CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Thủ thuật nghe lén của tình báo Mỹ khiến châu Âu choáng váng

EU không ngờ lại bị đối tác truyền thống của mình theo dõi toàn diện “y như thời Chiến tranh Lạnh”.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã và đang theo dõi phái bộ Liên minh châu Âu (EU) ở New York và đại sứ quán của tổ chức này ở Washington, theo các tài liệu tuyệt mật của Cơ quan An ninh Quốc gia (Mỹ) (NSA) bị “người thổi còi” Edward Snowden làm rò rỉ.
Một trong các tài liệu này liệt kê 38 đại sứ quán và phái đoàn trở thành “mục tiêu” của NSA. Nó cũng trình bày chi tiết một loạt các biện pháp theo dõi đối với từng mục tiêu, từ việc dùng các con rệp điện tử gài sẵn trong thiết bị liên lạc, cho đến các thiết bị “chọc” vào cáp, hay các ăng-ten đặc biệt để thu bắt tín hiệu sóng.
Nghe lén điện tử (ảnh minh họa)
Nghe lén điện tử (ảnh minh họa)
Tình báo Mỹ nhắm tới không chỉ các “đối thủ truyền thống” và các nước Trung Đông nhạy cảm, mà cả EU, đại sứ quán các nước Pháp, Italy, và Hy Lạp, cũng như các đồng minh khác của Mỹ như Nhật Bản, Mexico, Nam Phi, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên tài liệu nói trên (đề tháng 9/2010) không đề cập đến nước Anh, Đức và các quốc gia châu Âu khác.
Một trong các phương pháp đặt máy theo dõi có mật danh Dropmire. Theo 1 tài liệu năm 2007, “con rệp” dạng này được cấy vào máy fax có khả năng mã hóa có tên Cryptofax tại Đại sứ quán EU ở Mỹ. Tài liệu của Mỹ ghi chú: máy fax này là loại chuyên dụng dùng để gửi điện tín tới trụ sở các bộ ngoại giao các nước châu Âu.
Theo các tài liệu này, mục đích sử dụng máy theo dõi đối với đại sứ quán EU ngay giữa Washington là nhằm thu thập thông tin nội bộ về các bất đồng trong chính sách về các vấn đề toàn cầu và sự chia rẽ giữa các nước thành viên.
Các tiết lộ mới này xuất hiện giữa lúc EU vốn đã tức giận về những bằng chứng do Snowden cung cấp trước đó cho thấy NSA nghe lén các đồng minh châu Âu.
Bộ trưởng Tư pháp của Đức, Sabine Leutheusser-Schnarrenberger, yêu cầu Washington đưa ra lời giải thích. Bà này nói rằng nếu được xác thực thì hành vi của Mỹ gợi nhắc lại những gì mà các bên đối nghịch thời chiến tranh lạnh đã thực hiện với nhau.
Tạp chí Der Spiegel của Đức đưa tin, một số chiến dịch cài máy nghe lén ở Brussels đã nhằm vào tòa nhà Justus Lipsius của EU – nơi tổ chức các hội nghị thượng đỉnh và bộ trưởng. Các chiến dịch này được chỉ đạo từ tổng hành dinh của NATO ở gần đó.
Cựu nhân viên CIA Snowden trên truyền hình
Cựu nhân viên CIA Snowden trên truyền hình
Cơ quan tình báo thực hiện nghe lén phái bộ EU tại Liên Hợp Quốc có mật danh Perdido. Có 2 phương pháp thu thập thông tin lén: đặt “rệp” bên trong thiết bị điện tử, và tạo bản sao mọi thứ có trong ổ cứng máy tính bị nhắm tới.
Còn việc nghe lén phái đoàn EU tại Mỹ thì liên quan 3 chiến dịch khác nhau nhằm vào các nhân viên đại sứ quán EU. Hai chiến dịch là dùng con rệp điện tử, còn một sử dụng ăng-ten để thu tín hiệu sóng truyền phát.
Tuy nhiên hiện chưa rõ các hoạt động này hoàn toàn do NSA thực hiện hay có sự dính líu của cả FBI và CIA.
Chiến dịch tình báo nhằm vào phái đoàn EU ở Liên Hợp Quốc có mật danh Blackfoot, còn chiến dịch nhằm vào đại sứ quán EU ở Washington mang mật danh Wabash. Trong khi đó chiến dịch nhằm vào phái đoàn Hy Lạp ở Liên Hợp Quốc có tên Powell, còn chiến dịch theo dõi đại sứ quán nước này ở Mỹ thì mang tên Klondyke.
Cựu điệp viên CIA Snowden, 30 tuổi, chuyên gia vi tính làm hợp đồng cho NSA đã tung ra các tiết lộ động trời khiến cộng đồng thế giới phải tranh cãi về quy mô giám sát điện tử của cả Mỹ và Anh.
Dường như Snowden có kế hoạch sang Ecuador qua Moscow, nhưng hiện đang kẹt ở sân bay Moscow sau khi hộ chiếu Mỹ của anh này bị phía Mỹ hủy bỏ./.


(VOV)

Không có nhận xét nào: