CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975)

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975) - Sưu tầm


Lực lượng tham gia chiến dịch có: 4 quân đoàn (1, 2, 3 và 4) cùng Đoàn 232 (tương đương quân đoàn); tổng số lực lượng gồm 15 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 4 trung đoàn bộ binh, 20 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh, 3 lữ đoàn, trung đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công, 1 trung đoàn tên lửa, một bộ phận không quân, hải quân cùng LLVT địa phương và nhân dân trên địa bàn chiến dịch. 

Lực lượng địch có: Quân đoàn 3 (gồm 4 sư đoàn bộ binh 22, 25, 5 và 18), sư đoàn thuỷ quân lục chiến, 2 lữ đoàn dù, 1 lữ đoàn kỵ binh thiết giáp, 3 liên đoàn biệt động quân, 19 tiểu đoàn pháo binh, 800 máy bay, 862 tàu hải quân cùng lực lượng bảo an, cảnh sát, phòng vệ dân sự…; tổ chức phòng thủ thành 3 tuyến: vòng ngoài (cách trung tâm Sài Gòn 30-50km), ven đô và nội đô. 


Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ngày 26.4, ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ 5 hướng: hướng Tây Bắc-Quân đoàn 3; hướng Bắc-Quân đoàn 1; hướng Đông Nam - Quân đoàn 2; hướng Đông - Quân đoàn 4; hướng Tây và Tây Nam - Đoàn 232 và Sư đoàn 8 (Quân khu 8). 

Lúc 17 giờ, ngày 26.4, chiến dịch bắt đầu. 

Từ ngày 26-28.4, ta đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng: Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, thị xã Bà Rịa…; cắt đứt hoàn toàn đường 4 từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây; chế áp, làm tê liệt các sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất. 


Đánh sân bay Biên Hòa


Ngày 29.4 ta tiêu diệt các tập đoàn chủ yếu của địch ở vòng ngoài và vùng ven, đánh chiếm các căn cứ Nước Trong, Long Bình, Thành Tuy Hạ, Đồng Dù, thị xã Hậu Nghĩa… 

Chiến sĩ đặc công tiến về Sài Gòn

Sáng ngày 30.4, tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu then chốt: sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Biệt khu Thủ Đô, Tổng nha Cảnh sát…; 11 giờ 30 phút chiếm dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 

Cùng với đòn tiến công quân sự, nhân dân nội thành, ngoại thành Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền ở 107 điểm. 


Dẫn đường Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn


 

Đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Nắm vững thời cơ chiến lược, ngày 1.5, quân và dân Khu 8, Khu 9 tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng còn lại của địch ở đồng bằng sông Cửu Long, giải phóng hoàn toàn miền Nam VN. 

Kết quả: Ta tiêu diệt, làm tan rã khoảng 250.000 địch, gồm 7 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn dù, kỵ binh thiết giáp, pháo binh, 4 sư đoàn không quân…thu 500 khẩu pháo, trên 400 xe tăng, xe bọc thép, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 3.000 xe quân sự, 270.000 khẩu súng các loại; giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh Tân An, Gò Công, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hoà, Long Khánh, Bà Rịa.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là một điển hình về hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các binh chủng, quân chủng, sự kết hợp trên quy mô lớn giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng; đòn quyết chiến chiến lược táo bạo, kịp thời, chính xác, kết thúc chiến tranh (MH176-177)

