18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN lớp Ohio với 24 tên lửa mỗi tàu, Hải quân Mỹ là quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm khủng nhất thế giới hiện nay.
SSBN lớp Ohio không phải là tàu ngầm hạt nhân có lượng giãn nước lớn nhất thế giới. Danh hiệu này thuộc về tàu ngầm hạt nhân chiến lược Typhoon của Nga nhưng Ohio lại là tàu ngầm mang nhiều tên lửa đạn đạo liên lục địa nhất lên đến 24 tên lửa mỗi tàu
Sở dĩ tàu ngầm lớp Ohio có thể thực hiện được điều này là nhờ thiết kế độc đáo của loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM UGM-113 Trident-II.
SLBM Trident được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1979 nhằm thay thế cho tên lửa UGM-73 Poseidon.
SLBM Trident được phát triển với 2 biến thể, biến thể UGM-96A Trident-I, theo cách phân loại vũ khí của Mỹ chữ U đứng đầu được chỉ định cho các loại vũ khí phóng từ dưới nước, chữ L đứng đầu chỉ định cho các loại tên lửa phóng từ mặt đất.
SLBM Trident được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1979 nhằm thay thế cho tên lửa UGM-73 Poseidon.
SLBM Trident được phát triển với 2 biến thể, biến thể UGM-96A Trident-I, theo cách phân loại vũ khí của Mỹ chữ U đứng đầu được chỉ định cho các loại vũ khí phóng từ dưới nước, chữ L đứng đầu chỉ định cho các loại tên lửa phóng từ mặt đất.
Trident-I phóng thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào ngày 18/1/1977. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Đối với các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa Mỹ không phát triển công nghệ sử dụng nhiên liệu lỏng như các ICBM của Nga.
Tên lửa có chiều dài 10,2 mét, đường kính 1,8 mét, trọng lượng phóng 33,1 tấn, tầm bắn 7.400 km. Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu khác nhau với đương lượng nổ 100 kt/đầu đạn.
SLBM Trident-I được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và “Star-Sighting”. Đây là công nghệ dẫn hướng dựa vào vị trí các ngôi sao để hiệu chỉnh đường bay ở Bắc bán cầu. Hệ thống dẫn hướng này rất quan trọng khi tên lửa đi vào quỹ đạo tiểu vũ trụ ở độ cao 1.200 km cách mặt đất, vị trí của ngôi sao sẽ được sử dụng để sữa lỗi cho hệ thống dẫn hướng quán tính.
Trident-I đã trải qua 168 lần phóng thử trong đó có 161 lần thành công và 7 lần thất bại, hiện nay loại SLBM này đã được cho nghỉ hưu và thay thế bằng biến thể Trident-II. Chuyến bay cuối cùng của Trident-I được xác nhận vào ngày 18/12/2001.
Biến thể UGM-133 Trident-II còn gọi là TridentD5, tên lửa được triển khai hoạt động trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ từ năm 1990.
Trident-II là biến thể nâng cấp của Trident-I với nhiều cải tiến. Tên lửa có khả năng mang tải trọng đầu đạn lớn hơn, hệ thống dẫn hướng tinh vi hơn.
Trident-II là biến thể nâng cấp của Trident-I với nhiều cải tiến. Tên lửa có khả năng mang tải trọng đầu đạn lớn hơn, hệ thống dẫn hướng tinh vi hơn.
Thân tên lửa được làm bằng sợi carbon gia cố bằng polymer làm cho trọng lượng tên lửa nhẹ hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Tên lửa có chiều dài 13,41 mét, đường kính 1,85 mét, trọng lượng phóng 58,5 tấn, tầm bắn thiết kế 11.000 km.
Trident-II có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 kt/đầu đạn.
Tên lửa được dẫn hướng quán tính kết hợp “Star-Sighting” và đã được thử nghiệm với hệ thống định vị toàn cầu GPS nhưng cho thấy không hiệu quả.
Tên lửa được dẫn hướng quán tính kết hợp “Star-Sighting” và đã được thử nghiệm với hệ thống định vị toàn cầu GPS nhưng cho thấy không hiệu quả.
Trident-II là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có độ chính xác cao nhất thế giới hiện nay, bán kính lệch mục tiêu CEP của tên lửa chỉ từ 90-120 mét.
Từ khi được đưa vào sử dụng đến nay đã có 143 lần phóng thử nghiệm thành công liên tiếp. Ngoài tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ, Trident-II còn được sử dụng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp HMS Vigilant của Hải quân Hoàng gia Anh.
Từ khi được đưa vào sử dụng đến nay đã có 143 lần phóng thử nghiệm thành công liên tiếp. Ngoài tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ, Trident-II còn được sử dụng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp HMS Vigilant của Hải quân Hoàng gia Anh.
Theo quy định trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-II giữa Mỹ – Nga, mỗi bên sẽ duy trì không quá 14 tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo.
Hiện tại Hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm lớp Ohio hoạt động với vai trò tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo, 4 tàu còn lại được chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công hạt nhân.
Báo cáo của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, hiện tại có khoảng 540 tên lửa Trident-II đang có trong biên chế Hải quân Mỹ. Dự kiến SLBM Trident-II sẽ được duy trì hoạt động cho đến năm 2042.
(BIF)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét