CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Biển Đông lại dậy sóng vì màn giương oai diễu võ mới


VnMedia) - Một tàu chiến của Hải quân Đài Loan ngày hôm qua (15/5) đã xuất phát từ một cảng phía nam đến tham gia tập trận chung với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của vùng lãnh thổ này. Màn dương oai diễu võ diễn ra trong ngày hôm nay (16/5) được xem là một phần nỗ lực của Đài Loan nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ các ngư dân của họ đang hoạt động trong những vùng tranh chấp ở Biển Đông.

 Ảnh minh họa
 Tàu khu trục lớp Kidd của Đài Loan

Theo tin từ Bộ Quốc phòng Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan cho biết, một chiếc tàu khu trục lớp Kidd chở theo một số nhà báo đã xuất phát từ căn cứ hải quân Zouying ở thành phố phía nam Kaohsiung lúc khoảng 3h30 sáng qua theo giờ địa phương và hướng tới khu vực biển ngoài khơi phía nam Đài Loan.

Tàu khu trục lớp Kidd được cho là sẽ gia nhập vào một nhóm tàu hải quân và tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đang được triển khai ở khu vực lãnh hải phía nam Đài Loan nhằm bảo vệ các ngư dân của vùng lãnh thổ đang hoạt động trong khu vực lãnh hải tranh chấp.

Cuộc tập trận của một loạt tàu hải quân và tàu bảo vệ bờ biển của Đài Loan dự kiến bắt đầu lúc 6h sáng nay.

Các nguồn tin quân sự cho biết, Lực lượng Vũ trang VLT Đài Loan cũng sẽ phái thêm nhiều tàu chiến khác và cả máy bay đến tham gia vào cuộc tập trận rầm rộ này. Trong số đó sẽ có tàu Lafayette, trực thăng S70-C, tàu khu trục lớp Knox và tàu khu trục lớp Chengkung.

Các máy bay tham gia cuộc tập trận còn có cả chiến đấu cơ F-16, máy bay chiến đấu tự chế của Đài Loan và máy bay cảnh báo sớm E-2K.

Đây là lần đầu tiên quân đội Đài Loan tiến hành tập trận chung với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển ở vùng lãnh hải chồng lấn với Philippines ở Biển Đông.

Phát biểu với giới báo chí ngày hôm qua, ông Sun Chueh-hsin – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VLT Đài Loan, cho biết, cuộc tập trận ngày hôm nay là để thử thách năng lực của các lực lượng địa phương trong việc bảo vệ ngư dân.

Quân đội sẽ cung cấp sự giúp đỡ đầy đủ cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển trong cuộc tập trận cũng như trong nhiệm vụ bảo vệ hoạt động ngư nghiệp, ông Sun nói thêm. Tuy nhiên, ông này cũng cho biết, cuộc tập trận hôm nay sẽ không có màn bắn đạn thật.

Cuộc tập trận phô trương sức mạnh của Đài Loan diễn ra trong bối cảnh người dân vùng lãnh thổ này đang kêu gọi Đài Bắc tiến hành một loạt biện pháp trả đũa Manila sau khi xảy ra vụ một ngư dân của Đài Loan bị tàu Philippines bắn chết hồi tuần trước ở vùng biển tranh chấp. Vụ việc này đã làm “dậy sóng” Biển Đông trong suốt một tuần qua với những cuộc khẩu chiến qua lại và đe dọa lẫn nhau giữa VLT Đài Loan và Philippines cùng sự góp mặt của cả Trung Quốc.

Đài Loan tiếp tục “tung đòn” với Philippines

Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng khi hôm qua, VLT Đài Loan đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Philippines, trong đó có cả lệnh cấm tuyển dụng các công nhân mới đến từ Philippines, bất chấp việc Manila đã có lời xin lỗi về vụ bắn chết ngư dân Đài Loan.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines tuần trước đã bắn chết một ngư dân Đài Loan 65 tuổi sau khi cáo buộc tàu của ông này đi vào vùng lãnh hải của Philippines. Vụ việc này đã châm ngòi cho một cơn phẫn nộ ở vùng lãnh thổ Đài Loan.

Trong một nỗ lực nhằm tránh gây ra một “cơn bão ngoại giao”, Tổng thống Philippines Aquino hôm qua đã phái ông Amadeo R Perez, Chủ tịch Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Loan – cơ quan chuyên xử lý mối quan hệ với VLT Đài Loan, đến đảo này để nói lời xin lỗi trên tư cách “đại diện cá nhân”.

"Phái viên Perez đã bày tỏ sự lấy làm tiếc và xin lỗi của ông này cũng như của người dân Philippines với gia đình ông Hung Shih-cheng và người dân VLT Đài Loan về cái chết không may mắn và vô tình của người ngư dân này”, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines – ông Edwin Lacierda cho biết ở Manila.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng VLT Đài Loan – ông Jiang Yi-huah cho biết, họ thừa nhận những phát biểu của ông Lacierda nhưng coi đó là những lời nói “không thể chấp nhận được” khi miêu tả cái chết đó là hành động không cố tình.

Các quan chức Đài Loan cho rằng, “ông Perez không đủ thẩm quyền để xin lỗi và điều đó thể hiện sự thiếu chân thành của phía Philippines. Vì thế, đợt hai trong 8 biện pháp trừng phạt của Đài Loan sẽ bắt đầu có hiệu lực ngay”, ông Jiang đã nói như vậy với các phóng viên.

Những biện pháp trừng phạt mới bao gồm “cảnh báo đỏ” kêu gọi ngườicủa VLT Đài Loan không đến Philippines, tạm ngừng các cuộc trao đổi giữa quan chức cấp cao hai bên đồng thời ngừng trao đổi thương mại và các hoạt động nghiên cứu.

Ông Jiang kêu gọi người dân của VLT Đài Loan ủng hộ chính quyền trong việc gây áp lực đối với chính phủ Philippines nhưng kêu gọi người dân Philippines cư xử “bình tĩnh”.

Trước đó, Đài Loan hôm qua cũng đã ngừng các hoạt động tuyển dụng công nhân ngườiPhilippines và triệu tập đại diện ngoại giao của Manila đến để bày tỏ sự phản đối về vụ bắn chết ngư dân của họ. Đài Bắc cũng đã bác bỏ lời xin lỗi ban đầu của đại diện ngoại giaoPhilippines vì cho đó là hành động chưa đủ.

Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu khăng khăng đòi Manila phải đưa ra lời xin lỗi chính thức, bắt giữ thủ phạm và bồi thường về vụ việc nói trên.

Trước diễn biến trên, Mỹ ngày hôm qua đã bày tỏ sự quan ngại về việc Philippines và VLT Đài Loan tiếp tục đẩy căng thẳng lên cao xung quanh vụ bắn chết ngư dân hồi tuần trước.Washington kêu gọi hai bên nỗ lực dàn xếp bất đồng càng sớm càng tốt.

"Chúng tôi kêu gọi Philippines và VLT Đài Loan áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn và ngăn chặn không để các sự kiện thảm kịch tái diễn. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi cả hai bên bảo đảm an toàn hàng hải, kiềm chế không đưa ra các hành động có thể làm leo thang căng thẳng và gây phương hại đến triển vọng tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng, hiệu quả nhằm giải quyết bất đồng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell cho biết.

Kiệt Linh - (tổng hợp)

Ấn Độ không để Trung Quốc yên tại Biển Đông?


VnMedia) - Ấn Độ đã phái 4 tàu chiến, trong đó có một tàu khu trục tiên phong và một tàu khu trục tàng hình, đi thực hiện nhiệm vụ triển khai dài ngày ngoài khơi xa, từ Eo biển chiến lược Malacca đến Malaysia, Việt Nam và Philippines. Trong hành trình này, các tàu chiến của Ấn Độ sẽ đi qua những vùng tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông – nơi Trung Quốc đang có các cuộc đối đầu căng thẳng với một loạt nước láng giềng.
 
 Ảnh minh họa
 Tàu khu trục tàng hình INS Satpura của Ấn Độ

4 tàu chiến đến từ Hạm đội Phía Đông của Ấn Độ bao gồm tàu khu trục tàng hình INS Satpura, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Ranvijay, tàu hộ vệ tên lửa INS Kirch và tàu chở dầu INS Shakti. Những chiếc tàu này sẽ ghé thăm các các cảng gồm Klang ở Malaysia, Đà Nẵng ở Việt Nam và Manila ở Philippines trước khi trở về Ấn Độ vào cuối tháng 6. Chỉ huy Hạm đội Phía Đông Ấn Độ - Chuẩn Đô đốc P Ajit Kumar sẽ trực tiếp chỉ đạo nhóm tàu này trong hành trình đi qua Biển Đông.

"Tham gia có tính xây dựng là vũ khí nguyên tắc của chúng tôi trong thời bình. Ý tưởng là củng cố an ninh và sự ổn định trong toàn bộ Khu vực Ấn Độ Dương bằng cách hợp tác với các cường quốc biển trong và ngoài khu vực'', một sĩ quan cấp cao của Ấn Độ đã phát biểu như vậy.

Ấn Độ cũng đang xây dựng “những cây cầu” an ninh hàng hải mạnh mẽ với các nước như Nhật Bản và Việt Nam nhằm làm đối trọng với chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

“Chuỗi Ngọc trai” (String of Pearls) là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải – quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên ”Tương lai của năng lượng ở Châu Á” được Mỹ đưa ra 2005. “Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ Đảo Hải Nam (có người cho rằng từ Hồng Kông) xuyên Biển Đông, qua eo biển Malacca, ngang Ấn Độ Dương…đến tận Châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….

Qua chiến lược “Chuỗi Ngọc trai”, người ta thấy rõ được tham vọng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này. Nhiều người Ấn Độ tin rằng, chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc đặt Ấn Độ vào thế bất lợi quân sự bởi chiến lược này chẳng khác gì việc tạo một vòng vây xung quanh Ấn Độ.

Từ lâu, Ấn Độ đã theo dõi sát sao diễn biến các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng bởi New Delhi có một mối lo ngại sâu sa về việc sau Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc sẽ “nhòm ngó” đến Ấn Độ Dương. Cảm nhận được mối đe dọa từ Trung Quốc, Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình tư thế để có thể đối đầu với Trung Quốc.

New Delhi đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự cho mình. Ấn Độ trong mấy năm qua đang trở thành cường quốc nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Nước này cũng đẩy mạnh hoạt động tự chế tạo vũ khí hiện đại, tinh vi. Sức mạnh quân sự của Ấn Độ được đánh giá không thua kém gì và thậm chí có thể vượt qua được cả Trung Quốc.

Trong một diễn biến mới nhất khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vừa có chuyến thăm đến Tokyo với mục đích thắt chặt quan hệ với Nhật Bản – một nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Hai cường quốc hàng đầu của Châu Á được cho là đang tìm đến với nhau để làm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trong tham vọng bành trướng tứ phía.

Tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Singh đã phát biểu, Ấn Độ chia sẻ với Nhật Bản một lợi ích chiến lược lớn, đó là việc mở rộng mối quan hệ hợp tác về an ninh hàng hải và củng cố sự ổn định trong khu vực. Ấn Độ coi Nhật Bản là “đối tác tự nhiên không thể thiếu” trong con đường tìm kiếm sự ổn định và hòa bình ở Châu Á. Bảo đảm các tuyến đường biển luôn được tự do và rộng mở là điều sống còn đối với sự thịnh vượng của khu vực trong bối cảnh các nước đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông, ông Singh nói.

Kiệt Linh - (tổng hợp

Quân đội Philippines bám sát Trung Quốc ở Biển Đông


(VnMedia) - Lực lượng Vũ trang Philippines đang theo dõi chặt chẽ nhất cử nhất động của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông sau khi có thông tin nước láng giềng to lớn của họ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực này. Đây là thông tin vừa được một quan chức ở dinh tổng thống Philippines cho biết ngày hôm qua (7/6).
 
 Ảnh minh họa

Phó phát ngôn viên của tổng thống – bà Abigail Valte cho hay, từ ngày 6/6, quân đội Philippines không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đang có các hoạt động xây dựng của phía Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.

"Tuy nhiên, để đề phòng, chúng tôi sẽ canh chừng sát nhằm phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở đó”, bà Valte cho biết trong một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua.

