CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Vì sao Trung Quốc sợ ‘hung thần’ Shkval VA-111 trên Kilo 636M của Việt Nam?


Shkval VA-111 (tiếng Nga: шквал – nghĩa là cơn lốc) là một loại ngư lôi cực kì nguy hiểm và đặc biệt của Hải quân Liên bang Nga. Sắp tới, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ có thể được biên chế biến thể xuất khẩu Shkval 2E.
Shkval VA-111 là một trong những loại ngư lôi-tên lửa ứng dụng công nghệ siêu khoang và động cơ phản lực để đạt được tốc độ “kinh hoàng” là 200 hải lý, tương đương với 370km/h. Cho đến nay, Shkval vẫn chưa có đối thủ nhờ công nghệ siêu khoang rất đặc biệt là nhiên liệu cháy sử dụng trong môi trường nước.

Hiện nay, so với loại ngư lôi nhanh nhất của Hoa Kỳ là Mark 48 đạt vận tốc tối đa 81 knot, thì phiên bản mới nhất của dòng ngư lôi siêu khoang này là Shkval 2 có vận tốc lên đến 300 knot, vượt trội hoàn toàn so với Mark 48 và gấp 3.7 so với Mark.
Lịch sử phát triển
Đầu thập niên 60, phía Hoa Kỳ ứng dụng các công nghệ của Đức và tuyên bố rằng họ đã chế tạo ra được 1 loại ngư lôi-tên lửa (Torpedo-Missile – TMI) đạt được vận tốc 190 knot. Phía Mỹ tuyên bố rằng loại ngư lôi này sẽ được sử dụng cho các tàu ngầm hạt nhân tấn công chiến lược của họ. Lo sợ rằng người Mỹ sẽ hơn mình, các quan chức quốc phòng của Liên bang Xô Viết đã kiến nghị vấn đề này trong các cuộc họp với Nikita Sergeyevich Khrushchev, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng) của Xô Viết. Ông Khrushchev đã đồng ý và chi ngân sách thêm cho dự án phát triển loại ngư lôi siêu tốc mới.

Shkval E có thể giúp Việt Nam thay đổi cục diện ở biển Đông.
Năm 1959, dự án Shkval bắt đầu được Bộ quốc phòng đứng đầu và chọn Cục thiết kế hải quân NII-24 nghiên cứu và phát triển nhằm cho ra đời một loại ngư lôi siêu tốc mới để biên chế cho các tàu ngầm hạt nhân tấn công của mình. Cuối năm 1969, khi phía Hoa Kỳ liên tục thử nghiệm thành công các loại ngư lôi mới và đạt được những kết quả khá thành công thì phòng thiết kế GSKB-47 cũng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ siêu khoang thành công.
Công nghệ siêu khoang là công nghệ mới, ứng dụng máy tạo bọt siêu khoang, bao phủ vật chất để làm giảm tối đa sức cản của nước, có thể di chuyển nhanh hơn bình thường trong môi trường nước biển. Tháng 12-1969, Phòng thiết kế GSKB-47 đã hợp nhất với Cục thiết kế hải quân NII-24 trở thành Viện nghiên cứu vũ khí và ứng dụng của hải quân Liên bang Xô Viết có trụ sở chính đặt tại thành phố Kiev, Ukraine.

Cấu tạo của một quả Shkval 1A.
Năm 1977, sau những thành công bước đầu thì Shkval VA-111 được sản xuất với 4 mẫu thử nghiệm. Cả 4 mẫu đều mang lại kết quả bước đầu đáng ngạc nhiên. Sau đó, năm 1978, Shval VA-111 (Shkval 1) được bắt đầu biên chế cho các tàu ngầm chiến lược trong Hạm đội Sao đỏ phương Bắc của Liên bang Xô Viết (nay là Hạm đội phương Bắc) nhằm đe dọa người hàng xóm là Phần Lan và Na Uy, bên cạnh đó là thị uy trước Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phiên bản bản có một số hạn chế như:
- Không có đầu dẫn đường thông minh, chỉ có thể xác định mục tiêu thông qua thiết bị định vị thủy âm và sonar dưới mặt nước.
- Một vài mẫu không thể đạt được tốc độ tối đa do sự khác nhau giữa các vùng nước sâu và nông nên không thể hiện được sự mạnh mẽ và siêu tốc của nó.

