CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Vụ Snowden: Trung Quốc “khôn” hơn Nga

Tổng thống Putin thích châm chọc Mỹ trong vụ Snowden, còn nhà lãnh đạo Trung Quốc lại quá thông minh khi chọn cách…im lặng.
Không giống như Nga, Trung Quốc không muốn tạo ra ấn tượng rằng nước này đang cười trên nỗi đau của chính quyền Mỹ
Bắc Kinh đã làm như thể chính quyền Hong Kong đã “thả” Snowden, còn chính quyền Trung Quốc thì vô can. Thế nhưng một luật sư người Hong Kong của  Snowden nói rằng một “nhân vật trung gian” người Trung Quốc đã viếng thăm Snowden và nói rằng anh này không được hoan nghênh ở Hong Kong. Nhưng Bắc Kinh đã từ chối việc đóng một vai trò nào đó trong việc đẩy rắc rối sang cho phía Nga. Lời kêu gọi của Trung Quốc, nếu quả đó đó là lời kêu gọi, thật rõ ràng và đó là hãy tống khứ Snowden khỏi Hong Kong.

Câu chuyện Snowden cũng ly kỳ như thiên trường ca Odyssey của Hy Lạp cổ đại.
Hiện thời, Snowden đang chui lủi ở khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Sheremetyevo của Moscow. Anh này cũng không hề mong muốn ở lại Nga và cũng không muốn mắc vào tội “phản quốc”, khi chỉ muốn làm “người tố cáo” những hành vi phạm pháp của chính quyền Mỹ trong việc xâm phạm tự do cá nhân của công dân.
Về phần mình, Tổng thống Putin cũng rất muốn Snowden rời khỏi sân bay Sheremetyevo. Ông nói: “Việc Snowden nhanh chóng chọn điểm đến cuối cùng là tốt cho anh ta và cho cả nước Nga”. Dù sao đi chăng nữa, Tổng thống Putin cũng không muốn ném mối quan hệ vốn đã khá  căng thẳng với Mỹ “vào thùng rác”.  Hiện thời, Snowden khó có thể rời sân bay Sheremetyevo, trong khi phía Nga cũng rất muốn tống khứ anh này đi nơi khác, càng sớm càng tốt.
Do kim ngạch thương mại của Nga với Mỹ là rất nhỏ, nếu so với kim ngạch thương mại khổng lồ Trung-Mỹ, nên rủi ro kinh tế đối với Moscow thấp hơn nhiều so với Bắc Kinh, nếu chọc tức Mỹ.
Có lẽ chính vì thế mà phía Nga đã buộc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải chờ đợi 3 tiếng đồng hồ và Tổng thống Obama chờ đợi 30 phút rồi mới chịu chính thức tiếp đón. Quan trọng hơn, Tổng thống Putin  lại ủng hộ Tổng thống Syria, Bashar al-Assad và muốn phương Tây phải trá giá đắt cho việc phá vỡ mối quan hệ này.
Vậy nước nào muốn đón nhận “kẻ đào tẩu” Edward Snowden? Cuba, Venezuela, Ecuador  hoặc có thể không một nước nào trong số này. Các nước muốn tiếp nhận Snowden sẽ phải cân nhắc lợi hại của việc gây căng thẳng với Mỹ, cường quốc kinh tế-quân sự số 1 thế giới.
Dường như Mỹ không có một kẻ thù ghê gớm, nhưng người ta lại có thể nhìn thấy kẻ thù này trong gương. Việc Trung Quốc “bắt nạt” các nước láng giềng ở Biển Đông hay tấn công các máy tính công ty Mỹ xem ra cũng không nguy hiểm đối với an ninh của cường quốc số 1 thế giới như việc thất bại trong việc giáo dục công dân nước này. Tuy không có kẻ thù lớn, nhưng nước Mỹ có rất, rất nhiều đối thủ – nhất là khi nước này đang “tự bắn vào chân mình”.
Rất có thể, vụ Snowden sẽ được giải quyết trước khi Tổng thống Barack Obama thăm Nga. Nhưng từ nay đến khi đó, “câu chuyện Snowden” vẫn đầy rẫy bất ngờ như thiên trường ca đầy phiêu lưu mạo hiểm “Iliad và Odyssey” của đại thi hào Hy Lạp cổ đại Homer.
(BKT)

Không có nhận xét nào: