CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Ấn Độ thành quốc gia có tàu ngầm hạt nhân

Sau 25 năm nỗ lực, lò phản ứng trên chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân “Arihant” do Ấn Độ tự chế tạo đã đi vào hoạt động vào rạng sáng nay. Tàu sân bay Ấn Độ thử vũ khí lần chót / Tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ sắp chạy thử

Hải quân Trung Quốc ráo riết “sục sạo” ở Biển Đông

 Trung Quốc ráo riết tăng cường sức mạnh quân sự ở Nam Biển Đông, với việc mở rộng căn cứ và dùng tàu chiến tuần tra ở bên trong “đường lưỡi bò”.

Trung Quốc biến Đá Vành Khăn thành căn cứ hải quân mạnh nhất ở Nam Biển Đông. 

Tàu chiến Mỹ sắp ồ ạt tràn vào Biển Đông?

Hãng tin AFP ngày 10/8 cho biết, Mỹ và Philippines đang tích cực triển khai đàm phán về việc, nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của các tàu chiến Mỹ tại các căn cứ quân sự của Philippines.
Nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz của Mỹ từng xuất hiện ở Biển Đông. 

LHQ xúc tiến vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông

Tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc đã mở cuộc họp đầu tiên tại La Haye, Hà Lan ngày 11/7 vừa qua.
Tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc đã mở cuộc họp đầu tiên tại La Haye, Hà Lan ngày 11/7 vừa qua.
Báo chí Philippines ngày 9/8 dẫn thông báo của Ngoại trưởng nước này cho biết, Tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc (LHQ) đang xúc tiến vụ Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. 
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế (Ảnh: dailystar)

Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông

Các chuyên gia cho rằng tình hình  đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí có thể dẫn đến xung đột, sau những động thái liên tục của Trung Quốc.
Hôm qua, 4 tàu công vụ tiếp tục xuất hiện trong vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, AFP dẫn lời giới chức tuần duyên Nhật Bản cho hay. Theo đó, các tàu trên tiến vào khu vực khoảng 9 giờ sáng 10.8 (giờ địa phương) và rời khỏi khoảng 1 tiếng đồng hồ sau. “Chúng tôi đã cảnh báo họ nhanh chóng rời đi”, một sĩ quan tuần duyên nói với AFP.
Nguy cơ xung đột trên biển Hoa ĐôngTàu công vụ Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP

Ấn Độ chuẩn bị thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên

Cho đến nay, Ấn Độ đã tự hoàn thiện được các năng lực phòng vệ hạt nhân cả ở trên bộ, trên không và trên biển.
VOV.VN - Cho đến nay, Ấn Độ đã tự hoàn thiện được các năng lực phòng vệ hạt nhân cả ở trên bộ, trên không và trên biển.
Ngày 10/8, Ấn Độ cho biết đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm trên biển chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do nước này sản xuất. Chiếc tàu ngầm này nằm trong dự án trị
 giá hàng tỷ USD của Chính phủ Ấn Độ nhằm hiện đại hóa cho cho lực lượng Hải quân nước này.
Tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Hải quân Ấn Độ (Ảnh: Indiandefence)

Biển Đông: Trung Quốc 'cuống cuồng' vì Đài Loan kêu gọi Philippines hợp tác

Ngay sau khi tỏ ý chấp nhận lời xin lỗi từ phía Philippines bằng động thái dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu lập tức kêu gọi Manila đẩy nhanh tiến độ ký kết hiệp định nghề cá trên khu vực mà hai bên đang tuyên bố chủ quyền chồng lấn, tại Trường Sa.
 
Hãng thông tấn Đài Loan CNA ngày 9/8 dẫn lời Tổng thống Mã Anh Cửu cho biết Đài Bắc mong muốn căng thẳng giữa hai chính quyền sau vụ tuần duyên Philippines bắn chết một ngư dân Đài hôm 9/5 vừa qua sớm kết thúc và nhanh chóng tiến tới ký kết hiệp định nghề cá.

TQ tìm cách xua đuổi Philippines khỏi Biển Đông

Trung Quốc đang gây sức ép để xua đuổi thủy quân lục chiến Philippines đang đóng trên 9 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa.
 
Chiến hạm đổ bộ lớp 072 Trung Quốc trên Biển Đông.

Cận cảnh căn cứ phi pháp náo nhiệt nhất của Trung Quốc ở Biển Đông

Tờ Globe and Mail (Mỹ) đưa tin, phóng viên của hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản đã tiết lộ một bản báo cáo quân sự bí mật cho thấy sự bành trướng của quân đội Trung Quốc trên biển Đông.
Theo bản báo cáo, Trung Quốc đã ngang ngược biến Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trở thành căn cứ quân sự và trung tâm chỉ huy hoạt động náo nhiệt nhất của hải quân nước này.
Các tàu hộ vệ, tàu tuần tra, tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên dừng lại ở Đá Vành Khăn.
Khu vực này cũng bị Trung Quốc xây dựng trái phép thành một cứ điểm hải quân, được trang bị bãi đỗ máy bay trực thăng, bệ pháo cao xạ, thiết bị thông tin vệ tinh, radar cảnh giới bờ biển, tấm năng lượng mặt trời, hệ thống đèn chiếu, thậm chí cả một sân bóng rổ.
Một số hình ảnh về các hoạt động quân sự trái phép của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn:
Tàu hải quân Trung Quốc thường xuyên ra vào khu vực này
Tàu hải quân Trung Quốc thường xuyên ra vào khu vực này

Hàn Quốc, Mỹ lại tập trận chung vào cuối tháng 8

Cuộc tập trận thường niên này nhằm cải thiện “khả năng phòng thủ”, Bộ Tư lệnh Lực lượng Hỗn hợp (CFC) cho hay.
VOV.VN - Cuộc tập trận thường niên này nhằm cải thiện “khả năng phòng thủ”, Bộ Tư lệnh Lực lượng Hỗn hợp (CFC) cho hay.
Cuộc tập trận có tên Người Bảo vệ Tự do Ulchi (UFG) được trợ giúp bởi vi tính sẽ diễn ra từ 19-30/8, huy động khoảng 50.000 lính Hàn Quốc và xấp xỉ 30.000 quân nhân Mỹ, bao gồm khoảng 3.000 quân từ Mỹ và một số căn cứ khác đóng ở khu vực Thái Bình Dương, thông cáo của CFC hôm 9/8 có đoạn.
Thông cáo trích lời tướng James Thurman, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, cho biết: cuộc tập trận UFG là 1 cuộc diễn tập đồng minh quan trọng nhằm duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng Hàn Quốc - Mỹ và nó dựa trên các kịch bản thực tế, giúp cho các bên tham gia huấn luyện các nhiệm vụ thiết yếu.
Chụp ảnh lưu niệm lính Hàn Quốc và Mỹ tại cuộc tập trận chung Đại bàng Non (ảnh: stripes.com)

Báo Mỹ: Trung Quốc đã ‘vỡ mộng’ siêu cường

Hãng tin CNN mới đây đăng bài với nhan đề: “Trung Quốc phát hiện con đường trở thành siêu cường không hề dễ đi”. Bài viết nhận định, trở thành siêu cường là điều không hề dễ dàng và Trung Quốc hiện nay đã thấm thía điều đó.
Trung Quốc hưởng lợi nhiều, cống hiến ít
Mấy năm trước, báo chí nước ngoài liên tục đưa tin về sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Trung Quốc. Sự kiện Olympic tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh cũng nhận được những đánh giá tốt đẹp.
Nhưng bây giờ thì sao? Những tin liên quan đến Trung Quốc hiện nay đa số xoay quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước trong khu vực và hàng loạt các vấn đề nội tại của nước này như ô nhiễm,  tham nhũng…
Trung Quốc đã thấm thía rằng con đường trở thành một siêu cường không hề dễ đi
Trung Quốc đã thấm thía rằng con đường trở thành một siêu cường không hề dễ đi

TQ "bắt nạt" Nhật Bản như với Philippines?

