CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Những cỗ máy giết người nguy hiểm nhất trong tương lai P1


Các chiến binh tương lai của Mỹ có khả năng sống sót sau những cuộc tấn công là nhờ bộ quân phục công nghệ cao mà họ được trang bị. Các sợi vải của bộ quân phục chứa một hệ thống máy tính giúp bảo vệ cơ thể bên trong.

Lục quân Mỹ dành một khoản tiền trị giá 50 triệu USD để thành lập Viện công nghệ nano quân sự nhằm nghiên cứu, chế tạo ra loại quân phục siêu phàm này. Công nghệ nano giúp chế tạo các máy tính và máy móc nhỏ đến mức chúng chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Chúng là các rôbốt có kích thước bằng các con vi trùng. Những rôbốt nano này sẽ được sử dụng để chế tạo ra những bộ “trang phục thông minh” và bảo vệ người lính theo những cách phi thường.

Lực lượng đặc nhiệm công nghệ cao mới của Mỹ sẽ là những kẻ hủy diệt thực sự.
Một nhà khoa học tiết lộ: “Viện công nghệ nano quân sự đã tìm ra một chất cực kỳ đặc biệt. Chất này trông giống như bùn nhưng khi cho dòng điện chạy qua, các rôbốt tí hon trong chất này được kích hoạt khiến cho chất bùn đó cứng như thép”.
Công nghệ này sẽ được sử dụng để chế tạo một loại áo giáp mới mềm dẻo nhưng có khả năng siêu phàm trong việc bảo vệ tính mạng cho các chiến binh. D’gay cho biết: “Chiếc áo này được mặc giống như một chiếc áo sơmi bình thường cho đến khi nó cảm nhận thấy sự tấn công của một viên đạn, và ngay lập tức, chiếc áo mềm dẻo bỗng trở nên cứng như thép để ngăn cản viên đạn xuyên vào cơ thể người lính”.

Một quân nhân thuộc thế hệ “siêu lực lượng”.
Quần áo thông minh cũng sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của người lính và truyền thông tin đó tới các bác sĩ quân y. D’gay nói: “Trong môi trường tác chiến ngày nay, bác sĩ thường đến chỗ người lính nào đang kêu la to nhất, mà không biết rằng chỉ cách đó vài mét một người lính khác đang lặng lẽ mất máu đến chết”.
Thậm chí, trước khi bác sĩ tới, bộ quần áo thông minh vẫn sẽ hoạt động để giữ lấy tính mạng người lính. “Garô được chế tạo sẵn bên trong”, D’gay nói. “Người lính nhấn một nút và các nguồn năng lượng được khởi động. Trong trường hợp người lính bất tỉnh không thể tự khởi động được thì hệ thống này có thể được kích hoạt từ xa. Garô đặc biệt sẽ làm cân bằng các mạch, cho phép máu lưu thông qua chỗ vết thương”. Hơn thế, bộ quần áo thông minh thậm chí còn mang lại cho các chiến binh sức mạnh phi thường.
“Công nghệ nano tích hợp vào bộ quần áo đóng vai trò như các sợi cơ trên cơ thể con người khi được sử dụng đến”, D’gay lý giải. “Nó phát huy sức mạnh của họ để mang vác những trọng lượng nặng hơn. Người lính chỉ phải sử dụng từ 15 đến 20% sức mạnh cơ thể bình thường của họ và bộ khung xương bên ngoài sẽ bổ sung phần sức lực còn lại”.

