CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Chính phủ Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước hạt nhân


Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga. (Ảnh minh họa. Nguồn: RIA Novosti)

Nga cảnh cáo xu hướng sử dụng vũ lực ở châu Á- Thái Bình Dương

ANTĐ - Ngày 28-7, Ngoại trưởng Nga cảnh báo các nước có liên quan không nên sử dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề ở Châu Á-Thái Bình Dương
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hy vọng rằng các nước ở Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc, không nên trông đợi vào việc sử dụng vũ lực, mà sẽ hưởng ứng sáng kiến của Nga về một kiến trúc khu vực không liên minh quân sự.
Ông Lavrov hôm nay đã đưa ra tuyên bố như vậy tại cuộc họp báo diễn ra ở thủ đô Moscow trong lúc trả lời câu hỏi của các phóng viên về đánh giá của Nga trước quyết định của chính phủ Nhật Bản ngừng thực thi chính sách phòng vệ hạn chế và sử dụng “Quyền tự vệ tập thể”.

Tổng thống Putin: Nga có thể tự sản xuất tất cả vũ khí để tránh rủi ro chính trị

ANTĐ - Hôm 28-7, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định công nghiệp quốc phòng Nga có khả năng sản xuất các bộ phận và thiết bị quân sự cần thiết cho riêng mình.
Phát biểu tại cuộc họp về chủ đề thay thế hàng nhập khẩu, Tổng thống Nga Putin nói: “Chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất mọi trang thiết bị cần thiết bằng sức lực của chính mình, tất cả mọi thứ. Nhiệm vụ của chúng ta là tự bảo vệ mình khỏi mọi rủi ro khi các đối tác nước ngoài không tuân thủ hợp đồng, bao gồm cả rủi ro mang tính chất chính trị. Chúng ta cần đảm bảo nguồn cung cấp đáng tin cậy và kịp thời các trang thiết bị cần thiết, đồng thời giám sát chặt chẽ chất lượng của chúng”.
Tổng thống Putin cho rằng, hiện ông không thấy có bất kỳ rủi ro đặc biệt nào cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Trong bối cảnh các chiến dịch quân sự đặc biệt của Kiev đang diễn ra ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Petro Poroshenko đã đưa ra quyết định cấm hợp tác với Nga trong lĩnh vực quân sự - công nghiệp.

Nga tuyên bố sẽ ra tay nếu có kẻ động đến Crimea

ANTĐ - Ngày 28-7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Crimea là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nga, không bao giờ có bất cứ cuộc thương lượng nào với bất cứ ai về tương lai của bán đảo này.
“Crimea là một phần của Nga, không thể có bất cứ cuộc thương lượng nào với bất cứ ai về tương lai của bán đảo này” - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm 28-7. Trước đó cũng chính ông đã tuyên bố Nga sẽ “hành động phù hợp với học thuyết an ninh quốc gia” trong trường hợp một cuộc xâm lược vào lãnh thổ đất nước.

Nhật Bản ồ ạt xuất khẩu vũ khí, mong hợp tác với Việt Nam

Hồi tuần trước, Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản (NSC) đã phê chuẩn việc xuất khẩu lô thiết bị quân sự đầu tiên sang Anh và Mỹ, đồng thời chuẩn bị bán tàu ngầm cho Úc, máy bay cho Ấn Độ.
Nhật Bản đang hợp tác với Anh trong việc phát triển và sản xuất tên lửa không đối không Meteor.

10 máy bay quân sự kỳ dị của Mỹ (kỳ 1)

Quân đội Mỹ nổi tiếng với những loại vũ khí hiện đại nhất thế giới nhưng cũng sở hữu không ít phi cơ có thiết kế quái lạ.
Trực thăng HZ1 Aerocycle
Đây là loại trực thăng một người được quân đội Mỹ phát triển trong những năm 1950 của thế kỷ trước. Nhà thiết kế hy vọng tạo ra một phương tiện bay dễ điều khiển mà các phi công có thể lái chúng sau 20 phút đào tạo. Quân đội Mỹ kỳ vọng HZ1 Aerocycle sẽ trở thành thiết bị trinh sát tiêu chuẩn.
10 máy bay quân sự kỳ dị của Mỹ (kỳ 1)
Trực thăng HZ1 Aerocycle.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

“Quái vật” Vladimir Monomakh hoàn tất giai đoạn 1 thử nghiệm cấp quốc gia

ANTĐ - Hãng thông tấn Nga Ria Novosti cho biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Vladimir Monomakh của Nga hoàn tất giai đoạn thử nghiệm quốc gia đầu tiên ở Bạch Hải (Biển Trắng).
Ngày 26-7, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Vladimir Monomakh thuộc dự án 955 (Borei) đã quay trở lại bến của nhà máy đóng tàu Sevmash sau khi hoàn tất các nhiệm vụ thuộc giai đoạn thử nghiệm quốc gia đầu tiên ở biển Bạch Hải.
Thông cáo báo chí của Sevmash cho biết, trong thời gian ra khơi khoảng 10 ngày, tàu ngầm hạt nhân chiến lược này đã được tiến hành kiểm tra mức độ phù hợp về tính năng kỹ thuật của các hệ thống và các cơ chế của chiếc tàu ngầm này.

Báo Mỹ: Đã đến lúc bán vũ khí cho Việt Nam để tăng khả năng tự vệ

Tin Nóng) Báo Wall Street Journal ngày 15.7 đăng bài viết của hai chuyên gia Mỹ (*) về an ninh châu Á, nêu ý kiến đã đến lúc Mỹ nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để tăng khả năng tự vệ trước Trung Quốc, và cũng là “phản ứng cơ bắp” của Mỹ trước sự hung hăng thái quá của Trung Quốc trong khu vực.


Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion của Mỹ tuy đã cũ nhưng được nhiều nước sử dụng, vì đó là công cụ phòng thủ trên biển hữu hiệu - Ảnh: Hải quân Mỹ

Vũ khí Mỹ tìm thị trường ở Đông Nam Á

(Tin Nóng) Philippines vừa ký nhiều hợp đồng với các nhà thầu vũ khí Mỹ, Indonesia nhận 3 tiêm kích F-16 đầu tiên, Brunei xác nhận sẽ mua vận tải cơ C-130J… Các nhà sản xuất vũ khí Mỹ đang xúc tiến việc thâm nhập thị trường ASEAN.


Máy bay vận tải quân sự C-130J của Không lực Ấn Độ. Brunei sẽ mua loại máy bay vận tải do Mỹ chế tạo này để hiện đại hoá không lực - Ảnh: AFP

Nga biên chế thêm 2 tàu ngầm lớp Yasen và Borei

ANTĐ - Tầu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk lớp Yasen và tầu ngầm tên lửa đạn đạn đạo Alexander Nevsky lớp Borei của Nga, đã chính thức được đưa vào sử dụng ngay trước ngày kỉ niệm thành lập hải quân Nga 27/7. 

Quá trình xây dựng tàu Severodvinsk bắt đầu vào năm 1993, tuy nhiên bị trì hoãn đáng kể do thiếu nguồn cung tài chính, hệ quả của khủng hoảng kinh tế Nga gặp phải trong những năm 1990. Tầu ngầm này mới được hoàn thành vào năm 2010.

Tầu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk lớp Yasen

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Hải quân Nga diễu hành hoành tráng, phun vòi rồng, nã tên lửa

Hãng thông tấn Nga Itar-tass (26.7) cho hay, hôm nay các đội tàu chiến, thiết bị vũ khí hải quân Nga đã tổ chức đợt diễu hành đầu tiên với nhiều hoạt động thị uy sức mạnh như phóng tên lửa, phun vòi rồng, tổ chức hành quân trên biển ở Vladivostok và Sevastopol để hướng tới kỷ niệm ngày Hải quân Nga vào ngày 27.7.
Tàu chến Nga phun vòi rồng cực mạnh trước sự chứng kiến của đông đảo người dân ở Sevastopol. 

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Những người anh em cùng cha khác mẹ của tiêm kích F-16


Quân đội Nga vừa đấu xe tăng, vừa tranh thủ khoe vũ khí "khủng"



Lập trình tên lửa không bắn nhầm máy bay dân sự bằng cách nào?


(Soha.vn)- Sau thảm kịch MH17, bên cạnh câu hỏi ai là thủ phạm thì một vấn đề quan trọng khác được đặt ra là cách thức để ngăn chặn một thảm kịch tương tự trong tương lai.

Khám phá tên lửa đối hạm FASGW-ANL


Tập đoàn tên lửa MBDA cho biết, họ sắp hoàn thành dự án chế tạo tên lửa đối hạm FASGW-ANL.

5 vũ khí bộ binh đáng sợ nhất của quân đội Nga

Xung đột trực tiếp có thể nổ ra giữa Nga và Ukraine hay giữa Nga và NATO. Lúc đó, quân đội Nga sẽ đưa chiến trường những vũ khí có hỏa lực mạnh.

T-90 là biến thể mới nhất của gia đình xe tăng T-72/T-80.

T-90 là biến thể mới nhất của gia đình xe tăng T-72/T-80.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Việt Nam chuyển hướng vũ khí Nga sang vũ khí châu Âu?

Vũ khí châu Âu đang dần thay thế các phần cứng quân sự Nga trong quá trình hiện đại hóa Quân đội Việt Nam.
Thỏa thuận mua 3 máy bay vận tải quân sự C-295 từ châu Âu cho thấy Việt Nam đang có những bước dịch chuyển quan trọng để tìm thêm những nguồn cung cấp vũ khí mới, dần thay thế cho vũ khí Nga.
Thỏa thuận mua 3 máy bay vận tải quân sự C-295 từ châu Âu cho thấy Việt Nam đang có những bước dịch chuyển quan trọng để tìm thêm những nguồn cung cấp vũ khí mới, dần thay thế cho vũ khí Nga.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Việt Nam có loại tên lửa ‘khủng’ như tên lửa hạt nhân

Dài gần 10m với sải cánh 5m và trọng lượng phóng 7 tấn, tên lửa P-35 của Hải quân Việt Nam dễ làm nhiều người liên tưởng đến những tên lửa xuyên lục địa của Nga trong các cuộc duyệt binh ở quảng trường Đỏ.
Đó là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Liên Xô (cũ) phát triển từ những thập niên 1950 và đưa vào sử dụng từ thập niên 1960. Liên Xô gọi nó là tổ hợp 4K44 còn NATO gọi là SSC-1.
Một hệ thống 4K44 gồm có xe radar điều khiển, xe mang giá phóng (mỗi xe mang 1 quả). Thông thường mỗi tổ hợp có 1 xe radar và 3 xe mang tên lửa. Loại tên lửa sử dụng của hệ thống 4K44 là biến thể của tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến thuật P-5 Pyatyoka mà NATO gọi là SS-N-3 Shaddock (thường được gọi tắt là Shaddock).

