CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Nguyên nhân vụ phóng tên lửa vệ tinh Proton-M thất bại

Hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời Phó giám đốc Tập đoàn Roskosmos, Alexander Lopatin đăng tải ngày 18-7, vụ phóng tên lửa đẩy mang vệ tinh Proton-M thất bại do lỗi lắp đặt sai cảm biến đo vận tốc góc trên tên lửa.
Trong quá trình lắp đặt trên lửa đẩy ở Trung tâm nghiên cứu và chế tạo  mang tên Khrunichev, một cảm biến vận tốc góc đã bị lắp đặt ngược chiều. Vì sai sót này, hệ thống điều khiển tên lửa đã nhận được sai thông tin về độ chệch hướng của tên lửa và mất điều khiển.
Cảm biến vận tốc góc của các vật thể bay thường được sử dụng để xác định trục cân bằng của tên lửa trên mặt phẳng. Khi bị lắp ngược, cảm biến đã không thể xác định được vị trí cân bằng của tên lửa cả trên mặt phẳng nằm ngang (chân trời nhân tạo) và trục dọc.

Vì sao Việt Nam bỏ qua cơ hội mua tên lửa Trung Quốc thèm muốn?

BrahMos chỉ được Nga- Ấn Độ phê chuẩn bán cho 15 nước. Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn nhưng bị từ chối còn Việt Nam tại sao lại bỏ qua cơ hội này?
Theo khẳng định của người đứng đầu BrahMos Aerospace, chưa có hợp đồng cung cấp tên lửa BrahMos cho quốc gia thứ ba nào, điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể sẽ không mua tên lửa BrahMos hoặc chí ít là nếu mua, cũng sẽ mất ít nhất là vài năm nữa.
Tại sao Việt Nam lại bỏ qua cơ hội sở hữu một vũ khí quan trọng và đầy sức mạnh như BrahMos? Có những nguyên nhân chủ yếu như sau:

Su-30 Việt Nam có thể trang bị “lá chắn” tên lửa

Công ty quốc phòng Defense Initiatives (Belarus) vừa hoàn thành thử nghiệm giai đoạn tiếp theo của hệ thống phòng thủ chủ động chống tên lửa đặt trên máy bay Talisman (Bùa hộ mệnh) với các thuật toán mới, giúp can thiệp hiệu quả vào việc phá hủy tên lửa để bảo vệ sự sống còn cho phi công và máy bay.
Hệ thống phòng thủ Talisman được phát triển nhằm bảo vệ sự an toàn cho các máy bay chiến đấu do Nga sản xuất (gồm MiG-29, Su-27/30/35, PAK-FA T-50 và Su-25) trước nguy cơ bị tiêu diệt ngày càng cao trên chiến trường hiện đại bởi các hệ thống tên lửa đất – đối – không và tên lửa không – đối – không tiên tiến của đối phương.

Mỹ gấp rút chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc?

Việc Mỹ khẩn trương mua các loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu được cho là động thái chuẩn bị ứng phó cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Theo trang tin Strategy Page, Hải quân Mỹ đã đặt hàng các nhà thầu gấp rút thiết kế và sản xuất cho họ mục tiêu bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc.
Rõ ràng họ đã tính toán và nhận ra rằng các quốc gia có nguy cơ lớn nhất trở thành kẻ thù của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm do Trung Quốc sản xuất .
Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều tên lửa chống tàu loại C-801 hoặc C-802, bản thân họ cũng sử dụng các loại tên lửa này. Trong đó, C-801 có chiều dài 5.81m, đường kính 0,36m, trọng lượng 636kg và có tầm bắn tối đa khoảng 42km. C-801 gần giống với loại tên lửa Exocet của pháp, và người ta cho rằng nó được thiết kế dựa trên nền tảng Exocet.

