CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Đang xác minh hai tàu cá Việt Nam bị cướp ngoài Hoàng Sa

Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật.
Theo tường trình của ngư dân, trong lúc tham gia đánh bắt hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, hai tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản buộc phải chạy về cập đảo Lý Sơn vào sáng 9/7.
Đó là tàu QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, 38 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh – Lý Sơn, vừa là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 90153 TS, do ngư dân Mai Văn Cường, 40 tuổi, ở thôn Tây làm thuyền trưởng.
Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra.
Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra.
Vừa cho con tàu cá 450 CV cập đảo Lý Sơn trong tình trạng tan hoang, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Võ Minh Vương, khuôn mặt chưa hết thất thần bàng hoàng kể lại, 9 giờ sáng ngày 4/7, ông cho tàu nhổ neo rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, đến 7 giờ ngày 6/7, khi tàu cá của ông đang neo đậu tại tọa độ 16 độ,47’ kinh độ đông – 112 độ,14’ kinh độ bắc thì một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 bất ngờ xuất hiện hướng về mình nên thuyền trưởng Vương cho tàu nhổ neo chạy về hướng đất liền.
Con tàu lạ kéo ga, tăng tốc đuổi theo, tuy đã cho tàu chạy hết công suất, nhưng ít phút sau tàu họ với đầy đủ súng ống đã đuổi kịp tàu cá và có những hành động uy hiếp ngư dân đi trên tàu:
“Bọn cướp tay lăm lăm súng cập mạn tàu cá, rồi ra hiệu tất cả lao động đi trên tàu giơ tay sau gáy tập trung nơi mũi tàu cá, vừa nhảy lên tàu không nói câu nào, họ sử dụng dùi cui liên tiếp đánh đập ngư dân, sau đó dùng búa rìu chặt phá toàn bộ 6 bành dây hơi, 2 bành dây neo, đập nát cửa kính ca bin tàu, rồi lục soát lấy đi toàn bộ hệ thống Icom, máy dò, định vị, 2 thuyền thúng và trên 3 ngàn lít dầu cùng nhiều vật dụng khác rồi bỏ đi, mặc cho chúng tôi van xin, ước thiệt hại gần 400 triệu đồng” Thuyền trưởng Vương bàng hoàng kể lại.
Thuyền trưởng Mai Văn Cường, đang cuốn lại bành dây neo bị chặt phá.
Thuyền trưởng Mai Văn Cường, đang cuốn lại bành dây neo bị chặt phá.

Hình ảnh đưa cầu tàu cho tàu ngầm Kilo về Việt Nam

Tàu vận tải hạng nặng HHL Valparaiso đã vận chuyển 2 đoạn cầu tàu nổi sử dụng để neo đậu tàu ngầm Kilo từ Nga về Việt Nam, Livejournal cho hay.
Cầu tàu nổi hạng nặng này được đóng tại nhà máy đóng tàu Vladivostok, thành phố Vladivostok, LB Nga cho Hải quân Việt Nam theo hợp đồng đã ký vào năm 2010. Cầu tàu nổi bao gồm 2 phần, mỗi phần dài 50 mét với tổng tải trọng lên đến 15.167 tấn
Sau khi cầu tàu đầu tiên về Việt Nam, nhà máy đóng tàu Vladivostok tiếp tục đóng mới cầu nổi hạng nặng thứ 2 có tổng tải trọng lên đến 17.789 tấn cho Hải quân Việt Nam. Hai cầu tàu nổi này được sử dụng để làm nơi neo đậu cho các tàu ngầm Kilo mà Việt Nam sẽ nhận trong thời gian tới.
2 cần cẩu hạng nặng nhấc bổng đoạn cầu tàu lên khỏi mặt nước để đặt lên boong tàu.

