CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Đánh bại “Mũi tên xuyên” của địch

Cách đây 49 năm về trước, tàu khu trục Maddox của Mỹ ngang nhiên vi phạm chủ quyền vùng biển miền Bắc nước ta với âm mưu tiêu diệt toàn bộ tàu chiến của ta trong vòng một ngày. Nhưng bằng tình yêu Tổ quốc và lòng dũng cảm, những người lính Hải quân cùng quân dân miền Bắc đã đem tất cả tinh thần và nghị lực đánh đuổi tàu khu trục Maddox của Mỹ.

Bài 1: Đánh bại “Mũi tên xuyên” của địch

Sau "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", Mỹ đã tiến hành kế hoạch "mũi tên xuyên", huy động tối đa lực lượng không quân hai biên đội tàu sân bay Constellation và Ticonderoga hòng tiêu diệt lực lượng hải quân Việt Nam trong ngày 5/8. Ngay sau đó, Mỹ ráo riết chuẩn bị triển khai nhiều phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại hòng tiêu diệt các lực lượng của ta.

"Sự kiện Vịnh Bắc Bộ"

Đêm 31/7 rạng sáng 1/8/1964, tàu khu trục Maddox của Mỹ đã tiến lên phía Bắc, xâm phạm hải phận của Việt Nam. Có nơi tàu Maddox chỉ cách bờ 6 hải lý, vòng đi vòng lại nhiều lần để quan sát thăm dò.

 
Tàu khu trục Maddox của Mỹ xâm phạm lãnh hải Việt Nam.

Hải quân Hàn Quốc giới thiệu tàu ngầm lớn nhất

Chinhphu.vn) - Theo đài KBS, ngày 4/8, Hải quân Hàn Quốc đã giới thiệu thiết kế bên trong của tàu ngầm lớp “Son Won-il” với độ choán nước 1.800 tấn. 
Đây là tàu ngầm lớn nhất hiện có của Hải quân Hàn Quốc.

Hàn Quốc sẽ triển khai 9 tàu ngầm lớp 3.000 tấn để phòng thủ

Đây là một phần của kế hoạch tăng cường sức mạnh chiến đấu của Hải quân Hàn Quốc trong dài hạn nhằm ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng.
Tàu ngầm động cơ thông thường AIP Type 214 hiện có của Hải quân Hàn Quốc, có lượng giãn nước khoảng 1.800 tấn

'Bản sao BMP-1’ của Trung Quốc ra oai trên đất Nga

Truyền thông Nga đưa tin, ngoài xe tăng chủ lực Type 96 và pháo tự hành Type 83 152mm, trong cuộc tập trận chung mang tên “Sứ mệnh hòa bình 2013” giữa hai nước Trung-Nga, Trung Quốc còn mang đến loại xe chiến bộ binh cải tiến WZ-501(Type 86) do nước này sản xuất trên cơ sở sao chép BMP-1 của Liên Xô.

Trước đây, xe chiến bộ binh WZ-501(Type 86) từng xuất hiện trong cuộc diễn tập chung với Nga tại biên giới Trung Quốc nhưng đây là lần đầu tiên loại xe này được “ra mắt” ở nước ngoài.
Quay trở về lịch sử, sau khi Ai Cập và Liên Xô xảy ra tranh chấp, Ai Cập bắt đầu quay lưng lại với vũ khí của Liên Xô, kết quả khiến cho một số lượng lớn vũ khí hiện đại (loại xuất khẩu) mang nhãn hiệu “Liên Xô sản xuất”  rơi vào tay của Mỹ, NATO và Trung Quốc, mà Trung Quốc lại giỏi nhất ở lĩnh vực sao chép những vũ khí tinh vi được nhập về. Đơn cử như xe chiến bộ binh BMP-1, sau khi Trung Quốc cải tiến và nâng cấp, loại xe phiên bản sao chép này được đổi tên thành Type 86 hay xe chiến bộ binh WZ-501.
 Xe chiến đấu bộ binh WZ-501 (Type 86) của Trung Quốc.
Xe chiến đấu bộ binh WZ-501 (Type 86) của Trung Quốc.

Nga thử nghiệm tàu tên lửa tấn công mới


Một tàu tên lửa tấn công mới vừa bắt đầu được thử nghiệm trên biển với Đội tàu Caspian Flotilla của Nga. Thông tin trên vừa được Quân khu miền Nam đưa ra hôm qua (5/8). 
Tàu hộ tống tên lửa tàng hình Grad Sviyazkhsk dự kiến sẽ gia nhập Đội tàu Caspian Flotilla sau khi hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm trên biển, cũng như các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước vào cuối năm nay, cơ quan báo chí của quân khu trên cho hay.
Ảnh minh họa
Đây là tàu hộ tống tên lửa tàng hình thứ hai thuộc Đề án 21631. Bên cạnh tàu Grad Sviyazkhsk, theo dự kiến, con tàu thứ hai thuộc đề án này - tàu Uglich cũng sẽ được thử nghiệm trên biển vào cuối tháng 8 này.
 

Đã qua thời Nhật Bản phải cúi đầu cam chịu?

ANTĐ - Ngày 4/8, trang mạng Đông Phương đã trích đăng bài viết mang tiêu đề “Nhật Bản phải trực diện đối đầu với Trung Quốc” trên tờ “The Sun” của Malaysia, khẳng định đã qua cái thời Nhật Bản phải cúi đầu cam chịu sự ước thúc của “Bản Hiến pháp hòa bình”.
Bài viết cho biết, kể từ khi hàng không mẫu hạm “Missouri” của Mỹ tiến vào vịnh Tokyo, chấp thuận sự đầu hàng của đế quốc Nhật Bản đến nay đã 68 năm, nước này vẫn giữ hình tượng của một quốc gia bại trận, cam chịu sống trong hòa bình. “Bản Hiến pháp hòa bình” ngày ấy do Mỹ - quốc gia cầm đầu khối đồng minh xây dựng, đã ngăn cấm Nhật không được có các hành động quân sự mang tính chất tấn công và xuất khẩu vũ khí, trang bị quân sự.