Khi được hỏi về việc Philippines sẽ phản ứng theo cách thức như thế nào nếu phát hiện Trung Quốc đang bắt đầu tiến hành việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên vùng lãnh thổ mà Manila khẳng định thuộc chủ quyền của mình và cáo buộc Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp, nữ phát ngôn viên Valte trả lời: “bước tiếp theo sẽ do Lực lượng Vũ trang và Bộ Ngoại giao Philippines đánh giá và đưa ra quyết định”.

Bãi cạn Scarborough là nơi chứng kiến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài hơn 2 tháng giữa Philippines và Trung Quốc hồi năm ngoái. Cuộc khủng hoảng này được châm ngòi từ sự kiện tàu chiến Philippines chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực bãi cạn này hồi tháng 4/2012. Kể từ đó, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực sau cuộc đối đầu căng thẳng nói trên.

Điều đáng nói là sau vụ va chạm tàu thuyền hồi tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc hiện giờ đang kiểm soát bãi cạn Scarborough, khiến ngư dân Philippines lao đao, khốn khổ vì mất đi ngư trường đánh cá truyền thống. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.

Hồi tháng 1, Philippines đã quyết định đưa các cuộc tranh chấp giữa họ với nước láng giềng Trung Quốc ở Biển Đông ra giải quyết tại tòa án quốc tế. Manila tuyên bố muốn thức thách thức tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đưa ra. Theo yêu sách phi lý đó, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và vì thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các chuyên gia trên toàn thế giới.

Bắc Kinh đã phản đối đưa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế và hành động này của họ cũng đã chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận thế giới. Một chuyên gia luật hàng đầu của Mỹ từng nói, việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Philippines khiến họ chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt” trong cộng đồng quốc tế.

Kiệt Linh - (tổng hợp

Càng hung hăng, Trung Quốc càng bị thiệt


(VnMedia) - Căng thẳng liên tục và kéo dài ở các vùng biển ở Châu Á là do những động thái hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc. Mới đây, hồi tháng trước, tàu Trung Quốc đã đâm vào một tàu cá Việt Nam, phá hỏng mạn tàu. Tiếp đó, Philippines cự nự với Trung Quốc về việc nước này đưa tàu chiến vào vùng lãnh thổ do Manila chiếm đóng ở Biển Đông. Xa hơn về phía bắc, tàu thuyền Trung Quốc lượn lờ quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư suốt 5 ngày liên tiếp.
 
 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Trong những năm qua, tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã tạo ra những cuộc đối đầu nhỏ như những cuộc đụng độ hay va chạm giữa tàu thuyền, những vụ bắt giữ ngư dân hay trò “mèo vờn chuột” giữa máy bay các nước ở vùng tranh chấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng ngày càng gia tăng những cuộc đụng độ như vậy đã bộc lộ chiến lược căn bản của Trung Quốc – đó là sử dụng các vùng biển như sân khấu để họ thể hiện quyền thống trị Châu Á.

Trung Quốc đã khởi động những bước đi táo tợn để giành quyền kiểm soát các vùng lãnh hải, gây căng thẳng trong khu vực, các nhà lập chính sách và chuyên gia an ninh nhận định. Trong bối cảnh giới lãnh đạo mới của Bắc Kinh xem việc xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc biển là một mục tiêu cơ bản của quốc gia và sẵn sàng tranh chấp với các nước trên một vùng lãnh hải rộng lớn từ Đông Nam Á đến Nhật Bản và vươn cả vào Thái Bình Dương, các chuyên gia cảnh báo rằng, sự nổi lên của Trung Quốc là theo hướng gây gổ chứ không phải hòa bình.

Tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng được cho đã là chủ đề của các cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy vừa rồi (7 và 8/6) ở California.

Trong khi những vụ việc mới nhất ở các vùng biển ở Châu Á chưa gây ra bạo lực thì chúng cũng làm tăng thêm nguy cơ cho một môi trường vốn đã nguy hiểm bởi việc các nước tăng cường hiện đại hóa quân đội, kiên quyết không chịu nhượng bộ và có nhiều bước đi có thể dẫn đến những tính toán sai lầm, gây ra xung đột. Những cuộc xung đột đó nếu bùng phát có thể lôi kéo sự can dự của Mỹ - nước có hiệp ước phòng thủ chung với Nhật Bản và Philippines.

Cuộc tranh chấp ở Châu Á liên quan đến hơn một tá quốc gia với các nước xung quanh Trung Quốc coi nước láng giềng khổng lồ của họ là một “kẻ khiêu khích”.

“Cửa sổ chiến lược” của Trung Quốc

Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc được trình lên Quốc hội cho biết, giới lãnh đạo Trung Quốc xem hai thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ này là “cửa sổ cơ hội chiến lược”, trong đó họ có thể tăng cường quyền lực của quốc gia không chỉ bằng chỉ số kinh tế mà còn thông qua khả năng bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền thái quá của họ và “chiến thắng trong các cuộc xung đột khu vực”.

Thậm chí nếu Trung Quốc tránh các cuộc xung đột thì theo các nhà phân tích, nước này cũng vẫn chuẩn bị sẵn sàng để đẩy quân đội các nước khác vào tình thế phải phản ứng, gần đây nhất là việc Philippines phải mua sắm thêm những tàu chiến mới. Đảng cầm quyền Nhật Bản thậm chí còn phải tính đến chuyện xem xét sửa đổi hiến pháp hòa bình.

Trong chuyến thăm đến Mỹ hồi tháng 5, nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã miêu tả tình hình khu vực hiện nay là một nghịch lý. Cụ thể là các nước ở Châu Á ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau về kinh tế nhưng ngược lại lại đang đối đầu nhau gay gắt vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.

“Cách chúng ta giải quyết nghịch lý này sẽ định hình một trật tự mới ở Châu Á”, bà Park nói.

Chiến lược bành trướng của Trung Quốc diễn ra khi Mỹ thực hiện chính sách hướng trọng tâm vào Châu Á trong một nỗ lực nhằm duy trì sự cân bằng sức mạnh trong khu vực từ lâu vốn nổi tiếng là khá yên bình. Một “phần lớn” của chiến lược chuyển hướng này “đang định hình khu vực đồng thời gây ảnh hưởng đến cách hành xử của Trung Quốc cũng như sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là một diễn viên chính theo một cách tích cực”, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Obama cho biết.

Chỉ cách đây 5 năm, người ta hầu như không bao giờ nghe thấy việc Trung Quốc điều tàu tuần tra đến các khu vực đảo. Tuy nhiên, 5 tháng sau khi Nhật Bản mua lại quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, tàu thuyền Trung Quốc đã 25 lần xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.

Giới lãnh đạo Nhật Bản cho rằng, chính quyền Trung Quốc đang sử dụng các cuộc tranh chấp để làm tăng uy tín cho họ trong thời điểm tăng trưởng kinh tế chậm lại và dân chúng có nhiều điều không hài lòng. Tuy nhiên, tình cảm chủ nghĩa dân tộc cũng có thể làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng, hạn chế các lựa chọn của chính phủ nếu họ muốn giảm căng thẳng. Sự hiếu chiến của Trung Quốc cũng gây phản tác dụng bởi nó khiến các nước khác trong khu vực phải tìm đến hợp tác với nhau và hiện đại hóa quân đội của họ để đối phó với Trung Quốc.

“Trong chừng mực nào đó, hung hăng, hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp có thể làm tổn hại đến danh tiếng của Trung Quốc. Sẽ là chuyện bình thường nếu bạn bị hiểu nhầm khi bạn mạnh lên và khi bạn đòi hỏi lợi ích riêng mà trước đây bạn chưa bao giờ làm thế. Trong trường hợp này, các nước nhỏ hơn sẽ xem những nước mạnh hơn và lớn hơn là kẻ bắt nạt”, ông Zhou Weihong, một chuyên gia về Nhật Bản thuộc một trường đại học ở Bắc Kinh, nhận định.

Rõ ràng, nếu Trung Quốc càng hung hăng thì họ sẽ càng phải chịu nhiều tổn hại về cả danh tiếng lẫn sự bị cô lập ở trong khu vực. Thay vì được hưởng một môi trường hòa bình để phát triển, Trung Quốc sẽ phải đối diện với những nước láng giềng ngày càng mạnh hơn và ngày càng dè chừng họ nhiều hơn.

Kiệt Linh - (theo WP)

Những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.


VnMedia) - Một quan chức cấp cao thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines hôm qua (13/6) đã liệt kê chi tiết “những hành động hung hăng, hiếu chiến” của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông này tuyên bố Manila có kế hoạch khẩn cấp để đối phó với Trung Quốc đồng thời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng để tăng cường năng lực bảo vệ lợi ích của Philippines ở Biển Đông.

 Ảnh minh họa
 Philippines tập trận chung với Mỹ ở Biển Đông

Ông Vicente Agdamag - Chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu của Lực lượng Hải quân và hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Ban Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, cho rằng, những hành động của Trung Quốc đã khẳng định “ý định rõ ràng của Bắc Kinh trong việc giành quyền kiểm soát” những khu vực tranh chấp ở Biển Đông theo đường 9 đoạn phi lý mà nước này đưa ra.

“Thực sự, việc đó bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 khi tàu tuần tra của Trung Quốc thách thức tàu MV Veritas Voyager của Philippines khi con tàu này đang tiến hành công tác thăm dò ở ngoài khơi cách Palawan 85 hải lý”, ông Agdamag nói, ám chỉ đến một vụ việc xảy ra ở Bãi Cỏ Rong nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Giới chức quốc phòng và quân sự Philippines cho biết, hai tàu của Trung Quốc đã quấy rối tàu thăm dò của Bộ Năng lượng Philippines, yêu cầu thủy thủ Philippines phải dừng các hoạt động ở đây vì đó là “một phần của lãnh thổ Trung Quốc”.

Hai tàu Trung Quốc đã rời đi sau khi Bộ Chỉ huy Phía Tây thuộc Lực lượng Vũ trang Philippines đóng ở thành phố Puerto Princesa điều một máy bay tuần tra hàng hải BN-2 Islander và một máy bay do thám/tấn công hạng nhẹ OV-10 đến khu vực. Không có cuộc đối đầu vũ trang nào xảy ra.

Ông Agdamag cũng kể ra vụ các tàu Trung Quốc đã chặn không cho tàu chiến lớn nhất của Philippines - BRP Gregorio del Pilar tiến hành bắt ngư dân Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp ở bãi cạn Scarborough như thế nào hồi tháng 4 năm ngoái. Vụ việc này đã châm ngòi cho một cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và Philippines. Giờ đây, Trung Quốc thực sự đang kiểm soát bãi cạn Scarborough. Chính phủ Philippines đã rút hai tàu khỏi bãi cạn vì thời tiết khắc nghiệt và Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn khu vực tranh chấp này.

“Mới đây, chúng tôi đã nhận được thông tin, các tàu hải giám Trugn Quốc đang áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực rộng 24km trong bãi cạn Scarborough. Họ vốn đã đặt ra một vùng cấm ở bãi cạn đó”, Chuẩn Đô đốc Agdamag cho biết.

Tính đến tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã triển khai 9 tàu ở bãi cạn Scarborough – 5 tàu ngư nghiệp và 4 tàu hải giám.

Trong “danh sách liệt kê những hành động hiếu chiến” của Trung Quốc ở Biển Đông, vị quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines cũng nêu ra việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc.

Ông Agdamag cũng không quên chỉ trích động thái của Bắc Kinh trong việc công bố hộ chiếu phổ thông mới có in đường 9 đoạn phi pháp của nước này và cả việc Trung Quốc đe dọa sẽ chặn, xông lên kiểm tra và bắt giữ tàu thuyến các nước khác trong khu vực.

Ông Agdamag còn cho biết, thị trưởng thành phố Pagasa của Philippines – ông Eugenio Bitoonon đã hai lần bị tàu Trung Quốc quấy rối ở vùng tranh chấp, một lần vào tháng 11 năm ngoái và lần mới nhất là tháng 5 vừa rồi.

