Thăng
Theo Đông Phương/ANTĐ

Ảnh tàu pháo thứ 3 của Việt Nam đang đóng

Trải qua quá trình trưởng thành, đến nay Nhà máy đóng tàu Hồng Hà đã có thể đóng các loại tàu từ công nghệ đơn giản đến phức tạp; từ tải trọng nhỏ đến tải trọng lớn (6.500 tấn). Cũng từ nhà máy, một số tàu chiến đã được đóng mới thành công, góp phần tăng sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Là doanh nghiệp quân đội, thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng, trong nhiều năm nay, Nhà máy đóng tàu Hồng Hà đã luôn làm tốt công tác sửa chữa, đóng mới các loại tàu phục vụ cho nhiệm vụ của quân đội. Cùng với đó, nhà máy cũng đã đóng nhiều loại tàu xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có thị trường châu Âu.

Chỉ tính từ năm 2006 đến nay, nhà máy đã xuất khẩu 9 tàu, với tải trọng từ 2.800 tấn đến 3.500 tấn sang các nước châu Âu-một thị trường được coi là “khó tính”. Cũng chính nhờ thường xuyên phục vụ thị trường này nên tay nghề của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ kỹ thuật ngày càng được nâng lên, bảo đảm “làm đâu được đấy”.
Một trong 2 chiếc tàu pháo TT400 do Nhà máy đóng tàu Hồng Hà sản xuất, thực hành bắn kiểm tra. Ảnh: Văn Hưng
Một trong 2 chiếc tàu pháo TT400 do Nhà máy đóng tàu Hồng Hà sản xuất, thực hành bắn kiểm tra. Ảnh: Văn Hưng

Năm 2008, được giao nhiệm vụ triển khai sản xuất tàu pháo TT400, nhà máy đã chủ động nghiên cứu thiết kế công nghệ trên nền bản thiết kế kỹ thuật mua của nước ngoài.

Sau khi đóng hoàn thiện đúng như thiết kế, nhà máy tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Bộ Quốc phòng cho triển khai hệ thống vũ khí hiện đại trên tàu, phục vụ cho nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân.

Chiếc tàu pháo thứ nhất được nhà máy triển khai theo hình thức chuyên gia nước bạn hướng dẫn tích hợp hệ thống vũ khí; chiếc thứ 2 chuyên gia của bạn giám sát, ta thực hiện tất cả nội dung công việc và hiện nhà máy đang triển khai đóng chiếc thứ 3.

Chiếc tàu pháo thứ 3 hiện đang được thi công tại Nhà máy đóng tàu Hồng Hà.
Chiếc tàu pháo thứ 3 hiện đang được thi công tại Nhà máy đóng tàu Hồng Hà.

Sau khi hạ thủy, 2 chiếc tàu pháo đầu tiên đã tiến hành bắn kiểm tra hải đối hải, hải đối đất, hải đối không, hạ mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu và được bàn giao cho Quân chủng Hải quân.

Thượng tá Lê Văn Thước, Phó giám đốc kỹ thuật Nhà máy đóng tàu Hồng Hà chia sẻ: “Tàu pháo TT400 là sản phẩm mới và khó, lần đầu được sản xuất ở Việt Nam. Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai sản xuất, nhà máy đã tổ chức đoàn đến tham quan quy trình sản xuất loại tàu này ở nước bạn.

Sau đó, nhà máy tập hợp đội ngũ kỹ sư có trình độ cao nhất, phối hợp với các viện, nhà trường, đơn vị bạn có kinh nghiệm trong thi công tàu để triển khai sản xuất và đã đạt được những thành công bước đầu, khi 2 tàu pháo được bàn giao cho Quân chủng Hải quân, hoạt động ổn định, đạt chất lượng tốt”.

Anh Lưu Văn Lý, Tổ phó tổ sản xuất (Xí nghiệp vỏ tàu, Công ty đóng tàu Hồng Hà) nhấn mạnh: "...Đến nay chúng tôi hoàn toàn tự tin khi thi công con tàu pháo thứ 3”.

