CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Giấc mơ về những cánh đồng











QĐND - Một cô giáo trẻ hỏi những học trò mầm non của mình là: “Các con có biết các bạn trâu và các bạn bò thường ăn cỏ ở đâu không?” Các mầm non hào hứng: “Con thưa cô. Các bạn ý ăn cỏ trên cánh đồng ạ”. “Thế cánh đồng là gì các con có biết không?” Các mầm non vẫn hồn nhiên: “Thưa cô. Không biết ạ.”
Đừng trách các mầm non vì câu trả lời rất…chân thành đó nhé. Bây giờ, đâu chỉ riêng các bé mầm non, mà cả các bé quá tuổi mầm non, nếu từ lúc sinh ra cho đến thời điểm được hỏi câu hỏi đó mà các bé chưa từng đặt chân  tới một miền quê, nơi có các cánh đồng mênh mông, bao la, bát ngát, thì các bé trả lời thế đâu có gì là sai. Nếu các bé chỉ biết cánh đồng qua phim ảnh, sách báo thì cũng không nên ngạc nhiên nếu lại có một câu trả lời ngây ngô nào đó. Cũng tương tự như việc có bé khóc nức nở vì cãi không lại với bác nông dân khi bác ta khẳng định con bò màu vàng, nâu, chứ không…có đốm như con bò trong sách giáo khoa.
Nói vậy chứ mình không có ý đòi hỏi tất cả các bé trên đời đều phải biết đến cánh đồng, đều phải đến tận những cánh đồng. Nói vậy chỉ là để nhắc nhớ tuổi thơ mình từng có cả một cánh đồng và cả bầu trời rộng lớn. Thời thơ ấu, mình thường trèo lên ngọn đồi giữa cánh đồng lúa làng mình và tự hỏi tại sao đây lại gọi là đồng Thùng? Tại sao kia lại là Lè Vè, Hái Mỏ? Những cái tên đồng không biết xuất xứ do đâu, truyền từ đời nào đến đời này, khi  đọc lên nghe ngộ nghĩnh mà thân thương như một phần máu thịt? Thời thơ ấu, nhà mình toàn phải ăn cơm trộn sắn, khoai. Sắn khoai thường là nhà bác mình trồng, thái nhỏ, phơi khô rồi chở từng bao lên… cứu tế. Lần nào về quê bác cũng dẫn mình ra cánh đồng trồng khoai, khi để vun khoai, khi thì nhặt cỏ và cắt dây khoai về cho lợn. Bác bảo ruộng đồng, cây cối  nghĩa  tình vậy đấy. Cứ rạc mình ra để sống vì người. Khi đó mình còn nhỏ, có biết nghĩ ngợi gì đâu, chỉ thấy mênh mông và lộng gió là thích rồi.
Khi mình thơ ấu, bố mẹ mình đều làm công nhân, nghèo lắm. Bác mình thương các em, các cháu ăn khoai, sắn độn cơm mãi liền cho mượn một mảnh ruộng hai mươi thước ở một cánh đồng có tên là đồng Chối. Lần đầu tiên cả nhà đi cấy lúa vui lắm. Lần đầu tiên bưng bát cơm trắng do chính tay mình cấy hái chăm nom hạnh phúc lắm. Người vô tâm có thể đã quên, nhưng  người hoài cổ như mình thì không quên đâu. Không bao giờ quên đâu. Thật đấy. Những cánh đồng quê nội thực sự hấp dẫn mình từ đó. Những buổi chiều lộng gió, những sớm mai đầm sương.  Người lớn làm việc trên đồng. Trẻ con chăn trâu, cắt cỏ, thả vịt, câu cá. Nào mùa gặt rơm lúa vàng hươm. Nào mùa ngô, lạc ngai ngái mùi no đủ. Mỗi cánh đồng cho mỗi mùa vụ và mỗi loại cây lương thực. Bác lại bảo mình là những cánh đồng cũng như mỗi đời người vậy. Có tên gọi, có tính cách. Phải hiểu những thửa ruộng, những cánh đồng đó, phải đối xử chân tình với nó mới mong no ấm.
Khi đó mình vẫn còn ham chơi, bác nói thì nghe vậy chứ có nghĩ ngợi gì đâu.
Và…cũng có năm mất mùa. Cả cánh đồng bạc thếch, xác xơ. Một gánh lúa trên vai có thể đếm được bao nhiêu hạt thóc. Thì có no ấm cũng phải kinh qua thất bát chứ. Thiên nhiên hào phóng, nhưng cũng khó tính lắm chứ. Thiên nhiên cũng phải thử xem lòng người đối xử ra sao với thiên nhiên chứ. Bác mình nói vậy đấy. Mất mùa, ai cũng buồn, nhưng may là nỗi buồn cũng qua mau và người nông dân nào cũng lại tìm thấy niềm hăng say lao động và hi vọng ở những thửa ruộng của mình, những cánh đồng làng mình.
Một lần, khi cùng bạn đi qua một cánh đồng đang bị lấp đi để xây dựng khu công nghiệp, mình buột miệng than thở: “Cứ thế này thì chẳng bao lâu ta sẽ không còn một cánh đồng nào nữa”. Bạn mình cười ngất, bảo: “Cậu đúng là con mắt hạt đậu. Nước ta có hai vựa lúa lớn là Đồng bằng  sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên lúa ở đó không những nuôi dân ta thoải mái mà còn xuất khẩu. Những cánh đồng tin hin của cậu không được quy hoạch làm công nghiệp là bất hạnh chứ hay ho gì mà tiếc nuối. Cậu xem thu nhập một năm từ công nghiệp so với nông nghiệp trên chính diện tích ấy chênh như thế nào…”. Và vân vân. Tóm lại là bạn mình diễn thuyết rất hùng hồn. Mình chẳng biết bạn mình nói đúng không nhưng mình…tịt ngóm. Mình chẳng biết nói sao, nhưng mình tiếc nhớ những cánh đồng. Mình luôn nghĩ về những cánh đồng. Và như thể đã mặc định, lúc nào, đi đâu, mình cũng phải ngồi cạnh cửa sổ xe để ngắm những cánh đồng. Những cánh đồng dù ở đâu trên đất Việt Nam ta cũng giống nhau thôi. Mình chưa đi nhiều nơi, nhưng mình tin vậy.
Nhưng lẽ nào một ngày kia mình chỉ còn thấy lại cánh đồng tuổi thơ qua những giấc mơ?

 Trang chủ
Tản văn của PHẠM THANH THÚY HÃY KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ

trang chủ
HÃY KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ
hoa cau vuon trau


Tràng Bạch-Đông Triều-Quảng Ninh











Tràng Bạch-Đông Triều-Quảng Ninh-
Tôi nhớ mùi thơm dìu dịu của những tép bưởi chua chua man mát, mùi nồng của những quả hồng đỏ mọng cùng vị ngọt ngào của những miếng bánh dẻo, bánh nướng đêm Trung thu.Tuổi thơ tôi đã qua bao mùa trăng nhưng tôi yêu nhất là những lúc trăng tròn đêm Trung thu. Trăng vàng óng trải trên đường theo bước chân những đứa trẻ tay cầm đèn ông sao lấp lánh vừa đi vừa hát bài “Rước đèn ông sao”. Ký ức tôi vẫn còn đây lung linh đêm Trung thu những ngày ấy. Tuổi thơ qua đi nhưng những ký ức còn đọng lại. Nó mãi mãi nơi đây nơi góc trái lồng ngực tôi thổn thức.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có tuổi thơ, ai cũng đầy kỷ niệm. Có những kỷ niệm vui, những kỷ niệm buồn. Với tôi đêm Trung thu luôn hằn sâu trong trí nhớ. Vào đêm Trung thu, thời tiết như trong lành hơn, hương hoa hương quả như lẫn vào trong gió chỉ cần hít vào là căng cả lồng ngực toàn cơ thể như căng ra tràn sức sống. Mẹ thường cho chị em tôi ra sân làng, nơi tập trung rất nhiều đứa trẻ. Mỗi đứa một chiếc đèn lồng trên tay, mặc quần áo đẹp đứng bẽn lẽn. Bọn con trai thì tợn hơn, chạy nhảy đùa nghịch khắp nơi, chơi trốn tìm và đuổi bắt, mồ hôi ướt đầm. Nhưng đứa nào đứa nấy đều rất vui vì chỉ một lúc nữa thôi khi các anh chị phụ trách đoàn thể đến là sẽ được phá cỗ, rước đèn, vui phải biết...