Hồi tháng 2 đầu năm, theo lời ông Agdamag, 3 tàu của Hải quân Trung Quốc đã xâm nhập vào Biển Đông để tiến hành các nhiệm vụ huấn luyện và tuần tra cũng như tập trận chống cướp biển. Một tháng sau, nhiều “tàu chiến hiện đại” của Trung Quốc cũng đã được phái đến Eo biển Bashi – giữa Vùng lãnh thổ Đài Loan và Philippines, để thực hiện thêm các nhiệm vụ huấn luyện.

Cũng trong tháng 3, một loạt tàu chiến Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện một cuộc tập trận quân sự kéo dài 8 ngày ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hiện giờ, theo ông Agdamag, có khoảng 18 tàu Trung Quốc đang "xâm nhập vào lãnh thổPhilippines".

Philippines “có kế hoạch khẩn cấp” để bảo vệ đảo

Sau khi “kể tội” Trung Quốc ở Biển Đông, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines Agdamag khẳng định, nước ông có sẵn “các kế hoạch khẩn cấp” để bảo vệ những vùng lãnh thổ tranh chấp ở khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.

"Chúng tôi đã lên kế hoạch khẩn cấp và chúng tôi luôn sẵn sàng”, ông Agdamag cho biết tại một diễn đàn hàng năm do Lực lượng Không quân Philippines tổ chức.

Vị sĩ quan Hải quân nghỉ hưu không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về các kế hoạch khẩn cấp củaPhilippines mà ông nói đến. Tuy nhiên, ông này kêu gọi Philippines phảinâng cao, củng cố năng lực “theo dõi, giám sát, vận chuyển, huy động và phản ứng” nhằm tạo ra “khả năng phòng thủ ở mức đáng tin cậy giúp chúng ta có thể bảo vệ các lợi ích hàng hải và chiến lược”.

Ông Agdamag đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng từ 0,5% lên 1% GDP.

Đồng thời, theo ông Agdamag, Manila cũng cần phải tăng cường mối quan hệ an ninh với các nước khác, đặc biệt là Mỹ, trong khi tranh thủ thời gian phát triển năng lực quân sự của bản thân.

“Chúng ta cần theo đuổi một mối quan hệ lành mạnh, hữu nghị với Trung Quốc và hợp tác với nước này vì hòa bình và sự thịnh vượng trong khu vực. Nhưng chúng ta cũng phải tranh thủ thời gian phát triển kinh tế và tăng cường năng lực quân sự của mình. Vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta phải tranh thủ thời gian, chúng ta cần ít nhất 10 năm với tốc độ tăng trưởng bền vững ở mức 7 đến 8% để thực hiện chương trình nâng cao năng lực cho quân đội”, ông Agdamag nói thêm.

Kiệt Linh - (tổng hợp

‘Niềm tự hào của Trung Quốc’ chỉ là miếng mồi ngon trên biển

Một tàu sân bay với kích thước khổng lồ của mình nếu không có một hệ thống phòng thủ mạnh, cũng như một hệ thống tàu hộ tống lớn thì rất dễ biến thành “miếng mồi ngon” trên biển. Phương Tây đánh giá tàu Liêu Ninh của Trung Quốc thực sự là một tàu như vậy.
Chuyên trang công nghệ hải quân Naval Technology nhận định hàng không mẫu hạm này sở hữu các loại khí tài cơ bản như tên lửa đối không, pháo cận chiến cùng hệ thống radar. Thế nhưng, hiệu quả kết hợp của các vũ khí trên với hệ thống định vị và thiết bị điện tử vẫn đáng ngờ vì đây là điểm yếu lớn nhất mà công nghệ hải quân Trung Quốc chưa giải quyết được.

Hệ thống vũ khí trên tàu Liêu Ninh

Còn tờ “Luận cứ mỗi tuần” của Nga thì đánh giá: “Mặc dù tính năng của hệ thống phòng không tàu sân bay Trung Quốc không thể hình thành mạng lưới hỏa lực phòng thủ tầm gần dày đặc nhất, nhưng những thứ này hoàn toàn không quan trọng, bởi vì tàu sân bay Liêu Ninh rất có thể vĩnh viễn sẽ không trở thành tàu sân bay dùng cho tác chiến”.
Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) của Nhật, ngày 28/12/2012  đăng bài viết có tiêu đề: “ Liaoning – Paper Tiger or Growing Cub? ” (Tạm dịch: Liêu Ninh – Hổ giấy hay hổ đang lớn?) . Bài viết dẫn lời ông Ji, nhà nghiên cứu cao cấp, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapo nói rằng: “Tàu sân bay là vô dụng với Hải quân Trung Quốc. Nếu Liêu Ninh được dùng để chống lại Mỹ, nó không có khả năng sống sót”.

Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz của Mỹ chỉ cần 1 phút để tiêu diệt Liêu Ninh
Tờ Kanwa của Canada mới đăng bài viết với nhan đề “Các vũ khí lợi hại đánh đắm tàu Liêu Ninh”. Tác giả bài viết cho biết, các nước láng giềng của Trung Quốc sở hữu nhiều vũ khí lợi hại có thể đánh đắm tàu sân bay của Trung Quốc. Khi gặp những đối thủ được trang bị những vũ khí lợi hại (Su-30, Kh-35, Kilo 636 của Việt Nam; F-35 của Nhật Bản; Brahmos, MiG-29 của Ấn Độ) như vậy, Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ không còn đường lui. Bài báo kết luận, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ nên hoạt động tác chiến ở những nơi gần bờ.

Các loại vũ khí nguy hiểm với Liêu Ninh: Su-30, Yakhont, Brahmos, tàu ngầm Nhật

Các loại vũ khí nguy hiểm với Liêu Ninh: Su-30, Yakhont, Brahmos, tàu ngầm Nhật

Các loại vũ khí nguy hiểm với Liêu Ninh: Su-30, Yakhont, Brahmos, tàu ngầm Nhật
Tàu Liêu Ninh được đánh giá thấp về khả năng tự phòng vệ, nhất là khả năng phòng không, chống ngầm. Nó rất dễ bị tiêu diệt bởi các đòn đánh từ trên không bởi các loại máy bay như F-35, Su-27, Su-30 hoặc các loại tên lửa hành trình diệt hạm như Brahmos. Đặc biệt, khả năng chống ngầm của tàu sân bay Liêu Ninh gần như bằng không.