Do chú trọng yếu tố con người và đẩy mạnh cải tiến hệ thống máy móc hiện có, mua sắm các thiết bị mới. Hiện nay, nhà máy đã có trong biên chế nhiều loại máy móc hiện đại như máy cắt lập trình CNC, máy ép thủy lực 700 tấn, dây chuyền xử lý tôn, hệ thống nâng hạ cầu cảng, âu chìm, xưởng vũ khí khí tài…Công nghệ thông tin cũng được đội ngũ cán bộ, kỹ sư nhà máy ứng dụng có hiệu quả, thông qua các phần mềm như vỏ, cơ khí, điện, nội thất.

Không còn lâu nữa, từ Hồng Hà, con tàu pháo thứ 3 sẽ kiêu hãnh hướng ra biển lớn.
  •  
  • Theo QĐND

Tàu Trung Quốc không ngăn cản Philippines thay quân đồn trú Bãi Cỏ Mây

Hiện tại Trung Quốc vẫn duy trì sự hiện diện trái phép ít nhất 2 tàu công vụ tại Bãi Cỏ Mây. Tuy nhiên từ khi bắt đầu hiện diện bất hợp pháp tại đây, tàu Trung Quốc chưa thực hiện bất kỳ "động thái quyết liệt nào", Tổng tham mưu trưởng Philippines nói thêm.


>> Philippines đã thay quân đồn trú trên Bãi Cỏ Mây, Trường Sa

>> 
Philippines, Mỹ tập trận tấn công đổ bộ gần bãi cạn Scarborough


Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Bautista


Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines tướng Emmanuel Bautista cho biết quân đội nước này đã hoàn thành việc thay quân đồn trú và cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho lực lượng đóng chốt tại Bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố "chủ quyền") mà không vấp phải sự can thiệp nào từ phía Trung Quốc.
Tướng Emmanuel Bautista cho hay Philippines vừa hoàn thành hoạt động thay quân đồn trú và cung cấp nhu yếu phẩm tại Bãi Cỏ Mây trong tháng này bởi một tàu hậu cần hải quân.

Khi được hỏi liệu quân đội Philippines có bị Trung Quốc ngăn chặn hoạt động tiếp tế và thay quân ngoài Bãi Cỏ Mây hay không, Tổng tham mưu trưởng nước này khẳng định không có sự can thiệp nào từ tàu Trung Quốc.

Bautista cho biết hiện tại Trung Quốc vẫn duy trì sự hiện diện trái phép ít nhất 2 tàu công vụ tại Bãi Cỏ Mây. Tuy nhiên từ khi bắt đầu hiện diện bất hợp pháp tại đây, tàu Trung Quốc chưa thực hiện bất kỳ "động thái quyết liệt nào", Tổng tham mưu trưởng Philippines nói thêm.

Ông cũng nhấn mạnh Philippines chủ trương không đối đầu trực tiếp với Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây, miễn là Trung Quốc không cản trở hoạt động tự do hàng hải tại đây thì không có vấn đề gì lớn đối với Philippines trong khi Manila vẫn hiện diện và khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ.

Trước đó đã có những lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tìm cách chặn đường tiếp tế của Philippines cho lực lượng đồn trú tại Bãi Cỏ Mây bằng mọi giá.

Hồng Thủy (Nguồn: Malaya) /GDVN

Trung Quốc hậm hực vì Mỹ đã đánh giá thấp năng lực quân sự

Quân đội Trung Quốc có nhiều điểm yếu, nhưng cũng có nhiều điểm mạnh, tạo mối đe dọa cho Mỹ trong cả xây dựng chính sách và triển khai chiến lược.