Su-30MKI: Nỗi ám ảnh của phi các công Mỹ và NATO

Gần đây, ông Avinash Chander – Giám đốc mới của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã tiết lộ một số thông tin về loại tên lửa không đối không siêu xa Astra do Ấn Độ tự lực phát triển và sẽ được ưu tiên trang bị trên Su-30MKI.

Tên lửa thế hệ mới của châu Âu

Thiết kế cơ bản cho tên lửa thế hệ mới của châu Âu, Ariane 6, đã được xác định sau nhiều tháng nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vào tháng 11.2012, Hội đồng các bộ trưởng châu Âu chịu trách nhiệm về hoạt động không gian đã có cuộc hội đàm quan trọng tại Naples (Ý), qua đó khởi động quá trình chuẩn bị cho thiết bị phóng thế hệ mới Ariane 6 của châu Âu. Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) cho hay mục tiêu của dự án này là duy trì khả năng tiếp cận không gian một cách độc lập, tiến đến cạnh tranh thành công với các thiết bị phóng giá thành thấp trong tương lai.
Dự án chế tạo Ariane 6 đang được triển khai như dự kiến

Trung Quốc muốn gì khi mua S-400 và Su-35?

Với khả năng sở hữu hệ thống phòng không S-400 và chiến đấu cơ tối tân Su-35 sớm hơn dự đoán, Trung Quốc có thể mở rộng giới hạn phòng không hiện tại của mình cũng như hạn chế tầm hoạt động của quân đội Mỹ ở khu vực gần đại lục, theo Defense News.
Thông qua việc mua sắm thiết bị mới của Nga, Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng phạm vi phòng không của mình nhằm vượt qua giới hạn 250 km hiện tại, đảm bảo chiến lược mà các chuyên gia Mỹ gọi là chống tiếp cận/khu vực cấm (A2/AD) của mình.

Báo Nhật: Một quả tên lửa là đủ xuyên thủng Liêu Ninh

“Chỉ cần phóng 1 tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Nhật vào tàu Liêu Ninh,đường băng của tàu sân bay Liêu Ninh sẽ có một lỗ thủng, lúc đó tiêm kích trái phải đều không thể cất cánh cũng như hạ cánh, tàu Liêu Ninh sẽ mất đi sức chiến đấu”
Số mới nhất của tạp chí “Sapio” Nhật Bản( tháng 7) đã chỉ ra rằng, lực lượng tự vệ biển Nhật Bản có công nghệ thăm dò tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới, bất cứ lúc nào cũng có thể nắm rõ được tình hình hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc trên các đảo Nhật Bản “đặc biệt là xung quanh quần đảo Điếu Ngư”. Chính bởi vậy, cho dù Trung Nhật có xảy ra hải chiến, Nhật Bản cũng không vì thế mà sợ thua Trung Quốc.

Báo Nga: Siêu tiêm kích Su-35 vẫn còn kém xa Su-37

Ngày 11/07, Trang mạng Tổng hợp Công nghiệp quốc phòng Nga đã gây sốc khi khẳng định, loại máy bay được rất nhiều người ca ngợi hiện nay là Su-35 chưa phải là tiêm kích hiện đại nhất, mà chính Su-37 mới là siêu phẩm hàng đầu thế giới.
Ngày 11/07, trong một cuộc họp báo, đại diện của Công ty chế tạo máy bay Sukhoi cho biết, tại triển lãm hàng không Paris 2013 vừa qua, Su-35 đã thể hiện tính năng siêu việt, nhận được sự tán thưởng từ rất nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới. Thế nhưng, loại máy bay được họ phát triển trên cơ sở của Su-35 là Su-37 còn có tính năng vượt trội hơn nhiều so với nguyên mẫu của nó.
Đại diện của Công ty Sukhoi cho biết, hiện nay chính Su-37 mới là loại tiêm kích có tính năng cơ động hàng đầu thế giới, đủ khả năng chiến đấu sòng phẳng với F-22 của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất của Su-35 và Su-37 là thế hệ sau được trang bị một loại động cơ phản lực vector hoàn toàn mới có lực đẩy lớn. Đồng thời, các thiết bị điện tử của nó cũng thuộc loại tiên tiến nhất mà Nga mới phát triển.