Trong tưởng tượng và phát biểu của Trung Quốc tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được trang bị máy bay "siêu khủng" J-15.
Tạp chí “The Diplomat” nhấn mạnh: Tuy nhiên, họ (TQ) còn khiếm khuyết một lĩnh vực rất quan trọng, là khả năng tác chiến chống ngầm còn quá yếu, đặc biệt khi họ phải đối đầu với Mỹ và Nhật Bản – 2 cường quốc có khả năng tác chiến ngầm dưới nước cực kỳ xuất sắc. Vì vậy, điểm yếu chết người về tác chiến chống ngầm sẽ biến Liêu Ninh thành mồi ngon cho các loại tàu ngầm của đối thủ.
(BTT)

Vũ khí “khủng” giúp Su-30MKI mạnh nhất trong các phiên bản Su-30?

Vừa qua, Trang mạng “Cán cân quân sự” của Nga cho biết, cho đến cuối năm 2014 các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ sẽ được trang bị tên lửa chống bức xạ và bom liệng thế hệ mới nhất có khả năng hủy diệt các mục tiêu của đối phương cực kỳ chính xác.
Loại bom liệng này do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO lần đầu nghiên cứu chế tạo. Nó sẽ giúp cho máy bay chiến đấu Su-30MKI có khả năng tấn công phá hủy các mục tiêu mặt đất cực kỳ chính xác, từ cự ly rất xa.
Trong thời gian quan DRDO đã nỗ lực phát triển loại bom liệng có cánh tấn công chính xác này và họ dự định sẽ chế tạo 3 phiên bản với 3 trọng lượng khác nhau là: 100kg, 250kg và 500kg. Quan chức lãnh đạo của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ cho biết: “Sau khi được thả từ máy bay, loại bom liệng có cánh này sử dụng chính thiết kế khí động tối ưu của nó để tự điều khiển bay đến tấn công mục tiêu”.

Su-30MKI có mạnh hơn Su-30SM của Nga?
Hiện nay DRDO đã hoàn tất 2 cuộc thử nghiệm loại bom này. Dự kiến, đến cuối năm nay họ sẽ tiếp tục thử nghiệm thả thêm nhiều lần nữa để xác định chính xác các tính năng của nó và đến cuối năm 2014 Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ sẽ hoàn tất toàn bộ các cuộc thử nghiệm, sau đó họ sẽ bàn giao loại bom này cho không quân Ấn Độ.
Ngoài loại bom liệng này, DRDO còn đang nghiên cứu phát triển cho Su-30MKI một loại tên lửa chống radar cực mạnh. Nó sẽ giúp cho các máy bay tấn công Ấn Độ có năng lực tấn công phá hủy các hệ thống các hệ thống radar cảnh báo sớm của địch thủ. Theo lời các quan chức quốc phòng Ấn Độ, loại tên lửa này có tính năng còn mạnh hơn cả Kh-31P của Nga.

Su-30MKI phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos
Loại tên lửa này được lắp đặt antenna định vị và hệ thống dẫn đường ở đầu mũi tên lửa. Nó sẽ hoạt động theo cơ chế lần theo các nguồn bức xạ điện từ và có khả năng phát hiện các nguồn bức xạ ở mọi bước sóng bức xạ vô tuyến khác nhau rồi tấn công cực kỳ chính xác vào các vật thể phát ra nguồn bức xạ đó.
Hiện nay, không quân Ấn Độ đang được trang bị 120 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI, trong tương lai họ dự định sẽ xây dựng lực lượng không quân hùng mạnh, với rất nhiều loại máy bay chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới, nhưng xương sống của nó chính là 270 – 300 chiếc Su-30MKI.

Nòng cốt của không quân Ấn Độ sẽ là 270 - 300 chiếc Su-30MK
Nếu được trang bị thêm loại bom liệng tấn công chính xác và tên lửa chống bức xạ tiên tiến, cùng với tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos, máy bay chiến đấu Su-30MKI sẽ được tăng cường gấp bội sức mạnh, thậm chí có thể còn nhỉnh hơn phiên bản Su-30SM hiện đang phục vụ trong lực lượng không quân Nga, trở thành loại tiêm kích đa năng hàng đầu thế giới.
(ANTD)

Nhật muốn bàn với Philippines, Mỹ kế kiểm soát Trung Quốc trên biển

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã thống nhất kế hoạch thăm Philippines vào cuối tháng 6 và Mỹ vào đầu tháng 7 trong nỗ lực kiểm soát (các hoạt động bành trướng sức mạnh trên biển từ phía) Trung Quốc.


Hãng tin Kyodo News ngày 14/6 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã thống nhất kế hoạch thăm Philippines vào cuối tháng 6 và Mỹ vào đầu tháng 7 trong nỗ lực kiểm soát (các hoạt động bành trướng sức mạnh trên biển từ phía) Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho hay, ông Onodera sẽ tới Philippines ngày 26/6 và đến Hawaii vào ngày 1/7 nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo an ninh hàng hải (ở Biển Đông và Hoa Đông) dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển.
Khi đi Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản mong muốn xác quyết lại một lần nữa rằng nhóm đảo Senkaku đang do Nhật Bản quản lý nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước An ninh Nhật – Mỹ và đòi hỏi Washington phải can thiệp trong trường hợp xảy ra 1 cuộc tấn công vũ trang (từ Trung Quốc).
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thảo luận với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin xung quanh những căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời tăng cường phối hợp song phương trong các phản ứng với (các động thái leo thang của) Trung Quốc.
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông hiện do Tokyo kiểm soát, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
Ở Biển Đông, Trung Quốc đưa yêu sách đòi “chủ quyền” phi lý với hầu như toàn bộ vùng biển này thông qua đường lưỡi bò phi pháp, trong đó bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tại Trường Sa, ngoài Trung Quốc còn có Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố “chủ quyền” với toàn bộ hoặc một phần quần đảo.
Cả Tokyo và Manila đều phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp “lãnh hải” của họ.
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền từ tháng 12 năm ngoái ông dã nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước khác ở Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
(ABS CBN News)