Quân đội Trung Quốc đang chuyển đổi (hình ảnh minh họa: nguồn military.china.com)

Trong cuốn sách mới mang tên "Sự bành trướng của con rồng: Sức mạnh quân sự Trung Quốc vươn ra toàn cầu", cựu quan chức cấp cao Quân đội Mỹ, Chủ tịch Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung, ông Wortzel đã trình bày về sự thăng trầm của quan hệ quân sự Mỹ-Trung, lịch sử hiện đại hóa của Quân đội Trung Quốc và sự thất vọng của ông đối với việc giới nghiên cứu Mỹ tiếp tục đánh giá thấp năng lực quân sự của Trung Quốc. Tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ đã nhận được bản sao của bản thảo này trước khi cuốn sách được xuất bản.

Tờ tuần san "Tin tức Quốc phòng" ngày 16 tháng 6 cho biết, mặc dù các nhà quan sát và các nhà nghiên cứu lâu năm Trung Quốc thường coi Quân đội Trung Quốc là một lực lượng chiến đấu có hiệu suất không cao, nhưng ông Wortzel cho rằng, "Quân đội Trung Quốc đang chuyển đổi thành một quân đội hiện đại, có lý luận tác chiến độc đáo".

Đương nhiên, Wortzel hoàn toàn không quên những điểm yếu của Quân đội Trung Quốc. Ông cho rằng, mặc dù năng lực tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã được hiện đại hóa, hơn nữa toàn bộ lực lượng tên lửa của Trung Quốc đều có thể di động, nhưng Quân đội Trung Quốc luôn tồn tại khó khăn về việc phóng tên lửa từ tàu ngầm.

Mặc dù Quân đội Trung Quốc đã cho bay thử hai loại máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31, và đã sao chép thành công máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga, nhưng mấy chục năm qua, ngành quốc phòng của Trung Quốc luôn gặp phải khó khăn trên phương diện chế tạo động cơ máy bay tính năng cao. Nhưng cùng với sự thay đổi của thời gian, Trung Quốc sẽ khắc phục những điểm yếu này.


Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc

Theo bài viết, năng lực chống can dự/ngăn chặn khu vực của Trung Quốc đã buộc Bộ Quốc phòng Mỹ thiết kế ra một kế hoạch "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" hoàn toàn mới để đối phó.

Bài viết chỉ ra, cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 làm cho Quân đội Trung Quốc rất khiếp sợ, làm cho họ "đã thay đổi lớn mô hình tư duy".

Sau đó, lý luận tác chiến của Quân đội Trung Quốc có thể cơ bản được gọi là "chiến tranh có giới hạn trong điều kiện công nghệ cao", đã đưa vào "vũ khí thông minh", đã phát triển một loại cấu trúc tình báo và thông tin trên không linh hoạt hơn, tích hợp dẫn đường chính xác và vệ tinh vào trong vũ khí và phương tiện mang theo vũ khí.

Kết quả, loại tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên đã có thể bắn trúng tàu sân bay Mỹ trong các cuộc khủng hoảng tiếp theo. Năm 2010, Trung Quốc tiếp tục phô diễn năng lực tấn công vệ tinh. Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa từ mặt đất để tấn công vệ tinh, sử dụng chùm laser gây nhiễu vệ tinh gián điệp, phóng 1 chùm vệ tinh cỡ nhỏ gây nhiễu vệ tinh Mỹ.

Bài viết chỉ ra, Quân đội Trung Quốc hiện nay có năng lực tiến hành phòng thủ khu vực ở Tây Thái Bình Dương, nơi cách bờ biển Trung Quốc khoảng 2.000 km.

Trên một số phương diện khác, đặc biệt là về năng lực vũ khí hạt nhân chiến lược, đối với Wortzel và những người khác thuộc lĩnh vực này, Trung Quốc vẫn là một câu đố.


Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 Trung Quốc

Theo bài viết, đối với quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, nhận thức của mọi người có sự bất đồng. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Trung Quốc sở hữu khoảng 55-65 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khoảng 200 đầu đạn hạt nhân.