Điểm qua một số chương trình nâng cấp vũ khí nổi bật của Việt Nam(P1)

 Bên cạnh mua mới, thời gian qua VN cũng rất tích cực cải tiến nâng cấp nhiều vũ khí trang bị hiện có trong biên chế nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tác chiến hiện đại.
Dưới đây là một số chương trình nâng cấp vũ khí rất đáng chú ý được Việt Nam thực hiện trong thời gian qua
1. Nâng cấp hệ thống phòng không S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM (Pechora-2TM)
Bắn nghiệm thu hệ thống S-125 2TM
Bắn nghiệm thu hệ thống S-125 2TM

Những chương trình nâng cấp vũ khí nổi bật của Việt Nam gần đây (P2)

Thời gian gần đây Israel đang nổi lên giữ vị trí đối tác hàng đầu trong việc giúp Việt Nam nâng cấp, hiện đại hóa các loại vũ khí cũ ở cả hệ Nga lẫn hệ Mỹ.

Hệ thống xe phóng tên lửa bờ đối hải Redut của Hải quân Việt Nam
Hệ thống xe phóng tên lửa bờ đối hải Redut của Hải quân Việt Nam
5. Nâng cấp xe tăng T-54/55 lên chuẩn T-55M3

Điểm qua một số chương trình nâng cấp vũ khí nổi bật của Việt Nam(P3)

Những chương trình nâng cấp vũ khí – khí tài do Việt Nam tự thực hiện đã thu được một số thành công bước đầu và là hướng đi cần được đẩy mạnh.
9. Nâng cấp trực thăng săn ngầm Ka-28
Trực thăng Ka-28 của Việt Nam được chuyển sang Ukraine nâng cấp vào tháng 7/2010

Hải quân nhân dân Việt Nam đang sử dụng những loại pháo hạm nào?

Mặc dù không còn là vũ khí tấn công chính nhưng pháo hạm ngày nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc cấu thành sức mạnh của tàu chiến mặt nước.
Hiện nay Hải quân nhân dân Việt Nam đang được biên chế một số lượng lớn tàu chiến với nhiều chủng loại đa dạng, kéo theo đó cũng là sự đa dạng của các mẫu pháo hạm. Dưới đây là bài tìm hiểu về một số loại pháo hạm đang được lắp đặt lên các tàu mặt nước của Hải quân nhân dân Việt Nam, các loại pháo được phân loại theo tiêu chí cỡ nòng trên 20 mm.
1. Pháo 25 mm 2M-3

Việt Nam có thể chọn máy bay chống ngầm của Thụy Điển?

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Farnborough 2014, Tập đoàn SAAB của Thụy Điển – đơn vị từng coi Việt Nam là khách hàng tiềm năng đang giới thiệu một máy bay chống ngầm hiện đại loại SAAB 2000.
Thế kỷ XXI được mệnh danh là “Thế kỷ của biển” do nhiều quốc gia trên thế giới đang tập trung khai thác triệt để các lợi ích kinh tế từ biển. Tuy nhiên, điều đó cũng làm nảy sinh một cuộc chạy đua vũ trang nhằm bảo vệ các lợi ích của mình trên biển. Thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các loại tàu ngầm nhất là việc tàu ngầm phi hạt nhân được xuất khẩu rộng rãi đã đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là áp lực cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải chống ngầm.
Trong nhiệm vụ tuần tra chống ngầm trên biển thì phương án sử dụng các loại máy bay cánh cố định được đánh giá mang lại hiệu quả rất cao. Máy bay có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát, phát hiện, tác chiến chống ngầm trên một khu vực rộng lớn mà các tàu chống ngầm phải mất rất nhiều thời gian mới thực hiện được.

Lắp ráp “Trái tim” cho tàu CSB 8002

Sau một thời gian hoàn thiện cấu trúc thượng tầng, tàu CSB 8002 đã được đưa lên đà, tiến hành lắp ráp các bộ phận máy móc để chuẩn bị cho lễ hạ thủy vào tháng 11 tới.

Tàu CSB 8002 được kéo ra gần cầu cảng để lắp ráp máy móc, chờ ngày hạ thủy.
Tàu CSB 8002 được kéo ra gần cầu cảng để lắp ráp máy móc, chờ ngày hạ thủy.

Việt Nam chế tạo thành công máy bay không người lái tốc độ cao UAV-02

Viện Kỹ thuật quân sự Phòng không-Không quân (PKKQ) thuộc Quân chủng PKKQ cho biết, đơn vị vừa chế tạo và thử nghiệm thành công mẫu máy bay không người lái (MBKNL) phản lực tốc độ cao UAV-02.
Với hai động cơ phản lực, sải cánh 2,8m, chiều dài thân 2,5m, UAV-02 có các tính năng theo thiết kế đạt tốc độ bay hành trình từ 250- 350 km/giờ, bán kính hoạt động 100km, độ cao bay tối đa 8.000m; máy bay nặng 38kg khi nạp đủ nhiên liệu, thời gian hoạt động tối đa là 45 phút.
Đại tá Trịnh Xuân Đạt -Trưởng ban Nghiên cứu mục tiêu bay là một trong những người có công trong việc chế tạo máy bay không người lái Việt Nam.
UAV-02 có thể bay hoàn toàn tự động theo chương trình đặt trước của người chỉ huy, có các tính năng chiến-kỹ thuật và công nghệ chế tạo vượt trội, có thể làm mục tiêu bay cho máy bay Su-30MK2 chặn kích và sử dụng vào các mục đích quân sự quan trọng khác. Máy bay đã được bay thử nghiệm tại Thanh Hóa thành công.
UAV 02 là mẫu máy bay không người lái nằm trong chương trình nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm 5 mẫu MBKNL do Viện Kỹ thuật quân sự PKKQ thực hiện.
Sau UAV 02, Viện đang hoàn thiện mẫu UAV-03 và UAV-04 với các tính năng: Điều khiển độc lập dẫn đường quán tính INS, có tốc độ hành trình cận âm 0.85M, tăng thời gian bay và bán kính hoạt động, bay giám sát biển, đảo…
(Theo Dân Việt)

Máy bay không người lái UAV-02 phối hợp hiệp đồng với Su-30MK2

Để chứng tỏ khả năng của mình, vừa qua UAV-02 đã cất cánh thử nghiệm tại sân bay Thọ Xuân trong chuyến bay phối hợp hiệp đồng với máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923, Sư đoàn không quân 371.
Để phát huy sức mạnh trong tác chiến cho tiêm kích Su-30MK2, Việt Nam vừa chế tạo và thử nghiệm thành công mục tiêu bay UAV-02 cực hiện đại.