Vạch mưu đồ của Trung Quốc khi mua Su-35, S-400

Việc Trung Quốc mua tiêm kích Su-35 và hệ thống phòng không S-400 thực chất là nhằm đánh cắp công nghệ loại đạn tên lửa trang bị các vũ khí này.
Theo các nguồn tin quốc tế, gần như chắc chắn Nga sẽ cung cấp các máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35 cho Không quân Trung Quốc. Dự kiến, bản hợp đồng có thể chính thức được ký kết vào cuối năm nay, số lượng máy bay có thể là 24 chiếc ban đầu.
Ngoài ra, trong tương lai gần Trung Quốc có thể đạt thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới S-400 Triumf của Nga. Hai hệ thống vũ khí đặc biệt tối tân này sẽ tiếp tục nâng cao sức mạnh của Quân đội Trung Quốc, chiếm ưu thế trước Đài Loan, Nhật Bản hay cả Ấn Độ.
Theo đánh giá của Tạp chí Khán Hòa, với Su-35 Trung Quốc sẽ “thống trị” bầu trời khu vực Đông Á giai đoạn từ 2016 tới tận năm 2020. Phải tới khi, Nhật Bản sở hữu F-35 thì khi đó, cán cân quân sự mới dần cân bằng trở lại.

Vì sao Hải quân Trung Quốc “giỡn mặt” Nhật Bản?

Trung Quốc muốn phát đi tín hiệu gì, khi lần đầu tiên đưa một đội tàu chiến đi qua eo biển hẹp La Perouse và vòng quanh phía Đông Nhật Bản?
Đội tàu chiến hiện đại của Trung Quốc đã lần đầu tiên đi qua eo biển hẹp La Perouse, giữa hai đảo Hokkaido (Nhật Bản) và Sakhalin (Nga) và tiến ra Bắc Thái Bình Dương.
Sau khi hoàn tất cuộc tập trận chung kéo dài một tuần chung với Hải quân Nga, các tàu đã có thể đi thẳng từ Biển Nhật Bản về căn cứ Thanh Đảo. Thế nhưng, Bắc Kinh đã gửi một tín hiệu rõ ràng đến Tokyo bằng cách đưa đội tàu chiến hiện đại này đi vòng qua phía Đông Nhật Bản.
Quyết định này nhằm thể hiện sức mạnh của Hải quân Trung Quốc. Tuần trước, đội tàu chiến Trung Quốc nói trên đã cùng với nhiều tàu chiến Nga tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật “Hợp lực trên biển-2013” trong vùng Biển Nhật Bản, ngoài khơi cảng Vladivostok.

Binh lực đóng ở biên giới Trung-Ấn nghiêng về Ấn Độ: 8 chọi 1

Ấn Độ đã phê chuẩn thành lập lực lượng tấn công miền núi chống TQ, quy mô 2 sư đoàn phản ứng nhanh, chủ yếu trang bị lựu pháo và trực thăng.
Ngày 18 tháng 7, trang mạng “The Times of India” Ấn Độ đưa tin, ngày 17 tháng 7 Ủy ban an ninh nội các Ấn Độ chính thức phê chuẩn kế hoạch thành lập một lực lượng tấn công miền núi dọc biên giới Ấn-Trung. Ấn Độ hy vọng qua đó lấp đầy khoảng cách với Quân đội Trung Quốc ở tuyến kiểm soát thực tế.
Nhưng chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, so với Quân đội Trung Quốc, Quân đội Ấn Độ duy trì ưu thế về số lượng hàng năm ở khu vực biên giới Ấn-Trung.
Lần đầu tiên cho phép có năng lực tấn công Tây Tạng