Người lính tương lai sẽ được trang bị mũ, bộ phận lọc khí, áo giáp, vũ khí, máy tính, bộ phận theo dõi sức khỏe, khung xương bên ngoài.
Các chiến binh tương lai sẽ có khả năng phá tung cửa ô tô và xuyên thủng các bức tường. Họ cũng sẽ dư sức trong trận đấu tay đôi với một con khỉ đột nặng cả nửa tấn, hoặc có thể chạy hàng tiếng bởi bộ quần áo thông minh sẽ làm phần lớn công việc đó… giống như vận động trong trạng thái không trọng lượng trên mặt trăng.
Chưa hết, khả năng kinh ngạc nhất của bộ quần áo thông minh sẽ là khả năng vô hình. Chiến binh tương lai sẽ hòa lẫn vào môi trường giống như loài tắc kè hoa. D’gay nói: “Lục quân Mỹ luôn sống với khẩu hiệu: “Chúng ta sở hữu bóng đêm. Và tới đây, chúng tôi sẽ làm cho người lính trở nên vô hình. Một trong những bước tiến mang tính quyết định nhất mà chúng tôi đang nghiên cứu là giúp người lính có khả năng ngụy trang như loài tắc kè hoa. Công nghệ nano giúp chúng tôi thay đổi hình thức hóa trang trên bộ quần áo chỉ trong chốc lát hoặc tạo ra một hình ảnh phản chiếu”.
Nguồn cảm hứng cho việc nghiên cứu ra công nghệ này xuất phát từ bộ phim Predator do nam diễn viên Arnold Schwarzenegger thủ vai. Trong bộ phim này, một kẻ ngoài hành tinh được ví như cỗ máy giết người săn lùng đặc nhiệm Mỹ trong các khu rừng rậm. Điều khiến sinh vật đó trở nên nguy hiểm đến mức như vậy là do công nghệ của người ngoài hành tinh cho phép nó trở thành vô hình bằng cách phản chiếu chính xác môi trường xung quanh. Cụ thể, nếu sinh vật đó ở gần bụi rậm, thì nó trông giống như bụi rậm; còn nếu nó ở dưới nước thì nó giống hệt nước.
Đây không phải là một ý tưởng kỳ quặc đối với quân đội Mỹ. Các cuộc thử nghiệm với công nghệ này thành công đến mức Lục quân Mỹ đã tuyên bố nghiên cứu này được xếp vào hàng tuyệt mật.
Trong một thế giới, nơi mà các lực lượng tác chiến đặc biệt và khả năng tàng hình đang ngày càng trở nên quan trọng, khả năng vô hình có thể trở thành một “quả bom nguyên tử” mới thì những nước nào sở hữu công nghệ này sẽ trở nên hùng mạnh, ngược lại nước nào không có sẽ bị thuần phục.
Việc ứng dụng các công nghệ này còn mất nhiều thời gian, nhưng chắc chắn những người lính Mỹ sẽ không phải “chờ đợi” quá lâu. Minh chứng cho việc này là một số công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng để xây dựng một lực lượng siêu đặc nhiệm có tên là Lữ đoàn Striker. Lữ đoàn này đang được huấn luyện ở bang California và có thể được thử nghiệm trong các chiến dịch đối phó với các phần tử nổi dậy ở Ápganixtan và Irắc. Bước tiếp theo của quân đội Mỹ là sẽ chuyển đổi toàn bộ quân đội Mỹ thành một “siêu lực lượng”.
Tuy nhiên, với việc Chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhiều người đặt câu hỏi, tại sao nước Mỹ lại phải đầu tư quá nhiều cho việc phát triển những cỗ máy giết người nguy hiểm nhất thế giới như vậy?
(BTT)

Những ‘cỗ máy giết người’ nguy hiểm trong tương lai

kênh dich vụ 24.com

Các nhà khoa học quân sự Mỹ đang nghiên cứu để tạo ra một thế hệ siêu lính chiến – những cỗ máy giết người nguy hiểm nhất trên trái đất. Có một câu hỏi được đặt ra: Nước Mỹ sẽ sử dụng những chiến binh cùng các loại vũ khí công nghệ cao này để chống lại ai.

Sát thủ công nghệ cao
Trong tương lai, sẽ không còn cảnh quân đội với biên chế lớn xông vào bắn giết nhau. Thay vào đó sẽ là những đội quân nhỏ được trang bị các loại vũ khí khiến họ trở nên nguy hiểm như máy bay chiến đấu. Áo giáp sản xuất bằng công nghệ cao sẽ giúp họ vô hại trước hỏa lực tấn công của đối phương và công nghệ tàng hình mới sẽ khiến họ thực sự vô hình.