Với hai động cơ phản lực, sải cánh 2,8 m, chiều dài thân 2,5 m, UAV-02 có các tính năng theo thiết kế đạt: Tốc độ bay hành trình từ 250 đến 350 km/h, Bán kính hoạt động 100 Km, độ cao bay tối đa 8.000 m; máy bay nặng 38 kg khi nạp đủ nhiên liệu với thời gian hoạt động tối đa là 45 phút.

Máy bay không người lái UAV-02 phối hợp hiệp đồng với Su-30MK2

Điều chưa biết về “sát thủ bắn tỉa” SVD Dragunov Việt Nam

Bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 1963, súng trường bắn tỉa SVD Dragunov (viết tắt của cụm từ Snayperskaya Vintovka Dragunova) đã trở thành một cái tên quá đỗi quen thuộc với những người quan tâm tới quân sự nói chung. Suốt hơn 50 năm qua, với sự ra đời của rất nhiều loại súng bắn tỉa khác nhau, có ý kiến cho rằng Dragunov đã lạc hậu.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

HMS Artful - Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới

Không chỉ Mỹ hay Nga mới sở hữu tàu ngầm hạt nhân hiện đại bậc nhất mà cách đây không lâu, lực lượng hải quân Vương Quốc Anh đã chính thức tiếp nhận chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute trị giá hơn 1,6 tỷ đô la mang tên HMS Artful.

Nga quyết nhận phần trên Mặt trăng trước Mỹ, Trung Quốc

 Ngày 14/7, Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozin, phụ trách quốc phòng và không gian đã tiết lộ về tham vọng đổ bộ Mặt trăng của Nga trong tương lai.
Theo ông Dmitri Rogozin: “Chúng ta sẽ định cư vĩnh viễn trên Mặt trăng”. Và đó không phải là lời nói suông khi Moscow đã chuẩn bị kế hoạch chinh phục mặt trăng từ năm 2030 và giai đoạn đầu tiên của dự án táo bạo này có thể bắt đầu trong vòng 2 năm nữa.
Kế hoạch nói trên gồm 3 bước hướng tới mục tiêu đưa người đồn trú trên mặt trăng, "Thanh Niên" dẫn nguồn từ tờ Izvestia cho biết. Giai đoạn đầu tiên dự kiến bắt đầu vào năm 2016 và kéo dài đến năm 2025 với nội dung sẽ đưa 4 xe tự hành lên Mặt trăng để thăm dò các vị trí xây dựng căn cứ.
Tàu thăm dò mặt trăng Luna 16 của Liên Xô
Tàu thăm dò mặt trăng Luna 16 của Liên Xô

Nga muốn đẩy nốt 6 chiếc Su-30K giá “bèo” 15 triệu USD/chiếc

Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Nga, Moscow đang tìm kiếm đối tác mua 6 chiếc còn lại trong số 18 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30K mà Ấn Độ giao trả sau khi sử dụng tạm thời. 

Hôm 17-7, bên lề Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough 2014 được tổ chức tại Anh, lãnh đạo Tổng công ty Máy bay "Irkut" của Nga là ông Oleg Demchenko đã tuyên bố, Nga đang tìm kiếm khách hàng cho 6 chiếc Su-30K dư thừa, sau khi đã bán được 12 chiếc.

Máy bay chiến đấu Su-30K trong biên chế không quân Ấn Độ trước đây
Ông Oleg Demchenko cho biết điều đó khi dẫn đoàn tham gia Hội chợ triển lãm được tổ chức ngoại ô thủ đô London - Anh. Ông nói rằng những chiếc máy bay này hiện đang được cất trữ ở nhà máy sửa chữa ở Belarus. Trước đó, 12 trong số 18 máy bay chiến đấu mà Ấn Độ giao trả sẽ được bán cho Angola.
Hợp đồng cung cấp cho Ấn Độ 18 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKI để đổi lấy 18 chiếc Su-30K đã được ký kết vào năm 2007. Máy bay giao trả trở thành tài sản của công ty "Irkut" và từ đó đến nay được tạm trữ tại Belarus.
Kể từ đó, Nga đã xem xét các phương án khác nhau cho việc bán những máy bay nói trên. Trước đây cũng có thông tin cho rằng trong số các quốc gia có thể mua lại những máy bay này có cả Việt Nam nhưng chúng ta đã chuyển sang mua các máy bay thế hệ mới, tiên tiến hơn là Su-30MK2.
Các chuyên gia ước tính rằng chi phí của một chiếc Su-30K sau khi sửa chữa và hiện đại hóa ít nhất là 15 triệu USD. Trong khi đó, các phiên bản Su-30 thế hệ mới nhất có giá 60-80 triệu USD tùy từng cấu hình đặt mua.
Cuối tháng trước, khi Iraq mua khẩn cấp 10 chiếc máy bay chiến đấu dòng Su của Nga, nhiều chuyên gia đã dự đoán trong số máy bay đã đến Baghdad ngày 28-6 có cả 6 chiếc Su-30K dư thừa này. Nhưng đến nay thì chắc chắn đó là một nhận định không chính xác.
Như vậy, rất có thể là đợt cuối tháng 6, Iraq đã mua các phiên bản tiêm/cường kích có chức năng tấn công mặt đất mạnh là Su-24 và Su-25 để hỗ trợ cho lục quân nước này tấn công lực lượng phiến quân. 
Đức Thắng
Tổng hợp

Nga lộ thời điểm phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6

TPO - Người đứng đầu Liên hiệp hàng không thống nhất (United Aircraft Corporation – UAC) Vladimir Mikhailov kỳ vọng, chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 của Nga sẽ hình thành trong 12 năm tới.