Đường dây “tẩy trắng” cá tầm lậu: Người Trung Quốc hé lộ bí mật

Kang bảo, nhiều hộ nuôi cá tầm ở Sa Pa không biết, sang Trung Quốc toàn lấy loại giống kém chất lượng mà ở đó họ không “thèm dùng”, người Việt Nam sang mua, nhiều khi họ còn… cho không.
Sau nhiều nỗ lực, chúng tôi đã tiếp cận được Kang – một doanh nhân nuôi cá tầm Trung Quốc, người đã có 8 năm kinh nghiệm nuôi cá tầm ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Qua cuộc tiếp xúc này, nhiều câu chuyện bí mật quanh con cá tầm đã dần được hé lộ.
Kang sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nuôi cá tầm lâu năm ở Trung Quốc. Mặc dù là người Trung Quốc hiếm hoi sang Việt Nam nuôi cá tầm, nhưng dân trong nghề không mấy người biết tới Kang. Kang rất kín tiếng, nhắc đến Kang gần như trong giới cá tầm ai cũng lắc đầu vì chưa từng nghe thấy tên.
Cuộc tiếp xúc lúc nửa đêm

Liệu Trung Quốc có thể soán ngôi Mỹ làm siêu cường thế giới?

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hongkong nói, khảo sát toàn cầu công bố ngày 18/7 cho thấy nhiều người tin Trung Quốc sẽ thay Mỹ làm siêu cường.
Dù nhiều người được hỏi tin tưởng Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường số 1 thế giới nhưng chỉ một nửa trong số các quốc gia tham gia cuộc khảo sát này xem Trung Quốc là môi trường thuận lợi.
Ngoài ra, chỉ 25% cho rằng Trung Quốc có tôn trọng tự do cá nhân của người dân. Trong khi đó, con số này đối với Mỹ là 95%, nhưng đó là trước khi vụ bê bối nghe lén được cựu điệp viên NSA Snowden hé lộ.
Đây là dự án tham khảo quan điểm toàn cầu do Trung tâm nghiên cứu Pew, có trụ sở tại Washinhton Mỹ thực hiện. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 39 quốc gia diễn ra từ ngày 2/3 đến 1/5/2013, với số người được hỏi lên đến 37.653.
Dự án này được báo Hong Kong nói là công trình nghiên cứu đầu tiên để đánh giá phản ứng của người dân toàn cầu với Trung Quốc.

Mỹ thử thành công siêu đạn pháo có tầm bắn ngang tên lửa

Defencetalk cho biết, Hải quân Mỹ đã tiến hành bắn thử nghiệm đạn pháo tầm siêu xa LRLAP tại trường bắn White Sands. Theo đó 4 nhiệm vụ của cuộc thử nghiệm đều thành công, đạn pháo đạt tầm bắn tới 81 km tính từ điểm bắn.

B-1B Lancer thử ‘kiếm’ mới

Phi đội đánh giá và thử nhiệm số 337 của Không quân Mỹ đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm tầm xa LRASM từ một máy bay ném bom B-1B.
Cuộc thử nghiệm diễn ra vào ngày 17/6 tại căn cứ không quân Gyess, bang Texas trên máy bay ném bom hạng nặng B-1B Lancer. Thành công của cuộc thử nghiệm là một bước tiến quan trọng trong kế hoạch đưa máy bay ném bom B-1 thực hiện những nhiệm nhiệm vụ trên biển.
Tên lửa LRASM được thiết kế và phát triển bởi Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) và Văn phòng nghiên cứu Hải quân, dựa trên mẫu tên lửa không đối đất tầm xa JASSM-ER. Tên lửa LRASM được phát triển nhằm bổ sung mặt hạn chế của những tên lửa chống hạm hiện nay là thường bị đánh chặn bởi các hệ thống tên lửa phòng không của kẻ thù.
Bởi vì LRASM được phát triển dựa trên nền tảng của tên lửa JASSM-ER và đã được chứng minh tương thích với máy bay ném bom B-1 nên điều này giảm đáng kể thời gian và chi phi so với chương trình thử nghiệm vũ khí truyền thống.