Tác chiến trên không-biển và phương án đánh phủ đầu TQ của Mỹ

(GDVN) - "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" yêu cầu Mỹ tấn công Trung Quốc trước khi Trung Quốc phát động tấn công. Chiến lược như vậy chắc chắn mở màn cho một cuộc chạy đua vũ trang kịch liệt, tiến tới làm cho hai nước rơi vào trạng thái đối lập.
Mỹ sử dụng cụm chiến đấu tàu sân bay để thực hiện chiến lược "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" nhằm vào Trung Quốc
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, về lịch sử, Đông Á từ lâu đã là nơi diễn ra đấu tranh chính trị quyền lực truyền thống, nhưng mặc dù là hiện nay kinh tế và văn hóa thịnh vượng, Thái Bình Dương của Đông Á cũng thường có nhiều sóng gió không thái bình.

Học giả TQ: Bắc Kinh đang "tách" Việt Nam và Philippines ở Biển Đông?!

GDVN) - Khâu Chấn Hải - một nhà phân tích và bình luận thời sự khá có tiếng ở Trung Quốc nhận định rằng về mặt chiến lược, Bắc Kinh đang có ý đồ "lôi kéo" Việt Nam hòng cô lập Philippines ở Biển Đông.

Khâu Chấn Hải

Trong chương trình bình luận thời sự ngày 5/8 của đài Phượng Hoàng ở Hồng Kông, Trung Quốc, ông Khâu Chấn Hải - một nhà phân tích và bình luận thời sự khá có tiếng ở Trung Quốc nhận định rằng về mặt chiến lược, Bắc Kinh đang có ý đồ "lôi kéo" Việt Nam hòng cô lập Philippines ở Biển Đông.

Nhật Bản xây cảng ngăn Trung Quốc chiếm đảo

Nhật Bản đang triển khai xây dựng một khu cảng đa dụng tại hòn đảo phía nam Okinotorishima thuộc làng Ogasawara nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc nhăm nhe chiếm đảo.
Nhật Bản đang triển khai xây dựng khu cảng trên đảo Okinotorishima
Trước hành động xâm nhập trái phép lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại tỉnh Okinawa của lực lượng tàu thuyền thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây, giới chức nhà nước và địa phương Nhật Bản đã tăng cường nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền các quần đảo xa xôi – nơi xảy ra tranh chấp lãnh hải và bảo vệ đặc quyền kinh tế. 

Ấn Độ xem xét đóng tàu sân bay hạt nhân 65.000 tấn

Không một dự án tàu chiến nào có thể có được sức mạnh như một tàu sân bay khi nó đi "rình mồi" trên biển, khả năng tung ra các máy bay tấn công chống lại kẻ thù trong nháy mắt. Một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể thực hiện những "cú đấm" chết người với khả năng chịu đựng hoạt động lâu hơn đến kinh ngạc, Ấn Độ đang tính tới khả năng đóng một tàu sân bay hạt nhân 65.000 tấn để tăng cường sức mạnh cho hải quân của mình
Tàu sân bay INS Vikramaditya
Tàu sân bay INS Vikramaditya

Không quân Việt Nam có nên theo gương Ấn Độ?

Đài tiếng nói Ukraina (Ukraina radio) ngày 2/8 đưa tin, đất nước này đang chuẩn bị bàn giao loạt 5 chiếc máy bay vận tải quân sự An-32 cho Không quân Ấn Độ vào tháng 8 năm nay. Phía Ấn Độ đã nghiệm thu kỹ thuật loạt 5 máy bay này.
Theo thông báo của Ukrspecexport, đây là loạt 5 chiếc máy bay An-32 thứ năm mà không quân Ấn Độ đặt hàng hiện đại hóa tại Ukraina, được đưa đến Kiev từ tháng 2 năm nay.

Như vậy, Không quân Ấn Độ đã nhận được 25 máy bay vận tải quân sự An-32 được nâng cấp theo hợp đồng sửa chữa, kéo dài tuổi thọ và hiện đại hóa 103 máy bay An-32 của Không quân Ấn Độ.

Trước đó, đã có thông tin về hợp đồng nâng cấp các máy bay An-32 của Không quân Ấn Độ, theo các điều khoản của hợp đồng, 40 máy bay sẽ được cải tạo và hiện đại hóa tại Ukraina, 63 chiếc còn lại sẽ được thực hiện tại một nhà máy hàng không tại Kanpur của Không quân Ấn Độ.
Máy bay An-32 của Không quân Ấn Độ
Máy bay An-32 của Không quân Ấn Độ

Việt Nam là nước ĐNA đầu tiên có hệ thống phòng không Pantsir-S1 tiên tiến?

Nga và Việt Nam đang thảo luận về một số lượng hợp đồng hợp tác kỹ thuật - quân sự mới, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự (FSMTC) Alexander Fomin nói với hãng tin Interfax hôm 14/5.

"Các hợp đồng cung cấp các hệ thống vũ khí và trang thiết bị quân sự mới có thể được ký kết trong tương lai gần" - người đứng đầu FSMTC cho biết.
Ông Fomin cũng lưu ý rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới một số hệ thống vũ khí tiên tiến, đặc biệt là các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của Nga, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, thiết bị trên tàu hải quân và vũ khí. Ông lưu ý rằng hiện nay chi tiết của các hợp đồng đang được soạn thảo.

Cận cảnh ‘quái vật’ Pantsir-S1 mà Việt Nam nhắm tới

Với 12 quả tên lửa với tầm bắn 20 km và 1,4 nghìn viên đạn pháo cộng với khả năng cơ động cực cao, Pantsir-S1 thực sự là con “quái vật” trên mặt đất.

 Một năm trước đây, tại triển lãm Kỹ thuật công nghệ 2012 diễn ra tại Zhukovsky, Cục thiết kế Tula đã chính thức trình làng biến thể tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1.
Một năm trước đây, tại triển lãm Kỹ thuật công nghệ 2012 diễn ra tại Zhukovsky, Cục thiết kế Tula đã chính thức trình làng biến thể tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1.

Kho tên lửa chống tăng của Việt Nam có gì?

Tên lửa chống tăng là vũ khí quan trọng để ngăn chặn và vô hiệu hóa lực lượng tăng - thiết giáp đối phương.

