Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
Bất hòa Trung – Nhật lên đến đỉnh điểm
Các vấn đề về lịch sử và địa chính trị hiện đã đẩy bất hòa giữa Trung Quốc và Nhật Bản lên tới đỉnh điểm.
Sự thật bất ngờ về việc “Hàng triệu người sẽ chết trong tháng 9 tới”
Thông tin gần đây cho rằng cựu điệp viên CIA Snowden tiết lộ việc CIA biết trước về một cơn bão mặt trời sẽ đến trong tháng 9, có thế khiến hàng trăm triệu người thiệt mạng. Nhưng đây chỉ là tin thất thiệt.
Bom nhiệt hạch Liên Xô có thể hủy diệt thế giới
‘Bom nhiệt hạch số 1′ trông khổng lồ và đáng sợ nhất, thứ nhồi trong ruột quả bom này có sức công phá tương đương với 400 kiloton TNT.
Quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên Xô đã nổ 60 năm trước tại bãi thử gần Semipalatinsk.
Singapore, thế lực lớn ở châu Á khiến Mỹ-Trung phải nể
Singapore được biết đến là một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á và có ngân sách quốc phòng cao nhất khu vực. Do đó, không ngạc nhiên khi quốc đảo sư tử sở hữu nhiều vũ khí tối tân, mạnh nhất Đông Nam Á đồng thời đang ngày càng khẳng định được thế lực mạnh mẽ ở châu Á.
Lực lượng quân đội hiện đại nhất Đông Nam Á
Máy bay Anh “xục xạo” không phận Nga
Các thanh sát viên quân sự Anh sẽ tiến hành giám sát lãnh thổ của Nga và Belarus từ hôm nay (12/8) theo Hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế. Thông tin trên vừa được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm qua (11/8).
“Trong thời gian từ ngày 12 đến 16/8, một nhóm chuyên gia Anh sẽ thực hiện một chuyến bay do thám trên lãnh thổ Nga và Belarus trên máy bay giám sát SAAB-340”, ông Ruslan Shishin, quyền giám đốc Trunng tâm Cắt giảm Rủi ro Hạt nhân Quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Ông cho biết, các chuyên gia Nga và Belarus cũng sẽ có mặt trên khoang máy bay để đảm bảo các thanh sát viên Anh sử dụng hợp lýcác thiết bị do thám.
Hiệp ước Bầu trời Mở được đưa ra theo một sáng kiến của Tổng thổng Mỹ khi đó là George H.W.Bush.
Hiệp ước Bầu trời Mở là bản quy ước được 27 nước thành viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông qua ngày 24/3/1992 tại Helsinki, Phần Lan, đến nay đã có 34 nước thành viên tham gia hiệp ước này. Mục đích của Hiệp ước là nhằm hỗ trợ tính công khai và minh bạch của hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các hiệp ước hiện hành trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, cũng như thắt chặt an ninh thông qua việc củng cố các biện pháp tin cậy. Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 1/1/2002, cho phép các quốc gia thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát không vũ trang trên lãnh thổ của nhau (bao gồm cả đất liền, đảo và các vùng lãnh hải).
Theo giới chuyên gia Nga nhận định, Hiệp ước Bầu trời mở là một trong những văn kiện cơ bản bảo đảm các biện pháp tin cậy trong lĩnh vực chính trị-quân sự trong không gian OSCE.
ĐK (RIA)
Philippines lên tiếng việc tăng hiện diện của lính Mỹ trên lãnh thổ
Philippines tuyên bố sự hiện diện của binh sỹ Mỹ ở nước này sẽ không vĩnh viễn mà chỉ mang ý nghĩa giúp Philippines hiện đại hóa quân đội.
Theo AP, ngày 12/8, các cuộc đàm phán giữa Manila và Washington sẽ được khởi động vào tuần này theo một thỏa thuận cho phép tăng cường luân chuyển lực lượng Mỹ và tái bố trí các khí tài chiến đấu.
Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Philippines tuyên bố sẽ đảm bảo rằng việc tăng cường sự hiện diện của binh sỹ Mỹ ở nước này sẽ không phải là vĩnh viễn mà chỉ mang ý nghĩa giúp Philippines hiện đại hóa quân đội.
Kế hoạch này phù hợp với việc tái bố trí lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc, Philippines và một số quốc gia khác đang bế tắc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết việc quân đội Mỹ hiện diện đông hơn ở nước này sẽ tuân theo quy định của Hiến pháp, trong đó cấm sự hiện diện của các căn cứ quân sự của nước ngoài, và sự hiện diện này sẽ không mang tính cố định.
(BVNP)
Dụng ý gì khi Nga mời Mỹ đua xe tăng?
Biết Snowden là kẻ mà Mỹ đang muốn “tóm cổ” về nước, nhưng Nga vẫn bất chấp, dang tay cấp giấy phép cho Snowden tị nạn. Hành động này đã làm cho quan hệ giữa Mỹ-Nga rạn nứt và đỉnh điểm là Obama hủy cuộc gặp mặt quan trọng với Putin vào tháng 9 này. Mặc dù bày tỏ sự thất vọng với ứng xử của Mỹ nhưng sau đó, Nga lại tiếp tục giở trò khiêu khích khi “mời” Mỹ tham gia cuộc đua xe tăng. Mục đích Nga bày trò này là để làm gì, khi 2 nước đang khá căng thẳng về mặt chính trị?
Mỹ thất kinh phát hiện bãi thử tên lửa liên lục địa của Iran
Ngày 10/08, Tạp chí “Chính sách ngoại giao” của Mỹ đã viện dẫn nguồn tin của Tạp chí quốc phòng Anh, Jane’s Defence Weekly, cho biết, vệ tinh gián điệp của Mỹ đã phát hiện một địa điểm nghi là bãi phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Iran, nằm cách Shahrud 35-40km về phía đông nam.
Jane’s Defence Weekly phân tích, điều này cho thấy có khả năng Iran đang bí mật xây dựng các hạng mục phục vụ của một bãi phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đồng nghĩa với việc Tehran đang nghiên cứu phát triển một loại ICBM và hiển nhiên là nó đã phát triển thuận lợi đến giai đoạn cuối là thử nghiệm trên thực địa.
“Thuyền cỏ mượn tên” và kế sách sử dụng truyền thông của Trung Quốc
Trung Quốc dùng kế “thuyền cỏ mượn tên” của Gia Cát Lượng đánh lừa các chuyên gia, học giả, nhà hoạch định chính sách Mỹ, mượn sức người phục vụ mình.
Ngày 7 tháng 8, trang mạng The Union of Concerned Scientists (UCS) Mỹ đăng bài viết cho rằng, Mỹ có một bộ phận nhà phân tích hầu như đặc biệt quan tâm tới những ảnh hưởng của tư tưởng quân sự cổ đại Trung Quốc đối với chính sách an ninh của Trung Quốc đương đại.
Trong cuốn sách “Mối đe dọa Trung Quốc”, Beale Goetz cho rằng, Trung Quốc sử dụng kế sách trong “Binh pháp Tôn Tử”, làm cho các nhà phân tích vấn đề Trung Quốc của Mỹ “thân Bắc Kinh” vô tình phục vụ cho họ, cuối cùng đạt được mục đích thao túng chính sách Mỹ.
Nước Mỹ và hố sâu nợ nần
Dư luận có phản ứng tiêu cực trước nhận định nền kinh tế nước Mỹ đang phục hồi nhờ các biện pháp kích thích của hệ thống ngân hàng nước này.
Các tác giả blog kinh tế ZeroHedge khẳng định rằng trên thực tế, Tổng thống (TT) Barack Obama và Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã đẩy nước này xuống hố sâu nợ nần, không biết thoát khỏi bằng cách nào.
Nga sắp hạ thủy tàu ngầm phi hạt nhân thứ 3 cho Việt Nam
Nga sẽ hạ thủy tàu ngầm phi hạt nhân tấn công tối tân Kilo Project 636 thứ 3 vào cuối tháng này.
Hãng thông tấn Interfax-AVN dẫn nguồn tin công nghiệp đóng tàu Nga, thân tàu ngầm Kilo Project 636 thứ 3 được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi dành cho Hải quân Việt Nam sẽ hạ thủy vào cuối tháng 8.
“…Hiện chúng tôi đang tiến hành qui trình công việc lắp đặt tuyến trục, động cơ điện, nhiên liệu và những hệ thống khác. Khoảng sau hai tuần nữa con tàu xuất khẩu thứ 3 sẽ được hạ thủy. Tiếp đến sẽ bắt đầu những thử nghiệm neo”, nguồn tin cho biết.
Như trước đây Interfax-AVN đã thông báo theo nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi trong năm nay sẽ chuyển giao cho Hải quân Việt Nam 2 chiếc tàu ngầm phi hạt nhân Kilo Project 636 đầu tiên trong tổng số 6 chiếc theo hợp đồng ký kết năm 2009, trị giá gần 2 tỷ USD.
Trong số đó, tàu ngầm Hà Nội HQ-182 đã hoàn tất mọi thử nghiệm trên biển, sẵn sàng chuyển giao. Còn lại, tàu ngầm TP HCM vẫn đang tiếp tục thực hiện các cuộc thử nghiệm.
(Theo Tiếng nói nước Nga)
Lá chắn biển của Việt Nam nguy hiểm đến mức nào?
Ngoài không quân Việt Nam còn có hệ thống phòng thủy bờ biển kết hợp đầy uy lực.
Vũ khí hiện đại chưa đủ
Đoàn 681 Hải quân, Quân chủng Hải quân được trang bị Tổ hợp tên lửa bờ Bastion và Tổ hợp ra đa bờ Monolit-B. Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.
Những điều chưa biết về “đại bác trên bánh xích”
Đại bác trên bánh xích hay là pháo tự hành đơn giản là khẩu pháo lớn được đặt trên khung gầm xe cơ giới, có tính cơ động cao.
Khác với pháo xe kéo hay pháo mang vác, pháo tự hành có sức cơ động mạnh, một số loại có thể vừa chạy vừa bắn, khiến cho đối phương rất khó đáp trả hiệu quả. Có nhiều loại pháo tự hành: lựu pháo tự hành, pháo phản lực tự hành, pháo tấn công tự hành…
Pháo tấn công tự hành
Đại diện đầu tiên của pháo tự hành, phải kể đến pháo tấn công tiền duyên. Đây là vũ khí sát cánh cùng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh trong đội hình bộ binh cơ giới, làm nhiệm vụ bắn phá công sự địch.
Máy bay tàng hình Mỹ sẽ là ‘hung thần’ trên bầu trời Trung Quốc
Máy bay tàng hình và các phương tiện bay không người lái trở thành mối đe dọa đối với Trung Quốc bởi Không quân nước này không có khả năng bắn hạ chúng – bài viết trên Tạp chí Oriental Outlook nhận định.
Theo bài viết, kể từ khi được Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến chống khủng bố quy mô toàn cầu, máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay không người lái có thể trở thành những mối đe dọa lớn với không phận Trung Quốc, trong trường hợp một cuộc xung đột tiềm năng giữa hai nước xảy ra.
S-300 có thể bị ‘quật ngã’ chỉ bằng một loạt đạn?
S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không có uy lực nhất trên thế giới hiện nay, tuy nhiên, nó cũng có những yếu huyệt nhất định.
Yếu vì quá phổ biến
3 đội quân Việt Nam và chiến tranh phi đối xứng
Kẻ thù có thể sử dụng công nghệ siêu hiện đại với những đòn tấn công lớn cả về quy mô lẫn số lượng thì mọi cuộc chiến tranh đều có thể kết thúc bằng một “Điện Biên Phủ” mới ở Việt Nam.
Ba đội quân phòng thủ
Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế tạo INS Vikrant
Theo kế hoạch, ngày 12/8, tàu sân bay INS Vikrant đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo, được hạ thủy tại Kochi, bang Kerala.
Sự kiện này đưa Ấn Độ chính thức gia nhập câu lạc bộ một số ít nước gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp có khả năng thiết kế và đóng loại tàu sân bay như vậy.
Báo Mỹ đánh giá gì về MiG-21 Ấn Độ?
Theo tờ New York Times, ngày 17/7, Trung tá Không quân Ấn Độ Kyle Sanjeet Singh, người vào năm 2005 đã thoát chết khi bay loại máy bay này, đã yêu cầu ngừng hoạt động tất cả các phi đội máy bay MiG-21 của lực lượng không quân nước này.
Trước đó, ngày 15/7, một tai nạn nữa lại xảy ra với máy bay MiG-21. Trong khi hạ cách xuống căn cứ không quân Uttrarlay thuộc bang Rajiasthan, Ấn Độ một chiếc MiG-21-93 Bison do Liên Xô sản xuất đã bị phá hủy khiến 1 phi công thiệt mạng.
Cũng theo tờ báo, MiG-21 là xương sống của lực lượng không quân Ấn Độ, chúng đã tham gia tất cả các cuộc xung đột vũ trang lớn ở đất nước này từ năm 1963.
Tuy nhiên, hồ sơ về tính an toàn của chúng lại rất “đáng buồn”, trong 3 năm gần đây đã xảy ra 29 vụ tai nạn trong không quân Ấn Độ, trong đó 12 vụ là của máy bay MiG-21.
Hai tàu sân bay Nga mới đối chọi nổi Izumo Nhật Bản?
Một cuộc chạy đua tàu sân bay đang nổi lên trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc đua này càng trở nên gay gắt hơn khi mới đây Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản cho hạ thủy tàu khu trục chở trực thăng Izumo vào ngày 6/8- Tờ Global Times, cơ quan thông tấn của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhận định.
Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên của nước này là Liêu Ninh. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên của mình INS Vikrant vào ngày 12/8. Phía Nga cũng được cho là đang tích cực tăng cường sức mạnh hải quân khi ký hợp đồng mua tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp để trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương.
‘Sát thủ’ phòng không tầm thấp SA-13 Việt Nam giờ ra sao?
Theo các số liệu không chính thức, khoảng 200 hệ thống SA-13 đã được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam trong những năm 1980.
Trong tác chiến phòng không hiện đại, phòng không tầm thấp có một vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, với sự phát triển rầm rộ của các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất, các loại loại UAV, trực thăng và các vũ khí dẫn đường công nghệ cao khác càng làm cho vai trò của phòng không tầm thấp trở nên quan trọng hơn.
‘Điểm mặt’ các loại súng uy lực của đặc công Việt Nam
ộ đội Đặc công là một lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu tác chiến, các chiến sĩ đặc công được trang bị nhiều loại súng hiện đại.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)