Sau khi lấn lướt đoạt quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines, Trung Quốc định áp dụng chiến lược này với nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật kiểm soát.
Ngày 8/8, Trung Quốc đã xua tàu công vụ ra vùng biển gần nhóm đảo Senkaku tranh chấp với Nhật Bản và trụ lại đây trong thời gian kỷ lục là 28 tiếng đồng hồ với mục đích được cho là lặp lại chiến lược giành giật biển đảo bằng sự hiện diện ngày càng tăng của các lực lượng trên biển.
Ngày 9/8, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển mới được thành lập của Trung Quốc đã lởn vởn trong vùng biển do Nhật Bản quản lý trong thời gian lâu nhất kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku hồi năm ngoái. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã triệu tập một quan chức ngoại giao Trung Quốc để “phản đối mạnh mẽ” động thái này.
 - 1
Tàu công vụ Trung Quốc trụ lại ngày càng lâu hơn ở vùng biển xung quanh Senkaku

Singapore khoe sức mạnh quân sự mừng quốc khánh

Quốc đảo Singapore vừa ăn mừng "sinh nhật" lần thứ 48 với những màn bắn đại bác, diễu hành quân sự và trình diễn không quân ấn tượng. 
ndp55-1376061033_500x0.jpg
Quốc khánh Singapore năm nay có chủ đề "Nhiều câu chuyện... Một Singapore", bao gồm các màn diễu hành của lực lượng vũ trang, trình diễn không quân, nghệ thuật và kết thúc bằng màn pháo hoa. Trong ảnh, các binh sĩ Singapore nổ những tràng đại bác mừng ngày lễ trọng đại.

Philippines muốn Mỹ, Nhật tăng hiện diện quân sự

Philippines sẽ sớm đàm phán với Mỹ và Nhật Bản về việc mở rộng hiện diện quân sự ở nước này giữa lúc căng thẳng trên biển đang gia tăng.
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đề cập trong một báo cáo gửi đến quốc hội. “Philippines sẽ sớm tham vấn và đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận khung cho phép thực hiện chính sách của chúng ta về tăng cường hiện diện quân sự luân phiên”, hai bộ trưởng nhấn mạnh.
AP hôm qua trích nội dung báo cáo viết rằng việc cho phép quân đội Mỹ gia tăng hiện diện luân phiên sẽ giúp Philippines có “khả năng phòng thủ đáng tin cậy tối thiểu” để bảo vệ lãnh thổ song song với tiến hành hiện đại hóa quân đội. Bộ trưởng Gazmin cũng nói rõ binh sĩ Mỹ sẽ chỉ được phép tiếp cận các căn cứ quân sự hiện nay của Philippines chứ không lập căn cứ mới hay hiện diện thường trực.
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines trong một cuộc diễn tập chung - Ảnh: Nhân Dân nhật báo 

Nhật Bản và Nga đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ

Cuộc gặp có sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama và đối tác Nga Igor Morgulov.
VOV.VN - Cuộc gặp có sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama và đối tác Nga Igor Morgulov.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 9/8 cho biết, Nhật Bản và Nga sẽ tổ chức tham vấn ở cấp chuyên viên tại thủ đô Moscow vào ngày 19/8 tới để bàn về các tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước liên quan đến bốn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril và Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Cuộc gặp có sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama và đối tác Nga Igor Morgulov.
Quần đảo Kuril (Ảnh: Ria)

Biển Đông: Cựu quan chức Philippines coi Trung Quốc là ‘người bạn đáng tin cậy’

Ông Ricardo Saludo, cựu Chủ tịch Ủy ban Công vụ chính phủ Phillipines cho rằng Mỹ mới là mối đe dọa của Philippines chứ không phải Trung Quốc.
Ông Ricardo Saludo
Ông Ricardo Saludo

Siêu tàu sân bay của Mỹ đã hoàn thành 96% kết cấu

Ngày 16/4, công ty đóng tàu Huntington Ingalls Industries đã công bố tàu sân USS Gerald R. Ford đã được hoàn thành 96 % cấu trúc hoàn ...
Đồ họa siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) khi đi vào hoạt động - Ảnh: US Navy
Đồ họa siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) khi đi vào hoạt động - Ảnh: US Navy

Trực thăng tấn công Z-10 TQ do Nga thiết kế

Trực thăng tấn công Z-10 tối tân nhất của Trung Quốc không phải họ tự thiết kế ra mà là do viện thiết kế trực thăng Kamov ...
Trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc.
Trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc.

Tìm hiểu tàu ngầm tấn công “khủng” nhất Triều Tiên

Tàu ngầm Type 033 do Trung Quốc sản xuất là loại tàu ngầm tấn công lớn nhất, mạnh nhất của Hải quân Triều Tiên.
Gần đây, Hải quân Triều Tiên mới để
Gần đây, Hải quân Triều Tiên mới để "lộ" những hình ảnh hiếm về 
tàu ngầm Type 033 của nước này.

