CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Quân nổi dậy Syria lộ pháo cối “cực độc”

Trong đoạn clip đăng tải trên trang mạng Youtube, quân nổi dậy Syria đã giới thiệu một thiết kế súng cối cỡ nòng lớn “độc đáo”.
Do thiếu thốn về vũ khí tấn công tầm xa, sức công phá mạnh (pháo), quân nổi dậy Syria buộc phải tự chế tạo các loại vũ khí. Một trong các loại vũ khí tấn công tầm xa được chế tạo rất phổ biến, đó là pháo cối. 

Đặc điểm của pháo cối là pháo nòng nhẵn, không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn, quỹ đạo hình cầu vồng.

Về phần đạn cối thì có sơ tốc lực đẩy nhỏ, chuyển động phóng là nhờ liều thuốc cháy trong phần trên các cánh dẫn hướng. Vì là loại đạn sơ tốc nhỏ nên súng cối chỉ tác chiến đánh gần và rất hiệu quả trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thời nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt. 

Pháo cối khác với các loại pháo khác là thường nạp đạn từ phía trước nòng, điều này cho phép thao tác bắn rất đơn giản, bắn nhanh. Đạn tự bị bị kích hỏa bay đi mà xạ thủ không cần độc tác phát hỏa. 

 Pháo cối tự chế của quân nổi dậy Syria.

"Ưng biển" MV-22 sẽ lên tàu sân bay Mỹ?

 Những chiếc MV-22 Osprey đang có cơ hội rất lớn “đặt chân” lên tàu sân bay khổng lồ của Hải quân Mỹ, sau việc "chiếm sân" tàu đổ bộ tấn công.
Trong hàng chục năm qua, phục vụ vận tải cho các nhóm chiến đấu tàu sân bay Mỹ là máy bay vận tải cánh cao hạng nhẹ C-2A Greyhound. Đây có lẽ là loại máy bay cánh bằng vận tải duy nhất hạ cánh được trên tàu sân bay. 
Những chiếc C-2A trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 635km/h, tầm bay 2.400km. Nó có khả năng chở tối đa 4,5 tấn hàng hoặc 26 hành khách.Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ phục vụ liên tục, cũng đã tới lúc Hải quân Mỹ tính toán kế hoạch thay thế C-2 bằng loại vận tải cơ thế hệ mới. 
 Vận tải cơ hạng nhẹ C-2A hạ cánh trên tàu sân bay.

Thủ tướng Nhật lại chọc tức Trung Quốc?

Thủ tướng Shinzo Abe tuần này nhấn mạnh quyết tâm không khuất phục trước Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ, làm dậy sóng dư luận, đặc biệt là ở Bắc Kinh.

Thủ tướng Shinzo Abe. 

Nhật Bản sắp khai thác đất hiếm dưới đáy biển

Nhật Bản sắp tự túc về đất hiếm và qua đó không để cho Trung Quốc "bắt chẹt" bằng loại nguyên liệu rất cần cho công nghệ cao này.

Nhật Bản sắp khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương. 

Tướng Mỹ: Hạm đội 7 bằng cả hải quân Trung Quốc

Sau khi từ chối so sánh quan hệ quân sự Mỹ-Trung với thời Chiến tranh Lạnh và nói rằng quan hệ quân sự Mỹ-Trung là quan hệ hợp tác, trung tướng hải quân Mỹ Scott Swift cho biết thêm tất cả hải quân Trung Quốc hợp lại mới bằng Hạm đội 7.

Tướng Swift phát biểu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy. Ảnh: AFP/TTXVN.