Hãng Itar-Tass dẫn lời ông Vladimir Mikhailov cho biết: “Nhiều khả năng, kế hoạch trên sẽ được thực hiện trong nửa sau của những năm 2020”.
Theo kế hoạch, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 dự kiến ​​sẽ thay thế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thứ 5 của nước này.
Tuy tính năng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 chưa được xác định, nhưng người đứng đầu Liên hiệp hàng không thống nhất của Nga khẳng định mỗi thế hệ máy bay chiến đấu được sản xuất đều có những ưu điểm vượt trội so với thế hệ trước đó.
“Vấn đề quan tâm hiện nay là kỹ thuật, chứ không phải là thiết kế”, ông Vladimir Mikhailov nói.
Các công ty của Mỹ là Boeing và Lockheed-Martin hiện cũng đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.
Theo giới truyền thông, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Mỹ được dự kiến ​​sẽ thay thế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor mà lực lượng quân đội Mỹ đang được trang bị cũng như các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 là F/A-18E/F Super Hornet trong những năm 2030.
Theo Itar-Tass

Nhật Bản sẽ cấp vốn ODA cho Việt Nam đóng tàu tuần tra

Hiện nay Nhật Bản đang hoàn thành các thủ tục về mặt pháp lý cung cấp vốn ODA cho Chính phủ Việt Nam đóng mới tàu tuần tra cho các lực lượng thực thi pháp luật.
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Đoàn Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản do Ngài Eto Akinori, Hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản làm trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc với Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội Việt Nam.
Ngài Eto Akinori (bên trái) cùng các thành viên trong đoàn thăm Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Ngài Eto Akinori (bên trái) cùng các thành viên trong đoàn thăm Bộ Quốc phòng Việt Nam.


7 xe tăng huyền thoại của Liên Xô

Xe tăng thời Liên Xô là một trong số những vũ khí chiến tranh thành công nhất trong thế kỷ qua. Từ sự hiệu quả của chúng trong những cuộc đụng độ ở biên giới với Nhật Bản tới cuộc giao tranh với Đức Quốc Xã trong trong trận Kursk, xe tăng đã góp phần tạo nên những chiến thắng quân sự của Liên Xô trong suốt thế kỷ 20, và được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới. 

Sách trắng Nhật: ADIZ Trung Quốc có thể dẫn tới đụng độ

TTO - Ngày 17-7, truyền thông Nhật đưa tin sách trắng quốc phòng Tokyo sắp công bố cảnh báo vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Trung Quốc đơn phương lập trên biển Hoa Đông có thể dẫn tới đụng độ quân sự.

Máy bay quân sự Nhật bay trên bầu trời quần đảo Senkaku - Ảnh: USA Today

Theo báo Japan Times, nội các Nhật sẽ phê chuẩn sách trắng quốc phòng này vào đầu tháng 8. Tài liệu này đánh giá Trung Quốc lập ADIZ nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông. ADIZ của Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc tự do hàng không trên biển.
Do đó, ADIZ của Trung Quốc đang khiến căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh leo thang. Sách trắng quốc phòng Nhật cảnh báo hành động của Bắc Kinh rất có thể sẽ dẫn tới một cuộc đụng độ quân sự trên biển bất ngờ.
Hồi tháng 5 và 6, máy bay Lực lượng Phòng vệ Nhật (SDF) và máy bay quân sự Trung Quốc đã vài lần vờn nhau nguy hiểm trên bầu trời biển Hoa Đông. Khi đó, Tokyo đã chỉ trích dữ dội hành vi gây hấn của Bắc Kinh. Mỹ cũng lên tiếng phản đối.
Sách trắng quốc phòng Nhật cũng dự báo CHDCND Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục các động thái gây hấn. Hiện Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng vệ của Nhật. Mới đây nội các ông Abe đã thông qua cách hiểu mới hiến pháp hòa bình, tạo điều kiện cho Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể.
NGUYỆT PHƯƠNG

Lữ đoàn tàu ngầm là niềm tự hào của đất nước


Thượng cờ 2 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya

TTO - Đây là cặp tàu tên lửa đầu tiên do chính Việt Nam chế tạo, đóng mới, có sức chiến đấu cao, trang bị vũ khí hiện đại, tính năng ưu việt. So với tàu Molniya phiên bản cũ của Nga, hai tàu mới này có hệ máy hiện đại hơn.
Sáng 17-7, tại quân cảng Vùng 2 Hải quân, lễ thượng cờ hai tàu HQ377 và HQ378 (Lữ đoàn Tàu pháo - Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân), đã diễn ra trọng thể.