Tên lửa Trung Quốc có thể đánh chìm chiến hạm Mỹ?

Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố, tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc có khả năng đánh chìm tàu tuần dương của Mỹ ngay sau ...
Liệu CJ-10 có khả năng để đánh chìm tuần dương hạm tên lửa của Mỹ sau loạt bắn đầu tiên không?
Liệu CJ-10 có khả năng để đánh chìm tuần dương hạm tên lửa của Mỹ sau loạt bắn đầu tiên không?

Trung Quốc sợ "Hung thần tàu ngầm" P-8I của Ấn Độ

Ngày 9/5 vừa qua,“Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc đã có bài viết săm soi tính năng hiện đại của máy bay tuần tiễu ...
Máy bay tuần tiễu của Ấn Độ. (Ảnh minh họa)
Máy bay tuần tiễu của Ấn Độ. (Ảnh minh họa)

Thêm 1 chiến đấu cơ Đài Loan cắm đầu xuống biển

Một chiếc máy bay chiến đấu Mirage của Đài Loan đã bị rơi xuống vùng biển ngoài khơi phía tây bắc của hòn đảo này.
Đây là chiến đấu cơ thứ hai của Đài Loan bị tai nạn (Ảnh minh họa)
Đây là chiến đấu cơ thứ hai của Đài Loan bị tai nạn (Ảnh minh họa)

Nga sắp mời ngôi sao Hollywood đóng quảng cáo vũ khí?

Nga đang xem xét việc mời ngôi sao phim hành động Mỹ Steven Seagal quảng cáo cho ngành vũ khí nước này, bởi Moscow muốn vươn lên ...
Ngôi sao phim hành động Hollywood Steven Seagal trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP
Ngôi sao phim hành động Hollywood Steven Seagal trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP

Khám phá chiến hạm có “1-0-2” của Liên Xô từng ở Cam Ranh

Ngoài các tàu ngầm hạt nhân, trong quá trình ở Cam Ranh, Liên Xô cũng từng đưa tới một chiếc tàu sân bay với kiểu thiết kế ...
Tàu tuần dương hàng không Minsk
Tàu tuần dương hàng không Minsk

Sức mạnh của sư đoàn xe tăng có biên chế hàng đầu thế giới

Sư đoàn xe tăng duy nhất, đạt tầm cỡ thế giới của lực lượng tự vệ trên đất liền (lục quân) Nhật Bản được Russian ...
Xe tăng Type 74 (trái) và Type 10 (phải) của Nhật Bản
Xe tăng Type 74 (trái) và Type 10 (phải) của Nhật Bản

Hành trình lột xác của tàu sân bay tối tân nhất Ấn Độ

Vinh dự mang tên vị hoàng đế huyền thoại Ấn Độ, tàu sân bay INS Vikramaditya đang ngày càng thể hiện được vai trò chiến ...
Tên lửa phòng thủy trên tàu sân bay INS Vikramaditya khai hỏa.
Tên lửa phòng thủy trên tàu sân bay INS Vikramaditya khai hỏa.

Top 5 lực lượng không quân hàng đầu châu Á

Trang mạng Global Fire Power xếp hạng 5 lực lượng không quân mạnh nhất khu vực.
Thái Lan là lực lượng không quân thứ 2 ở Đông Nam Á sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS. Trong ảnh máy bay AWACS SAAB-340 Erieye của Không quân Hoàng gia Thái Lan.
Thái Lan là lực lượng không quân thứ 2 ở Đông Nam Á sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS. Trong ảnh máy bay AWACS SAAB-340 Erieye của Không quân Hoàng gia Thái Lan.

Đài Loan nghi gián điệp Trung Quốc lấy cắp máy tính mật trên tàu tàng hình

Lực lượng phòng vệ Đài Loan hôm nay 11/6 cho biết đang điều tra vụ mất tích một chiếc máy tính tối mật từ tàu tuần dương ...

Phát ngôn viên hải quân Đài Loan David Lo cho biết hôm 11/6 rằng chiếc máy tính trên tàu Quang Hoa 6 đã mất tích từ hai tuần trước khi con tàu thả neo tại cảng Tả Doanh, căn cứ hải quân lớn nhất của Đài Loan.

Tòa án luật Biển sẽ sớm ra quyết định về vụ kiện 'đường lưỡi bò'

Ban trọng tài của Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) sẽ sớm đưa ra phán quyết về quyền tài phán trong vụ Philippines kiện 'đường lưỡi bò' phi lý mà Trung Quốc vẽ ra tại biển Đông.
Theo Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, trong một đến hai tuần nữa, năm thẩm phán của Ban trọng tài có thể sẽ phán quyết liệu họ có quyền tài phán trong vụ kiện của Philippines hay không.
“Tôi nghĩ vụ kiện đang tiến triển”, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn phát biểu của ông del Rosario bên lề lễ kỷ niệm 46 năm ngày thành lập ASEAN vào đêm 7.8.
Trước đó, Ban trọng tài do  chỉ định đã họp phiên đầu tiên vào ngày 11.7 tại thành phố The Hague (Hà Lan) để thông qua thủ tục xét xử.
Philippines vốn khởi kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại biển Đông ra ITLOS vào tháng 1 năm nay, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Trong đơn kiện, Manila đề nghị tòa án tuyên bố yêu sách chủ quyền bao trùm gần trọn biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) vốn vạch ra giới hạn lãnh hải cho các quốc gia ven biển.
Sơn Duân

Những hiểm họa của Cảnh sát biển TQ ở Biển Đông

Việc Trung Quốc công bố tuyến tuần tra mới trong “đường lưỡi bò” và điều tàu cảnh sát biển đến các vùng biển tranh ...
Vốn hoạt động ven bờ, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc mò ra tận vừng biển Senkaku/Điếu Ngư.
Vốn hoạt động ven bờ, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc mò ra tận vừng biển Senkaku/Điếu Ngư.

Bộ đội Việt Nam sẽ sang Nga huấn luyện

Hôm 7/8, Tờ Russia Beyond the Headlines đưa tin Bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ký kết kế hoạch huấn luyện các sĩ quan và binh sĩ Việt Nam tại Nga trong vòng 5 năm.
phungquangthanh
Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược, người bạn lâu năm, đáng tin cậy

Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines

Động thái này được cho là sẽ góp phần giúp Philippines đối phó với thiên tai và căng thẳng ở Biển Đông.
VOV.VN - Động thái này được cho là sẽ góp phần giúp Philippines đối phó với thiên tai và căng thẳng ở Biển Đông.
Các quan chức Philippines cho biết, nước này sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán về việc tăng cường sự hiện diện của binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ Philippines trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
Binh sĩ Philippines diễn tập ở San Antonio, Zambales, một tỉnh ở Tây Bắc Manila (Ảnh: AP)

Philippines mở cửa đón Mỹ, quyết bảo vệ chủ quyền

Philippines cho biết sẽ sớm đẩy nhanh việc khởi động vòng đàm phán với Mỹ về việc tăng cường sự hiện diện của binh lính Mỹ ở quốc gia Châu Á này
Lính Mỹ sẽ được tăng cường tại Philippines theo lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại trưởng nước này ngày 8/8.
Việc cho phép lính Mỹ "tăng cường hiện diện luân phiên" sẽ giúp Philippines có được "sự phòng thủ tin cậy tối thiểu" để bảo vệ lãnh thổ trong khi phải vật lộn với công cuộc hiện đại hóa lực lượng quân đội.
Động thái trên diễn ra chỉ hai ngày sau khi Philippines rầm rộ đón nhận chiếc tàu chiến lớp Hamilton thứ hai từ Mỹ chuyển sang để tăng cường hoạt động tuần tra biển.
Theo Reuters, Tổng thống Benigno Aquino cũng đã có mặt cùng lực lượng Hải quân trong lễ đón nhận này.
Con tàu đã cập cảng tại Subic, căn cứ quân sự cũ của Mỹ nằm ở bờ biển phía Tây đảo chính Luzon, đối diện với Biển Đông, nơi Philippines có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Chiếc đầu tiên là BRP Gregorio del Pilar được mua lại hồi năm 2011 và lập tức được điều đi tuần tra tại vùng biển của Philippines để chống lại cái mà Manila gọi là "sự tăng cường quân sự hóa của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp".