Trong khi đó, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London và Đài Loan cho là con số này phải gấp đôi, còn cựu Tham mưu trưởng lực lượng tên lửa chiến lược Nga Viktor Yesin lại dự đoán, Trung Quốc có thể có tới 1.600-1.800 đầu đạn hạt nhân và bom hạt nhân.

Tướng Yesin cho rằng: "Sự khác biệt trong đánh giá về quy mô kho vũ khí của Trung Quốc này đã ảnh tưởng to lớn, bởi vì chúng đã ảnh hưởng đến chính sách răn đe của Mỹ, những quyết định về phòng thủ tên lửa đạn đạo và đàm phán kiểm soát quân bị, đặc biệt là đàm phán kiểm soát quân bị với Nga".

Bài viết cho rằng, nếu nhân viên thiết kế của Quân đội Trung Quốc kiên trì học thuyết tác chiến của họ, thì Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ nhìn thấy số lượng tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc nhằm vào Nhật Bản gia tăng, trong khi đó cùng với sự phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa, radar và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 ở Nhật Bản và Okinawa cũng không ngừng mở rộng.

Trung Quốc có thể sẽ còn tấn công mạng để gây phiền phức cho Mỹ, làm chậm phản ứng của Mỹ đối với các cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khi tin tặc tiến hành tấn công đối với hệ thống mạng Internet công khai được quân Mỹ sử dụng.


Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tàu khu trục mới Type 052D




Theo GDVN

Chiến thuật và thực lực Không quân Trung Quốc

Triết lý hoạt động của PLAAF nói rằng sự thống trị chiến trường sẽ phụ thuộc vào một cuộc chiến tổng hợp về ưu thế về không quân, không gian, thông tin và điện tử. Triết lý này được rút ra sau khi quân đội Trung Quốc rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 bởi ưu thế thể hiện sức mạnh không quân và các hoạt động tiếp theo của các cường quốc phương Tây.


    Kì trước: Bí mật về máy bay quân sự Trung Quốc 

Triết lý hoạt động của PLAAF

Trung Quốc nhận ra rằng một đội quân nhỏ hơn, được trang bị tốt hơn thông qua cải thiện huấn luyện, được trang bị máy bay tàng hình công nghệ cao và khả năng phản ứng nhanh tổng thể là rất cần thiết trong chiến tranh hiện đại. Và theo nguyên tắc được xác lập, giành ưu thế trên không là điều kiện tiên quyết để chiến thắng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, PLAAF không quả quyết rằng việc đạt được ưu thế trên không tuyệt đối trong tất cả các giai đoạn của chiến đấu trên tất cả các chiến trường là cần thiết. Thay vào đó, họ chỉ nhằm mục đích đạt được ưu thế trên không để đạt được các mục tiêu chiến thuật của mình.

PLAAF chú trọng chính vào việc đạt được ưu thế trên không bằng cách tấn công các lực lượng, trang thiết bị, cơ sở và bệ phóng sử dụng cho cuộc không kích của đối phương dù trên mặt đất hoặc trên biển.

Trong giai đoạn đầu của một cuộc chiến tranh, PLAAF sẽ cố gắng tấn công các căn cứ không quân, các căn cứ tên lửa đạn đạo, tàu sân bay và tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất trước khi máy bay đối phương có thể cất cánh hay phát động các cuộc không kích khác bằng các phương tiện khác.

Một cách khác để đạt được ưu thế trên không là tiến hành các cuộc tấn công tiêu diệt và ngăn chặn hệ thống phòng không trên mặt đất và hệ thống chỉ huy phòng không. Ngoài ra, các hoạt động phòng thủ sẽ là một thành phần quan trọng để giành ưu thế trên không trong suốt một chiến dịch.

 Máy bay “Thần Rồng” J-20
Máy bay “Thần Rồng” J-20

Trong các cuộc chiến tranh tương lai, giành ưu thế trên vũ trụ dự kiến sẽ là vấn đề sống còn để kiểm sóat trận đánh trên mặt đất, hải quân và không quân.

Để chiếm ưu thế vũ trụ, các hệ thống vũ khí phòng thủ và tiến công cần được triển khai trên mặt đất, trên không, trên biển và trên vũ trụ. Các hoạt động kiểm soát không gian rất có thể sẽ bao gồm một kiểu chiến tranh về công nghệ thông tin, đó có thể là “chiến tranh bao vây vũ trụ”, “chiến tranh tấn công quỹ đạo vũ trụ” hay chiến tranh phòng thủ vũ trụ và các cuộc tấn công từ vũ trụ vào mặt đất.

Trong cuộc đấu tranh giành ưu thế về thông tin, mục tiêu là kiểm soát thông tin trên chiến trường, cho phép thông tin rõ ràng đối với một bên nhưng không rõ ràng đối với kẻ thù. Phương pháp để đạt được ưu thế thông tin bao gồm giành được ưu thế về điện từ thông qua sự can thiệp điện tử, đạt được ưu thế trên mạng thông qua các cuộc tấn công mạng; sử dụng hỏa lực để tiêu diệt hệ thống thông tin của đối phương và giành được quyền "kiểm soát tâm lý".

Trong khi tìm cách giành được ưu thế về điện từ, được coi như một tập hợp ưu thế về thông tin - lĩnh vực được coi là một hoạt động riêng biệt. Phương pháp để đạt được ưu thế điện từ bao gồm cuộc tấn công điện tử và bảo vệ điện tử. Trong cuộc tấn công điện tử, các biện pháp tiêu diệt mềm bao gồm can thiệp điện tử và đánh lừa điện tử.

Các biện pháp tiêu diệt cứng được cho là bao gồm chống phá hủy bức xạ, tấn công bằng vũ khí điện từ, tiêu diệt hỏa lực đối phương, và các cuộc tấn công chống lại cài đặt và hệ thống điện tử của đối phương. Quốc phòng điện tử chỉ đơn giản là bảo vệ trước các cuộc tấn công điện tử và hỏa lực của đối phương.

Mục tiêu chính của chiến tranh điện tử (EW) bao gồm chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, và các hệ thống thông tin tình báo. Đã có những cáo buộc rằng Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động tin tặc bí mật chống lại mục tiêu được lựa chọn tại Mỹ, Ấn Độ và các nước khác trong một nỗ lực để kiểm tra khả năng của mình trong lĩnh vực này.

Các tài liệu của Trung Quốc xác định có 4 loại chiến dịch cho không quân: chiến dich tấn công, phòng không, phong tỏa không quân và các chiến dịch trên không. Đây có thể là một trong hai lực lượng không quân chỉ tiến hành các chiến dịch, hoặc thường xuyên hơn là các chiến dịch hỗn hợp có kết hợp với các binh chủng khác nhưng do không quân làm chủ lực.

Những chiến dịch của không quân cũng có thể là một phần của chiến dịch hỗn hợp rộng lớn hơn, chẳng hạn như một chiến dịch đánh chiếm đảo hoặc chiến dịch phong tỏa chung. Trong hầu hết các chiến dịch của không quân, chủ yếu nhấn mạnh vào yếu tố bất ngờ, ngụy trang, sử dụng các chiến thuật, lập kế hoạch tỉ mỉ và các cuộc tấn  công nhằm vào các mục tiêu quan trọng của đối phương.

  Máy bay tiêm kích J-10
Máy bay tiêm kích J-10

PLAAF đang huấn luyện và phát triển các chiến thuật nhằm hoạt động trên toàn quốc chứ không chỉ hạn chế ở một quân khu nhất định. Trong cuộc tập trận Lưỡi gươm Đỏ năm 2008.

Các máy bay Su-30MKK, JH-7 và H-6 đã tiến hành các cuộc oanh kích tầm xa cùng với các loại máy bay KD-88, KH-59ME, KH-31P và một đợt đột nhập các mạng lưới phòng không của đối phương và phóng các tên lửa phá boongke KAB-1500 và LGB-250.