Nhật 'mài gươm' bảo vệ quần đảo Senkaku

Nhật có thể tái vũ trang và chế tạo vũ khí hạt nhân, điều đó có thể quân bình sức mạnh với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng dẫn tới chạy đua vũ trang tiềm ẩn nguy hiểm trong khu vực.

tàu chiến nhật bản


Philippines kiên định "con đường đang đi" ở biển Đông

Trong bối cảnh bị Trung Quốc chèn ép ở biển Đông, một số học giả Philippines cho rằng Chính phủ cần kiên định con đường kiên quyết đấu tranh phi bạo lực để đối phó với Trung Quốc.
Bãi Cỏ Mây (thuộc QĐ Trường Sa của VN) đang là điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và TQ
Bãi Cỏ Mây (thuộc QĐ Trường Sa của VN) đang là điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và TQ

Trung Quốc tính đổ 5 tỉ USD vào mỏ khí ở biển Hoa Đông

Kế hoạch đổ tiền đầu tư 7 mỏ khí mới ở biển Hoa Đông của công ty dầu khí Trung Quốc làm dấy lên lo ngại gia tăng căng thẳng hơn nữa giữa Trung - Nhật.
Các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc đang dự tính đổ tiền đầu tư 7 mỏ khí mới ở biển Hoa Đông.
Dù mục tiêu đầu tư được mô tả để khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên ở đáy biển trong khu vực tranh chấp với Nhật Bản nhưng các nhà quan sát cho rằng nó có thể này làm gia tăng căng thẳng hơn nữa giữa hai cường quốc châu Á.

Ảnh độc về căng thẳng Trung Quốc - Philippines ở Biển Đông

Những hình ảnh mà hãng tin Kyodo có được cho thấy căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực tranh chấp Biển Đông.

Kể từ đầu tháng 5, Trung Quốc thường xuyên điều động tàu quân sự và tàu cá tới bãi cạn Thomas 2 thuộc sự kiểm soát của Philippines, cách ngoài khơi đảo Palawan khoảng 200km. Động thái này dẫn tới nhiều quan ngại về sự cố đụng độ với quân đội Philippines đang đồn trú ở đây.

Hải quân Mỹ sẽ trục vớt bom ném xuống rặng san hô Úc

(Tin Nóng) Ngày 21.7, phát ngôn viên Hải quân Mỹ cho biết đang có kế hoạch trục vớt 4 quả bom do hai máy bay AV-8B Harrier của Thủy quân lục chiến Mỹ ném xuống rặng san hô Great Barrier Reef ngày 16.7.


Máy bay chiến đấu phản lực cất và hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier của Thủy quân lục chiến Mỹ - Ảnh: AFP

Bài học pháp lý cho Việt Nam từ vụ Philippines kiện Trung Quốc

"Vì vậy, bài học lớn nhất trong vụ kiện này đối với Việt Nam là chúng ta phải nhận thức rõ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, các cơ chế chứng minh chủ quyền, xử lý tranh chấp thông qua kênh pháp lý được quy định trong UNCLOS". TS Trần Công Trục nhấn mạnh.


Việc Philippines kiện Trung Quốc (TQ) áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là một hành động đúng luật, văn minh và đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Là một quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông, đặc biệt là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp của các nước, Việt Nam có thể tiếp thu được những bài học pháp lý hết sức quý giá từ vụ kiện này của Philippines, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ chia sẻ.

 
TS Trần Công Trục
 

Máy bay không người lái VN sẽ chụp ảnh ngư trường

Những chiếc máy bay không người lái của Viện Công nghệ không gian (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sẽ bay thử nghiệm ra biển với hành trình 100km.

Biển Đông: Trung Quốc “mua dây trói mình”

Theo Wall Street Journal, những hành động ngày càng quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông  khiến cho quan hệ giữa Philippines với Mỹ và Nhật Bản càng thêm khăng khít.
Nhật Bản cam kết nhanh chóng cung cấp 10 tàu tuần duyên cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.
Nhật Bản cam kết nhanh chóng cung cấp 10 tàu tuần duyên cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.

Hành động gây phẫn nộ của Trung Quốc ở Hoàng Sa

Ngày 17/7 vừa qua, nhà chức trách Trung Quốc đã ngang nhiên tổ chức lễ cấp chứng minh nhân dân và giấy cư trú cho một số cá nhân ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” nằm trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Trong buổi lễ tổ chức trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã có 10 chứng minh nhân dân và 68 giấy cư trú được phía Trung Quốc cấp phát một cách phi pháp.
Dù được tổ chức rùm beng, nhưng việc cấp phát chứng minh nhân dân và giấy cư trú trên cái gọi là "Tam Sa" hoàn toàn vô giá trị

Trung Quốc củng cố trái phép vị thế pháp lý trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Ngoài biển Đông, chỉ trong một tuần, một cơn bão và một áp thấp nhiệt đới đang khuấy sóng,  gây bao phiền muộn cho cư dân ven bờ và các tàu cá trên biển. Nhưng những cơn bão cũng không làm bức bối nhân dân các nước Đông Nam Á bằng những hành động gây hấn ngạo ngược của Trung Quốc trên vùng biển chung này.
Ngày 17-7-2013, ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo: Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam công hàm phản đối hành động uy hiếp, cướp phá tàu cá Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.

Mỹ sẽ bán hàng trăm tên lửa tiên tiến cho Hàn Quốc

Theo một cơ quan của Lầu Năm Góc, chính phủ Hoa Kỳ đang lên kế hoạch bán hàng trăm tên lửa tầm trung không-đối-không tiên tiến cho Hàn Quốc theo yêu cầu của nước này.
Hôm 19/7, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc cho biết đã thông báo cho Quốc hội về kế hoạch sẽ bán cho Hàn Quốc 260 tên lửa AIM-120C-7 Tầm trung Không-đối-Không Tiên tiến (AMRAAM), cũng như nhiều bộ phận liên quan, cung cấp các chương trình đào tạo và hỗ trợ hậu cầu. Chi phí ước tính của hợp đồng bán vũ khí này vào khoảng 452 triệu USD.

Cận cảnh pháo tự hành tốt nhất châu Âu

Pháo tự hành PZH-2000 được sản xuất bởi Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW), cùng với nhà thầu phụ chính là Rheinmetall Landsysteme.
PZH-2000 đã được điều động tham chiến tại chiến trường Afghanistan từ năm 2006 bởi quân đội Hà Lan và trở thành vũ khí chi viện hỏa lực hiệu quả cho liên quân NATO chống lại Taliban.

Đến năm 2010, quân đội Đức cũng điều động PZH-200 đến Afghanistan tham chiến, đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 quân đội Đức sử dụng pháo hạng nặng vào các hoạt động chiến đấu.
PZH-2000 có chế độ hoạt động tự động hóa rất cao. Pháo sử dụng một hệ thống nạp đạn bán tự động.

NATO gặp ác mộng, Nga cũng… mất ngủ khi S-300 tới Syria

Tờ Russia & India report vừa đăng tải bài viết phân tích sự đe dọa của S-300 với Israel, NATO nhưng cũng đồng thời chỉ ra sự bất an của Nga khi cân nhắc chuyển giao S-300 cho Syria.
Hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300 mang ý nghĩa sống còn với hệ thống phòng không của Syria, tuy nhiên, Moscow luôn cảnh giác với những diễn biến phức tạp mà loại vũ khí này có thể gây ra cho Nga và Trung Đông.
Chỉ tính riêng trong năm nay, máy bay chiến đấu của Israel đã không kích Syria “đều đặn như cơm bữa”, như thế không phận của Syria là một món mồi béo bở đối với họ.
Hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM) trong kho vũ khí của Syria đã quá già nua, không đủ sức ngăn nổi “bầy chim” Israel xâu xé, vì thế, Syria đã phải tuyệt vọng tìm kiếm hệ thống phòng không mới tiên tiến hơn là S-300.
Những tính năng tuyệt vời của SA-2 và SA-6 được các thế hệ hậu duệ là S-300, S-400 và thậm chí S-500 tiếp tục kế thừa. Do có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả của một cuộc chiến nên hệ thống tên lửa SAM thế hệ mới được đánh giá là một loại vũ khí chiến lược.
Hệ thống tên lửa S-300

Mỹ-Trung “tranh hùng” trên biển, ai sẽ thắng?