Đài Loan dỡ bỏ trừng phạt với Philippines

Cơ quan Ngoại giao Đài Loan ngày 9/8 tuyên bố Philippines đã có những động thái tích cực đối với 4 yêu cầu của họ.
VOV.VN - Cơ quan Ngoại giao Đài Loan ngày 9/8 tuyên bố Philippines đã có những động thái tích cực đối với 4 yêu cầu của họ.
Theo Philstar, ngày 9/8, Đài Loan đã dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt đối với Philippines sau khi Tổng thống Benigno Aquino III cử đặc phái viên sang Đài Loan xin lỗi gia đình ngư dân Hung Shih-cheng bị lực lượng cảnh sát biển Philippines bắn chết hồi tháng 5.
Ảnh minh họa (Nguồn: Philstar)

Bắn chết ngư dân trên Biển Đông: Philippines làm hòa Đài Loan

Ngày 8/8, Đài Loan thông báo đã chính thức dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Philippines sau khi Manila bắn chết một ngư dân của hòn đảo này hồi tháng 5 vừa qua.

“Đài Loan thông báo lệnh trừng phạt áp đặt cho Philippines ngay lập tức được gỡ bỏ sau khi phía Philippines chính thức gửi lời xin lỗi tới gia đình nạn nhân”, phía Đài Loan cho biết.
Quyết định xóa bỏ lệnh trừng phạt được thực thi sau khi ông Amadeo R. Perez – chủ tịch Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Manila, bay tới Đài Loan và gửi lời “xin lỗi chính thức” thay mặt Tổng thống Philippines - Benigno Aquino.
Theo đó, đại sứ Perez đã tới thành phố cảng phía nam Hsiaoliuchiu để gặp mặt gia đình ngư dân quá cố Hung Shih-cheng.
Chủ tịch của Phòng Kinh tế và Văn hóa Manila, Amadeo Perez thăm hỏi gia đình ngư dân Đài Loan, Hung Shih-cheng.
Chủ tịch của Phòng Kinh tế và Văn hóa Manila, Amadeo Perez thăm hỏi gia đình ngư dân Đài Loan, Hung Shih-cheng.

Đài Loan bỏ lệnh trừng phạt, chấp nhận Philippines xin lỗi

Đài Loan vừa dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Philippines hôm qua, sau khi Manila xin lỗi về sự cố bắn chết ngư dân hòn đảo hồi tháng 5.
Chủ tịch của Phòng Kinh tế và Văn hóa Manila, Amadeo Perez thăm hỏi gia đình ngư dân Đài Loan, Hưng Shih-cheng.

Philippines-Mỹ đàm phán tăng cường hiện diện quân sự

Manial sẽ đàm phán với Washington về vấn đề tăng cường hiện diện quân sự Mỹ trong khu vực và đã trình Quốc hội Philippines về kế hoạch tăng quân.
 Nhóm tác chiến đặc biệt của Hải quân Philippines trên vịnh Subic chào đón tàu chiến BRP Ramon Alcaraz hôm 6/8.

Bí ẩn pháo phòng không tự hành M1992 của Triều Tiên

Do mới chỉ xuất hiện công khai vài lần nên cho tới nay, pháo phòng không tự hành M1992 của Triều Tiên vẫn được đánh giá là một trong những loại vũ khí bí ẩn nhất trên thế giới.
Trong một thời gian dài, các mẫu pháo phòng không tự hành hiện đại nhất trong quân đội CHDCND Triều Tiên là pháo tự hành ZSU-23-4 “Shilka” do Liên Xô sản xuất. Sau đó, theo chủ trương “tự lực cánh sinh”, các nhà nghiên cứu của Triều Tiên đã quyết định tạo ra một loại pháo phòng không của riêng mình.
Kết quả là, vào năm 1992, trong một cuộc diễu binh quân sự tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên lần đầu ra mắt loại pháo phòng không tự hành M1992, dựa trên khung gầm ZSU-23-4.
Theo các chuyên gia phương Tây, trọng lượng của một xe pháo phòng không tự hành M1992 vào khoảng 20 tấn.

Nhận diện ý đồ của Mỹ khi bán vũ khí cho Ấn Độ

Việc Mỹ sẵn sàng cung cấp nhiều vũ khí tối tân cho Quân đội Ấn Độ là nhằm mục đích đối phó với Trung Quốc.
Tạp chí Khán Hòa trong số xuất bản gần đây có bài viết phân tích tại sao trong những năm gần đây, Mỹ lại cung cấp nhiều loại vũ khí tối tân cho Ấn Độ – quốc gia vốn dĩ lâu này chủ yếu dùng trang bị vũ khí Nga.

