CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Ấn Độ tự phát triển xe tăng Arjun Mk II, thử nghiệm tiêm kích Tejas

Ấn Độ tự phát triển xe tăng Arjun Mk II, thử nghiệm tiêm kích Tejas

Ấn Độ tự phát triển tên lửa chống tăng, thử nghiệm tiêm kích Tejas
Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định tự phát triển dòng tên lửa mới trang bị trên xe tăng Arjun Mk II và đưa chiến đấu cơ Tejas hoàn thành bay thử nghiệm chất lượng lần đầu tiên.

Tàu khu trục Ấn Độ sắp tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn tại Đà Nẵng

Tàu khu trục Ấn Độ sắp tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn tại Đà Nẵng

Tàu khu trục Ấn Độ sắp tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn tại Đà Nẵng

Vì sao các phi công phương Tây "sợ" MIG-29?

Phi công tiêm kích Canada Bob Wade sau khi bay thử MiG-29 nói: “Tôi kinh ngạc về sức cơ động và khả năng điều khiển của tiêm kích này, nhất là khả năng của nó thay đổi hướng trong khi bay..."
Tiêm kích MiG-29 khi đang bay.

Hải quân Indonesia tăng cường khả năng chống ngầm



Hải quân Indonesia tăng cường khả năng chống ngầm

Hải quân Indonesia tăng cường khả năng chống ngầm
Ba tàu hộ tống lớp Bung Tomo mà Indonesia mới mua từ Anh sẽ được trang bị trực thăng chống ngầm AS-565 Panther của châu Âu.

Trực thăng chống ngầm AS-565 Panther.
Hải quân Indonesia sẽ trang bị loại máy bay trực thăng chống ngầm AS-565 Panther mua từ công ty Airbus Helicopter cho 3 tàu hộ tống lớp Bung Tomo của họ, một nguồn tin hải quân nói với IHS Jane's hôm 6/10.
Được biết, chiếc tàu hộ tống đầu tiên của lớp này, KRT Bung Tomo (số hiệu 357), đang thử nghiệm cùng với một máy bay trực thăng AS-365N Dauphin 2 từ hôm 29/9. Các cuộc thử nghiệm bao gồm hoạt động "chạm và bay" và hạ cánh ở vùng biển Java trước khi nó xuất hiện trong lễ diễu binh của Quân đội Indonesia vào hôm 7/10 vừa qua.
Theo IHS Jane's, trực thăng Dauphin 2 tham gia trong các cuộc thử nghiệm vừa qua được Hải quân Indonesia mượn từ lực lượng tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Badan SAR Nasional. Trong khi đó, 3 chiếc tàu hộ tống lớp Bung Tomo được Indonesia mua lại của Anh, tàu có lượng giãn nước 2.300 tấn, dài 95 m, ngang rộng nhất 12,7 m, trang bị 4 máy diesel, tốc độ tối đa 31 knot (57 km/giờ). Hệ thống vũ khí trên tàu bao gồm một pháo Oto Melara 76 mm, pháo phòng không 30 mm, ống phóng ngư lôi 324 mm; hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng, và tên lửa chống hạm Exocet.
Hai trong ba tàu hộ tống đa năng lớp Bung Tomo của Hải quân Indonesia.
Chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc dự án F2000 mang tên Bung Tomo mà Hải quân Indonesia mua lại của Brunei đã cập cảng Belavan trên đảo Sumatra - Tờ Lenta (Nga) ngày 17/9 đưa tin.
"AS-365N Dauphin 2 có thiết kế và tính năng tương tự như trực thăng AS-565 Panther. Do vậy, các cuộc thử nghiệm với trực thăng AS-365N được tiến hành trên tàu hộ tống lớp Bung Tomo nhằm mục đích trang bị cho lớp tàu chiến này loại trực thăng AS-565 Panther sau khi chúng tôi tiếp nhận. Trong khi chờ đợi trực thăng Panther, thủy thủ đoàn trên tàu sẽ được làm quen với một máy bay tương tự", nguồn tin hải quân Indonesia cho biết.
Hồi tháng 5/2014, Hải quân Indonesia tuyên bố họ đang đặt mua 16 máy bay trực thăng AS-565 Panther được cấu hình cho tác chiến chống ngầm. Trong đó một số máy bay sẽ được triển khai trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Sigma 10514.
Quyết định mua trực thăng AS-565 được thực hiện theo đề xuất của công ty sản xuất máy bay nhà nước PT Dirgantara Indonesia (PTDI), trong đó bao gồm cả việc sản xuất theo giấy phép một số máy bay này ở trong nước. Tuy nhiên, các chi tiết về kế hoạch cung cấp vẫn chưa được tiết lộ.
Theo Báo Đất Việt

10 vũ khí hủy diệt và đáng sợ quân đội Nga đang sở hữu

Nga hiện là một trong những quốc gia sở hữu đội quân đông đảo, hùng mạnh và trang bị những loại vũ khí hiện đại nhất thế giới. Trong đó, nhiều vũ khí của Nga còn khiến quân đội Mỹ và NATO "phát sốt".
Tên lửa đất đối không tầm xa S-300. (Ảnh: RIA Novosti)