“Khoe” bằng chứng thép về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hàng trăm tấm bản đồ, tư liệu… về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày tại Hà Nội thêm một lần nữa khẳng định chúng ta có đủ cơ sở pháp lý, lịch sử để chứng minh quyền làm chủ tại các quần đảo này.
Bằng chứng thép
Tại khai mạc triển lãm “Bản đồ và tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử” diễn ra sáng nay ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Hà Nội), Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền Thông) Lê Văn Nghiêm cho hay, ban tổ chức đã đem đến đây gần 150 tấm bản đồ, văn bản, hiện vật và ấn phẩm. Đó là nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế và là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.
Để tiện cho khách thăm quan, khu vực triển lãm được bài trí một cách khoa học. Các nhóm tư liệu được trưng bày gồm phiên bản của các văn bản Hán Nôm, Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; 95 bản đồ chứng minh chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay; hình ảnh, tư liệu về hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây…
Triển lãm sẽ đem lại cái nhìn đúng nhất về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa.
Triển lãm sẽ đem lại cái nhìn đúng nhất về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa.

Trung Quốc vẫn thèm khát tàu ngầm Amur của Nga

Ngày 06/07, trang mạng Взгляд (vz.ru) cho biết, ông Andrei Baranov, Phó Cục trưởng phụ trách hợp tác kỹ thuật quân sự của Cục thiết kế trung ương Rubin tiết lộ, Cục này và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đang bàn bạc về kế hoạch hợp tác sản xuất tàu ngầm Amur với đối tác Trung Quốc.
Theo tin của Взгляд, ông Baranov đã nói, Trung Quốc có những kế hoạch phát triển tàu ngầm riêng của mình và cũng không quan tâm lắm đến mua sắm thêm tàu ngầm. Vì vậy, nội dung đàm phán sẽ xoay quanh việc lựa chọn hợp tác một số kỹ thuật chuyên môn, trong thiết kế một số tổ hợp cấu kiện quan trọng của tàu ngầm Amur.
Trước đây, đã có một số phương tiện truyền thông đưa tin, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác phát triển 4 tàu ngầm diezen – điện, sử dụng hệ thống động lực không cần không khí AIP Amur. Tuy nhiên, ông Baranov cho rằng, ở thời điểm hiện tại, thảo luận đến vấn đề số lượng tàu ngầm Amur mà 2 bên hợp tác phát triển là “hơi sớm”.

Tàu ngầm AIP lớp Lada (phiên bản xuất khẩu là Amur) của Nga

Việt Nam kiểm tra sát sao việc đóng chiến hạm Gepard mới

Toàn bộ công đoạn đóng cặp tàu tuần tra thứ hai của đề án 11661E “Gepard-3.9″ dành cho lực lượng hải quân Việt Nam đang được tiến hành nghiêm túc theo đúng nghĩa vụ qui định trong hợp đồng tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga, với sự giám sát từ phía Việt Nam.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời ông Igor Sevastyanov, người dẫn đầu phái đoàn đại biểu Rosoboronexport tại Triển lãm-Hội chợ hàng hải quốc tế lần thứ 6, cho biết: Tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga, công trình đóng cặp tàu tuần tra thứ hai của đề án 11661E “Gepard-3.9″ dành cho lực lượng hải quân Việt Nam đang được tiến hành nghiêm túc theo đúng nghĩa vụ qui định trong hợp đồng.
“Toàn bộ mọi công đoạn đều diễn ra theo đúng tiến độ hợp đồng. Tất cả được thực hiện kịp thời và chất lượng. Công việc được tiến hành với sự kiểm tra từ phía khách hàng Việt Nam đối tác của chúng tôi…”, – ông Sevastyanov cho biết.
Liên quan đến thông tin này, cuối năm 2011, hãng tin Interfax cho biết, Việt Nam đã kí kết với Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport về việc cung cấp bổ sung thêm 2 tàu Gepard 3.9 được trang bị thêm các thiết bị chống ngầm.
Toàn bộ mọi công đoạn đóng cặp tàu thứ hai của đề án 11661E "Gepard-3.9" được tiến hành dưới sự kiểm tra từ phía Việt Nam

Thiếu tướng Lê Mã Lương: “Chưa có giặc mà đã hèn nhát thế thì…”

“Hiện tượng dạy nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự là điều rất lạ lẫm với dân tộc Việt Nam, lạ lẫm với tính cách người Việt Nam nhưng tôi cho rằng số lượng người như vậy không nhiều. Người Việt Nam không hèn thế”.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” từng trở thành thần tượng của bao thế hệ thanh niên Việt Nam.
Xoay quanh thông tin về việc có nhiều thanh niên tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự cũng như có những thông tin trên nhiều diễn đàn bày cách trốn nghĩa vụ quân sự, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Mã Lương về vấn đề này.
Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
“Họ không xứng đáng là người Việt Nam”
Thưa thiếu tướng, ông thấy như thế nào khi người ta bày cách cho nhau để tránh phải đi nghĩa vụ quân sự?
- Trong thời bình, các quốc gia bao giờ cũng có sách lược chuẩn bị đối phó với bất kỳ tình huống nào để bảo vệ đất nước. Lực lượng bảo vệ là thanh niên. Kể cả những nước phát triển và đang phát triển đều có luật nghĩa vụ quân sự thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước. Thường độ tuổi đó từ 18-25 tuổi.
Khi tôi nghe chuyện một số thanh niên như vậy tôi thấy họ rất đáng trách và không hài lòng với cách làm như vậy. Đó là sự hèn nhát của người đang trưởng thành. Trong thời bình, chúng ta phải chuẩn bị lực lượng để khi có chiến tranh thì đã có lực lượng thanh niên vừa bản lĩnh, vừa có trình độ nhất định về quân sự, có sức khoẻ sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Việc những thanh niên dạy nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự thể hiện rằng họ không ý thức được điều mình làm và vô hình chung họ đã phạm vào một điều thiêng liêng đó là trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Tại sao họ lại hèn đến như vậy? Chưa có giặc mà đã hèn nhát như thế thì khi có giặc sẽ hèn như thế nào nữa? Thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình mà còn hèn như vậy thì trong các lĩnh vực khác, các thanh niên đó cũng rất hèn và đáng lên án.
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hiện tượng phổ biến trên thế giới nhất là khi đất nước hoà bình nhưng số lượng không nhiều. Còn ở Việt Nam, hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ quân sự và dạy nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự là điều rất lạ lẫm với dân tộc Việt Nam, lạ lẫm với tính cách người Việt Nam nhưng tôi cho rằng số lượng người như vậy không nhiều.
Người Việt Nam không hèn thế. Họ không xứng đáng là người Việt Nam vì có lỗi với những thế hệ đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc để họ có cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Họ đã quay lưng lại với truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm của tổ tiên. Dưới góc độ nào đó, cách hành xử của những thanh niên đó là một tội ác cần lên án.
Ông đánh giá như thế nào về một số cách được bày ra để một số thanh niên có thể áp dụng nhằm trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự?
- Các cách đó rất trẻ con mà ai cũng biết. Những cách này chưa hành động thì người ta đã biết rồi.
Các thanh niên đó đừng tưởng những nhà chức trách, quản lý không biết việc đó vì hiện tượng này không phải mới mà đã có hàng chục năm nay rồi. Hiện, Bộ Quốc phòng đang có chính sách để tuyển quân có chất lượng.
Trong chiến tranh, nhiều nhà lãnh đạo đã động viên con cháu mình lên đường tham gia cuộc chiến giải phóng đất nước. Trong số đó, tôi rất nhớ đến trường hợp nhà tướng Đồng Sỹ Nguyên khi ông có con trai tham gia quân đội và đã hy sinh. Nhân dân ghi nhận sự trong sáng và mẫu mực của các nhà lãnh đạo.
Tôi rất hy vọng thời bình này, để chuẩn bị tiềm lực cho đất nước phòng khi hữu sự thì ngay bây giờ, các đồng chí lãnh đạo cũng thể hiện sự mẫu mực như thời chiến tranh chống Mỹ.
Chưa có giặc mà đã hèn nhát thế thì…
Chưa có giặc mà đã hèn nhát thế thì…

Mỹ đã có siêu súng trường thông minh bắn trúng không cần luyện nhiều

Chỉ cần bỏ ra hơn 20.000 USD, bạn sẽ trở thành “tay súng thiện xạ”, tiêu diệt mục tiêu ngoài 900 m, đã bán ra thị trường Mỹ từ tháng 6.
Tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, người muốn trở thành tay súng thiện xạ, nhưng không muốn phải vất vả luyện ngắm chuẩn đã nhận được tin vui mới.
Hiện nay, Công ty ống ngắm theo dõi mục tiêu của Mỹ cho biết, chỉ cần bạn sẵn sàng bỏ ra hơn 20.000 USD, mua súng trường thông minh do họ chế tạo, bạn sẽ nhanh chóng có thể trở thành “tay súng thiện xạ” như lực lượng đặc nhiệm, có thể tiêu diệt mục tiêu ngoài 900 m.
Súng trường tấn công FD2000 của quân Mỹ đã lạc hậu trước súng trường thông minh thế hệ mới
Súng trường tấn công FD2000 của quân Mỹ đã lạc hậu trước súng trường thông minh thế hệ mới
Những khẩu súng trường thông minh này vào tháng trước đã bắt đầu bán ra thị trường Mỹ, có giá khoảng 22.500-27.500 USD.
Trước đây, súng trường dán mác “thông minh” hoàn toàn không ít. Như súng trường X25 của Mỹ, súng trường K11 của Hàn Quốc… Nhưng, những khẩu súng này phần lớn đều chuyên chú vào lắp thiết bị máy đo khoảng cách để xác định thời gian đạn nổ, từ đó tiêu diệt kẻ thù sau chướng ngại vật.
Những nhà nghiên cứu đã lắp một “đại não” thông minh cho loại súng có độ chính xác cao này, đó là “máy theo dõi mạng”. Máy theo dõi này giống như một máy tính mini trang bị màn hình màu nhìn thẳng, nó có thể tức thời theo dõi tốc độ gió, hướng gió, cự ly mục tiêu, trọng lực và nhiều nhân tố bắn như Trái Đất tự quay, đồng thời thông qua phân tích, tính toán chính xác để xác định phương thức và thời gian bắn.
Các loại súng trường (ảnh minh họa)
Các loại súng trường (ảnh minh họa)

S-400, Su-35 sẽ giúp ích cho Trung Quốc như thế nào?