Trung Quốc bất lực trước ‘cặp song sát’ 22DDH và F-35B của Nhật

Ngày 16/07, trên website của lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản công bố thông tin, nghi lễ hạ thủy và đặt tên chính thức cho chiếc tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH đầu tiên của Nhật Bản sẽ được tổ chức vào ngày 06/08/2013.
Thông báo cho biết, buổi lễ hạ thủy và đặt tên chính thức sẽ được tổ chức lúc 15h15’ ngày 06/08/2013, tại Nhà máy đóng tàu Yokohama thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn liên hợp hải dương Nhật Bản. Tham dự buổi lễ có thượng tướng, Đô đốc hải quân Tomohisa Takei, đại diện của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đại biểu của lực lượng tự vệ trên biển và tổng cục trang bị Nhật Bản.
Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất lớp 22DDH được Nhật gọi là tàu khu trục chở trực thăng có lượng giãn nước tiêu chuẩn 24.000 tấn, tối đa 27.000 tấn, trang bị 3 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx, 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không Ram.

Hàn Quốc nhận tàu khu trục thứ hai sản xuất trong nước

Ngày 18/7, tại thành phố cảng Ulsan, Đông Nam Hàn Quốc, Nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy thuộc Tổng Công ty Hyundai Heavy Industry đã tổ chức lễ bàn giao tàu khu trục thứ hai mang tên Gyeonggi trọng tải 2.300 tấn cho Hải quân Hàn Quốc.
Lễ bàn giao trên có sự tham dự của Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân, Tư lệnh Hải quân cùng nhiều quan chức cao cấp khác của Hàn Quốc.
Với những cải tiến về khả năng đối phó với các cuộc tấn công của Triều Tiên, tàu khu trục sản xuất trong nước có khả năng chở trực thăng hoạt động trên biển và được trang bị hệ thống rađa tân tiến, súng máy, thiết bị phát hiện tàu ngầm cũng như các tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm.
Mô hình tàu Gyeonggi. Ảnh: yonhapnews.co.kr
Tàu này đạt tốc độ tối đa 30 hải lý (55,6 km/h) và có khả năng phục vụ cho 120 quân nhân. Hải quân Hàn Quốc cho biết khoảng 20 tàu khu trục sẽ được đóng mới để thay thế các tàu khu trục hộ tống tuần tra chiến đấu cỡ nhỏ đã lỗi thời và hộ tống các tàu chiến vào năm 2020.
Trước đó, tàu khu trục đầu tiên mang tên Incheon đã được bàn giao hồi tháng Giêng năm nay.
(TN)

Nhật Bản chuẩn bị triển khai tàu đối phó với Trung Quốc

Hôm 18/7, hãng tin Reuters đưa tin, Nhật Bản đã lệnh cho tàu khảo sát địa chất chuẩn bị sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tại Biển Hoa Đông sau khi phát hiện thấy Trung Quốc đang khoan dầu ở gần biên giới hàng hải đang có tranh chấp giữa hai nước này.
Trước đó, hôm 17/7, Reuters cũng đưa tin, các công ty dầu khí nhà nước của Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng đáng kể việc khoan dầu khí tại vùng biển đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Động thái này đe dọa sẽ gây tổn hại hơn nữa tới mối quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Sự cố “bí ẩn” từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima


Nhật Bản nghiên cứu chế tạo radar chống tàng hình mới siêu mạnh

Radar FPS-7 sẽ được nâng cấp về tính linh hoạt, phạm vi trinh sát độ nhạy cảm phản ứng, tập trung theo dõi các hòn đảo tây nam chống TQ.
Tân Hoa xã vừa có bài viết cho rằng, vào 10 giờ sáng ngày 19 tháng 7/2013, Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo tại Bắc Kinh, chính thức công bố “Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự Mỹ 2012″ và “Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự Nhật Bản 2012″.
Hệ thống tên lửa Patriot-3 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Hệ thống tên lửa Patriot-3 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.