Công nghệ tàng hình mới sẽ giúp lính Mỹ thực sự vô hình.
Những sát thủ công nghệ cao này sẽ săn đuổi mục tiêu của họ cho đến tận cùng trời cuối đất, nhờ vào khả năng nhận biết được nhiệt độ còn lưu lại ở dấu chân đối phương trên mặt đất. Các vũ khí của họ sẽ có tầm bắn xa hàng km và loại đạn mà họ sử dụng có thể ngoặt theo các góc, các hướng để tìm mục tiêu hoặc phát nổ sau khi xuyên qua được các bức tường. Chiến binh thế hệ mới sẽ chiến đấu giống như các phần tử khủng bố. Đối phương sẽ bị tiêu diệt trước khi họ có thể nhận ra mình đang bị tấn công.
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, nước Mỹ đã chi hàng trăm tỉ USD cho việc xây dựng một kho siêu vũ khí mới và các công nghệ quân sự tiên tiến. Trong tham vọng của Mỹ, các thành tựu lớn nhất sẽ không chỉ bó hẹp ở việc chế tạo thế hệ máy bay tàng hình mới hay các siêu tàu ngầm, mà những thay đổi cách mạng nhất sẽ ở cấp độ cá nhân người lính.
Nhiệm vụ của Trung tâm nghiên cứu về người lính của Lục quân Mỹ (Trung tâm Natick) có trụ sở đặt ở bang Massachusetts là kết hợp các công nghệ tương lai để biến những người lính Mỹ trở thành các chiến binh vô hình.

Chiến binh thế hệ mới sẽ chiến đấu giống như các phần tử khủng bố.
“Công việc của chúng tôi là tạo ra những trang thiết bị hoàn hảo cho người lính”, Jean-Louis D’gay, phát ngôn viên của Dự án Chiến binh tương lai ở Trung tâm Natick giải thích. Người lính thuộc thế hệ mới có khả năng đứng vững trước bất kỳ cuộc tấn công nào, họ tác chiến mà không cần bất kỳ sự chi viện nào và tiêu diệt được bất kỳ kẻ thù nào. Họ sẽ là những kẻ hủy diệt thực sự .
D’gay trước là đại úy thuộc lực lượng lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ, nay là một kỹ sư chuyên nghiên cứu về các trang thiết bị cho người lính. “Các chiến binh mới sẽ hơn bất kỳ những chiến binh hoàn hảo nhất mà chúng ta có từ trước đến nay. Chúng tôi đang thiết kế một máy bay F-16 trên đôi chân người lính”, D’gay tiết lộ.
Trung tâm Natick cũng đang nghiên cứu hoàn thiện công nghệ liên lạc cho người lính. Lịch sử quân sự cho thấy, liên lạc giữ vai trò quan trọng hơn vũ khí hoặc thậm chí quan trọng hơn cả số lượng binh lính để giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh. Ngày nay, khác biệt lớn nhất giữa các đơn vị tinh nhuệ và người lính bình thường là cách thức mà họ phối hợp với nhau như thế nào trong một nhóm. Điều đó đủ để thấy, việc liên lạc có vai trò quan trọng thế nào trong một cuộc chiến.
Chiến binh tương lai sẽ đưa trình độ hiệp đồng chiến đấu lên một cấp độ mà người ta chưa từng chứng kiến ở con người. Các đơn vị của họ sẽ hoạt động như một thực thể duy nhất, gần giống như một đàn côn trùng. Những thành tựu trong lĩnh vực mạng máy tính cho phép các nhà khoa học quân sự Mỹ sáng tạo ra một loại “mạng Internet của người lính”. Như vậy, những quân đội còn phụ thuộc vào việc truyền lệnh bằng miệng hoặc qua vô tuyến sẽ không có cơ hội tồn tại nữa.