  • Nguồn: TĐBKQS / Trung tâm TĐBKQS - BQP.-H.: QĐND, 2004.
CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 40 vạn tên địch, tiêu diệt và làm tan rã  các quân đoàn 3 và quân đoàn 4 nguỵ gồm 10 sư đoàn bộ binh và lính nhảy dù, lính thuỷ đánh bộ, 5 sư đoàn không quân, phần lớn lực lượng hải quân, toàn bộ lực lượng xe tǎng, thiết giáp, pháo binh, thu toàn bộ kho tàng, cơ sở thiết bị, phương tiện chiến tranh của địch ở Sài Gòn và 2 quân khu 3, 4 nguỵ.
Sau khi bị Quân Giải phóng tiêu diệt gọn 2 quân đoàn và một phần quan trọng sinh lực địch ở Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tập đoàn Nguyễn Vǎn Thiệu tay sai Mỹ ở miền Nam đã dựa vào lực lượng lớn còn lại của chúng bao gồm 10 sư đoàn bộ binh, lính nhảy dù, lính thuỷ đánh bộ (có 3 sư đoàn mới khôi phục lại) 12 trung đoàn thiết giáp, 5 liên đoàn quân biệt động, 33 tiểu đoàn pháo binh cùng với một lực lượng lớn không quân và hải quân cố thủ quân khu 3 và quân khu 4 của chúng mà trung tâm là Sài Gòn-Gia Định. Chúng tổ chức phòng ngự kiên cố từ Phan Rang đến Cần Thơ, trong đó tuyến phòng ngự chủ yếu bao quanh Sài Gòn là Xuân Lộc, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Củ Chi, Đồng Dù, Hậu Nghĩa và Tân An.
Du kích miền Nam diệt địch,
thu xe bọc thép
Nắm vững thời cơ chiến lược, Bộ chỉ huy các LLVTND Giải phóng miền Nam Việt Nam hạ quyết tâm tập trung toàn bộ lực lượng, mở cuộc tổng tiến công quy mô lớn, thực hiện trận quyết chiến chiến lược nhằm đập tan lực lượng quân sự và bộ máy kìm kẹp còn lại của địch, giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam nước ta.
Bước vào chiến dịch, từ ngày 9 đến 26-4-1975
  • Ở hướng Đông:
Ngày 9-4, quân và dân ta mở các đợt tiến công mãnh liệt đánh vào tuyến phòng ngự của địch ở Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh. Qua nhiều trận chiến đấu quyết liệt, đúng 1 giờ, ngày 21-4 quân và dân ta đã chiếm và hoàn toàn làm chủ thị xã Xuân Lộc, tiêu diệt và làm tan rã chiến đoàn số 52 nguỵ, 2 chi đoàn xe tǎng, 1 tiểu đoàn pháo binh, 13 đại đội bộ binh; đánh thiệt hại nặng sư đoàn bộ binh số 18 nguỵ, lữ đoàn lính nhảy dù số 1, chiến đoàn đặc nhiệm số 315.
Tại Ninh Thuận, từ 14-4, Quân Giải phóng đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiến công vào tập đoàn phòng ngự của địch ở Phan Rang. Đến 16-4, bộ binh và xe tǎng quân giải phóng đã thọc sâu đánh thẳng vào sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 3 và sân bay Thành Sơn, thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận. Quân Giải phóng đã tiêu diệt và làm tan rã sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 3, sở chỉ huy sư đoàn bộ binh số 2,  sở chỉ huy sư đoàn không quân số 6, lữ đoàn lính nhảy dù số 2, trung đoàn số 4 và số 5 thuộc sư đoàn bộ binh số 2 (vừa khôi phục lại), liên đoàn quân biẹt động số 31, một chi đoàn thiết giáp, sư đoàn không quân số 6, bắt Nguyễn Vĩnh Nghi, trung tướng chỉ huy trưởng bộ chỉ huy tiền phương quân đoàn 3 và Phạm Ngọc Sang, chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn không quân nguỵ số 6 thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Từ 16 đến 25-4, trên đường tiến công, Quân giải phóng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và đồng bào địa phương tiến công và nổi dậy tiêu diệt làm tan rã nhiều địch giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Thuận và thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Tuy và thị xã Hàm Tân.
  • Ở hướng Tây-Nam:
Cùng thời gian đó Quân Giải phóng đã tiến công thị xã Tân An, các chi khu quân sự, quận lỵ Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, cắt đứt đường số 4, tạo thế bao vâ chia cắt chiến dịch.
Từ 17 giờ ngày 26-4 đến 1-5-1975, cuộc tiến công của Quân giải phóng vào tuyến phòng thủ cuối cùng của địch đã diễn ra trên các đường.
Cả nước hướng về miền Nam -
Thành đồng Tổ quốc
Trong các ngày 26, 27 và 28-4 trên trục đường số 1. Quân Giải phóng đã đánh chiếm yếu khu quân sự Trảng Bom, bao vây dịch ở thị xã Biên Hoà. Một đơn vị quân giải phóng đã nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm và giữ cầu xa lộ Biên Hoà, cắt đứt giao thông địch. Ngày 27-4, Quân Gải phóng đã đánh chiếm thị xã Bà Rịa.
Cùng thời gian đó quân giải phóng đã tiến hành đánh trường sĩ quan thiết giáp nguỵ tại cǎn cứ Nước Trong, các cǎn cứ quân sự của địch trong tỉnh Biên Hoà, sân bay Long Thành trên trục đường số 15, từ đó phát triển về Nhơn Trạch, Cát Lái, đặt pháo lớn ở đây bắn phá khống chế hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất và nhiều mục tiêu quân sự khác trong thành phố Sài Gòn.