Cấu tạo của một quả Shkval E sẽ được trang bị trên Kilo 636M (từ trên xuống): hệ thống định vị đường đi sonar, đầu tạo bọt khí siêu khoang, khoang cân bằng định hướng, bộ phận phun khí áp lực, đuôi định hướng động cơ đẩy.
10 năm, sau nhiều nâng cấp và cải tiến phiên bản Shval VA-111A (Shkval 1A) ra đời và được ứng dụng công nghệ dẫn đường siêu hiện đại. Qua đó, có những cải tiến đáng kể như:
- Ứng dụng công nghệ dẫn đường mới, Shkval 1A có thể xác định được đường đi của các ngư lôi phía địch bắn đi. Dựa vào đường đi này của ngư lôi đối phương, Shkval 1A có thể tấn công mục tiêu một cách chính xác.
- Nhiên liệu được cải tiến nhằm có thể đạt được hiệu suất tối đa là 97% nhằm giúp ngư lôi đạt được tốc độ cao nhất là 250 knot.
Hiện nay, chưa có bất kỳ loại ngư lôi nào vượt mặt được “hung thần” Shkval. Shkval đang tiếp tục được Liên bang Nga nghiên cứu và phát triển thêm. Sở dĩ Shkval đạt được tốc độ cao như vậy là nhờ ứng dụng công nghệ siêu khoang và hợp chất phản lực dưới nước.

Sơ đồ hợp đồng tác chiến giữ Kilo 636M và khu trục hạm.
Công nghệ siêu khoang thực chất là công nghệ tạo ra các bọt khí lớn nhằm bao bọc hoàn toàn quả ngư lôi nhờ đó giảm được tối đa sức cản của nước. Đầu của Shkval có một bộ phận tạo bọt khí nhằm tạo ra các lớp bọt khí chồng lên nhau bọc lấy thân của Shkval, do đó giảm đến mức gần như là giảm hoàn toàn lực cản của nước. Shkval VA-111 được phóng bằng các ống phóng cỡ 533mm của các loại tàu ngầm Nga. Khi được phóng đi và thoát ra bên ngoài, nó đạt được vận tốc ban đầu là 50 knot (khoảng 93km/h).
Nhưng chỉ 0.5s sau, tốc độ tăng vọt lên 200 knot (370km/h). Đây là sự kết hợp giữa nhiên liệu của Shkval và nước biển nhằm khởi động động cơ phản lực của nó để “bay” đi với lớp bọt biển bọc xung quanh. Hỗn hợp nhiên liệu của Shkval gồm 2 thành phần chính là Hydrongen Peroxide được nén dưới áp lực cao gọi là HTP và thành phần thứ 2 là hỗn hợp hydrocarbon. Tuy nhiên, thành phần thứ 2 mới là quan trọng, được coi như là thành phần xúc tác để khởi động động cơ phản lực giữa nước biển. Đây là một trong những công nghệ hiện đại và chỉ có Nga hiện nay đang sở hữu. Thành phần hydrocarbon được giữ kín và chưa hề có tiết lộ gì về loại nguyên liệu bí mật này.
Hiện nay, Shkval 1 và 1A đã được ngưng sử dụng và các hạm đội đã được trang bị loại ngư lôi mới là Shkval với khả năng “siêu tốc độ” đạt đến 300 knot (xấp xỉ 560km/h). Với vận tốc như vậy, khó có chiếc khu trục hạm cỡ lớn đến nhỏ và cả hàng không mẫu hạm cũng không thể thoát được cả nó.

Các ống phóng 533mm sử dụng để phóng Shkval 1A.
Hiện nay, sau khi chiếc Kilo 636M đầu tiên đã hoàn thành và sắp bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, Shkval phiên bản xuất khẩu Shkval E được cân nhắc trang bị cho lớp này của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Xác suất Shkval E được trang bị là rất cao khi hầu như tất cả các thiết bị trên Kilo 636M đều được trang bị hệ thống tác chiến mới cực kì hiện đại, cùng đó là những tính năng phù hợp và có thể phóng được Shkval. Hy vọng trong một ngày không xa, Shkval E sẽ được trang bị cho Kilo 636M và sẽ được trang bị trên chiếc tàu ngầm Kilo Hà Nội.
Với khả năng mang được đầu đạn nổ thông thường 210kg hoặc đầu đạn hạt nhân 150 kiloton, Shkval là một trong những “sát thủ” mà phía Hoa Kỳ cực kì lo ngại. Hoa Kỳ cũng rất muốn xem công nghệ này nhưng phía Nga liên tục giấu kín và có những biện pháp bảo vệ loại ngư lôi-tên lửa này. Năm 2000, một cựu nhân viên tình báo Hải quân Hoa Kỳ là Emond Pope, từng là Đại tá của Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã lấy cắp bản thiết kế của Shkval 2. Emond đã bị kết án hoạt động tình báo tại Nga nhưng sau đó, Emond bị căn bệnh ung thư, nên đã được tổng thống đương nhiệm Nga là Vladimir Vladimirovich Putin ân xá và trục xuất ra khỏi Nga.
(VOR)