CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Khả năng phi thường của top 10 đặc nhiệm lừng danh (kỳ 2)

Không nổi tiếng như đặc nhiệm SEAL của Mỹ hay SAS của Anh nhưng lực lượng đặc nhiệm tại Đức, Pháp, Israel lâu nay vẫn thầm lặng lập bao chiến công nhờ khả năng tác chiến đặc biệt.
4. GSG 9, Đức
GSG 9 der Bundespolizei, được biết đến là Nhóm Cảnh sát Biên phòng số 9, là một đơn vị trực thuộc lực lượng Cảnh sát Liên bang Đức.
Được biết đến là Nhóm Cảnh sát Biên phòng số 9.

Chiến hạm Nga thăm Cuba, Venezuela

Đội tàu gồm tuần dương hạm trang bị tên lửa Moskva đứng đầu, gồm những tàu thuộc các hạm đội Biển Đen và Biển Bắc, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Valery Kulikov.
Trong thông báo ngày 2/8, Bộ Lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba cho biết một đội tàu chiến của Hải quân Nga sẽ cập cảng Havana trong ngày 3/8, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Cuba 5 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của lực lượng tàu chiến Nga đến Cuba sau 4 năm gián đoạn.
Chiến hạm Nga thăm Cuba
Chiến hạm Nga

Bị dồn ép, Trung Quốc “gỡ” ngòi Biển Đông?

Trong bối cảnh Mỹ, Philippines và cả Nhật Bản liên tiếp có những động thái gây sức ép đối với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp biển đảo, Ngoại trưởng Trung Quốc Vượng Nghị hôm qua (2/8) đã đề xuất 3 cách giải quyết tranh chấp Biển Đông, nói rằng đây là những cách có thể được tiến hành đồng thời.
Ảnh minh họa
Philippines gần đây liên tiếp thực hiện nhiều bước đi, động thái nhằm gây sức ép, đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.

Chiến hạm khủng mới toanh của Nga

Năm 2013, Nga đã đưa vào biên chế cũng như đang tiến hành xây dựng nhiều chiến hạm hiện đại nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân.
Hiện nay, Nga đang tiến hành xây dựng 7 tàu khu trục, 6 tàu hộ tống, trong đó có 2 tàu pháo (1 đưa vào trang bị trong năm nay), 5 tàu tên lửa nhỏ (1 đưa vào trang bị trong năm nay), 5 tàu ngầm diesel, 3 tàu hạt nhân đa năng thế hệ mới nhất (1 đưa vào trang bị trong năm nay), 4 tàu tuần dương tên lửa chiến lược (có thể 3 tàu sẽ được đưa vào trang bị trong năm nay), 1 tàu ngầm hạt nhân đặc biệt và hơn 80 tàu hỗ trợ khác.

Khu trục hạm dự án 20380 Boiky

Mỹ cảnh báo di chuyển toàn cầu vì al-Qaeda

Mỹ hôm qua phát cảnh báo tới công dân nước này trong việc đi lại trên khắp thế giới do một nguy cơ khủng bố từ al-Qaeda, điều cũng khiến Bộ Ngoại giao Mỹ phải đóng cửa các đại sứ quán đặt tại thế giới Hồi giáo.
201381193224477734-20-1375488208_500x0.j
Mỹ cho biết một số cơ quan ngoại giao trên khắp thế giới sẽ ngừng hoạt động vào ngày chủ nhật này. Ảnh: EPA

Mỹ cảnh báo nguy cơ khủng bố toàn cầu trong tháng 8

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã đưa ra cảnh báo đi lại đối với công dân Mỹ trên phạm vi toàn cầu về những nguy cơ có thể bị al-Qaeda tấn công.
Cảnh sát canh giữ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv, Israel.
Cảnh sát canh giữ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv, Israel.

Thông tin đặc biệt gây quan ngại của TQ ở Biển Đông

Nhật báo Phương Nam (Trung Quốc) đưa tin vào lúc 12h (giờ địa phương) ngày 1/8, lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương và trái phép ban hành đã chính thức kết thúc. Tờ nhật báo cũng khẳng định cơ quan hàng hải Trung Quốc đã lên tiếng "lưu ý tàu chở hàng và tàu cá cần chú ý quan sát, đề phòng xảy ra sự cố va chạm tàu, bảo đảm an toàn và thông suốt của tuyến hàng hải". Lý do là tàu thuyền trên vùng biển duyên hải Quảng Đông, Trung ...
(ĐVO) - Nhật báo Phương Nam (Trung Quốc) đưa tin vào lúc 12h (giờ địa phương) ngày 1/8, lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương và trái phép ban hành đã chính thức kết thúc.

Tờ nhật báo cũng khẳng định cơ quan hàng hải Trung Quốc đã lên tiếng "lưu ý tàu chở hàng và tàu cá cần chú ý quan sát, đề phòng xảy ra sự cố va chạm tàu, bảo đảm an toàn và thông suốt của tuyến hàng hải".
Lý do là tàu thuyền trên vùng biển duyên hải Quảng Đông, Trung Quốc rất dày đặc và có thể rất nhiều tàu cá ra biển tác nghiệp khi lệnh cấm bắt cá kết thúc. Sẽ có khoảng 9.007 tàu đánh cá của tỉnh Hải Nam "kết thúc thời gian nghỉ ngơi, sửa chữa và sẽ tiến ra Biển Đông trong vài ngày tới".
Tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất của Trung Quốc - Ngư Chính 312
Tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất của Trung Quốc - Ngư Chính 312

Trung Quốc: 5.000 người mắc kẹt tại sân bay do bão Jebi

Nhiều dịch vụ vận tải hàng không, đường thủy và đường sắt tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã bị đình trệ do bão Jebi. 
Trung Quốc: 5.000 người mắc kẹt tại sân bay do bão Jebi
Bão Jebi đổ bộ vào đảo Hải Nam

TQ lên án Nghị quyết của Thượng viện Mỹ về tranh chấp lãnh thổ

TPO-Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa gửi đơn kháng nghị chính thức tới Mỹ nhằm lên án Nghị quyết 167 của Thượng viện Mỹ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh .

Mỹ báo động nguy cơ khủng bố toàn cầu

Al-Qaeda có thể đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khủng bố ở Trung Đông và Bắc Phi, theo cảnh báo du lịch toàn cầu dành cho các công dân Mỹ được nhà chức trách nước này phát đi hôm 2.8.
Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ dựa trên cùng thông tin tình báo dẫn đến việc Washington đóng cửa 21 đại sứ quán và lãnh sự quán vào ngày 4.8.
Mỹ báo động nguy cơ khủng bố toàn cầu Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi, Libya, bị tấn công vào tháng 9.2012 - Ảnh: Reuters

Hàn Quốc phản đối Nhật Bản lấy ý kiến dân về đảo tranh chấp

Nhật Bản đã khảo sát 3.000 người, mà đa số trong đó khẳng định Takeshima/Dokdo thuộc về Nhật Bản.
VOV.VN - Nhật Bản đã khảo sát 3.000 người, mà đa số trong đó khẳng định Takeshima/Dokdo thuộc về Nhật Bản. 
Hàn Quốc hôm 2/8 phản đối Nhật Bản về việc Tokyo tiến hành một cuộc khảo sát lấy ý kiến người dân về quan điểm đối với quần đảo tranh chấp giữa hai quốc gia.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rõ, chính phủ Hàn Quốc kiên quyết phản đối hành động mang tính ‘khiêu khích’ của Nhật Bản và hối thúc Nhật Bản dừng ngay lập tức những hành động như vậy.
Quần đảo Dokdo/Takeshima (ảnh: Boston)

Việt Nam khởi công dự án sửa chữa động cơ tiêm kích

Quân chủng Phòng không – Không quân khởi công dự án sửa chữa động cơ tiêm kích hiện đại trang bị trong lực lượng.
Ngày 1/8, tại Nhà máy A42, Quân chủng Phòng không – Không quân khởi công giai đoạn 1 của Dự án sửa chữa động cơ máy bay chiến đấu hiện đại.
Giai đoạn 1 của dự án dự kiến kéo dài trong 3 năm (2013-2015), chia thành 5 bước: Xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; mua sắm máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, tài liệu; học tập, huấn luyện và cử cán bộ tiếp thu dây chuyền công nghệ sửa chữa tại nước ngoài; cải tạo và mua sắm trang bị, động cơ; sửa chữa thử nghiệm tại nhà máy một số động cơ đang được trang bị cho máy bay chiến đấu, trực thăng của quân chủng.
Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ sửa chữa động cơ trên các loại tiêm kích hiện đại.

Không quân Nga sắp nhận 32 máy bay chiến đấu siêu cấp

Trong năm nay, Không quân Nga sẽ nhận đươc tổng cộng 14 tiêm kích Su-30CM và 18 máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130. Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Yuri Borisov xác nhận vào hôm nay.
Sau chuyến thăm nhà máy Irkutsk thuộc Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut (Nga), ông Yuri Borisov cho biết: “Toàn bộ đơn hàng trong năm 2013 gồm 14 tiêm kích Su-30CM và 18 máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130, sẽ được cung cấp đầy đủ cho quân đội. Hạn cuối để thực hiện đơn hàng này là vào tháng 11 tới”.
Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut đã ký với Bộ Quốc phòng Nga tổng cộng 3 hợp đồng cung cấp 60 tiêm kích Su-30 CM và 55 máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130. Các hợp đồng này được thực hiện theo từng năm.
Máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130

Trung Quốc tiếp tục "xấu xí" ở nước ngoài

Thời gian gần đây, đài phun nước trước bảo tàng danh tiếng của Pháp là Louvre ở Paris trở thành địa điểm “ngâm chân” yêu thích của du khách Trung Quốc. Điều này đã gây ra cuộc tranh luận nảy lửa ở chính nước này.
Trên mạng, đâu đâu cũng nhìn thấy những bức ảnh chụp người dân Trung Quốc thoải mái khoe chân trần ở đài phun nước, trong khi một số báo chí nước này đưa tin với tiêu đề giật gân như “Người nước ngoài ngạc nhiên khi thấy người Trung Quốc ngâm chân ở đài phun nước của bảo tàng Louvre”.
Trung Quốc tiếp tục xấu xí ở nước ngoài
Một số cư dân mạng bình luận thói quen ngâm chân của người Trung Quốc đã theo họ ra thế giới.
Ảnh: WEIBO

Philippines nhận chiến hạm 'già nua' từ Mỹ

BRP Ramon Alcaraz, tàu chiến thứ hai mà Philippines mua lại từ Mỹ, được hải quân và người dân đón chào nồng nhiệt khi xuất hiện tại vùng biển của nước này sau hành trình dài hai tháng.  Philippines nhận chiến hạm 45 tuổi từ Mỹ
BSPAlcaraz-1375437409_500x0.jpg
Chiến hạm BRP Ramon Alcaraz cập bến Philippines. Ảnh:Rappler

Hầm mộ đáng sợ với 8.000 xác ướp

Hầm mộ Capuchin ở Italy, nơi cất giữ khoảng 8.000 xác ướp chen chúc trong căn phòng u ám, được xem là một trong những nơi ghê rợn nhất thế giới.
Các nhà khoa học đã mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm ra bí quyết ướp những xác này, và cuối cùng bí mật cũng được hé mở với hỗn hợp của dung dịch formaldehyde, kẽm và nước.
Người dân địa phương ở đây mặc cho xác ướp những bộ y phục thịnh hành nhất của mỗi thời kỳ. Chính vì vậy mà dù có xác ướp đã tồn tại hơn 200 năm nhưng lại mặc bộ complet thời hiện đại. Tuy nhiên, theo quy định của hầm mộ, chỉ những xác ướp được người nhà trả tiền định kỳ mới được đặt ở hầm mộ trung tâm và chăm sóc tận tình. 

Tập Cận Bình củng cố quyền lực trong quân đội

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa bổ nhiệm thêm 6 tướng quân đội trẻ tuổi, vào đêm trước ngày kỷ niệm 86 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân.
Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay sĩ quan quân đội tại Bắc Kinh ngày 29/7/2013. 

Ấn Độ sắp hạ thủy tàu sân bay nội địa

Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ sẽ được hạ thủy vào ngày 12.8 tại thành phố cảng Kochi, theo thông báo của hải quân nước này hôm 1.8.
Với vụ hạ thủy này, Ấn Độ sẽ trở thành một trong 5 quốc gia có khả năng tự thiết kế và đóng tàu sân bay có độ choán nước 40.000 tấn trở lên, theo tờ The Hindu.
"Mỹ, Anh, Nga và Pháp là những quốc gia có năng lực thiết kế và đóng tàu sân bay từ 40.000 tấn trở lên. Ấn Độ sẽ gia nhập cùng họ", Phó đô đốc R.K. Dhowan, Phó tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ, phát biểu hôm 1.8.
Ấn Độ sắp hạ thủy tàu sân bay nội địaTàu sân bay INS Viraat đang hoạt động của Ấn Độ - Ảnh: AFP

Hải quân TQ đã chọc thủng “chuỗi đảo thứ nhất”?

Tờ Phistar cảnh báo Hải quân Trung Quốc đã chọc thủng “chuỗi đảo thứ nhất", trong đó có quần đảo lớn ở phía Bắc Philippines.
 Vạch màu đỏ mô tả chuỗi đảo thứ nhất trên bản đồ.

Tranh chấp biển Đông: Nga sẽ có thái độ ra sao?

Phó Giám đốc Viện hàn lâm khoa học Nga nói về quan điểm của nước này trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Tiếng nói nước Nga đăng bài nói về quan điểm của Nga với vấn đề Biển Đông. Theo báo này, đà gia tăng sự hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng, cũng như triển vọng phát triển lưu thông hàng hải theo tuyến đường biển phương Bắc - có thể là phương án thay thế cho tuyến qua eo biển Malacca, là những yếu tố đang làm thay đổi nhận thức về vai trò tiềm năng của Nga trong khu vực. 
Tranh chấp biển Đông: Nga sẽ có thái độ ra sao?
Tàu thuyền đi lại qua eo biển Malacca (Ảnh minh họa)

Bên trong trường đào tạo lính bắn tỉa Mỹ

Các học viên sẽ trải qua 5 tuần huấn luyện nghiêm khắc để hoàn thiện các kỹ năng ẩn nấp, phát hiện và hạ gục mục tiêu trước khi được gửi về đơn vị.
 
Đây là khóa học của các binh sĩ Lữ đoàn dù số 4, Sư đoàn bộ binh số 25 tại căn cứ Elmendorf - Richardson.

9.000 tàu cá Trung Quốc lại sắp kéo xuống Biển Đông?

Nhật báo Phương Nam (Trung Quốc) đưa tin vào lúc 12h ngày 1/8, lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài 2 tháng rưỡi tại Biển Đông do Trung Quốc ban hành một cách đơn phương và trái phép đã kết thúc.
Trước đó, hôm 15/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc sẽ thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12h ngày 16/5/2013 đến 12h ngày 1/8/2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Trung Quốc đơn phương thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị".

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe không nói chơi!

Tại Nhật Bản, trong buổi tọa đàm với các doanh nghiệp và giới học giả Nhật Bản tối hôm 26/4/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ mối lo ngại về việc Trung Quốc không ngừng bành trướng sức mạnh quân sự của mình và nói rằng: “Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung – Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để”. Nhiều người có thể quên câu nói của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhưng những người quan tâm đến thời cuộc thì không, vì đây là câu nói mang tính ...

Mỹ đóng cửa một loạt các đại sứ quán vì sợ khủng bố

Mỹ hôm qua tuyên bố đóng cửa số lượng chưa xác định các sứ quán của họ trên khắp thế giới Hồi giáo vì lo ngại vấn đề an ninh.
Một người đàn ông tham gia vụ tấn công kinh hoàng Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya ngày 11/9 năm ngoái

Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về tranh chấp biển

TP - Thượng viện Mỹ vừa nhất trí thông qua Nghị quyết 167, trong đó nêu quan ngại về hàng loạt hành động của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và biển đảo ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.
Hải quân Mỹ - Philippines tập trận trên Biển Đông
Hải quân Mỹ - Philippines tập trận trên Biển Đông.
Nghị quyết 167 (do các Thượng nghị sĩ Robert Menendez, Marco Antonio Rubio và Ben Cardin soạn thảo) cũng thúc giục các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông soạn thảo, thông qua bộ quy tắc ứng xử nhằm tránh xung đột. Thượng nghị sĩ Menendez hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, còn ông Rubio được coi là ứng viên tiềm năng cho cuộc chạy đua vào vị trí Tổng thống năm 2016. “Các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày nay không phải vấn đề của quá khứ mà ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của khu vực sẽ trở thành trung tâm của phát triển kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21”, ông Menendez nói trong một thông báo. Ông nói: “Với lịch sử lâu dài quan hệ với khu vực, Mỹ có lợi ích tất yếu khi làm việc với tất cả các quốc gia trong việc phát triển, thể chế hóa và duy trì một nền trật tự dựa trên quy tắc cho khu vực. Điều đó bắt đầu với việc đưa vào sử dụng các cơ chế hiệu quả nhằm quản lý tranh chấp biển đảo làm rối loạn trật tự của khu vực, đồng thời hỗ trợ và khuyến khích một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương”.
Nghị quyết 167 đề cập nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan hành động của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông, như việc các tàu của Trung Quốc chặn lối vào bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hồi tháng 4/2012; Trung Quốc ban hành bản đồ chính thức trong đó coi “đường 9 đoạn” là lãnh thổ nước này. Nghị quyết cũng trích lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2012 bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc nâng cấp hành chính ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” và lập đơn vị đồn trú tại đó. Ngày 23/4, tám tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến tình hình căng thẳng trong khu vực leo thang.
Nghị quyết thúc giục các bên trong khu vực có tranh chấp nên tự kiềm chế, không để có hành động khiến căng thẳng leo thang. Nhấn mạnh lợi ích của Mỹ trong việc bảo đảm quyền tự do hàng hải và không lưu tại châu Á - Thái Bình Dương, nghị quyết thúc giục các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Văn bản này còn ủng hộ quan hệ đồng minh giữa Mỹ và các nước trong khu vực để duy trì hòa bình.
Ngày 1/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Nghị quyết 167 đã không lưu tâm tới vấn đề lịch sử và thực tế, đã lên án Trung Quốc một cách vô lý.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa họp với Bộ Chính trị nước này, nhấn mạnh các nỗ lực biến Trung Quốc thành cường quốc biển, biến các ngành công nghiệp liên quan biển và đại dương trở thành một trụ cột của nền kinh tế. Ông Tập cũng nói rằng, Trung Quốc sẽ không từ bỏ các lợi ích cốt lõi, chuẩn bị đối phó các tình huống phức tạp, nâng cao năng lực phòng thủ, chấp pháp trên biển…
Trúc Quỳnh
theo ABS-CBN News, Xinhua

Tam siêu cường Nga Mỹ Trung giận nhau

Mỹ tỏ ra vô cùng giận dữ trước quyết định từ phía Nga về số phận của Snowden. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo của 2 cường quốc có thể bị hủy vì quyết định trên.
Ngay sau quyết định cấp quyền tị nạn tạm thời cho cựu nhân viên tình báo Edward Snowden của chính quyền Putin được đưa ra, ngày 1/8, Nhà Trắng lên tiếng bóng gió về việc có thể cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Putin trong tháng 9 tới đây sẽ bị hủy.
Hải quân Mỹ-Nhật trong một lần tập trận chung.

Liệu Trung-Nga có xung khắc vì Biển Đông?

Ảnh hưởng gia tăng của Nga trong bối cảnh Đông Nam Á muốn kiềm chế Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?
Theo chuyên gia Sergei Luzyanin – Phó Giám đốc Viện Viễn Đông trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Moscow về mở rộng vai trò của Liên bang Nga ở Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt là trong các lĩnh vực hợp tác năng lượng và an ninh. Quan hệ Trung-Nha cũng không thể kiềm chế xu thế đa dạng hóa các mối quan song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới với những thành viên khác của ASEAN.
Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?
Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?

Philippines trừng phạt Trung Quốc, Đài Loan do tranh chấp Biển Đông?

Kể từ ngày 1/8, Philippines bắt đầu chương trình miễn thị thực nhập cảnh cho công dân của 151 nước để hút du khách, nhưng loại trừ Trung Quốc, Đài Loan.

Khách du lịch nước ngoài tại Philippines.
Khách du lịch nước ngoài tại Philippines.

Tiết lộ kế hoạch ‘xẻ thịt’ tuần dương hạm mạnh nhất thế giới

Kế hoạch ‘xẻ thịt’ lần này nhằm phục vụ cho việc lắp đặt thiết bị nâng cấp để đưa tuần dương hạm “Đô đốc Nakhimov” trở lại hoạt động vào năm 2018.
Cụ thể, tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng “Đô đốc Nakhimov” sẽ được xử lý trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ được hoàn hoàn thành trước ngày 20 tháng mười một năm 2013, với hơn 6.000 trang thiết bị được tháo dỡ từ thân tàu, chỉ giữ lại vỏ tàu và thiết bị điện hạt nhân. Việc gia công lại 2.400 chi tiết dự kiến ​​thực hiện trong năm tiếp theo.
Theo tính toán, sau khi phân kim, có thể thu được 53 tấn hợp kim nhôm, 66 tấn hợp kim thép, 115 tấn hợp kim đồng và dựa trên 644 tấn kim loại đen (thép carbon).

Trung Quốc đừng ảo tưởng!

Sự khẳng định ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc về “lợi ích cốt lõi” – những lợi ích hiện đang được tô đậm thêm bởi “giấc mơ Trung Hoa” dựa trên sức mạnh quân sự ngày càng tăng” của Trung Quốc – đang trở thành gốc rễ của sự bất ổn tại châu Á.

Lính hải quân Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Lính hải quân Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Lữ đoàn hải quân 170 sẵn sàng hy sinh bảo vệ chủ quyền

Cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn xác định quyết tâm sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày Phân đội tàu phóng lôi 135 (đơn vị tiền thân của Lữ đoàn 170) dũng cảm chiến đấu đánh đuổi tàu Khu trục Maddox của Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có mặt trong trận đánh lịch sử ấy tuy không còn ai tại ngũ, nhưng thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 hôm nay đã kế tục xứng đáng truyền thống vẻ vang của cha anh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Phóng viên phỏng vấn Đại tá Nguyễn Đăng Đại, Chính ủy Lữ đoàn 170.

FC-1 Trung Quốc bị không quân Argentina phản đối

Về thông tin Argentina hợp tác với Trung Quốc sản xuất máy bay chiến đấu FC-1 (tức JF-17) Kiêu Long, một quan chức quân sự cao cấp Argentina cho biết, việc tổ chức sản xuất trong nước loại máy bay chiến đấu này, trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng bất lợi đến thực lực tác chiến của không quân Argentina.
Trong thời gian diễn ra triển lãm hàng không Pari cách đây không lâu, đại diện của Nhà máy chế tại máy bay FadeA của Argentina đã triển khai một loạt các cuộc đàm phán với phía Trung Quốc, thảo luận về tính khả thi của kế hoạch liên hợp sản xuất loại máy bay chiến đấu đa dụng hạng nhẹ FC-1 với Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô, quá trình đàm phán giữa hai bên vẫn trong giai đoạn sơ khai.

Cứu ngư dân Trung Quốc thoát nạn trên biển Việt Nam

Ngày 1/8, ngư dân Quảng Bình xác nhận đã cứu sống một ngư dân người Trung Quốc trôi dạt vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nạn nhân là Trịnh Tổ Ba (30 tuổi), trú tại thôn Hòa Năng, Bạch Mã Tĩnh, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Anh Ba được những người ngư dân phát hiện trong tình trạng sức khỏe đã kiệt quệ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình thì hiện ngư dân Trịnh Tổ Ba đã được Bộ đội Biên phòng và Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình tiếp nhận để khám, chăm sóc sức khỏe cũng như tiến hành liên lạc, làm các thủ tục để bàn giao cho phía Trung Quốc theo đúng quy định.
Ngư dân Trịnh Tổ Ba trú tại thôn Hòa Năng, Bạch Mã Tĩnh, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Ấn Độ sẽ sản xuất tàu sân bay hạt nhân

Tờ “The Times of India” đưa tin Ấn Độ hiện đang xem xét khả năng chế tạo tàu sân bay trọng tải 65.000 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ R.K. Dhowan ngày 1/8 cho biết một bản nghiên cứu chi tiết về kích cỡ, chủng loại, động cơ đẩy và các hệ thống thiết bị trên tàu đã được triển khai. Ông nói: “Đúng vậy, chúng tôi đang xem xét đến động cơ đẩy hạt nhân. Mọi phương án đều được nghiên cứu”. Song ông Dhowan cũng cho hay vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Nga phát triển xe bọc thép ‘lai’ trực thăng

Một phương tiện chiến đấu kiểu lai tạo, kết hợp giữa các đặc điểm của loại phương tiện chiến đấu bộ binh cho lính dù và một trực thăng sẽ được trang bị cho Lực lượng đổ bộ đường không (VDV) của Nga vào năm 2030 để đáp ứng với các yêu cầu chiến tranh hiện đại, hãng tin RIA Novosti trích dẫn lời của Tư lệnh VDV cho biết hôm thứ Năm.
Theo Tư lệnh VDV, Đại tướng Vladimir Shamanov: “Xung đột vũ trang trong tương lai (từ 2020 – 2030) sẽ đòi hỏi phải có một mô đun chiến đấu giống như một phương tiện bọc thép và một máy bay trực thăng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến lược về biển, đảo

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng “khai quốc công thần” với những chiến công “truyền quốc sử” trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, vốn xuất thân là người thầy giáo dạy sử-địa. Ông hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế. Trong bài viết lược thuật này, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những chỉ đạo chiến lược của Đại tướng trong giải phóng, xây dựng và bảo vệ biển, đảo Việt Nam. Tư liệu trong bài được lấy chủ yếu từ sách “Võ Nguyên Giáp – hào khí trăm năm” do NXB Trẻ phát hành.
Tầm nhìn trong giải phóng các đảo ở Biển Đông

Vì sao Triều Tiên duy trì lực lượng đặc nhiệm đông nhất thế giới?

Lực lượng đặc nhiệm, được coi là 1 trong 5 quân chủng của quân đội Triều Tiên, đứng thứ nhất thế giới về số lượng, với khoảng 180.000 – 200.000 người.
Đặc nhiệm cũng là một quân chủng
Triều Tiên hiện có hơn 1 triệu quân thường trực, là quân đội đông thứ 4 thế giới hiện nay. Bên cạnh đó là hơn 8 triệu người thuộc lực lượng dự bị, dân quân. Như vậy trên lý thuyết, với hơn 9 triệu thành viên, chiếm đến 40% dân số, Triều Tiên đang có một lực lượng quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.
Triều Tiên còn được cho là đang sở hữu kho vũ khí hoá học lớn thứ 3 trên thế giới. Lực lượng đặc nhiệm, được coi là 1 trong 5 quân chủng của quân đội nước này, đứng thứ nhất thế giới về số lượng, với khoảng 180.000 – 200.000 người.

Ấn Độ sắp nhận tên lửa đạn đạo siêu chính xác Prahaar

Cuối năm nay hoặc đầu năm tới Quân đội Ấn Độ sẽ chính thức tiếp nhận tên lửa đạn đạo Prahaar siêu hạng có độ chính xác cực cao.
Theo Jane’s Defence, Bộ Quốc phòng Ấn Độ phối hợp cùng với Cơ quan Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) sẽ tiến hành kiểm tra cấp nhà nước đối với tên lửa đất đối đất chiến thuật tầm xa Prahaar do DRDO chế tạo.
Ngày 19/7/2013, vừa qua một hệ thống tên lửa Prahaar đã được đưa đến cơ sở kiểm tra tích hợp số III tại trường bắn Chandipur, bang Orissa.