Quân Giải phóng đã cắt nhiều đoạn trên trục đường số 4 và trục đường số 22, đồng thời bắn pháo lớn vào thị xã Tây Ninh, Gò Dầu Hạ, 17 giờ 30 phút ngày 28-4 không quân giải phóng đã tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, phá huỷ nhiều máy bay địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề.
Cho đến ngày 28-4, tất cả các cánh quân lớn của Quân Giải phóng đã vây chặt quân địch tại Sài Gòn.
Đúng 0 giờ ngày 29-4-1975, các binh đoàn chủ lực Quân Giải phóng tiến hành tổng công kích vào tuyến phòng thủ cuối cùng của địch.
Cánh quân lớn nhất phía Đông Bắc của Quân Giải phóng đã tấn công tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Biên Hoà, tiêu diệt và làm tan rã sở chỉ huy quân đoàn 3 nguỵ, sư đoàn bộ binh số 18, lực lượng lính thuỷ đánh bộ, lính nhảy dù, lính thiết giáp nguỵ ở Long Bình, vượt cầu xa lộ Biên Hoà, phát triển đánh thẳng về Sài Gòn.
Cánh quân lớn nhất phía Đông của Quân Giải phóng lần lượt đập tan tuyến phòng ngự của các lực lượng lính thuỷ đánh bộ, lính nhảy dù, lính thiết giáp nguỵ ở Long Bình, vượt cầu xa lộ Biên Hoà đánh chiếm Thủ Đức, vượt cầu xa lộ Sài Gòn nhanh chóng đánh chiếm phủ tổng thống nguỵ quyền. Đúng 9 giờ 30 phút, ngày 30-4-1975, một đơn vị bộ binh và xe tǎng quân giải phóng đã chiếm phủ tổng thống nguỵ. Một mũi khác của cánh quân này đã đánh chiếm chi khu quân sự, quận lỵ Nhơn Trạch và khu kho Thành Tuy Hạ. Ngày 29-4, một mũi của Quân Giải phóng đã phát triển về phía Nam đánh chiếm cảng Vũng Tàu.
Cánh quân lớn phía Tây Bắc của Quân Giải phóng đã tiến đánh quân địch trên trục đường số 1. Các đơn vị bộ binh và xe tǎng Quân giải phóng đã lần lượt đánh chiếm tập đoàn phòng ngự của địch ở cǎn cứ Đồng Dù, Củ Chi, tiêu diệt và làm tan rã sư đoàn bộ binh nguỵ số 25. Đồng thời một mũi của cánh quân này đã nhanh chóng thọc sâu vào đánh chiếm Cầu  Bông, Cầu Sáng, phát triển theo hướng Hóc Môn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất lúc 9 giờ, ngày 30-4-1975.
9 giờ 30 phút, ngày 29-4, cánh quân lớn phía Bắc của Quân Giải phóng đã đánh chiếm cǎn cứ địch ở Phú Lợi, bao vây tiến công địch ở Thủ Dầu Một, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn sư đoàn nguỵ số 5. Tiếp đó Quân Giải phóng tiếp tục tiến công Lai Khê, Bến Cát, buộc sư đoàn nguỵ số 5 còn lại phải đầu hàng. Đồng thời, một đơn vị khác của cánh quân này sau khi tiêu diệt địch ở Tân Uyên, đã đánh thắng về Lái Thiêu: Ngày 30-4, đơn vị này đã tiêu diệt và làm tan  rã quân địch ở Lái Thiêu và thừa thắng đánh thẳng vào Sài Gòn, chiếm bộ tổng tham mưu nguỵ vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày 30-4.
Cánh quân lớn phía Tây và Tây Nam của Quân Giải phóng đánh chiếm các khu vực Hậu Nghĩa, phát triển vào Đức Hoà và tiến đánh biệt khu thủ đô, khu trung tâm truyền tin Phú Lâm, cǎn cứ quân sự địch ở trường đua Phú Thọ các quận 6, 7, 8. Đồng thời các đơn vị khác của cánh quân này đã đánh chiếm Tân An, Bến Lức và Thủ Thừa, tiêu diệt và làm tan rã 2 trung đoàn của sư đoàn bộ binh số 22 nguỵ (vừa khôi phục lại), liên đoàn biệt động quân số 6, cắt đứt đường số 4 ở nhiều đoạn, chia cắt đồng bằng sông Cửu Long với Sài Gòn và cô Lập Sài Gòn.
Chỉ trong 4 ngày chiến đấu vô cùng anh dũng, các cánh quân lớn của Quân Giải phóng đã đập tan hệ thống phòng ngự của địch trên các hướng Đông, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc, Tây và Tây Nam, đánh chiếm những mục tiêu chủ yếu của địch trong thành phố Sài Gòn-Gia Định, buộc quân địch phải đầu hàng không điều kiện.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, cờ cách mạng đã cắm trên phủ tổng thống nguỵ. Thành phố Sài Gòn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã hoàn toàn giải phóng.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 40 vạn tên địch, tiêu diệt và làm tan rã  quân đoàn 3 và quân đoàn 4 nguỵ gồm 10 sư đoàn bộ binh và lính nhảy dù, lính thuỷ đánh bộ, 5 sư đoàn không quân, phần lớn lực lượng hải quân, toàn bộ lực lượng xe tǎng, thiết giáp, pháo binh, thu toàn bộ kho tàng, cơ sở thiết bị, phương tiện chiến tranh của địch ở Sài Gòn và 2 quân khu 3,4 nguỵ.
Như vậy qua 55 ngày đêm tổng tiến công và nổi dậy  mạnh mẽ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến dấu một triệu 10 vạn quân địch (có gần 70 vạn quân chính quy), làm tan rã  toàn bộ lực lượng phòng vệ dân sự gồm hơn 1 triệu tên; tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn 4 quân đoàn nguỵ gồm 13 sư đoàn bộ binh, lính nhảy dù, lính thuỷ đánh bộ, 6 sư đoàn không quân 22 trung đoàn hải quân, toàn bộ lực lượng pháo binh, thiết giáp, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở thiết bị và phương tiện chiến tranh của địch. Quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng quân sự, xoá bỏ hoàn toàn bộ máy chiến tranh và bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng hoàn toàn miền Nam nước ta.

Không có nhận xét nào: