Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014
HMS Artful - Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới
Không chỉ Mỹ hay Nga mới sở hữu tàu ngầm hạt nhân hiện đại bậc nhất mà cách đây không lâu, lực lượng hải quân Vương Quốc Anh đã chính thức tiếp nhận chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute trị giá hơn 1,6 tỷ đô la mang tên HMS Artful.
Nga quyết nhận phần trên Mặt trăng trước Mỹ, Trung Quốc
Ngày 14/7, Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozin, phụ trách quốc phòng và không gian đã tiết lộ về tham vọng đổ bộ Mặt trăng của Nga trong tương lai.
Theo ông Dmitri Rogozin: “Chúng ta sẽ định cư vĩnh viễn trên Mặt trăng”. Và đó không phải là lời nói suông khi Moscow đã chuẩn bị kế hoạch chinh phục mặt trăng từ năm 2030 và giai đoạn đầu tiên của dự án táo bạo này có thể bắt đầu trong vòng 2 năm nữa.
Kế hoạch nói trên gồm 3 bước hướng tới mục tiêu đưa người đồn trú trên mặt trăng, "Thanh Niên" dẫn nguồn từ tờ Izvestia cho biết. Giai đoạn đầu tiên dự kiến bắt đầu vào năm 2016 và kéo dài đến năm 2025 với nội dung sẽ đưa 4 xe tự hành lên Mặt trăng để thăm dò các vị trí xây dựng căn cứ.
Tàu thăm dò mặt trăng Luna 16 của Liên Xô |
Nga muốn đẩy nốt 6 chiếc Su-30K giá “bèo” 15 triệu USD/chiếc
Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Nga, Moscow đang tìm kiếm đối tác mua 6 chiếc còn lại trong số 18 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30K mà Ấn Độ giao trả sau khi sử dụng tạm thời.
Máy bay chiến đấu Su-30K trong biên chế không quân Ấn Độ trước đây
Hôm 17-7, bên lề Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough 2014 được tổ chức tại Anh, lãnh đạo Tổng công ty Máy bay "Irkut" của Nga là ông Oleg Demchenko đã tuyên bố, Nga đang tìm kiếm khách hàng cho 6 chiếc Su-30K dư thừa, sau khi đã bán được 12 chiếc.
Máy bay chiến đấu Su-30K trong biên chế không quân Ấn Độ trước đây
Ông Oleg Demchenko cho biết điều đó khi dẫn đoàn tham gia Hội chợ triển lãm được tổ chức ngoại ô thủ đô London - Anh. Ông nói rằng những chiếc máy bay này hiện đang được cất trữ ở nhà máy sửa chữa ở Belarus. Trước đó, 12 trong số 18 máy bay chiến đấu mà Ấn Độ giao trả sẽ được bán cho Angola.
Hợp đồng cung cấp cho Ấn Độ 18 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKI để đổi lấy 18 chiếc Su-30K đã được ký kết vào năm 2007. Máy bay giao trả trở thành tài sản của công ty "Irkut" và từ đó đến nay được tạm trữ tại Belarus.
Kể từ đó, Nga đã xem xét các phương án khác nhau cho việc bán những máy bay nói trên. Trước đây cũng có thông tin cho rằng trong số các quốc gia có thể mua lại những máy bay này có cả Việt Nam nhưng chúng ta đã chuyển sang mua các máy bay thế hệ mới, tiên tiến hơn là Su-30MK2.
Các chuyên gia ước tính rằng chi phí của một chiếc Su-30K sau khi sửa chữa và hiện đại hóa ít nhất là 15 triệu USD. Trong khi đó, các phiên bản Su-30 thế hệ mới nhất có giá 60-80 triệu USD tùy từng cấu hình đặt mua.
Cuối tháng trước, khi Iraq mua khẩn cấp 10 chiếc máy bay chiến đấu dòng Su của Nga, nhiều chuyên gia đã dự đoán trong số máy bay đã đến Baghdad ngày 28-6 có cả 6 chiếc Su-30K dư thừa này. Nhưng đến nay thì chắc chắn đó là một nhận định không chính xác.
Như vậy, rất có thể là đợt cuối tháng 6, Iraq đã mua các phiên bản tiêm/cường kích có chức năng tấn công mặt đất mạnh là Su-24 và Su-25 để hỗ trợ cho lục quân nước này tấn công lực lượng phiến quân.
Đức Thắng
Tổng hợp
Tổng hợp
Nga lộ thời điểm phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6
TPO - Người đứng đầu Liên hiệp hàng không thống nhất (United Aircraft Corporation – UAC) Vladimir Mikhailov kỳ vọng, chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 của Nga sẽ hình thành trong 12 năm tới.
Hãng Itar-Tass dẫn lời ông Vladimir Mikhailov cho biết: “Nhiều khả năng, kế hoạch trên sẽ được thực hiện trong nửa sau của những năm 2020”.
Theo kế hoạch, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 dự kiến sẽ thay thế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thứ 5 của nước này.
Tuy tính năng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 chưa được xác định, nhưng người đứng đầu Liên hiệp hàng không thống nhất của Nga khẳng định mỗi thế hệ máy bay chiến đấu được sản xuất đều có những ưu điểm vượt trội so với thế hệ trước đó.
“Vấn đề quan tâm hiện nay là kỹ thuật, chứ không phải là thiết kế”, ông Vladimir Mikhailov nói.
Các công ty của Mỹ là Boeing và Lockheed-Martin hiện cũng đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.
Theo giới truyền thông, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Mỹ được dự kiến sẽ thay thế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor mà lực lượng quân đội Mỹ đang được trang bị cũng như các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 là F/A-18E/F Super Hornet trong những năm 2030.
Theo Itar-Tass
Nhật Bản sẽ cấp vốn ODA cho Việt Nam đóng tàu tuần tra
Hiện nay Nhật Bản đang hoàn thành các thủ tục về mặt pháp lý cung cấp vốn ODA cho Chính phủ Việt Nam đóng mới tàu tuần tra cho các lực lượng thực thi pháp luật.
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Đoàn Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản do Ngài Eto Akinori, Hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản làm trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc với Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội Việt Nam.
Ngài Eto Akinori (bên trái) cùng các thành viên trong đoàn thăm Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Đoàn Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản do Ngài Eto Akinori, Hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản làm trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc với Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội Việt Nam.
Ngài Eto Akinori (bên trái) cùng các thành viên trong đoàn thăm Bộ Quốc phòng Việt Nam.
7 xe tăng huyền thoại của Liên Xô
Xe tăng thời Liên Xô là một trong số những vũ khí chiến tranh thành công nhất trong thế kỷ qua. Từ sự hiệu quả của chúng trong những cuộc đụng độ ở biên giới với Nhật Bản tới cuộc giao tranh với Đức Quốc Xã trong trong trận Kursk, xe tăng đã góp phần tạo nên những chiến thắng quân sự của Liên Xô trong suốt thế kỷ 20, và được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới.
Sách trắng Nhật: ADIZ Trung Quốc có thể dẫn tới đụng độ
TTO - Ngày 17-7, truyền thông Nhật đưa tin sách trắng quốc phòng Tokyo sắp công bố cảnh báo vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Trung Quốc đơn phương lập trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới đụng độ quân sự.
Máy bay quân sự Nhật bay trên bầu trời quần đảo Senkaku - Ảnh: USA Today
Theo báo Japan Times, nội các Nhật sẽ phê chuẩn sách trắng quốc phòng này vào đầu tháng 8. Tài liệu này đánh giá Trung Quốc lập ADIZ nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông. ADIZ của Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc tự do hàng không trên biển.
Do đó, ADIZ của Trung Quốc đang khiến căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh leo thang. Sách trắng quốc phòng Nhật cảnh báo hành động của Bắc Kinh rất có thể sẽ dẫn tới một cuộc đụng độ quân sự trên biển bất ngờ.
Hồi tháng 5 và 6, máy bay Lực lượng Phòng vệ Nhật (SDF) và máy bay quân sự Trung Quốc đã vài lần vờn nhau nguy hiểm trên bầu trời biển Hoa Đông. Khi đó, Tokyo đã chỉ trích dữ dội hành vi gây hấn của Bắc Kinh. Mỹ cũng lên tiếng phản đối.
Sách trắng quốc phòng Nhật cũng dự báo CHDCND Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục các động thái gây hấn. Hiện Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng vệ của Nhật. Mới đây nội các ông Abe đã thông qua cách hiểu mới hiến pháp hòa bình, tạo điều kiện cho Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể.
NGUYỆT PHƯƠNG
Thượng cờ 2 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya
TTO - Đây là cặp tàu tên lửa đầu tiên do chính Việt Nam chế tạo, đóng mới, có sức chiến đấu cao, trang bị vũ khí hiện đại, tính năng ưu việt. So với tàu Molniya phiên bản cũ của Nga, hai tàu mới này có hệ máy hiện đại hơn.
Sáng 17-7, tại quân cảng Vùng 2 Hải quân, lễ thượng cờ hai tàu HQ377 và HQ378 (Lữ đoàn Tàu pháo - Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân), đã diễn ra trọng thể.
Tư lệnh Vùng 2 Hải quân – đại tá Lương Việt Hùng – đang trao hải kỳ cho thuyền trưởng tàu HQ377 (trung tá Nguyễn Đức Thoan), bên cạnh là thiếu tá Trần Ngọc Quỳnh (chính trị viên tàu) với quốc kỳ trên tay - Ảnh: My Lăng
Sáng 17-7, tại quân cảng Vùng 2 Hải quân, lễ thượng cờ hai tàu HQ377 và HQ378 (Lữ đoàn Tàu pháo - Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân), đã diễn ra trọng thể.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)