Trung tâm nghiên cứu về người lính của Lục quân Mỹ (Trung tâm Natick).
“Mỗi người lính sẽ được trang bị một máy tính tí hon trong bộ quân phục mà họ mặc trên người để liên kết với mạng chung”, D’gay cho biết. “Người lính có thể liên lạc với bất kỳ đồng đội nào khác trên mặt đất, trong bất kỳ phương tiện nào”. Âm thanh mà những người lính cảm nhận được giống như giọng nói được phát ra từ trong đầu họ. Một công nghệ mới có tên là truyền dẫn cơ thể sử dụng một hộp sọ rỗng để tạo ra âm thanh ở phía bên trong. Nếu người lính thì thầm, thiết bị cảm ứng nhỏ chỉ bằng kích cỡ đồng xu được gắn trên đầu của họ sẽ truyền âm thanh đó đến các đồng đội.
Chiến binh tương lai cũng có thể quan sát thấy những gì mà các đồng đội khác trong nhóm nhìn thấy bằng cách truy cập vào kênh phát đi các hình ảnh video được gắn trên kính ngắm ở khẩu súng của họ. Họ có thể quan sát toàn cảnh chiến trường thông qua phương tiện bay không người lái hoặc vệ tinh gián điệp.
“Người lính ngày nay chỉ có thể nhìn thấy những gì trong tầm mắt của họ. Các chiến binh tương lai có khả năng quan sát toàn cảnh trận đánh với chiều sâu chiến trường và với độ cao hàng nghìn mét. Hơn thế, họ còn như có giác quan thứ sáu”, D’gay cho biết.
Vũ khí tìm diệt
Trong quá trình chiến đấu, chiếc mũ đội trên đầu cho phép những người lính nhìn xuyên đêm bằng kính hồng ngoại, hoặc thậm chí nhìn xuyên tường bằng cách sử dụng kính ngắm nhiệt để theo dõi thân nhiệt của đối phương.
Khi người lính quan sát qua kính ngắm trên mũ, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) sẽ hiển thị quân mình bằng màu xanh da trời và địch bằng màu đỏ. Công việc còn lại của người lính lúc đó chỉ là sử dụng loại vũ khí nào để tiêu diệt quân địch.

Lính Mỹ sẽ có khả năng tiêu diệt máy bay, xe tăng bởi hàng nghìn phát đạn bắn đi đồng loạt.
Cơ sở nghiên cứu và sản xuất vũ khí Picatinney Arsenal ở bang New Jersey đang phát triển các loại vũ khí tiên tiến cho Lục quân Mỹ và hiện phối hợp chặt chẽ với Dự án chiến binh tương lai của Trung tâm Natick. Một vài công nghệ vũ khí tiên tiến đang được nghiên cứu nhằm trang bị cho người lính trong tương lai một loại vũ khí giúp họ trở thành một bệ pháo di động.
Hơn hai thế kỷ qua, vai trò của người lính bộ binh đã bị lu mờ bởi hỏa lực của các loại pháo cỡ lớn. Người lính trở thành những mục tiêu dễ dàng của các loại vũ khí chính xác tầm xa.
Chiến binh tương lai sẽ cân bằng tương quan với lực lượng địch và có đủ hỏa lực để đương đầu với các loại pháo lớn và xe tăng của đối phương. Một người lính có thể tiêu diệt các chiến đấu cơ phản lực và trực thăng vũ trang. Như vậy, đối phương sử dụng các loại súng pháo của thế kỷ 20 sẽ bị hủy diệt.
Các vũ khí siêu nhẹ mới sẽ cho phép người lính mang thêm được nhiều đạn và tăng khoảng cách tiếp xúc. D’gay lý giải: “Khoảng cách tiếp xúc tăng là bởi người lính có khả năng tấn công đối phương bằng vũ khí của họ nhưng lại nằm ngoài tầm bắn của vũ khí đối phương”.
Những đoạn băng hình đưa tin về chiến tranh Irắc gần đây cho thấy, khi thủ đô Bátđa bị ném bom, quân lính Irắc không thể làm được gì ngoài việc bắn vô vọng vào bầu trời đêm. Trong khi đó, quân Mỹ lại tăng được khoảng cách tiếp xúc với quân Irắc, giúp họ có thể tấn công đối phương mà không bị bắn trả.
Một trong những công nghệ vũ khí đang được nghiên cứu là Metal Storm, một loại súng có thể bắn ra một bức tường đạn, lên đến một triệu viên mỗi phút. “Các viên đạn chứa trong một loại ống và có thể được bắn từng viên một hoặc bắn tất cả cùng một loạt”, D’gay tiết lộ.
Hãy thử tưởng tượng một tay súng bắn tỉa có thể bắn đi một trăm viên đạn trong một loạt. Mục tiêu tất yếu sẽ bị phá hủy ngay lập tức. Tay súng này có thể tiêu diệt máy bay hoặc thậm chí xe tăng bởi hàng nghìn phát đạn bắn đi đồng loạt.