Gần như chắc chắn Bắc Kinh sẽ có được hệ thống phòng không tầm xa S-400 và tiêm kích tối tân Su-35. Trung Quốc hy vọng có thể sử dụng những vũ khí này để phá vỡ giới hạn năng lực phòng không đang bị hạn chế ở tầm dưới 250 km.
Kế hoạch của Bắc Kinh là mua 2 hệ thống vũ khí quan trọng từ Nga để mở rộng phạm vi tấn công phòng không lên 400 km. Điều này sẽ đặt tất cả các địa điểm trên đảo Đài Loan nằm trong tầm bắn của phòng không Trung Quốc và uy hiếp đến khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.
Đầu tiên là hợp đồng mua sắm hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf với phạm vi tác chiến lên đến 400 km. Thỏa thuận có thể được thực hiện sau năm 2017 sau khi nhà sản xuất Almaz-Antey đáp ứng được nguồn cung cho quân đội Nga.
Su-35 với radar Irbis-E có thể nhìn thấy tất cả các mục tiêu trên lãnh thổ Đài Loan mà không cần phải đi vào không phận hòn đảo này.
Su-35 với radar Irbis-E có thể nhìn thấy tất cả các mục tiêu trên lãnh thổ Đài Loan mà không cần phải đi vào không phận hòn đảo này.
Thứ 2 là hợp đồng mua bán tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35 được trang bị radar tối tân Irbis-E. Thông tin trên do Vasiliy Kashin, một chuyên gia tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, tiết lộ.
Radar Irbis-E được phát triển bởi Phòng thiết kế Tikhomirov NIIP. Đây là một radar quét mạng pha điện tử bị động hoạt động ở băng tần X với phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 400 km. Radar có khả năng theo dõi 30 mục tiêu và tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Ở chế độ giám sát mặt đất, radar cung cấp khả năng tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Nó có thể vừa theo dõi một mục tiêu mặt đất trong khi vẫn duy trì khả năng theo dõi trên không.
Alexander Huang, một chuyên gia quân sự tại Đại học Tamkang, Đài Loan nhận định: “S-400 và Su-35 sẽ trở thành trở ngại lớn về mặt tâm lý cho các chính trị gia ở Washington khi họ tính toán các kế hoạch dự phòng với Đài Loan”.
Sự xuất hiện của S-400 Triumf tại Bắc Kinh có thể làm đảo lộn toàn bộ các kế hoạch của họ đối với Đài Loan.
Sự xuất hiện của S-400 Triumf tại Bắc Kinh có thể làm đảo lộn toàn bộ các kế hoạch của họ đối với Đài Loan.

Nga không dễ ‘mắc mưu’ Trung Quốc để đối đầu với Mỹ

Ngày 07/07 vừa qua, cùng với hàng loạt tờ báo khác, “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc có một bài viết ca ngợi những thành công trong hợp tác quân sự Nga – Trung, đồng thời khẳng định 2 nước cần chung tay hợp tác để đối phó với áp lực quân sự cực lớn của Mỹ. Thế nhưng, điều đó không hề dễ dàng.
Bắt đầu từ ngày 05 vừa qua, cuộc diễn tập quân sự lớn nhất trong lịch sử 2 nước Trung – Nga mang tên “Liên hợp trên biển 2013” đã chính thức khai mạc tại Vịnh “Peter đại đế” trên biển Nhật Bản. Sau đó, từ ngày 27/07 đến 15/08, hải quân 2 nước tiếp tục triển khai cuộc diễn tập thứ 2 với nội dung chống khủng bố tại khu vực Chelyabinsk – Nga.
2 cuộc diễn tập quân sự liên tiếp không chỉ thể hiện xu hướng thể chế hóa và chuẩn hóa trong hợp tác quân sự giữa 2 nước mà còn thể hiện quyết tâm và khả năng của quân đội 2 nước trong việc duy trì, hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng đã nối tiếp một chuỗi những cuộc diễn tập quân sự giữa quân đội Trung Quốc với quân đội nước ngoài.

Hình ảnh tuyên truyền về diễn tập Nga – Trung của các trang mạng Trung Quốc

Su-30 Việt Nam như “hổ mọc thêm cánh” khi có “mắt thần” mới

Nhà máy cơ khí và quang học Ural (UOMZ) của Nga đang tiến hành thử nghiệm bộ pod quang-điện tử cho máy bay chiến đấu Su-30.
Theo các chuyên gia nhà máy, pod quang-điện tử mới có tính năng như một ống kính bắn tỉa cho phi công và giúp tăng cường đáng kể sự hiện diện của các thiết bị quân sự tối tân của Nga trên thị trường quốc tế.
Trước đây, do chiến lược phát triển và sự yếu kém trong lĩnh vực phát triển thiết bị hỗ trợ ngắm bắn quang-điện tử mà các máy bay chiến đấu do Nga phát triển chủ yếu sử dụng các thiết bị tương tự được mua từ phương Tây, trong đó, Pháp và Israel là 2 nhà cung cấp chính.

Su-30MK2 Việt Nam sẽ như 'hổ mọc thêm cánh' với pod quang-điện tử mới