Nếu thế trận không-biển của Mỹ đấu với chiến lược chống tiếp cận-phong tỏa khu vực” của Trung Quốc, nhiều người đặt câu hỏi bên nào sẽ giành chiến thắng?
Hạm đội Mỹ.
Hạm đội Mỹ.
Khi bàn đến một cuộc đối đầu thực sự giữa thế trận Không-Biển (ASB) của Mỹ và chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” A2/AD của Trung Quốc, những vấn đề được đặc biệt quan tâm và thu hút sự thảo luận liên quan đến các loại vũ khí tối tân mà 2 bên có thể triển khai; chúng được sử dụng thế nào; tình thế của mỗi bên sau khi đã tung ra các loại vũ khí như vậy và chuyện gì diễn ra tiếp đó?…
Bên cạnh đó, bối cảnh dẫn đến một cuộc chiến như vậy cũng là một trong những vấn đề đáng bàn cãi. Hiện nay, những điểm nóng có khả năng đẩy các lực lượng Trung-Mỹ vào một cuộc xung đột sống còn trên biển nhất bao gồm tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật trên Biển Hoa Đông liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và căng thẳng Biển Đông liên quan đến các yêu sách chủ quyền và lợi ích hàng hải của Bắc Kinh và một số đồng minh của Washington.
Trong đó, theo Diplomats, điểm nóng có khả năng thổi bùng cuộc quyết đấu giữa Mỹ với thế trận Không-Biển và Trung Quốc với chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” nằm ở Biển Hoa Đông liên quan đến tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật. Kịch bản chiến tranh nhiều khả năng xảy ra có thể bắt nguồn từ một vụ va chạm ngẫu nhiên của các tàu hoặc máy bay của chính phủ 2 nước tại vùng lãnh hải tranh chấp xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Các nỗ lực ngoại giao thất bại, và vì một lý do nào đó, các vấn đề tranh chấp leo thang mạnh mẽ. Tiếp đó, các bên đều cố huy động và đổ bộ binh sĩ lên quần đảo tranh chấp. Chiến tranh bắt đầu nổ ra. Trong một kịch bản như vậy, giả sử lực lượng Mỹ đến viện trợ cho Nhật Bản. Những gì sẽ xảy ra tiếp đó?
Với chiến lược A2/AD, Trung Quốc sẽ phóng tên lửa ồ ạt, điên cuồng vào các mục tiêu Mỹ-Nhật để giành lợi thế.
Với chiến lược A2/AD, Trung Quốc sẽ phóng tên lửa ồ ạt, điên cuồng vào các mục tiêu Mỹ-Nhật để giành lợi thế.

Nhật – Mỹ định hội đàm chớp nhoáng tại Singapore, bàn về Biển Đông

Tokyo và Washington đang sắp xếp một cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Singapore, có thể là vào thứ Sáu tuần tới (26/7), hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin chính phủ cho biết.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Chiến đấu cơ Mỹ thả bom khẩn cấp ở Australia

Hai chiến đấu cơ của Mỹ đã buộc phải thả khẩn cấp 4 quả bom ở Australia do gặp trục trặc trong quá trình diễn tập.


Máy bay chiến đấu phản lực AV-8B Harrier của quân đội Mỹ.
Máy bay chiến đấu phản lực AV-8B Harrier của quân đội Mỹ.
 

Báo TQ quan tâm tàu tên lửa Project 1234 của Nga

Thời báo Hoàn cầu vừa đăng tải một số hình ảnh và thông tin kỹ thuật về tàu hộ tống tên lửa Project 1234 Ovod của Hải quân Nga.


Tàu hộ tống Project 1234 Ovod (NATO định danh tên lớp Nanuchka) được Liên Xô sản xuất từ những năm 1970 và tới ngày nay vẫn còn phục vụ trong Hải quân Nga và một số nước khác. 

Quân khu Nam Kinh luyện game chiếm đảo Senkaku

Được đưa vào giáo trình huấn luyện binh lính chính thức, game chiếm đảo Điếu Ngư của TQ thường xuyên được binh lính nước này thao luyện...