Ngoài các loại đạn pháo chống tăng sử dụng trên các xe tăng, pháo tự hành, súng chống tăng cá nhân thì tên lửa chống tăng là thành phần rất quan trọng, nhất là lực lượng chống tăng bộ binh cơ động.
Một lực lượng quân đội mạnh luôn song hành với lực lượng tên lửa chống tăng hùng hậu. Với quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng chống tăng bộ binh được hình thành từ khá sớm với trang bị ban đầu khá khiêm tốn chủ yếu là các loại súng chống tăng cá nhân.
Đến năm 1972, quân đội Việt Nam mới được trang bị loại tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 Malyutka, NATO định danh là AT-3 Sagger, Việt Nam gọi là B-72. Tên gọi B-72 có lẽ được đặt theo năm tên lửa này tham chiến, AT-3 xung trận lần đầu trong trận đánh Tân Cảnh, Kon Tum.
B-72 là tên lửa chống tăng có điều khiển đầu tiên của quân đội Việt Nam. Loại tên lửa này được các chiến sĩ quân đội Việt Nam gọi với cái tên trìu mến "Cậu nhỏ kiên cường". Ảnh tư liệu.

‘Đồ cổ’ Việt Nam hạ gục xe tăng hiện đại nhất thế giới

 Được đưa vào sử dụng từ những năm 1960, đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng súng chống tăng cá nhân RPG-7 vẫn còn nguyên uy lực của nó.

RPG-7 là loại súng phản lực phóng lựu chống tăng cá nhân được phát triển bởi công ty chế tạo vũ khí Bazalt. RPG-7 là biến thể nâng cấp từ RPG-2 với nhiều cải tiến quan trọng, súng được chấp nhận sử dụng trong quân đội Liên Xô vào năm 1961 và được triển khai ở cấp độ tiểu đội chống tăng cá nhân.
RPG-7 được bộ đội Việt Nam gọi là B-41.Ngày nay B41 vẫn là vũ khí chống tăng cá nhân chủ lực cấp tiểu đội của quân đội Việt Nam.
RPG-7 được bộ đội Việt Nam gọi là B-41.Ngày nay B41 vẫn là vũ khí chống tăng cá nhân chủ lực cấp tiểu đội của quân đội Việt Nam.

Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm, Nga cảnh cáo: ‘Đừng vuốt râu hùm!’

Nga luôn khẳng định lập trường về chủ quyền lãnh thổ của mình với Trung Quốc một cách cứng rắn nhất.

Bắn chìm tàu Trung Quốc xâm phạm
Đối với Trung Quốc, Nga có thái độ hết sức cứng rắn với những vi phạm về chủ quyền lãnh thổ dù là nhỏ nhất. Những hành động này chính là cảnh cáo mà phía Nga dành cho những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Điển hình là thái độ cứng rắn của Nga trong việc xử lý các tàu Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải.
Ngày 15/2/2009, Nga đã gây sốc không chỉ cho Trung Quốc mà còn với toàn thế giới. Tàu chiến Nga đã bắn khoảng 500 viên đạn vào mũi và đuôi của tàu New Star của Trung Quốc, nhấn chìm chiếc tàu tại lãnh hải Nga gần thành phố cảng Vladivostok.
Nga cho rằng, việc tàu New Star tự động rời cảng Nakhodka khi chưa được phép là xâm phạm trái phép lãnh hải Nga và khi cơ quan biên phòng nước này phái 2 tàu đuổi theo, ra lệnh dừng lại trong một thời gian dài, nhưng họ cũng không chấp hành. Tàu New Star thuộc sở hữu của một doanh nhân tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và công ty có trụ sở ở Hongkong.
 Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm lãnh hải
Tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn chìm năm 2009 vì vi phạm lãnh hải

’Sợi xích’ Mỹ quấn quanh Trung Quốc đang bị chọc thủng?


Số phận của căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản đang ngày càng trở thành vấn đề lớn, trong khi Trung Quốc vừa tuyên bố chiến hạm nước này vừa đi trọn một vòng quanh Nhật Bản.
Trực thăng CH-46 - Ảnh: Reuters
Trực thăng CH-46 - Ảnh: Reuters
 

Nga tìm ra kế 'trị' tên lửa Mỹ

TPO - Trong cuộc chiến Iraq năm 1991, Nam Tư năm 1998, Afghanistan năm 2001, Iraq lần 2- năm 2003, Lybia-năm 2012 tên lửa hành trình nắm giữ vai trò chủ yếu, đặc biệt trong giai đoạn mở màn.
Không thể phủ nhận tên lửa hành trình là hệ thống vũ khí có uy lực lớn, nhưng phương tiện chiến đấu này chưa thể soán ngôi và hoàn toàn thay thế được máy bay có người lái.

Nhiệm vụ tác chiến của tên lửa hành trình là phá hủy những mục tiêu có khả năng bảo vệ tốt, chế áp các hệ thống phòng không và chỉ huy bộ đội trên các hướng nhất định. Kinh nghiệm sử dụng tên lửa hành trình của Mỹ trong chiến đấu và việc phân tích khả năng của các hệ thống phòng không hiện hành và tương lai chứng tỏ rằng, hoàn toàn có thể xây dựng được một hệ thống đối phó một cách hiệu quả với loại vũ khí này.

Nga cấm cửa ban nhạc Mỹ phỉ báng cờ Nga

Tuần trước tại Ukraine, trong khi ban nhạc rock Bloodhound Gang (Mỹ) biểu diễn tại Odessa (ảnh), tay đàn guitar bass Jared Hasselhoff đã lấy lá cờ Nga chùi mông và ném cờ xuống khán giả.

Trước đó, tại buổi biểu diễn ở Kiev, ca sĩ Jimmy Pop đã nhiều lần xướng câu chửi thề nước Nga để khán giả hô theo.
Cho dù sau đó ban nhạc Bloodhound Gang đã tổ chức họp báo và đưa ra lời xin lỗi nhưng thái độ phỉ báng nước Nga của họ không thể dập tắt làn sóng phẫn nộ.
Hãng tin RIA Novosti (Nga) cho biết sau Ukraine, ban nhạc Bloodhound Gang đến Nga biểu diễn tại liên hoan âm nhạc Kubana ở Anapa vào ngày 4-8. Tuy nhiên, ban tổ chức đã rút lại lời mời. Ban nhạc đành khăn gói về nước. Tại phòng chờ sân bay Anapa, họ đã bị nhiều người tấn công bằng cà chua và trứng. Cảnh sát đã can thiệp kịp thời.
Báo Novye Izvestia (Nga) ngày 5-8 cho biết Bộ trưởng Văn hóa Nga Vladimir Medinsky đã viết trên blog: 

Báo TQ: tên lửa đạn đạo M20 vượt xa Iskander

Một số chuyên gia Trung Quốc nhận định, tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa đạn đạo M20 vượt xa so với thiết kế Iskander của Nga.
Thời báo Hoàn Cầu vừa có bài viết giới thiệu về tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới dùng cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, định danh là M20.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 được giới thiệu lần đầu tại triển lãm quốc phòng Abu Dhabi lần thứ 10 (tháng 2/2011). Ký hiệu M ở đây là chỉ biến thể tên lửa đạn đạo dùng cho mục đích xuất khẩu, trước đó Trung Quốc đã giới thiệu biến thể M-9, M-11, M-7 và M-18 của các loại tên lửa khác.
 Mô hình xe phóng và đạn của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.
Căn cứ vào tư liệu công khai tại triển lãm, tên lửa đạn đạo M20 dài 7,8m, đường kính thân 0,75m, trọng lượng 4,01 tấn, tầm phóng 100-280km. Xét về hạn chế của MTCR, tầm phóng tối đa thực tế của M20/DF-20 có thể hơn 300km, một số chuyên gia phân tích ước tính tên lửa này có thể được mở rộng tầm bắn lến đến 420km.
Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường kết hợp định vị quán tính và định vị toàn cầu GPS cho phép đạt độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) dưới 30m. Nếu tăng thêm hệ thống dẫn đường pha cuối, còn có thể nâng cao độ chính xác hơn nữa.
Đạn tên lửa chiến thuật M20 được đặt trong 2 ống phóng trên xe tự hành, áp dụng phương thức phóng nghiêng, góc phóng ngang là 45-65 độ, góc phương vị là +-30 độ. Việc vận hành phóng gồm 4 binh sĩ, thời gian chuẩn bị phóng là 12 phút. Một tiểu đoàn M-20 có 6 xe phóng, 36 đạn tên lửa dự trữ, xe chỉ huy, xe nạp đạn, hậu cần…
Theo Hoàn Cầu, M20 là một trong những loại tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất, tầm phóng xa, sức uy hiếp lớn, trọng lượng nhỏ cho nên rất khó để đánh chặn. Nguyên nhân đơn giản mà Quân đội Trung Quốc không trang bị M20 vì tên lửa này vẫn không thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu khắt khe của quân đội. Nhưng khi phục vụ cho mục đích xuất khẩu, tính năng của nó đã vượt xa tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga.
 Trung Quốc tự cho rằng M20 vượt xa Iskander của Nga.
Mặc dù nhu cầu thực tế và không nhiều nước mua M20, nhưng loại tên lửa này đã chứng minh được khả năng nghiên cứu và trình độ kỹ thuật của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Do M20 rất có thể sẽ lấy đi những đơn hàng tên lửa Iskander của Nga, cho nên sự ra đời của loại tên lửa này làm cho người Nga rất lo lắng và nhiều lần cho rằng Trung Quốc sao chép sản phẩm của Nga.
Căn cứ vào những giới thiệu của Phó Viện trưởng Viện 7 thuộc Tập đoàn Công nghệ Hàng không tại triển lãm Chu Hải năm 2012 Vương Vạn Quân, tên lửa này bay cơ động tầm trung thì “đường đạn không thể dự đoán”, không thể đánh chặn được tên lửa này.
Tên lửa M20 khi ra mắt lần đầu tiên, hình dáng của nó và phương thức phóng 2 tên lửa trên xe được cho là tương tự như tổ hợp Iskander của Nga. Thậm chí phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, M20 là phiên bản “nhái” Iskander. Nhưng quan sát chi tiết vẫn có thể phát hiện ra một số khác biệt của 2 tên lửa này.
Đầu tiên là kích thước không giống nhau, đạn tên lửa đạn đạo Iskander dài 7,28m, đường kính 0,92m, trọng lượng phóng 3,8 đến 4,61 tấn, tầm phóng 280-400km (Iskander-M). Qua đó, có thể thấy kích thước của tên lửa M20 lớn hơn hẳn.
Tiếp theo là hình dáng không giống nhau, phần đầu mũi Iskander là hình nón vòng cung, còn M20 là hình nón thẳng. Cuối cùng là phương thức phóng không giống nhau, đạn M20 phóng nghiêng còn Iskander sử dụng phương thức phóng thẳng đứng.
Bằng Hữu

Tổng thống Syria hạ quyết tâm tiêu diệt khủng bố

Tuyên bố của Tổng thống Syria Assad nhằm ám chỉ đến phe đối lập - những đối tượng mà ông gọi là khủng bố.
VOV.VN - Tuyên bố của Tổng thống Syria Assad nhằm ám chỉ đến phe đối lập - những đối tượng mà ông gọi là khủng bố.
Để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria thì điều đầu tiên cần làm là phải tiêu diệt khủng bố và đây là là giải pháp cần phải thực hiện trước bất cứ giải pháp chính trị nào. Đây là khẳng định của Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhằm ám chỉ đến phe đối lập, những đối tượng mà ông gọi là khủng bố, tại một buổi Lễ tạ ơn của người Hồi giáo tại thủ đô Damascus ngày 5/8.
Tổng thống Syria tuyên bố cần phải tiêu diệt khủng bố để chính trị có thể rộng đường tiến bước (Ảnh: Press TV)