Chiến hạm Mỹ đã áp sát Gruzia nhưng không dám tấn công Nga

Sau lễ kỷ niệm tròn 5 năm của “Cuộc chiến 5 ngày” giữa Nga và Gruzia vừa qua, Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili tiết lộ, vào thời điểm cuộc chiến nổ ra năm 2008, đã từng có rất nhiều chiến hạm Mỹ mang tên lửa hành trình áp sát Gruzia…

“Cuộc chiến 5 ngày” giữa Nga-Gruzia

Ngày 8/8/2008, khi lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh đang diễn ra thì cuộc Chiến tranh Nam Ossetia giữa một bên là Gruzia và một bên là các lực lượng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia với sự hỗ trợ của Liên bang Nga đã nổ ra. Cuộc chiến tranh chớp nhoáng giữa Nga và Gruzia, vẫn được biết tới với cái tên “Chiến tranh Nam Ossetia” hay “Cuộc chiến 5 ngày”.

Nga, Mỹ sẽ liên quân đối phó Trung Quốc?

Vào năm 2035, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa đủ lớn buộc Nga và Mỹ phải thành lập một liên quân để đối phó, một giáo sư tại một viện nghiên cứu của Mỹ dự đoán.
Giáo sư William Zimmerman thuộc Viện Nghiên cứu xã hội tại ĐH Michigan (Mỹ) đưa ra nhận định trên trong cuộc thảo luận giữa các chuyên gia Mỹ và Nga hồi đầu tháng 8, tờ Russia Beyond the Headlines (Nga) đưa tin.
Ông Eduard Ponarin, giáo sư ngành xã hội học tại ĐH HSE (Higher School of Economics – National Research University), một trong những trường đại học lớn nhất nước Nga, cho rằng các nhà lãnh đạo chính phủ Nga và Mỹ có thể sẽ đồng nhất quan điểm ngay khi có một thách thức đủ nghiêm trọng xuất hiện và đe dọa cả hai nước.
“Để điều này xảy ra, phải xuất hiện một số quyền lợi chung nhất định, hoặc một mối đe dọa chung (cho cả hai nước) nảy sinh. Hiện tại Mỹ và Nga đang theo đuổi những quyền lợi khác nhau và thường là xung đột lẫn nhau”, ông Ponarin nói.

Trung Quốc mượn oai Nga, ‘hù dọa’ Nhật Bản bất thành

Tờ Bangkok Times ngày 8/8 đã đăng tải bài bình luận cho rằng Trung Quốc tích cực tổ chức liên tục 2 cuộc diễn tập quân sự, đặc biệt là cuộc diễn tập trên biển tháng 7 vừa qua với mục đích chính là khoe sức mạnh cơ bắp, hù dọa Nhật Bản và đồng minh Mỹ.
Bài báo cho rằng, tuy cuộc tập trận “Cuộc khiêu vũ của Gấu và Gấu mèo” không được như mong đợi, nhưng nó cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các nước có mối quan tâm tới Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo bài báo, rất nhiều chuyên gia đều đồng tình với quan điểm rằng đối tượng chính mà cuộc tập trận lần này nhằm vào là Mỹ và Nhật. Đặc biệt, việc Trung Quốc, vào cuối cuộc tập trận, đã đưa một hạm đội tàu lượn vòng qua khu vực gần Nhật Bản để trở về càng khẳng định rằng Trung Quốc muốn mượn cuộc tập trận này hù dọa Nhật.

Mỹ – Philippines sẽ đàm phán triển khai thêm quân Mỹ ở Biển Đông

Mỹ-Philippines sẽ sớm đàm phán triển khai thêm quân Mỹ ở Biển Đông, tăng cường quan hệ liên minh và giúp Mỹ tiếp cận hơn đối với Biển Đông.
Hãng AFP đưa tin, ngày 8 tháng 8, Philippines cho biết, sẽ nhanh chóng triển khai đàm phán về việc mở rộng sự hiện diện của quân Mỹ ở các căn cứ quân sự của Philippines.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Hawaii lớp Virginia trang bị tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Mỹ thăm Philippines (ảnh tư liệu)

Philippines chặn âm mưu bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông

Nhằm đối phó với tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông, Philippines đã đưa ra một kế hoạch dài hơi với hàng loạt các biện pháp thể hiện thái độ cứng rắn, không khoan nhượng.
Mời Mỹ, Nhật tăng hiện diện quân sự
Mới đây, trong một báo cáo gửi đến Quốc hội Philippines Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đã đề cập đến việc Philippines sẽ sớm đàm phán với Mỹ và Nhật Bản về việc mở rộng hiện diện quân sự ở nước này giữa lúc căng thẳng trên biển đang gia tăng.
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines trong một cuộc diễn tập chung
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines trong một cuộc diễn tập chung

Ngư dân Trung Quốc vớt được tên lửa siêu thanh trên tàu ngầm Kilo

Thời gian gần đây, trên một số trang mạng quân sự của Trung Quốc cũng như thế giới đã đăng lại thông tin từ báo chí Trung Quốc nói rằng một ngư dân của nước này đã vô tình vớt được xác một quả tên lửa được trang bị trên tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất.
Căn cứ vào những hình ảnh được chia sẻ, có thể phán đoán rằng đây là tên lửa chống hạm Club mã hiệu 3M-54E (hay còn có tên khác là SS-N-27B). Đây là tên lửa chống hạm siêu thanh với tốc độ bắn 2.9 mach, tầm bắn hiệu của 220 km.
Tên lửa do ngư dân Trung Quốc vớt được
Tên lửa do ngư dân Trung Quốc vớt được

Trung Quốc: Đường đến siêu cường không “trải hoa hồng”

Cách đây vài năm, nền kinh tế thế giới hít thở thứ không khí đậm đặc sự chuyển đổi của kinh tế Trung Quốc. Nhưng giờ đây, thế giới nhắc đến Trung Quốc như là một quốc gia có nhiều tranh chấp lãnh thổ nhất, cũng là quốc gia phải vật lộn với nhiều vấn đề nội địa nhất.
Không dễ dàng để trở thành một siêu cường, và đó là những gì mà Trung Quốc đang phải trải qua. Sau nhiều năm thành công, giờ đây, Trung Quốc đang tự tạo ra các vụ căng thẳng với láng giềng quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ, các vấn đề gây bức xúc ở trong nước như ô nhiễm, tham nhũng và bất đồng quan điểm. Sức mạnh của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển, nhưng bởi vì chính vai trò ngày càng lớn trên trường quốc tế, danh tiếng toàn cầu của nước này đang bị bao vây bởi một loạt các thách thức.

Tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ sẵn sàng ‘hạ thủy’

Ngày 10/8, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết INS Arihant – tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ – đã sẵn sàng để chạy thử trên biển trước khi được đưa vào hoạt động chính thức.

Tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ sẵn sàng ‘hạ thủy’
Tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của Ấn Độ sẵn sàng ‘hạ thủy’

Công cuộc phục hưng “Made in USA” của Mỹ

Thế giới phẳng có khép lại hay không khi nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ đang đưa nhà máy từ Trung Quốc trở về Mỹ?
Tổng thống Obama từng hỏi cố lãnh đạo của Apple là Steve Jobs: “Tại sao iPhone không được sản xuất tại Mỹ?”. Steve Jobs đưa ra câu trả lời không rõ ràng: “Việc làm đó không thể trở lại nước Mỹ được”. Tuy nhiên, quan điểm về vấn đề này đối với người quyết định tương lai của Apple rất rõ ràng: Apple tin vào quy mô của các nhà máy ở nước ngoài cũng như sự linh hoạt, nhanh nhạy, kỹ năng công nghiệp tốt của người lao động nước ngoài hiện đã hơn cả người lao động Mỹ. “Made in USA” vì vậy không thể trở thành lựa chọn cho sản xuất sản phẩm của Apple.
Tuy nhiên, đây là chuyện 5 năm về trước. Cuối năm ngoái, hãng Apple bắt đầu xây dựng một dây chuyền sản xuất máy tính Mac tại Mỹ. Lý do không phải là lời kêu gọi của Tổng thống Obama mà Apple thấy nhiều lợi ích khi đưa dây chuyền sản xuất trở lại quê hương. Hiện nay, nhiều công ty Mỹ nhận ra rằng họ đã đi quá xa với mô hình gia công ở nước ngoài và cần thiết phải trở lại quê nhà. Các hãng công nghệ và sản xuất lớn như Google, General Electric, Caterpillar và Ford đang chuyển dần sản xuất trở về nước Mỹ hoặc cho xây thêm nhà máy ở Mỹ.

Công cuộc phục hưng "Made in USA"