 
Theo đó, tựa game “sứ mệnh vinh quang“ chính thức trở thành trò chơi được phổ biến trong lực lượng quân chính quy của quân khu Nam Kinh. Mới đây nhất quân khu này còn tổ chức hội thao về loại trò chơi điện tử chiếm đảo Điếu Ngư này.

Mỹ chế bia bay siêu âm để tập đánh hạ tên lửa chống hạm của Trung Quốc

Hải quân Mỹ sản xuất ít nhất 39 bia đạn lướt biển siêu âm GQM-163A Coyote, trang bị động cơ phản lực ramjet, tốc độ cao nhất đạt 2.600 km.


Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, Mỹ vượt xa cả 3 hạm đội Trung Quốc

 Ngày 18-7, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cho biết, vào năm 2014, hạm đội này sẽ bắt đầu tiếp nhận các tàu chiến mới đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô tan rã.


"Trong năm 2014, các tàu chiến mới sẽ bắt đầu được bàn giao cho Hạm đội Thái Bình Dương," Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Chuẩn Đô đốc Sergei Avakyants, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 24 của Nga.

Chuẩn Đô đốc Avakyants đã nhấn mạnh đến một thực tế là kể từ năm 1991, Hạm đội Thái Bình Dương chưa tiếp nhận được một chiếc tàu chiến mới nào. Và đây sẽ là lần đầu tiên hạm đội tiếp nhận một chiếc tàu chiến mới trong hơn 20 năm qua.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, sẽ có ít nhất một trong 2 chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral, đang được chế tạo tại Pháp cho Hải quân Nga, dự kiến được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương.
 

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ được biên chế 1 tàu đổ bộ lớp Mistral 

Nhật Bản nghiên cứu chế tạo radar chống tàng hình mới siêu mạnh

 Radar FPS-7 sẽ được nâng cấp về tính linh hoạt, phạm vi trinh sát độ nhạy cảm phản ứng, tập trung theo dõi các hòn đảo tây nam chống TQ.


Radar FPS-5 theo dõi tên lửa đạn đạo của Nhật Bản

Hàng trăm xe bọc thép Trung Quốc cơ động lớn

Hàng trăm xe bọc thép chiến đấu của đơn vị thuộc Đại Quân khu Lan Châu đang có cuộc hành quân lớn tới khu vực tập trận Lan Tự 2013A.



Ngày 16/7, hàng trăm xe bọc thép chiến đấu thuộc đơn vị cấp sư đoàn của Đại Quân khu Lan Châu đã khởi hành từ Tân Cương hành quân tới khu vực tập trận Lan Tự 2013A với nhiều khoa mục và mang tính kiểm tra hoạt động tác chiến thực binh trên cao nguyên. 

Nga tập trận ở Viễn Đông để đập tan ý định bành trướng của Trung Quốc

"Phần đất liền của cuộc diễn tập này là nhằm vào Trung Quốc, còn phần trên biển và đảo là nhằm vào Nhật Bản” - chuyên gia Nga đánh giá.


Tổng tống Nga Vladimir Putin trực tiếp quan sát cuộc diễn tập

Huấn luyện chiến đấu ở Lữ đoàn xe tăng 201

Huấn luyện chiến đấu là nhiệm vụ chính trị trung tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn xe tăng 201 (Binh chủng Tăng Thiết giáp).


Với khí thế "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu", trên thao trường, bãi tập, ngày cũng như đêm, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn xe tăng 201 luôn hăng hái thi đua, say mê học tập, rèn luyện, không khí huấn luyện lúc nào cũng sôi động; các khoa mục huấn luyện trọng tâm như: Chiến thuật, kỹ thuật lái, bắn, thông tin... được thực hiện đúng nguyên tắc, chặt chẽ, bài bản. Vì vậy trình độ sẵn sàng chiến đấu và khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu của Lữ đoàn ngày càng nâng cao.
Triển khai huấn luyện chiến đấu trên sa bàn