Đảng Cộng hòa Mỹ đe dọa hủy hợp tác với NBC và CNN

 Tuyên bố của đảng Cộng hòa nhằm phản đối việc quảng bá hình ảnh và vai trò của bà Hillary Clinton trên truyền hình.
Ủy ban quốc gia của đảng Cộng hòa, Mỹ ngày 5/8 đe dọa sẽ không hợp tác với kênh truyền hình NBC và CNN trong các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng thống Mỹ tại các cuộc bầu cử tới nếu hai đài này không ngừng sản xuất các chương trình truyền hình liên quan đến cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton.
Đảng Cộng hòa Mỹ đe dọa hủy hợp tác với NBC và CNN
NBC và CNN lên kế hoạch làm chương trình truyền hình về cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (Ảnh:USNews)
Trong bức thư gửi tới người đứng đầu kênh NBC Robert Greenblatt và người đứng đầu kênh CNN Jeff Zucker, Chủ tịch Ủy ban quốc gia của đảng Cộng hòa, ông Reince Priebus nêu rõ: nếu đài NBC và CNN không đồng ý hủy bỏ chương trình về bà Clinton trước cuộc họp mùa hè của Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa diễn ra vào ngày 14/8 tới, các thành viên đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu hủy quan hệ đối tác với cả hai đài trong các cuộc tranh luận giữa các cứng cử viên Tổng thống trên truyền hình vào năm 2016.
Động thái này của Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa cho thấy đảng này cho rằng việc phát sóng bộ phim về bà Clinton là cách để quảng bá hình ảnh và vai trò của bà.
Trước đó, đài NBC cho biết, đài này sẽ phát sóng một chương trình kéo dài 4 giờ đồng hồ về cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton. Trong khi CNN thì cho biết sẽ làm một bộ phim tài liệu về bà. Cả hai đài NBC và CNN được xem là đối tác truyền thống của đảng Cộng hòa trong việc truyền thông, quảng bá về các cuộc tranh luận giữa các cứng cử viên Tổng thống Mỹ cả trong các cuộc bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử./.

Thượng nghị sĩ Mỹ: Putin giống "kẻ bắt nạt"

Một thượng nghị sĩ Mỹ đã "tố" ông Putin là "kẻ bắt nạt" chuyên chọc tức Mỹ, sau khi Nga cho phép Snowden được tị nạn tạm thời.
Một thượng nghị sĩ Mỹ đã "tố" ông Putin là "kẻ bắt nạt" chuyên chọc tức Mỹ, sau khi Nga cho phép Snowden được tị nạn tạm thời.
Ngày 4/8, sau khi Nga phớt lờ yêu cầu của Mỹ và cho phép Edward Snowden được tị nạn tạm thời ở Nga trong thời hạn 1 năm, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của Mỹ đã lên tiếng cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin hành xử “giống như kẻ bắt nạt học sinh”.
Theo Reuters, ông Schumer đã phát biểu với kênh CBS của Mỹ: “Từ kinh nghiệm bản thân, tôi nhận ra rằng nếu bạn không đứng lên chống lại kẻ bắt nạt, họ sẽ đòi hỏi nhiều và nhiều hơn nữa.”
Thượng nghị sĩ Mỹ: Putin giống
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer

Thái Lan siết chặt an ninh ở thủ đô

Chính quyền Thái Lan đang tăng cường các biện pháp an ninh ở thủ đô Bangkok trong bối cảnh căng thẳng đang dâng cao vì làn sóng chống đối chính phủ.
Cảnh sát đã dựng các trạm kiểm soát nghiêm ngặt và hạn chế giao thông trên 12 tuyến đường chính dẫn đến khu vực quốc hội và tòa nhà chính phủ. Các cơ quan này được bao bọc bởi hàng rào kẽm gai và dãy ngăn cách bê tông, luôn có nhân viên an ninh túc trực suốt ngày đêm, ngăn không cho đoàn người biểu tình tiến vào. Nhà chức trách cũng siết chặt an ninh trên internet và những người sử dụng các từ khóa nhạy cảm như bạo động, đánh bom có thể bị bắt giam.
Bắt đầu từ ngày 4.8, hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ và cái mà họ gọi là “chủ nghĩa Thaksin” tụ tập ở công viên Lumpini, cách khá xa 3 quận nội thành được chính phủ ban bố tình trạng an ninh nội địa khẩn cấp. Cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cũng tập hợp một nhóm biểu tình khác nhằm phản đối dự luật ân xá của đảng cầm quyền sẽ đệ trình quốc hội vào ngày 7.8 thông qua.
Những người chống đối bao gồm phe áo vàng, nhóm Mặt nạ trắng và một số nhóm khác cáo buộc dự luật này nhằm mở đường cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trở về. Tình hình căng thẳng cũng khiến xuất hiện tin đồn sẽ xảy ra đảo chính quân sự nhưng cũng như nhiều lần trước đây, quân đội Thái Lan đã bác bỏ khả năng này.
Minh Quang (VP Bangkok)

Báo động khủng bố lớn nhất trong nhiều năm

Mỹ và một số nước phương Tây tiếp tục đóng cửa một loạt cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều quốc gia do lo ngại tấn công khủng bố.
AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm qua tuyên bố lệnh đóng cửa sẽ kéo dài ít nhất đến ngày 10.8 đối với các đại sứ quán, lãnh sự quán ở UAE, Jordan, Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Qatar, Kuwait, Bahrain, Oman, Yemen và Libya. Bên cạnh đó, Mỹ còn đóng cửa thêm các phái bộ ngoại giao ở Madagascar, Burundi, Djibouti, Rwanda và Mauritius.
Chính quyền cũng ra lệnh cảnh báo du lịch toàn cầu đối với công dân Mỹ từ đây đến cuối tháng 8. Cùng chia sẻ lo ngại khủng bố, Anh, Pháp và Đức vẫn đang tạm ngưng hoạt động đại sứ quán tại thủ đô Sanaa của Yemen.
Lính Yemen kiểm tra xe tại một chốt kiểm soát gần Đại sứ quán Mỹ ở Sanaa - Ảnh: AFP 