Sự nguy hiểm của “hạm đội tàu trắng” Trung Quốc ở Biển Đông

Thủ đoạn nham hiểm của Bắc Kinh sử dụng tàu phi quân sự hoặc bán quân sự như Cảnh sát biển để quấy rối tàu nước ngoài nó muốn xua đuổi ra khỏi vùng biển tranh chấp, cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông và dễ đánh lừa dư luận khi Trung Quốc tự biến mình thành “nạn nhân” trong các vụ va chạm (có chủ ý của Bắc Kinh).
Vũ khí hạng nặng trên tàu Cảnh sát biển Trung Quốc
Vũ khí hạng nặng trên tàu Cảnh sát biển Trung Quốc

Báo Trung Quốc quan tâm quá trình hiện đại hóa Quân đội Việt Nam

Thời bào Hoàn Cầu vừa đăng tải bài viết về quá trình hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin tuần báo Russian Military Messenger (Nga), trở thành khách hàng đáng tin cậy của vũ khí trang bị Nga, Việt Nam muốn có được máy bay tiêm kích, tàu ngầm, tàu hộ vệ và kỹ thuật quân sự hiện đại. Việc thực hiện hiện đại hóa vũ khí trang bị, tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Theo thông tin của nhóm phân tích Tạp chí Jane’s Defence Weekly (Anh), giai đoạn 2013-2017 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt Nam sẽ đạt 6,5%, có thể đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc phòng. Nếu cách đây không lâu ngân sách quốc phòng của Việt Nam chiếm khoảng 3% GDP, thì triển vọng trong thời gian tới con số này sẽ tăng lên 5%. Căn cứ vào dự báo thì năm 2013-2017 ngân sách quốc phòng của Việt Nam sẽ tăng 30%.
Quân đội Nhân dân Việt Nam đang được chú trọng đầu tư hiện đại hóa về nhiều mặt nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc.
Quân đội Nhân dân Việt Nam đang được chú trọng đầu tư hiện đại hóa về nhiều mặt nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc.

Không khoan nhượng, Philippines mua JAS-39 Gripen đấu với Trung Quốc

Theo các phương tiện truyền thông Philippines, trong tiến trình hiện đại hóa, không quân nước này đang có ý định mua máy bay chiến đấu JAS-39 Grrpen của hãng Saab – Thụy Điển
Thứ trưởng quốc phòng Philippines Fernando Manalo đầu tháng 7 cho biết, chịu sức ép từ việc các quốc gia châu Á, đang ráo riết tăng cường quân lực và vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc, Philippines sẽ ưu tiên nguồn ngân sách lớn để tăng cường sức mạnh quân sự, chú trọng đầu tư mua sắm các phương tiện, vũ khí có thể sử dụng trong tác chiến biển Đông.
Thời gian qua, không quân Philippines đang ngắm nghía loại máy bay chiến đấu Gripen do Công ty Saab – Thụy Điển chế tạo. Đây là loại máy bay có khả năng chiến đấu mạnh, mang theo các tên lửa không đối không và tên lửa chống hạm tầm xa, rất phù hợp tác chiến trên biển Đông theo yêu cầu của không quân nước này. Hiện nay một số quốc gia thành viên ASEAN khác như Thái Lan, Malaysia cũng đang ngắm nghía loại máy bay này.
Máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen do Công ty Saab - Thụy Điển chế tạo

Học giả diều hâu Trung Quốc đang chi phối chính sách cấp cao?

Trung Quốc sử dụng các chuyên gia quân sự làm công cụ tuyên truyền, thực hiện “chiến tranh chính trị”, tạo lòng tin và tăng thực lực.
Trang mạng “Quỹ Jamestown” Mỹ ngày 25 tháng 7 đăng bài viết nhan đề “Tuyên truyền, chứ không phải chính sách: Đánh giá ‘phe diều hâu’ của Quân đội Trung Quốc” của tác giả Andrew Chab.
Theo bài viết, một số nhân vật của Quân đội Trung Quốc thường kêu gọi chính sách ngoại giao “hùng hổ hăm dọa” trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, đã gây tranh cãi và ngờ vực cho các nhà quan sát nước ngoài. Những ngôn luận dọa nạt nhất thường là của một số học giả của Quân đội Trung Quốc.
Truyền thông nước ngoài thường trích dẫn những ngôn luận hăm dọa này của một số sĩ quan, chẳng hạn như ngôn luận của Thiếu tướng La Viện về đảo Senkaku và Thiếu tướng hải quân Trương Triệu Trung kêu gọi phong toả “căn cứ tiền tiêu” của Philippines ở trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Thiếu tướng La Viện - "học giả diều hâu" thường xuyên lên tiếng "dọa nạt" láng giềng, nhưng phản tác dụng.