Thực tế, PLAAF đã bắn nhiều tên lửa do Nga chế tạo trong cuộc tập trận này hơn so với số tên lửa Nga sử dụng trong cuộc xung đột ở Georgia năm 2008.

Cuộc tập trận này chứng tỏ rằng vai trò của lực lượng không quân Trung Quốc đã thay đổi từ chỗ chủ yếu tiếp viện cho lực lượng dưới mặt đất sang có khả năng tiến hành các chiến dịch một cách độc lập.

Việc biên chế hệ thống cảnh báo sớm bằng máy bay (AWACS) đã cho phép PLAAF chỉ huy và kiểm soát được trên 100 máy bay. PLAAF giờ đây có thể điều một lúc 30 máy bay các loại đến Biển Đông với các máy bay tiếp dầu trên không và một AWACS nếu xẩy ra tranh chấp với Việt Nam hoặc Philippines.

PLAAF chủ trương thành lập một số nhóm không lực tấn công đặt dưới sự chỉ huy của Quân khu Bắc Kinh nhằm nhiệm vụ tiến công. PLAAF đang tích cực cố gắng để hấp thụ các chương trình đào tạo tốt hơn từ phương Tây. Họ đã gia tăng liên kết đào tạo với các lực lượng không quân của một số nước trong những năm gần đây.

Trong Sứ mệnh hòa bình 2007, một trung đoàn JH-7A đã thực hiện tốt hơn so với một đối tác Su-25 của Nga trong một cuộc tập trận tấn công mặt đất. Trong năm qua, PLAAF đã tổ chức tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.

Theo một số báo cáo, PLAAF đã thực sự không làm tốt trong đợt tập trận với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng họ đã học được một số bài học trong quá trình này. Đây là những đau đớn ngày càng tăng mà PLAAF phải trải qua để trở thành một lực lượng không quân hiện đại.

Tác động đối với khu vực

PLAAF đang quyết tâm trở thành không lực lớn thứ hai thế giới. Lực lượng của họ cho đến nay cho thấy mục tiêu này sẽ được hoàn thành trong một tương lai gần. Tình hình kinh tế ảm đạm của Mỹ và châu Âu đang hạn chế không lực phương Tây chi nhiều khoản cho quốc phòng, mặc dù với 700 tỷ USD ngân sách quốc phòng nước Mỹ vẫn dẫn đầu các nước khác về chi phí quân sự.

Có lẽ mục tiêu không tuyên bố của kế hoạch hiện đại hóa không quân của Trung Quốc là mở rộng “sức mạnh tổng hợp quốc gia” ra ngoài vị thế cường quốc khu vực hiện hành của nước này.

Những tác động của việc gia tăng sức mạnh không quân của Trung Quốc đối với khu vực nói chung là khá rõ ràng: PLAAF đang vượt lên trên hết thày các lực lượng không quân của các nước châu Á cả về số lượng, chất lượng, chiến lược và chiến thuật.

Đối với Ấn Độ, nước duy nhất công khai chạy đua với Trung Quốc, PLAAF đang bỏ xa Không quân Ấn (IAF) khi IAF chưa phát triển được tầm nhìn lâu dài đối với an ninh và nhu cầu quốc phòng của mình.

Về ngắn và trung hạn, việc IAF đặt mua thêm 126 máy bay tiêm kích đa năng tầm trung (MMRCA), 200 máy bay thế hệ thứ 5 T-50, thêm 2 AWACS, 10 máy bay vận tải hạng nặng C-17, 140 máy bay vận tài hạng trung, 22 máy bay trực thăng tiến công và một loạt các hệ thống phòng không không thể kể hết vào kế hoạch phát triển lực lượng không quân của mình là dấu hiệu tích cực.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu, nếu Ấn Độ muốn chuẩn bị cho khả năng đối phó với một cuộc chiến hai mặt trận (với Trung Quốc và Pakistan) thì cần phải cố gắng hơn nhiều, trong đó cần có 55 phi đội máy bay chiến đấu.