Ấn Độ lại tố cáo lính Trung Quốc

Tờ Hindustan Times ngày 5.8 dẫn lời giới chức quân sự Ấn Độ tuyên bố một nhóm lính Trung Quốc đã “hung hăng ngăn cản” binh sĩ Ấn Độ tuần tra thường lệ tại khu vực Ladakh.
Theo đó, vụ việc xảy ra hồi tuần trước khi nhóm tuần tra của Ấn Độ bị binh lính Trung Quốc đi trên các xe quân sự cản trở và trưng biểu ngữ viết “Đây là lãnh thổ Trung Quốc”.
Nguồn tin không nói rõ bên nào rút trước và cuộc tuần tra có được hoàn thành hay không còn phía Bắc Kinh chưa có phản ứng. Ladakh nằm gần giới tuyến không chính thức LAC giữa hai nước và trong mấy tháng qua, chính quyền New Delhi liên tục cáo buộc các vụ lính Trung Quốc “xâm nhập sâu qua LAC với nhiều hành động táo tợn”.
Nghiêm trọng nhất là cuộc “gườm nhau” kéo dài 21 ngày hồi tháng 4 tại địa điểm mà Ấn Độ khẳng định nằm sâu trong lãnh thổ nước này tới 19 km.
Trọng Kha

5 quan tòa Trung Quốc dính bê bối mua dâm

Chính quyền thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ra lệnh đình chỉ công tác 5 thẩm phán sau khi bằng chứng về việc họ quan hệ với gái mại dâm xuất hiện trên mạng Internet.
Cảnh tượng 5 quan chức trong khu nghỉ dưỡng tại Thượng Hải (trái) và một phụ nữ bước vào phòng của họ vào tối 9/6 trong đoạn video mà Ni công bố. Ảnh: Asia One.

Nhật Bản yêu cầu điều tra vụ rơi máy bay quân sự Mỹ

Chiếc máy bay trực thăng HH-60 của Mỹ đã rơi xuống làng Ginoza, tỉnh cực Nam Okinawa của Nhật Bản.
Ngày 5/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã yêu cầu tiến hành điều tra toàn diện vụ rơi máy bay trực thăng của Mỹ tại tỉnh cực Nam Okinawa của nước này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Tokyo, ôngOnodera cho biết: “Đây là một sự cố đáng tiếc. Chúng tôi đang đề nghị nhà chức trách Mỹ cung cấp ngay lập tức các thông tin liên quan. Chúng tôi sẽ hối thúc một cuộc điều tra toàn diện về nguyên nhân gây tai nạn cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn các sự cố tương tự”.

Nhật Bản yêu cầu điều tra vụ rơi máy bay quân sự Mỹ
Máy bay Mỹ chữa cháy sau khi một trực thăng quân sự rơi ở Okinawa hôm 5/8 (Ảnh: Reuters)

Máy bay quân sự Mỹ rơi ở Nhật

Một trực thăng đã rơi trong trại quân sự của Mỹ ở làng Ginoza, tỉnh Okinawa - Nhật Bản chiều 5-8. Vụ tai nạn như đổ thêm dầu vào lửa vì nỗi tức giận của dân Nhật vốn đang âm ỉ trước sự xuất hiện dày đặc căn cứ quân sự của Mỹ tại nước này.
Cảnh sát Okinawa cho biết họ nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp lúc 16 giờ 45 phút (giờ địa phương). Theo lời các nhà chức trách, khói đen bốc lên từ căn cứ Hansen của Lữ đoàn Hải quân Mỹ và không có người dân nào bị thương vong trong vụ tai nạn này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera xác nhận 3 trong số 4 phi công của chiếc trực thăng HH-60 an toàn nhưng số phận viên phi công cuối cùng vẫn chưa được xác định.
Hiện phía Nhật Bản chưa nhận được thêm thông tin chi tiết nào từ vụ tai nạn trên. Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản đang điều tra nguyên nhân sự việc. Trại quân sự ở làng Ginoza do lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ quản lý và là thao trường tập bắn, hạ cánh.
Máy bay quân sự Mỹ rơi ở Nhật
Máy bay Mỹ chữa cháy sau khi một trực thăng quân sự rơi ở Okinawa hôm 5-8. Ảnh: REUTERS

Mỹ dễ dàng làm tê liệt Không quân Syria

Muốn phá hủy toàn bộ lực lượng Không quân và Phòng không Syria đòi hỏi phải có một chiến dịch quân sự quy mô lớn, nhưng để vô hiệu hóa lực lượng Không quân Syria, lực lượng chủ chốt tấn công các phe phái đối lập thì chỉ cần ba chiến hạm và 24 máy bay chiến đấu. Đó là nhận định trong bản báo cáo của nhà phân tích cao cấp thuộc Viện nghiên cứu chiến tranh của Hoa Kỳ, Christopher Harmer, trước bối cảnh bất đồng giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ về việc có thể can thiệp quân sự vào cuộc ...
(ĐVO) - Muốn phá hủy toàn bộ lực lượng Không quân và Phòng không Syria đòi hỏi phải có một chiến dịch quân sự quy mô lớn, nhưng để vô hiệu hóa lực lượng Không quân Syria, lực lượng chủ chốt tấn công các phe phái đối lập thì chỉ cần ba chiến hạm và 24 máy bay chiến đấu.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sắp trở thành “siêu nhân”

Palestine và Israel đã nối lại đàm phán hòa bình sau 3 năm gián đoạn. Công lao này thuộc về Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry sau 6 chuyến công du Trung Đông. Nhưng liệu ông Kerry có làm được điều mà hầu hết các chính phủ Mỹ trước đó đều thất bại, đó là thiết lập được một nền hòa bình thực sự tại khu vực luôn bất ổn trong nhiều thập niên qua?
Ngày 30/7, hai đoàn của Israel và Palestine đã đến Washington để hòa đàm. Bộ trưởng Tư pháp Tzipi Livni dẫn đầu đoàn Israel và nhà thương thuyết chính Saeb Erekat dẫn đầu đoàn Palestine. Đại diện của Mỹ là Martin Indyk, nguyên đại sứ tại Israel.

Bật mí bí quyết “trẻ mãi không già” của Putin

Nhìn từ góc độ y học, niềm đam mê thể thao của Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng nghĩa với việc ông trẻ hơn tuổi rất nhiều, bác sĩ điện Kremlin Sergei Mironov hôm 5/8 cho biết.
“Ông ấy là một người ưa vận động. Không phải mọi người ở độ tuổi sung mãn như vậy đều có thể bắt đầu chơi khúc côn cầu. Ông ấy bơi rất nhiều. Đối với Putin, bơi là một trong những môn thể thao mà ông yêu thích đồng thời cũng là cách để ông hồi phục sức khỏe và giải tỏa căng thẳng,” ông Mironov nói trong buổi phỏng vấn với tạp chí Itogi của Nga.