Tư lệnh Vùng 2 Hải quân – đại tá Lương Việt Hùng – đang trao hải kỳ cho thuyền trưởng tàu HQ377 (trung tá Nguyễn Đức Thoan), bên cạnh là thiếu tá Trần Ngọc Quỳnh (chính trị viên tàu) với quốc kỳ trên tay - Ảnh: My Lăng

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

F-35 khiến Trung Quốc hãi hùng trong 10 năm tới

ác chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng F-35 sẽ là mối đe dọa trên không nguy hiểm nhất với Trung Quốc trong 10 năm tới.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, tại triển lãm Hàng không quốc tế Farnborough 2014, dường như mọi sự chú ý đều đổ dồn về khu vực máy bay chiến đấu F-35. Dường như Mỹ muốn mượn sự kiện Farnborough 2014 để cho thấy tính năng ưu việt của F-35.
Mặc dù đang có vấn đề về kỹ thuật khiến F-35 bị hoài nghi về độ tin cậy, tính năng, nhưng có chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, trong tương lai, F-35 sẽ trở thành máy bay chiến đấu thế hệ 5 đặc biệt trên thế giới được trang bị với số lượng nhiều nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Và ở một mức nào đó, mối đe dọa của F-35 đối với Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn so với F-22.
So với F-22 , thì F-35 tuy thuộc mẫu máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 “thấp”, nhưng nó có thể được trang bị rộng rãi cho các nước láng giềng Trung Quốc, trong đó bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tiêm kích tàng hình F-35.

Chiến cơ phương Tây "lấn lướt" máy bay Nga tại Farnborough 2014


Phái đoàn Nga tham gia triển lãm Farnborough năm nay khá vắng vẻ do nhiều thành viên bị chính phủ Anh từ chối cấp thị thực.

Nga tái sử dụng căn cứ trinh sát điện tử ở Cuba

 Cuba đã đồng ý cho phép Nga sử dụng trở lại trung tâm trinh sát điện tử ở Lourdes gần La Habana.
Theo tờ Kommersant, Cuba đã đồng ý cho Nga tái sử dụng trung tâm chặn thu vô tuyến điện (trinh sát vô tuyến điện tử) ở Lourdes gần La Habana – Thủ đô Cuba. Từ thời Liên Xô trung tâm này đã cho phép kiểm soát liên lạc điện thoại và vô tuyến trên một vùng lãnh thổ lớn của “đối thủ tiềm năng”.

Ấn Độ phát triển tên lửa BrahMos-Mini cho tiêm kích thế hệ 5

Liên doanh Ấn Độ-Nga BrahMos Aerospace vừa cho biết, họ đang phát triển một phiên bản nhỏ hơn của tên lửa hành trình siêu thanh có tầm xa 290 km nhằm trang bị cho các tàu ngầm và các máy bay tiêm kích cỡ nhỏ hơn như MiG 29K.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt cuốn sách “The Path Unexplored” của mình, Chủ tịch BrahMos Aerospace A Sivathanu Pillai cho biết, liên doanh này đang chuẩn bị phóng thử một phiên bản đối không của tên lửa BrahMos vào cuối năm nay.
“BrahMos-Mini sẽ được phát triển theo cách giảm kích cỡ của bộ phận đẩy và động cơ và giảm trọng lượng. Dòng tên lửa này sẽ dùng trang bị trên các tàu ngầm và tiêm kích hạng nhẹ”.
Ông Pillai, chủ tịch của BrahMos trong 15 năm qua, cho biết liên doanh này đang thiết kế phiên bản tên lửa BrahMos-Mini nhằm tương thích với tiêm kích thế hệ thứ 5 do Ấn Độ và Nga hợp tác nghiên cứu và phát triển và các tiêm kích cỡ nhỏ như MiG 29K của Hải quân Ấn Độ.
Những cải tiến đối với bộ phận phóng và các hệ thống liên quan sẽ được thực hiện trên máy bay Su-30MKI để có thể phóng phiên bản tên lửa BrahMos-Mini.
Pillai cho biết, mặc dù Nga áp lệnh cấm giới thiệu bất kỳ hệ thống vũ khí ra nước ngoài đối với liên doanh BrahMos Aerospace, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bảo đảm rằng các tên lửa BrahMos được giới thiệu tới các lực lượng vũ trang Nga.
Khi được hỏi liệu lệnh cấp nhập khẩu các hệ thống vũ khí sẽ giúp Ấn Độ tự phát triển các hệ thống vũ khí của mình, ông Pillai cho rằng một cơ chế như vậy có thể giúp các nhà khoa học Ấn Độ phát triển một số hệ thống vũ khí trong thời kỳ bị hạn chế.
Ông Pallai còn cho biết, BrahMos Aerospace được thành lập với số vốn 300 triệu USD và cho tới hôm 14/7, liên doanh Ấn Độ-Nga này đã nhận được lượng đơn đặt hàng đối với các hệ thống vũ khí cho cả 3 quân chủng Lục quân, Không quân và Hải quân Ấn Độ, với tổng trị giá trên 6 tỷ USD. 
Theo Samachar.com

Việt Nam đang muốn mua loại tên lửa nào của Nga?

Các nguồn tin Nga cho biết Việt Nam đang quan tâm đến tên lửa tấn công mặt đất Iskander và hiện tại loại tên lửa này đã sẵn sàng cho xuất khẩu.

Hãng tin RIA của Nga hôm 10/7 cho biết: Người đứng đầu phái đoàn Nga tại triển lãm vũ khí và quân sự MILEX 2014, ông Valery Varlamov cho biết: Hệ thống tên lửa đạn đạo di động Iskander-E của Nga đã sẵn sàng cho xuất khẩu và chỉ còn chờ quyết định của cơ quan nhà nước.
Ông Varlamov nói: “Tên lửa Iskander-E theo cách gọi của NATO là SS-26 Stone đã sẵn sàng cho việc giao hàng cho các nước khác, cũng như S-40 Triump (NATO gọi là SA-21 Growler) nhưng trước hết phải được cơ quan nhà nước chấp thuận”.
Người đại diện nói rằng Nga sẽ cung cấp hệ thống cho bất cứ nước nào khi có quyết định của Tổng thống và Chính phủ.
 Việt Nam đang muốn mua loại tên lửa nào của Nga? - Ảnh 1

Tên lửa Iskander-E của Nga đã sẵn sàng xuất khẩu.

'Sát thủ" số 1 thế giới Brahmos sẽ về Việt Nam?

TG- Chỉ chờ Ấn Độ gật đầu, Việt Nam rất có thể sẽ là một trong số các nước thứ ba sở hữu tên lửa siêu thanh Brahmos vào cuối năm nay. Brahmos được xem là “sát thủ” với tàu chiến của Trung Quốc
Nói về Brahmos chuyên gia quân sự Mỹ Kyle Mizokami nhận định đây là một trong 5 loại vũ khí của Ấn Độ khiến Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc phải lo sợ nếu chiến tranh xảy ra.
BrahMos là loại tên lửa hành trình được phát triển dựa trên tên lửa đối hạm Yakhont của Nga
BrahMos là loại tên lửa hành trình được phát triển dựa trên tên lửa đối hạm Yakhont của Nga.

5 tàu sân bay khủng nhất thế giới

Các lực lượng vũ trang hiện đại cần có khả năng cơ động cho nên những cuộc di chuyển quân nhiều tháng bằng voi, viễn chinh kéo dài nửa năm đã trở thành câu chuyện quá khứ. Nay khi kết quả quân sự được định đoạt bằng ngày, thậm chí là bằng giờ, không có gì hiệu quả hơn tàu sân bay. Trong bài viết của mình, báo "Rossyskaya Gazeta" đã liệt kê những tàu sân bay khủng nhất mà thậm chí cả cá voi xanh cũng phải ghen tỵ.

Những điều chưa biết về tên lửa Scud của Nga

Không có một loại tên lửa đạn đạo nào xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc xung đột ở thế kỷ 20 và 21 bằng tên lửa R-17 của Liên Xô. Được thế giới biết đến với cái tên Scud, nó đã được sao chép và hiện đại hóa rất nhiều so với phiên bản gốc. Khoảng 3.000 quả tên lửa tầm ngắn này đã được khai hỏa trong các cuộc xung đột trên thế giới ở nửa cuối của một thế kỷ. 

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Hàn-Triều rục rịch lộ trình thống nhất, Trung Quốc tái mặt

Dù bề ngoài có vẻ căng thẳng nhưng cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những động thái tích cực chuẩn bị lộ trình thống nhất.
Ngày 15/7, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo đã thành lập một Ủy ban do Tổng thống Park Geun-hye chỉ đạo, có nhiệm vụ chuẩn bị lộ trình thống nhất với Triều Tiên.
Ủy ban trên gồm 50 thành viên, trong đó có 30 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như học thuật, kinh tế, xã hội và có nhiều kinh nghiệm về vấn đề thống nhất; 2 nhà làm luật, 11 quan chức chính phủ và 6 nhà lãnh đạo các viện tư vấn của nhà nước.
Dự kiến ủy ban này sẽ tiến hành phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8 tới.
Trước đó, hồi tháng 1/2014 vừa qua, Tổng thống Park Geun-hye đã chỉ đạo thành lập ủy ban có nhiệm vụ thúc đẩy và chuẩn bị cho lộ trình thống nhất với Triều Tiên một cách hòa bình.
Tiếp đó, trong chuyến thăm Đức vào tháng 3/2014, bà Park Geun-hye công bố sáng kiến đề cập đề xuất ba điểm đối với phía Triều Tiên, bao gồm phát triển hạ tầng cơ sở, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Triều Tiên và mở rộng trao đổi liên Triều trong các lĩnh vực phi chính trị như lịch sử, văn hóa và thể thao.
Tượng đài Thống nhất ở Triều Tiên, với hình ảnh hai người phụ nữ dâng cao tấm bản đồ bị chia tách, tượng trưng cho mong muốn thống nhất hai miền nam bắc.
Tượng đài Thống nhất ở Triều Tiên, với hình ảnh hai người phụ nữ dâng cao tấm bản đồ bị chia tách, tượng trưng cho mong muốn thống nhất hai miền nam bắc.

Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam

(TNO) Tân Hoa xã ngày 15.7 dẫn thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) nói rằng công ty dầu mỏ này đã "hoàn thành việc khoan và thăm dò" ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

 
Các tàu hộ tống Trung Quốc co cụm quanh giàn khoan - Ảnh: Độc Lập

Hải quân Nga tiếp nhận "sát thủ săn ngầm" Il-38H nâng cấp đầu tiên

Ngày 15-7, hải quân Nga đã chính thức tiếp nhận chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38H hiện đại hóa đầu tiên trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại Zhukovsky ở gần Moscow.
Tại buổi lễ bàn giao, ông Yuri Yudin, Tổng giám đốc Tổ hợp hàng không Ilyushin, trực thuộc Tập đoàn máy bay Thống nhất của Nga, tuyên bố ngắn gọn: “Hôm nay, chúng tôi chính thức bàn giao chiếc máy bay chống ngầm này cho Bộ Quốc phòng Nga".

Chiêm ngưỡng dàn phi cơ tối tân tại triển lãm hàng không

Farnborough International Airshow (FIA) là triển lãm hàng không quốc tế lớn nhất trên thế giới đã có từ năm 1948. FIA năm nay diễn ra tại Anh từ ngày 14/7 đến 20/7, quy tụ những công nghệ hiện đại nhất của các nhà sản xuất hàng đầu.