Phạm Ngọc Uyển
 (Tổng hợp)/Báo Đất Việt


TQ khoe tên lửa đa nòng bổ sung thêm trí khôn

Truyền thông TQ đưa tin một cuộc tập trận tên lửa tại địa điểm bí mật đã được Bắc Kinh chỉ đạo thực hiện...


Theo đó, mục đích chính của chuyến diễn tập này là TQ đang thử lửa loại tên lửa mới được cải tiến của nước này.
Dòng tên lửa đa nòng A100 và A200 của TQ vốn được xem là những tên lửa có uy lực, tuy nhiên độ chính xác của những tên lửa này chưa thể khiến cho những nhà sản xuất yên tâm. Bằng chứng là hệ thống tên lửa A100 được TQ xuất khẩu sang Banglades cũng đang bị kêu ca rất nhiều về chất lượng cũng như hiệu quả trong chiến đấu.
Được biết hệ thống tên lửa đa nòng A200 áp dụng công nghệ dẫn đường GPS, tầm phóng 200 km; và tên lửa đa nòng A100 dẫn đường đơn giản, tầm phóng 100 km.
Tuy nhiên, thông số và tính năng thực của loại tên lửa đa nòng này luôn được Bắc Kinh dấu kín.
Nhưng mới đây truyền hình trung ương TQ đã phát đi đoạn băng ghi lại hình ảnh hệ thống tên lửa đa nòng A100, A200 của nước này phô diễn sức mạnh với một sự cải tiến đáng nể.
Theo đó, những hệ thống tên lửa này đã được dẫn đường bởi máy bay không người lái, có thể thay đổi quỹ đạo bay, độ chính xác bắn trúng 30-50 km.
Thông tin này đồng nghĩa với việc hệ thống tên lửa đa nòng của TQ đã được bổ sung thêm trí thông minh và tăng hiệu quả trong chiến đấu.
Việc tên lửa TQ có thể thay đổi trạng thái bay sẽ khiến cho đối phương khó có thể tiến hành đánh chặn kịp thời, đồng thời việc tấn công mục tiêu cũng được diễn ra chính xác hơn.
Hình ảnh tên lửa đa nòng của TQ thử lửa trong đêm sau khi được cải tiến.
Hiện đại diện quân đội TQ cho biết những sự cải tiến sẽ được phục vụ yêu cầu quốc phòng trong nước đối với nhiều loại tên lửa, sau đó Bắc Kinh mới tính tới chuyện xuất khẩu những loại vũ khí này ra nước ngoài.




Theo Báo Đất Việt

Trong chiến hạm hiện đại bậc nhất Pháp đang ở Vũng Tàu

Ngày 18/6, chiến hạm chỉ huy và đổ bộ Tonnerre và chiến hạm George Leygues của Hải quân Pháp đã chính thức thăm Việt Nam (từ ngày 18-21/6).


Tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre cập cảng Baria Serecc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 18/6. Tàu Tonnerre do Đại tá Jean-François Quérat là thuyền trưởng.
Biểu tượng của chiến hạm Tonnerre
Tonnerre là một trong 3 tàu đổ bộ tấn công hiện đại hàng đầu châu Âu và thế giới hiện nay. Tonnerre có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m. Tuy tàu có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người (gồm 20 sĩ quan). (Trong ảnh: Sân bay của tàu Tonnerre nhìn từ phòng chỉ huy bay).
Tàu có khả năng chở 16 trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ. Boong phóng máy bay có diện tích 6.400m2 đáp ứng yêu cầu hạ cánh của 6 trực thăng cùng lúc. Ngoài khả năng chở máy bay, Tonnerre có thể chở số lượng lớn binh lính, phương tiện cơ giới bọc thép, phương tiện đổ bộ dưới khoang đáy tàu. Khi thực hiện hoạt động đổ bộ, phương tiện này sẽ di chuyển bằng cửa đuôi ra ngoài. (Trong ảnh: Khu vực để trực thăng bên trong tàu Tonnerre. Khi sử dụng, những chiếc trực thăng này sẽ có một bệ nâng đưa lên sân bay phía trên).
Tonnerre chở được 59 phương tiện bọc thép hoặc nguyên một tiểu đoàn 40 xe tăng AMX-56. Ngoài loại tăng Pháp, con tàu có thể đáp ứng chở nhiều loại xe tăng khác. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ hạng nhẹ gồm: 4 súng máy 12,7mm và 2 hệ thống tên lửa đối không tầm thấp Simbad. Tonnerre được trang bị 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa tới 35km/h, tầm hoạt động tới 19.800km nếu chỉ chạy tốc độ 28km/h. (Trong ảnh: Cửa ra của các phương tiện bên trong)
Phòng tập thể lực trên tàu Tonnerre.
Phòng mổ của bệnh viện trên tàu Tonnerre. 
Phòng chụp x-ray trên tàu.
Khoang chứa các phương tiện bên trong
Tháp bên trái là buồng lái của Tonnerre, tháp bên phải là trung tâm điều khiển không lưu
Chỉ huy tàu Tonnerre giới thiệu thông tin về con tàu Tonnerre với phóng viên.




 (nguồn TTXVN/ TNO)

Philippines đã thay quân đồn trú trên Bãi Cỏ Mây, Trường Sa

Manila đã gửi một đơn vị thủy quân lục chiến và các nhu yếu phẩm tới căn cứ trên xác chiến hạm ở Bãi Cỏ Mây, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố "chủ quyền" để thay thế cho 1 tiểu đội thủy quân lục chiến chốt giữ tại đây.


Xác chiếc tàu chiến cũ Philippines cố tình đánh chìm làm căn cứ cho lính đồn trú tại Bãi Cỏ Mây


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 19/6 cho biết, Manila đã gửi một đơn vị thủy quân lục chiến và các nhu yếu phẩm tới căn cứ trên xác chiến hạm ở Bãi Cỏ Mây, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố "chủ quyền" để thay thế cho 1 tiểu đội thủy quân lục chiến chốt giữ tại đây.

Ông Voltaire Gazmin cho biết hoạt động thay quân luân phiên đồn trú ở Bãi Cỏ Mây được tiến hành đầu tuần này. Lực lượng thủy quân lục chiến Philippines đang chốt giữ trên xác chiếc chiến hạm đổ bộ mà Manila cố tình đánh chìm ở Bãi Cỏ Mây từ năm 1999.

Philippines đã phản đối sự xâm nhập và hiện diện trái phép của tàu quân sự, tàu Hải giám và tàu cá Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây từ tháng trước.

Tờ India Express cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói rằng ông đã thảo luận việc Philippines thay quân đồn trú tại Bãi Cỏ Mây với Đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Khanh gần đây.

Bà Khanh lo ngại rằng Philippines đang lên kế hoạch xây dựng các kết cấu bê tông ở Bãi Cỏ Mây nhằm củng cố tuyên bố "chủ quyền" của mình, nhưng ông Voltaire Gazmin đã khẳng định không có kế hoạch nào như vậy.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cũng đã thảo luận với Mã Khắc Khanh về việc ngăn chặn một cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa lực lượng Trung Quốc và Philippines ở Bãi Cỏ Mây, Trường Sa, nhưng nhấn mạnh rằng Philippines có thể tự do thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong khu vực này mà không cần thông báo trước cho Trung Quốc.

Ông Voltaire Gazmin cũng cho biết ông đã thảo luận về tình hình căng thẳng trên Bãi Cỏ Mây với các quan chức Mỹ, bao gồm Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus trong chuyến công du Philippines ngày hôm qua 18/6.

"Họ (Mỹ) thực sự quan tâm và muốn chắc chắn rằng căng thẳng sẽ được giải quyết mà không cần sử dụng vũ lực", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho hay.

Hồng Thủy (Nguồn: Inquirer, India Express) /gdvn