Báo Trung Quốc: Philippines muốn "làm hòa" với Trung Quốc

ờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng (South China Morning Post) cho rằng Philippines đang tìm cách giảm bớt sự khác biệt với Trung Quốc, chủ yếu bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc hoàn tất chuyến thăm 2 ngày tới Việt Nam, Philippines trở thành quốc gia duy nhất có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông mà ông Vương Nghị chưa tới thăm.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.

Liên Xô sụp đổ: Bài học cho Trung Quốc

Bài bình luận của Wang Xiaoshi nói rằng  Trung Quốc phải tránh sa vào “vết xe đổ” của Liên Xô cũ đã gây tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng mạng.
Global Times bình luận, ý tưởng của bài viết đăng trên Tân Hoa Xã này phù hợp với dòng chủ lưu, nhưng còn khá hời hợt khi nói về tình hình hiện nay ở Nga.
Những người theo trường phái tự do đã tâng bốc bài viết này, nhưng họ cũng không có một cái nhìn thấu đáo về về Liên bang Nga. Ý kiến cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là có lợi cho nhân dân Nga là rất…ấu trĩ, ngờ nghệch.
Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin: Hai nhân vật thúc đẩy Liên Xô sụp đổ.
Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin: Hai nhân vật thúc đẩy Liên Xô sụp đổ.

Mỹ dễ dàng làm tê liệt Không quân Syria

 Muốn phá hủy toàn bộ lực lượng Không quân và Phòng không Syria đòi hỏi phải có một chiến dịch quân sự quy mô lớn, nhưng để vô hiệu hóa lực lượng Không quân Syria, lực lượng chủ chốt tấn công các phe phái đối lập thì chỉ cần ba chiến hạm và 24 máy bay chiến đấu. Đó là nhận định trong bản báo cáo của nhà phân tích cao cấp thuộc Viện nghiên cứu chiến tranh của Hoa Kỳ, Christopher Harmer, trước bối cảnh bất đồng giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ về việc có thể can thiệp quân sự vào cuộc ...
(ĐVO) - Muốn phá hủy toàn bộ lực lượng Không quân và Phòng không Syria đòi hỏi phải có một chiến dịch quân sự quy mô lớn, nhưng để vô hiệu hóa lực lượng Không quân Syria, lực lượng chủ chốt tấn công các phe phái đối lập thì chỉ cần ba chiến hạm và 24 máy bay chiến đấu.

Đó là nhận định trong bản báo cáo của nhà phân tích cao cấp thuộc Viện nghiên cứu chiến tranh của Hoa Kỳ, Christopher Harmer, trước bối cảnh bất đồng giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ về việc có thể can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Syria, đã cướp đi hơn 100.000 sinh mạng.

Lầu Năm Góc cảnh báo rằng, kể cả những cuộc tấn công từ xa thì cũng phải tiêu tốn hàng tỷ USD mà chưa chắc đã dẫn đến những kết quả như mong đợi. Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa John McCain thì cho rằng tuyên bố của Quân đội là một dấu hiệu của sự yếu đuối.

Theo Harmer, hiện nay, không quân đã mang lại cho lực lượng quân chính phủ Syria một lợi thế lớn trước các phiến quân được người Mỹ hỗ trợ. Ngoài việc thực hiện các cuộc không kích, máy bay được sử dụng trong việc vận chuyển vũ khí, các trang thiết bị, bao gồm cả việc vận chuyển từ nước ngoài cũng như phục vụ việc vận chuyển quân.
 
Chiến đấu cơ của Không quân Syria
Chiến đấu cơ của Không quân Syria

“Một vài loại vũ khí có độ chính xác cao của Mỹ có phạm vi hoạt động lớn hơn vũ khí của lực lượng Phòng không Syria, hủy diệt hệ thống phòng không là không cần thiết. Cuộc tấn công hạn chế có mục đích là loại bỏ khả năng của lực lượng Không quân Syria và chỉ cần ba cuộc tấn công chính, thứ nhất là tập trung vào các cơ sở hạ tầng, tiếp theo là các máy bay của lực lượng không quân và cuộc tấn công thứ ba nhằm đảm bảo rằng, lực lượng không quân Syria không thể phục hồi khả năng của nó”, trích dẫn báo cáo của Christopher Harmer.
 
Cũng theo nhà phân tích, hiện nay, các lực lượng quân chính phủ đang sử dụng 6 trong số 27 căn cứ không quân.

Để vô hiệu hóa mỗi căn cứ, đường băng và kho tàng trong căn cứ, phải cần tới 12 đơn vị vũ khí chính xác, bao gồm: 4 tên lửa hành trình Tomahawk, 4 tên lửa hành trình không đối đất JASSM và 4 bom liệng hàng không có điều khiển JSOW, Harmer khẳng định.

Như vậy, cuộc tấn công đầu tiên sẽ mất tổng cộng khoảng 72 đầu đạn chính xác với tổng khối lượng  đầu đạn từ 220-450 kg và tổng chi phí vào khoảng 45 triệu USD.

Mục tiêu của cuộc tấn công thứ hai, theo nhà phân tích, phá hủy các máy máy của không lực Syria, theo tính toán trong bản báo cáo, có tất cả 109 mục tiêu ở 6 căn cứ không quân Syria, bao gồm cả nhà chứa máy bay cũng như các máy bay trên sân đỗ.

Muốn phá hủy tất cả các mục tiêu này, cần ít nhất 109 tên lửa hành trình Tomahawk, các đầu đạn đa block  và đầu đạn chùm với tổng chi phí vào khoảng 71 triệu USD.

“Cuộc tấn công cuối cùng, có thể phải tiến hành khoảng 7-10 ngày với cường độ có thể giảm, khiến các căn cứ không quân không có khả năng phục hồi và các máy bay quân sự của Syria khi đó trở thành vô nghĩa”, Harmer cho biết.

Ông cũng cho hay, tất cả các hoạt động trên có thể được thực hiện mà không cần xâm phạm không phận Syria, có thể chỉ từ các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Ả Rập Saudi và Israel.    

Ông tính toán rằng, để thực hiện các cuộc tấn công, chỉ cần điều động một tàu tuần dương và hai tàu khu trục (mang tên lửa Tomahawk), 12 máy bay chiến đấu F-18 cất cánh từ tàu sân bay Nimitz, 12 máy bay ném bom F-15E cất cánh từ căn cứ quân sự Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ.

Quân Trung Quốc "chặn đường binh lính Ấn Độ"

Sau hàng loạt vụ xâm nhập của binh lính Trung Quốc ở khu vực Ladakh, giờ đây Bắc Kinh dùng đến trò ngăn chặn quân đội Ấn Độ ở khu vực này, theo tố cáo của báo giới Ấn Độ.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết hồi tuần trước, quân đội Trung Quốc đã ngăn cản, không cho quân Ấn Độ tuần tra khu vực Ladakh, nằm gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) không chính thức giữa 2 nước do New Delhi kiểm soát. Vụ việc diễn ra khi quân đội Ấn Độ đang tiến hành chiến dịch tuần tra mang tên “Tiranga” tại khu vực phía Bắc Ladakh.

Mỹ chỉ còn tám tàu sân bay?

Thay vì 11 tàu sân bay đang hoạt động, Hải quân Mỹ sẽ còn 8 hoặc 9 chiếc. Lực lượng Thủy quân lục chiến có thể giảm cơ số từ 182.000 xuống còn 150.000-175.000 binh sĩ.
Các tàu sân của Hải quân Mỹ
Các tàu sân của Hải quân Mỹ. Ảnh: Defense News

Nhật phóng robot biết nói đầu tiên vào vũ trụ

Nhật vừa phóng chú robot Kirobo biết nói đầu tiên lên trạm không gian ISS nhằm làm cầu nối giữa máy móc với con người.
Khi tên lửa Kounotori 4 được phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở Nhật Bản vào ngày 4/8, ngoài 3,5 tấn thiết bị và đồ tiếp tế, nó còn mang theo một hành khách rất độc đáo: Đó là Kirobo, một chú robot biết nói cao 33 cm.
Nằm trong dự án Robot Kibo của Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Tiên tiến thuộc Đại học Tokyo, robot Kirobo được cử lên Trạm Không gian vũ trụ Quốc tế làm tiền trạm cho phi hành gia Koichi Wakata, người sẽ tiếp quản quyền chỉ huy trạm không gian này vào tháng 11 tới. Chú robot nhỏ bé này sẽ ở lại trên trạm không gian cho đến tháng 12/2014.

Trung - Nga đưa vũ khí ‘khủng’ tập trận chung

Quân đội Nga và Trung Quốc đang tiến hành đợt tập trận chung chống khủng bố quy mô ở khu vực Urals, phía Tây nước Nga với sự tham gia của hàng ngàn binh lính và hàng trăm loại vũ khí hạng nặng.
Máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc tham gia đợt diễn tập chung
Máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc tham gia đợt tập trận chung chống khủng bố . Ảnh: Nhật báo nhân dân.

Thủy quân lục chiến Mỹ phô diễn sức mạnh

Dù khó còn "đất diễn" sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm tới nhưng lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ vẫn chứng tỏ họ...
(Tinmoi.vn) Dù khó còn "đất diễn" sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm tới nhưng lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ vẫn chứng tỏ họ là một phần không thể cắt bỏ của quân đội Hoa Kỳ.
Một bài viết gần đây trên tờ Fiscal Times cho rằng cuộc chiến tại Afghanistan có thể là "cuộc chiến cuối cùng Thủy quân lục chiến Mỹ". Đó là lẽ tự nhiên, đặc biệt là sau khi chấm dứt một cuộc chiến tranh khiến ngân sách quốc phòng Mỹ giảm đáng kể.

Mỹ sợ "Đêm quyền lực"

Mỹ sợ Một cơ sở ngoại giao Mỹ ở Trung Đông bị đóng cửa.

Mỹ đang tụt lại sau Nga và Trung Quốc trong việc chia 'miếng bánh' Bắc cực

Lượng băng tan ở Bắc cực lớn nhất trong những năm qua để lộ ra các nguồn tài nguyên mới nhưng đó cũng là thách thức bởi Mỹ đang dần tụt lại phía sau Nga và Trung Quốc.
Bất cứ ai ở Bắc bán cầu đều cảm thấy rằng mùa Hè năm nay thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn hẳn những năm trước. Tuần qua đánh dấu những đợt nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc, châu Âu và cả ở Mỹ. Theo số liệu của chính phủ Mỹ, hơn 28 năm qua nhiệt độ trung bình của Trái đất đã vượt lên so với mức trung bình thường thấy.
Khi mà nửa phía Bắc của Trái đất nóng lên trông thấy thì Bắc cực cũng không nằm trong ngoại lệ. 28 năm trước đây, Bắc cực được bao phủ bởi những lớp băng dày năm này qua năm khác qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay, cứ vào mùa Hè thì hai phần ba số lượng băng ở Bắc cực đều tan thành nước đánh dấu sự khai phá và giao thương của con người đến vùng đất lạnh giá nơi đây.
Mỹ đang tụt lại sau Nga và Trung Quốc trong việc chia miếng bánh Bắc cực
Hội đồng Bắc cực với 8 thành viên chính thức năm 1996 nhưng nay đã bổ sung thêm 6 quan sát viên mới

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật muốn Mỹ dừng triển khai Osprey

Liên quan đến việc Quân đội Mỹ triển khai máy bay Osprey đến căn cứ Okinawa của Nhật Bản, lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera lên tiếng yêu cầu Mỹ dừng triển khai Osprey. Theo đó, ngày 5/8 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, ông sẽ đề nghị lực lượng Mỹ ở Nhật Bản không triển khai trực thăng vận tải CV-22 Osprey ở Okinawa, nơi đang triển khai bổ sung một phi đội gồm các loại máy bay cùng chủng loại này của thủy quân lục chiến Mỹ. ...
(ĐVO) - Liên quan đến việc Quân đội Mỹ triển khai máy bay Osprey đến căn cứ Okinawa của Nhật Bản, lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera lên tiếng yêu cầu Mỹ dừng triển khai Osprey.