Nhật Bản ‘rủ’ Philippines, Mỹ cùng ‘khống chế’ Trung Quốc

Theo tin từ hãng thông tấn Kyodo, vào ngày 26/6 tới Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera sẽ có chuyến công du đến Philippines và ngày 1/7 sẽ tới Hawaii để gặp những người đồng cấp nhằm tìm kiếm một giải pháp ‘khống chế sự hung hăng’ của Trung Quốc, buộc nước này phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thông tin từ phía chính phủ Nhật Bản cho biết, mục đích chính của những chuyến đi này là để tìm kiếm “sự đảm bảo an ninh hàng hải” trên Biển Đông và Hoa Đông trong bối cảnh những tuyên bố và hành động để khẳng định “cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc” trên những vùng biển này ngày càng quyết liệt, hung hăng và nguy hiểm.
Tại Hawaii, ông Bộ trưởng Onodera sẽ cùng với các đồng minh Mỹ tái khẳng định quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông và quyền sở hữu, kiểm soát đối với khu vực này cũng nằm trong phạm vi của Hiệp ước an ninh chung, trong đó có điều khoản nhấn mạnh việc Mỹ sẽ “bảo vệ” Nhật trong trường hợp nước này bị tấn công bằng vũ trang.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (giữa) đến thăm một căn cứ quân sự của Mỹ ở Okalahoma.
Giới phân tích quốc tế thì cho rằng, những chuyến đi này của ông Onodera chỉ nhằm mục đích khẳng định với phe bảo thủ Nhật rằng, chính phủ vẫn nỗ lực với mọi biện pháp để đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia và qua đó đảm bảo chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện vào ngày 4/7 tới đây.
Tại Philippines, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ đối thoại với Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin về những căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông hiện nay đồng thời kêu gọi hợp tác cùng Nhật Bản để “đáp trả” những tuyên bố và hành động của Trung Quốc.
Hiện nay, Nhật – Trung vẫn tiếp tục căng thẳng trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku. Nhật Bản khẳng định khu vực đó không hề có tranh chấp và nó hoàn toàn thuộc chủ quyền quốc gia của nước này dựa theo các bằng chứng về lịch sử hay luật pháp quốc tế. Bắc Kinh khẳng định quần đảo đó có tên là Điếu Ngư và thuộc chủ quyền của họ.
Ở Biển Đông, Trung Quốc cũng liên tục có những đụng độ, tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á như Philippines, đặc biệt là quanh khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cả Tokyo và Manila đều đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc tàu Trung Quốc cố tình xâm phạm vào những vùng biển đang có tranh chấp này.
Ở Hawaii, ông Onodera dự kiến sẽ thảo luận với Đô đốc Samuel Locklear, Tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương về vấn đề liệu lá chắn tên lửa hiện nay có đủ sức ngăn chặn các vụ tấn công bằng tên lửa của Bình Nhưỡng hay không, đặc biệt là các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vẫn đang được tiếp tục.
Kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trở lại nằm quyền trong chính phủ hồi tháng 12/2012, Nhật Bản đã liên tục có những hoạt động thúc đẩy sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với các nước châu Á, đặc biệt các quan chức cấp cao trong Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã đi thăm các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
(TTVN)

Nhật Bản quyết ‘tân trang’ quân đội, sẵn sàng cho khả năng giao tranh

Trước sự tăng trưởng chóng mặt trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, và mối quan hệ Nhật – Trung có xu hướng xấu đi do tranh chấp chủ quyền và thù hằn lịch sử, đảng cầm quyền LDP của Nhật Bản vừa đề xuất cải cách toàn diện các lực lượng vũ trang nước này để chuẩn bị cho khả năng xảy ra giao tranh với nước khác.

Vừa qua, Đảng dân chủ tự do Nhật Bản (LDP) đã thống nhất kế hoạch tân trang các lực lượng bộ binh và hải quân của nước này trên qui mô lớn. Công cuộc hiện đại hóa sẽ tập trung vào nhiệm vụ thành lập Quân đoàn thủy quân lục chiến, tăng cường tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không cũng như trang bị cho quân đội và hải quân các vũ khí hiện đại tấn công các căn cứ hải quân của kẻ thù.
Hôm 30/5, Hội đồng quốc phòng của đảng LDP đã thông qua bản sơ thảo kế hoạch “tân trang” toàn diện của nước này. Bản kế hoạch này được thông qua nhằm tiến tới mục tiêu chuyển đổi Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành một lực lượng quân đội đầy đủ.
Sau Chiến tranh thế giới lần II, giới chức Nhật Bản không được phép có các lực lượng vũ trang đúng nghĩa. Nhật Bản không được phép có vũ khí tấn công như máy bay ném bom, bệ phóng tên lửa tầm ngắn và tầm xa.
Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Các cựu bộ trưởng Shigeru Ishiba và Gen Nakatani là các tác giả chính kế hoạch “tân trang qui mô lớn” của Nhật Bản. Hai ông đã thảo ra bản thảo kế hoạch này để đảng LDP phê chuẩn và gửi tới chính phủ xem xét. Theo, ông Shigeru Ishiba các qui định hạn chế quân đội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần II đã trở nên lỗi thời.
Trên thực tế, Nhật Bản đang phát triển rất tích cực Các lực lượng phòng vệ và hiện Nhật Bản đang đứng thứ 5 trên thế giới xét về chi tiêu quân sự. Mỗi năm Nhật chi khoảng 44 tỷ USD cho vũ khí nhưng không được phép sản xuất tên lửa hành trình thuộc mọi tầm bắn và máy bay ném bom chiến lược, có khả năng tiến hành các cuộc tấn công qui mô lớn.
Ông Shigeru Ishiba cho rằng đã đến lúc Nhật Bản phải có quyền xây dựng một lực lượng quân đội đầy đủ. Ông nói thêm rằng cần phải sửa Hiến pháp để bỏ đi cái tên “các lực lượng phòng vệ”. Ông cho rằng người Nhật Bản sẽ không bao giờ từ bỏ chiến tranh trong việc giải quyết các cuộc xung đột với quốc gia khác.
Nếu bản thảo sửa đổi Hiến pháp có hiệu lực, quân đội Nhật Bản có thể tiến hành một cuộc không kích toàn lực nhắm tới các căn cứ quân sự của kẻ thù cũng như tăng cường tính hiệu quả của các lực lượng phòng thủ tên lửa trong tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ xây dựng các đơn vị thủy quân lục chiến để bảo vệ các hòn đảo của nước này trên Thái Bình Dương, giống như nước này đã làm hồi Chiến tranh thế giới lần II. Vào thời đó, Nhật Bản chiến đấu chống lại Mỹ – quốc gia hiện đang là đồng minh thân cận nhất của nước này.
Trước hết, giới chức Nhật Bản muốn giải quyết vấn đề năng lực không kích vào các căn cứ quân sự của kẻ thù. Theo một tài liệu của chính phủ Nhật Bản, tình hình quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên xấu đi nghiêm trọng có thể sẽ buộc chính phủ Nhật trong tương lai phải thực thi một vài cuộc không kích vào cở sở hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Nhưng trước tiên quân đội Nhật Bản phải được trang bị các tên lửa hành trình tầm ngắn và máy bay ném bom chiến lược.
Triều Tiên đã nhiều lần đe dọa sẽ không kích vào lãnh thổ Nhật Bản. Trước tiên, Triều Tiên sẽ không kích vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản. Cho tới nay, mối quan hệ Nhật Bản – Triều Tiên vẫn luôn hết sức căng thẳng và Triều Tiên đã điều động các bệ phóng tên lửa tới bờ biển phía đông nước này và sẵn sàng khai hỏa bất kì lúc nào.
Vừa qua, một đại diện của Triều Tiên đã tới Tokyo bàn về việc bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng cuối cùng Triều Tiên đã dừng các hành động khiêu khích chống lại Nhật Bản và sẵn sàng hợp tác Tuy nhiên ông cho biết phía Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục thận trọng và theo dõi sát sao mọi động thái của Bình Nhưỡng trong tương lai.
Chính quyền Nhật còn có các mối lo ngại khác bên cạnh mối đe dọa từ Triều Tiên. Mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc đã xấu đi trong những năm gần đây và đó là lí do tại sao đảng LDP cầm quyền đề xuất thành lập các đơn vị thủy quân lục chiến đề phòng trường hợp Nhật Bản bị nước ngoài tấn công. Trước tiên, có khả năng một cuộc tấn công như vậy sẽ xảy ra đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản đang kiểm soát còn Trung Quốc cũng tuyên bố đây là lãnh thổ của mình.
Vừa qua tại một hội nghị diễn ra ở Potsdam, Đức, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công khai tuyên bố Nhật Bản đã ăn trộm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ Trung Quốc và sẽ sớm phải trả lại quần đảo này. Ông Lý cho rằng sau Chiến tranh thế giới lần II, Nhật Bản đã kí một tuyên bố theo đó nước này cam kết trả lại tất cả những quần đảo đã chiếm đóng cho Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot được tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot được tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Đáp lại, chính quyền Nhật lên án tuyên bố khiếm nhã của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng tuyên bố của Trung Quốc đã phớt lờ lịch sử và Nhật Bản không thể đồng ý được về bất kì điểm nào. Ông Suga cũng nói thêm rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc về Nhật Bản xét cả về mặt lịch sử và truyền thống. Ngày nay Nhật Bản đang sở hữu quần đảo này và tuyên bố của Trung Quốc chỉ là quan điểm từ một phía.
Sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra tuyên bố nói trên, chính quyền Nhật Bản đã ra quyết định trang bị cho các lực lượng vũ trang nước này xe lội nước đổ bộ AAV7 và “siêu trực thăng” V-22 OSPREY do Mỹ chế tạo.
Valery Kistanov, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Viễn Đông, cho rằng các vũ khí tấn công của Nhật Bản có thể nhắm tới bất kỳ hướng nào.
“Tất nhiên, trước tiên các vũ khí của Nhật sẽ nhắm tới Triều Tiên và sau đó là Trung Quốc. Nhật Bản đang tăng cường các hệ thống tên lửa do sức mạnh tên lửa và hạt nhân của Trung Quốc ngày càng tăng”, ông nói.
Dù thế nào, Nhật Bản chắc chắn sẽ chi hàng tỷ đô la cho ngành công nghiệp quốc phòng.
Theo các nhà phân tích tình hình chính trị và các chính trị gia Nhật Bản, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình trên bán đảo Triều Tiên và tự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc. Hai yếu tố này được coi là mối đe dọa đối với Nhật Bản và do đó nước này sẽ tích cực vũ trang cho các lực lượng phòng vệ của mình.
Chính phủ Nhật Bản đã tăng chi tiêu cho ngành công nghiệp quân sự tập trung chủ yếu và thay đổi vũ khí cho không quân. Chính phủ Nhật dự định sẽ cải tiến tiêm kích F-35 tiên tiến của Mỹ bằng cách trang bị thêm vũ khí tấn công trực tiếp đồng loạt JDAM, giúp tăng độ chính xác cho các cuộc không kích.
Ngoài ra, Nhật Bản dự định đến năm 2014 sẽ tiến hành thử nghiệm máy bay chiến đấu “tàng hình” đầu tiên của nước này. Nhật đã đầu tư 470 triệu USD để chế tạo máy bay tàng hình. Dự án này được tập đoàn Mitsubishi bắt đầu vào năm 2009. Máy bay tàng hình đầu tiên của quân đội Nhật Bản sẽ có tên gọi “Sin-sin” và sẽ sử dụng công nghệ tàng hình của Mỹ.
Việc Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự khiến một số nước châu Á lo ngại. Trung Quốc phản đối kế hoạch thành lập quân đội của Nhật Bản. Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các quốc gia châu Á và cộng đồng thế giới nên đặc biệt chú ý tới những nỗ lực củng cố các lực lượng vũ trang của Nhật Bản. Vị quan chức này cũng nhắc nhở rằng chính Nhật Bản là quốc gia đã khơi mào Chiến tranh thế giới lần II ở châu Á.
Riêng Mỹ, đồng minh của Nhật Bản, lại ủng hộ kế hoạch mở rộng năng lực quân sự của Tokyo. Hiện 50.000 quân Mỹ đang đóng quân tại Nhật Bản. Việc Tokyo củng cố năng lực quốc phòng sẽ giúp Washington có bàn đạp để gây sức ép với Trung Quốc.

(IFN)