Siêu vũ khí của chiến binh tương lai .
Một biện pháp khác giúp cho các chiến binh trở nên nguy hiểm hơn là trang bị cho họ nhiều đạn hơn. “Về cấu tạo một viên đạn” – D’gay giải thích – “có bộ phận vỏ đạn, thông thường làm bằng đồng, được nhồi thuốc súng bên trong và đầu đạn làm bằng chì. Vỏ đạn là bộ phận nặng nhất. Chúng tôi đang nghiên cứu để giảm hai phần ba trọng lượng vỏ đạn bằng cách thay đổi cấu tạo vỏ đạn”.
“Vỏ đạn làm từ nguyên liệu Xenluloza nhẹ hơn rất nhiều so với làm bằng đồng, bởi về cơ bản, chúng là giấy và sẽ tự phân hủy khi nó phóng ra khỏi nòng súng”. Loại đạn tự hủy thân thiện với môi trường và cũng khiến đối phương không thể phát hiện ra nguồn gốc của viên đạn nếu muốn điều tra một chiến dịch quân sự bí mật.
Cũng có các loại đạn khác nhau cho các nhiệm vụ khác nhau. “Bạn không chỉ có đạn bình thường mà còn có đạn dùng cho những sứ mệnh đặc biệt”, một kỹ sư Lục quân nói. “Loại đạn thông minh” mới có thể nổ tạo thành các mảnh nhỏ hoặc chỉ nổ sau khi xuyên qua tường.
Các nhà chế tạo vũ khí đang thiết kế loại tên lửa mini có khả năng khóa và bám mục tiêu dù ở bất cứ nơi đâu cho đến tận khi mục tiêu đó bị tiêu diệt. Theo đó, loại vũ khí này gồm một dàn bốn tên lửa mini gắn ở cổ tay của chiến binh tương lai.
Nếu những vũ khí này không tiêu diệt được mục tiêu, chiến binh có thể “kết nối” với bất kỳ phương tiện quân sự nào gần đó để hoàn thành nhiệm vụ. “Khi phát hiện mục tiêu, người lính có thể tấn công bằng cách sử dụng máy bay trực thăng hoặc xe tăng”, D’gay nói. “Và giờ đây chúng tôi đang tính toán đến những tầm bắn hàng nghìn mét”.
“Nếu chúng tôi làm cho người lính trở thành nhân tố nguy hiểm nhất trên chiến trường, thì ít kẻ thù nào dám đối đầu với họ” – D’gay cho biết. Các chiến binh tương lai có thể lấy đi tính mạng của bất kỳ người lính bình thường nào và thậm chí là phá hủy hầu hết mọi loại xe tăng của đối phương. Và cuối cùng, quan trọng nhất là họ vẫn sống sót sau các cuộc tấn công.
Nhờ đâu mà họ có khả năng siêu phàm như vậy?
(BTT)

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Mỹ muốn ‘hợp tác sâu’ với Hải quân Việt Nam



“Chúng tôi muốn tăng chiều sâu hợp tác với Hải quân Việt Nam hơn những lần trao đổi phi tác chiến trước đây giữa hải quân hai nước…”
Chuẩn Đô đốc Tom Carney trả lời truyền thông trong nước và quốc tế hôm qua (21/4) như vậy, nhân khu trục hạm USS Chung – Hoon (thuộc Hạm đội 7 – Hải quân Hoa Kỳ) đến Đà Nẵng.

Tăng cường hợp tác
Ngày 21/4, khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Chung – Hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) mang theo 380 sĩ quan và thủy thủ đoàn.
Đây là lần thứ hai khu trục hạm USS Chung – Hoon cập cảng Tiên Sa (lần đầu vào năm 2010 cùng khu trục hạm USS Preble và tàu cứu hộ USNS Safeguar).

Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney.
Tàu USS Chung-Hoon có tên lửa dẫn đường, thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến phòng không, tác chiến chống ngầm và chống tàu nổi.
Tàu dài 155.29m, trọng tải 9.496 tấn, tốc độ trên 30 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị tên lửa Satndard Missile, tên lửa Tomahawk, 6 ngư lôi MK-46 torpedoes; 2 máy bay LAMS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46, MK 50…

Khu trục hạm USS Chung – Hoon cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney (lực lượng Hậu cần tây Thái Bình Dương) và Paul Schilse – Hạm trưởng tàu USS Chung – Hoon dẫn đầu đoàn thăm, giao lưu và trao đổi các sự kiện phi tác chiến với Hải quân Việt Nam.
Chuẩn Đô đốc Tom Carney cho hay, đây là lần thứ tư Hải quân Hoa Kỳ cùng Hải quân Việt Nam hợp tác huấn luyện phi tác chiến, trao đổi các vấn đề kỹ thuật, cứu nạn cứu hộ.
“Chúng tôi hy vọng sự hợp tác lần này sẽ mang tính chiều sâu hơn ba lần trước. Chúng tôi có một tuần rất bận rộn ở Đà Nẵng với các vấn đề cần trao đổi với Hải quân Việt Nam như y tế, hoạt động điều khiển tàu, tìm kiếm cứu nạn hay giao lưu thể thao…”.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội Chris Hodges trả lời truyền thông về quan điểm của chính phủ Mỹ trong vấn đề biển Đông.
Chuẩn Đô đốc Tom Carney cũng cho hay, Hải quân Mỹ mong muốn lần này sẽ là sự trao đổi sâu hơn, đặc biệt trong vấn đề tìm kiếm cứu nạn, qua đó cả hai bên sẽ thu lại được nhiều kết quả giá trị hơn so với các lần trước bởi các kỹ năng của Hải quân Việt Nam là rất chuyên nghiệp.
Phản đối dùng vũ lực tranh chấp biển Đông
Hàng loạt câu hỏi của truyền thông quan tấm đến vấn đề tranh chấp biển Đông, tuy nhiên, Chuẩn Đô đốc Tom Carney từ chối trả lời và cho hay, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội sẽ có tiếng nói chính thức của chính phủ Mỹ về vấn đề này.

Dàn tên lửa Tomahawk.
“Hoa Kỳ ủng hộ một tiến trình ngoại giao hợp tác giữa các bên để giái quyết tranh chấp mà không dùng vũ lực” – đó là quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ do phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ông Chris Hodges trả lời truyền thông trong nước và quốc tế ngay sau buổi họp báo.
Theo ông Chris Hodges, Hoa Kỳ phản đối việc sử dụng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực giữa bất cứ bên nào để nhằm giải quyết việc tranh chấp của mình.

Một sĩ quan kỹ thuật ở trung tâm điều khiển tác chiến.
Hoa Kỳ chia sẻ một số lợi ích quốc gia với cộng đồng quốc tế tại khu vực biển Đông, trong đó bao gồm tự do đi lại hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và phát triển thương mại hàng hải một cách hợp pháp.
Hoa Kỳ ủng hộ tuyên bố chung của Mỹ và Asean về quy tắc ứng xử cho vấn đề biển Đông, được thể hiện trong bộ quy tắc ứng xử vấn đề biển Đông; Khuyến khích tất cả các bên đạt được bộ quy tắc ứng xử đầy đủ.

Nữ sĩ quan Rebeca L. Dicley dẫn đoàn báo chí thăm tàu.
Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các tranh chấp tại biển Đông. Tuy nhiên, Hoa Kỳ kêu gọi các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, mà rõ ràng nhất là công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển.

Tên lửa Satndard Missile.
Trong thông cáo báo chí của Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM, giới truyền thông chỉ được tham gia chứng kiến huấn luyện về lặn, cứu hộ, y học dưới nước và thi đấu thể thao vào thứ 3 (23/4). Được biết, khu trục hạm USS Chung – Hoon sẽ rời Đà Nẵng vào thứ 5 tới.
(BTP)

Nga xây dựng trung tâm huấn luyện tàu ngầm Kilo cho Việt Nam


Tờ ‘Tin tức quân sự Nga’ hôm 19/4 cho biết, Nga đang giúp đỡ Hải quân Việt Nam xây dựng một trung tâm huấn luyện tàu ngầm chiến đấu cho thủy thủ và các tàu ngầm Kilo 636 mà Việt Nam đặt mua của Nga từ năm 2009.

Theo đó, Công ty Cổ phần Hiệp hội Khoa học và sản xuất Avrora JSC của Nga đang tham gia thiết kế các hệ thống, thiết bị… phục vụ cho việc xây dựng trung tâm huấn luyện tàu ngầm ở Việt Nam.
Việc xây dựng trung tâm huấn luyện tàu ngầm cho Việt Nam là một trong những thỏa thuận quan trọng giữa hai nước, sau khi hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm tấn công lớp Kilo 636 được ký kết trong năm 2009.

2013 sẽ là năm "khai sinh" ra lực lượng tàu ngầm tấn công thực sự đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Theo kế hoạch, 2 tàu ngầm Kilo đầu tiên sẽ được phía Nga chuyển giao cho Hải quân Việt Nam trong năm nay. Chiếc đầu tiên dự kiến về Việt Nam vào cuối tháng 8 và chiếc thứ hai, sẽ bàn giao vào cuối năm.
Truyền thông Nga ca ngợi rằng, với việc chuyển giao 2 chiếc tàu ngầm Kilo sắp tới, sẽ mở ra một bước ngoặt trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Moscow và Hà Nội. Trong đó, 2013 sẽ là năm “khai sinh” ra lực lượng tàu ngầm tấn công thực sự đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Với sự giúp đỡ của Nga, cùng với việc tiếp nhận 2 chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên vào thời gian tới, xây dựng trung tâm huấn luyện tàu ngầm là một bước tiến quan trọng.
Avrora JSC là một trong những nhà phát triển hàng đầu trong việc cung cấp các hệ thống điều khiển tự động cho các tàu chiến mặt nước (ACS SS) và hệ thống điều khiển tàu ngầm. Trong đó điển hình là hệ thống điều khiển tự động từ xa Palladij-M cho các tàu hỗ trợ thông thường và thiết bị phụ trợ cho các tàu ngầm diesel-điện Project 877EKM và Project 636 Kilo (Varshavyanka).
Trong tháng 12/2012 vừa qua, Avrora JSC cũng đã thành lập một văn phòng đại diện ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam.
(TTVN) 

Máy bay Mỹ, tàu ngầm Nga giúp Việt Nam bảo vệ Biển Đông


Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Máy bay Mỹ, tàu ngầm Nga giúp Việt Nam bảo vệ Biển Đông
Đại diện của hãng sản xuất máy bay chiến đấu nổi tiếng Lockheed Martin của Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Quốc phòng hàng tuần Jane’s Defense Weekly cho biết rằng, lực lượng Hải quân Việt Nam trong tương lai gần có thể sẽ gửi yêu cầu đến lên Chính phủ Mỹ về việc cung cấp 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion.

Được giả định rằng trong thời gian đầu, những biến thể máy bay P-3 cung cấp cho Việt Nam sẽ không được trang bị vũ khí, nhưng về sau này, khi quan hệ Việt-Mỹ không ngừng được cải thiện, máy bay sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống vũ khí.
Dự kiến, Việt Nam sẽ mua những máy bay P-3C đời mới nhất đang có trong biên chế của Hải quân Mỹ mà sau khi nâng cấp sẽ có thể kéo dài thời hạn phục vụ thêm 20 năm nữa.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, Hải quân Việt Nam không có nhiều chọn lựa các nhà cung cấp tiềm năng bán máy bay tuần tra trên biển – phương tiện trinh sát quan trọng tình hình trên biển và tác chiến chống tàu ngầm. Hai loại máy bay chống ngầm nổi tiếng của Nga là Il-38 và Tu-142 đã dừng sản xuất từ lâu và hiện chỉ tiến hành hiện đại hóa những máy bay đang có. Hơn nữa, số lượng các máy bay này còn lại ở Nga là không nhiều, do đó họ không có lợi trong việc xuất khẩu.

Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion
Châu Âu hiện nay cũng không còn sản xuất máy bay tuần tra hải quân, ngoại trừ biến thể săn ngầm của nền tảng máy bay đa năng C-295 đang trong quá trình thử nghiệm nhưng lại có độ tin cậy không cao. Ngược lại, Hải quân Mỹ đã triển khai chương trình sản xuất máy bay tuần tra chống ngầm tiên tiến P-8 Poseidon (Thần biển cả). Kết quả là những máy bay P-3C Orion chưa hoàn toàn sử dụng hết nguồn dự trữ của họ đang đợi được thanh lý.
Không kể đến việc nhanh chóng bị thay thế, hiện nay P-3C vẫn là loại máy bay chống tàu ngầm mạnh mẽ và rất hiệu quả trên thế giới. Việc cung cấp những máy bay loại này cho Hải quân Việt Nam, trong trường hợp chúng sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống vũ khí, sẽ có thể trở thành thứ vũ khí hiệu quả để “khắc chế” và ngăn chặn các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông, nơi đang xảy ra những tranh chấp gay gắt bởi đường lưỡi bò phi lý mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trên đảo Hải Nam của Trung Quốc hiện nay có căn cứ chính của lực lượng tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược Trung Quốc, đó là quân cảng Yulin – công trình xây dựng đồ sộ trị giá hàng tỷ USD, căn cứ này có đầy đủ hầm trú ẩn cho các tàu ngầm, các kho vũ khí đạn dược và hệ thống phòng thủ phức tạp.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, căn cứ Yulin đang triển khai nhiều loại tàu ngầm của Trung Quốc như Type 039, Type 041 và đặc biệt là tàu ngầm của Type 094 mang tên lửa đạn đạo liên lục địa JL -2, và trong tương lai là các tàu ngầm cải tiến của dự án Type 096 lớp Tấn. Do đó, Biển Đông sẽ là khu vực tuần tra chính cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Đó là lý do tại sao bất kỳ hoạt động tình báo nào của Hải quân Mỹ và các đồng minh của họ đều gây nên những phản ứng căng thẳng từ phía Trung Quốc.
Từ trước tới giờ mọi người vẫn cho là các tàu ngầm Trung Quốc hiện nay tụt hậu nhiều so với tàu ngầm của Nga và các nước phương Tây về công nghệ giảm tiếng ồn. Máy bay P-3C được xem là vũ khí khá hiệu quả và nguy hiểm chống tàu ngầm của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, và do vậy, sẽ còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần cho người Trung Quốc.
Cất cánh từ một căn cứ Việt Nam gần đó, chúng có thể theo dõi trong thời gian dài những khu vực tuần tra có thể có của tàu ngầm Trung Quốc, tương tự như lịch sử về hoạt động của các tàu ngầm Liên Xô với những máy bay P-3C của NATO đặt tại các căn cứ ở Na Uy.

Tàu ngầm tấn công lớp Kilo 636
Chính vì vậy, hoạt động của các tàu ngầm “siêu ồn” của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ dễ dàng bị Việt Nam phát hiện từ sớm nếu có sự hỗ trợ của những chiếc Orion. Thậm chí, ở một viễn cảnh tương lai, nếu như xảy ra một cuộc chiến trên Biển Đông thì với sự hiện diện của những “thợ săn tàu ngầm” P-3C Orion, khả năng ngăn chặn và tiêu diệt những tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông của Hải quân Việt Nam sẽ được tăng lên đáng kể.
Mặt khác, với 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion, mỗi chiếc có tầm hoạt động khoảng 4.400 km sẽ đủ tạo ra một mạng lưới giám sát tàu ngầm đầy đủ trên toàn bộ những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở trên Biển Đông. P-3C cũng sẽ là một “trợ thủ” đắc lực, là tấm “khiên chắn đỡ” cho hạm đội gồm 6 tàu ngầm tấn công lớp Kilo 636 của Hải quân Việt Nam tương lai trong nhiệm vụ tuần tra phát hiện và chống tiếp cận, cung cấp thông tin, vị trí và các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc trước khi “kiếm thần” Kilo thực hiện sứ mệnh của nó là hủy diệt đối phương. Lúc đó, sự kết hợp giữa công nghệ tinh túy trên tàu ngầm Kilo của Nga và máy bay tuần tra P-3C Orion của Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam những công cụ tác chiến hiệu quả trước những thách thức tàu ngầm trên Biển Đông trong tình hình mới.
(PNTD)