Dưới đây là một số hình ảnh về ngày khai mạc triển lãm hàng không Farnborough 2014:
 - 1
Phi đội Red Arrows của Không quân Hoàng gia Anh trình diễn trong ngày khai mạc triển lãm hàng không Farnborough.

5 loại vũ khí của Đài Loan khiến Trung Quốc phải e dè

 Tạp chí The National Interest (Mỹ) vừa công bố danh sách 5 loại vũ khí của Đài Loan khiến Trung Quốc phải e dè trong trường hợp 2 bên xảy ra xung đột vũ trang.

Một người lính Đài Loan chuẩn bị điều khiển pháo Howitzer M1 trong một cuộc tập trận 
trên đảo Matsu, phía bắc Đài Loan - Ảnh: Reuters

Máy bay Mỹ có thể ghi hình tàu TQ tấn công tàu VN ở Biển Đông



 Mỹ tin rằng TQ sẽ phải cân nhắc hơn nếu hình ảnh tàu của nước này quấy phá các tàu của ngư dân Việt Nam hay Phillipines bị ghi lại và công bố ra cho thế giới.


Tờ Financial Times mới đây đăng bài viết cho hay, tham vọng bành trướng không có điểm dừng của Trung Quốc tại khu vựcBiển Đông đang buộc Lầu Năm Góc phát triển chiến lược mới để thích ứng, trong đó bao gồm việc tăng cường sử dụng máy bay trinh sát và các phương tiện trên biển ở gần những khu vực tranh chấp.

Mục kích máy bay quân sự “khủng” tại triển lãm RIAT 2014



Cùng chiêm ngưỡng những máy bay quân sự hiện đại tới từ các nước trên thế giới tại Triển lãm hàng không RIAT 2014.

Khám phá loại tên lửa mặt đất uy lực nhất Việt Nam

Thuộc về bí mật quân sự, tên lửa mặt đất Scud của Việt Nam mới chỉ được tiết lộ mấy năm gần đây dù nó đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1979.


Các tài liệu mới công bố gần đây cho thấy từ năm 1979, quân đội Việt Nam đã sở hữu một hệ thống tên lửa mặt đất tầm ngắn loại R-17 gồm 12 xe phóng cùng một số tên lửa đủ trang bị cho một lữ đoàn.
Sau đó, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, năm 1981, Việt Nam đã nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Tuy nhiên các năm tiếp theo không có số liệu nên không rõ Việt Nam có nhận được tiếp hay chỉ có 25 quả.
Loại tên lửa này theo cách gọi của khối NATO là tên lửa Scud – B. Thực chất ở Liên Xô nó được gọi với tên đầy đủ là “hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72” với 2 phiên bản là R-11 và R-17.
Khám phá loại tên lửa mặt đất uy lực nhất Việt Nam - Ảnh 1

Tên lửa Scud của Việt Nam.

Mỹ phát triển đầu đạn có “mắt thần”, di chuyển theo đường cong

Lầu Năm Góc vừa tuyên bố, Mỹ đã phát triển thành công đầu đạn thông minh có khả năng tự dẫn đường. Đây là loại đạn thông minh có “mắt thần”, có thể được sử dụng để bắn tỉa tiêu diệt tay súng của đối phương ở cự ly xa.
Theo báo cáo, Cơ quan Các dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ (DARPA) tiết lộ, Cơ quan này đang tiến hành thử nghiệm thành công viên đạn thông minh có tên mã là EXACTO.
Mỹ thử nghiệm thành công viên đạn thông minh EXACTO
Từ đoạn video của DARPA cung cấp thì các tay súng đã nổ súng từ phía vị trí cách xa mục tiêu, sau khi được bắn ra khỏi nòng, viên đạn thông minh đi theo đường cong, và tiêu diệt thành công mục tiêu.
Nguôn tin cho biết, hệ thống dẫn đường trong viên đạn sẽ khắc phục mọi sai lệch của thời tiết, hướng gió và mục tiêu di động để tiêu diệt thành công mục tiêu.
Hiện nay các tay súng bắn tỉa của quân đội Mỹ nói chung chỉ có thể mục tiêu ở khoảng cách 600 m, nhưng với viên đạn EXACTO thì độ bắn tỉa chính xác đạt 2.000 m. Tuy nhiên, chi phí này sản xuất loại đạn thông minh này sẽ cao hơn nhiều so đạn và đạn dược thông thường.

Mỹ thả “quái vật rết khổng lồ” ra Thái Bình Dương tập trận

Mới đây, trong cuộc tập trận chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đã tung ra phương tấn công đổ bộ siêu tải (UHAC) mới hình con rết khổng lồ có khả năng chở tới 3 chiếc xe tăng cùng lúc, mỗi chiếc nặng đến 60 tấn, vượt khoảng 200 hải lý (khoảng 370 km) trên biển.

UHAC được trang bị cho lính thủy đánh bộ của Hải quân Mỹ được thiết kế đặc biệt, thu nhỏ từ loại phương tiện đổ bộ cánh ngầm hiện tại.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

“Đã tới lúc để lật thế cờ, thay đổi cuộc đối thoại với Trung Quốc”

BizLIVE - "Giờ đã tới lúc để lật thế cờ, thay đổi cuộc đối thoại với Trung Quốc. Đã tới lúc chúng ta nên nói rằng chúng ta có những đồng minh và nước bạn tốt có quan hệ với chúng ta từ lâu và là những thế lực trong khu vực, chúng ta có những bạn mới mà theo trông đợi sẽ thắt chặt quan hệ lâu dài, cả về thương mại lẫn quốc phòng”, Chủ tịch Ủy Ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ Mike Rogers nói.

“Đã tới lúc để lật thế cờ, thay đổi cuộc đối thoại với Trung Quốc”

Tàu Hải giám Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Ảnh AP