CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Tìm thấy máy bay mất tích trong Thế chiến thứ II tại sa mạc Sahara


(VOV) - Chiếc Kittyhawk P-40 này được phát hiện trong trại thái được bảo quản gần như hoàn hảo.


Một máy bay chiến đấu của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) bị mất tích sau khi rơi xuống sa mạc trong Thế chiến
thứ II đã được phát hiện tại sa mạc Sahara ở Ai Cập sau khoảng thời gian dài bị vùi lấp trong cát.
Chiếc Kittyhawk P-40 được phát hiện trong trại thái được bảo quản gần như hoàn hảo. Bão và cát sa mạc gần như không ảnh hưởng đến chiếc máy bay này kể từ khi nó rơi xuống sa mạc Sahara vào tháng 6/1942.
Chiếc máy bay chiến đấu một chỗ ngồi này được phát hiện bởi một công nhân có tên là Jakub Perka, làm việc cho công ty dầu Ba Lan trong khi khám phá một khu vực hẻo lánh của sa mạc phía Tây của Ai Cập. Vị trí chiếc máy bay được phát hiện cách thị trấn gần nhất khoảng 200km.
Hầu hết các thiết bị trong buồng lái của chiếc máy bay này vẫn nguyên vẹn. Súng và cơ số đạn vẫn còn trước khi nó được quân đội Ai Cập thu giữ vì lý do an toàn.
Người ta cho rằng phi công của chiếc máy bay này vẫn còn sống sau vụ tai nạn. Anh ta đã sử dụng dù để làm nơi trú ẩn, trước khi thực hiện một nỗ lực tuyệt vọng để tìm cách trở về với thế giới văn minh bằng cách đi bộ ra khỏi sa mạc. Các phi công RAF tin đây là chuyến bay của Trung sĩ Dennis Copping, 24 tuổi - người được coi là mất tích trong chiến tranh Thế giới thứ II.
Không có hài cốt được tìm thấy được tìm thấy tại nơi máy bay gặp tai nạn, nhưng người ta dự đoán hài cốt của viên phi công xấu số này có thể nằm ở bất cứ đâu trong bán kính 20 dặm từ nơi phát hiện ra chiếc máy bay. Một cuộc tìm kiếm sẽ được tổ chức với hy vọng mong manh là sẽ tìm thấy hài cốt của phi công mất tích.
Tùy viên quốc phòng của Đại sứ quán Anh tại Cairo đã đến nơi phát hiện ra chiếc máy bay và xác nhận nó qua số serial. Tuy nhiên, đang có những lo sợ về những gì còn sót lại của chiếc máy bay này sau khi người dân địa phương bắt đầu lấy các bộ phận từ buồng lái để làm quà lưu niệm và phế liệu.
Các sử gia đang kêu gọi chính phủ Anh sớm hành động để bảo vệ chiếc máy bay như một chứng tích chiến tranh./.
Vị trí phát hiện ra chiếc máy bay cách thị trấn gần nhất của Ai Cập khoảng 200km

Cánh quạt của chiếc máy bay bị văng ra sau khi lao xuống

Các thiết bị trong buồng lái của chiếc Kittyhawk P-40 gần như còn nguyên vẹn

Dù của phi công được tìm thấy gần xác máy bay

Hệ thống súng được bố trí trên cánh của chiếc Kittyhawk P-40

Số serial và tên hãng sản xuất


Radio được tìm thấy trên buồng lái của chiếc máy bay

Hộp đạn và những viên đạn vẫn còn nguyên sau 70 năm nằm yên trên sa mạc

Trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc Sahara, chiếc máy bay gần như vẫn còn nguyên vẹn

Mạnh Hùng/VOV online

Tranh chấp tại Scarborough và quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines


(VOV) - Việc tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược với Philippines giúp Mỹ đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến lược quay trở lại châu Á – TBD của mình


Cuộc hội đàm Liên Bộ Ngoại giao - Quốc phòng hai nước Philippines - Mỹ (2+2) diễn ra ngày 30/4 tại Washington (Mỹ) đúng vào thời điểm quan hệ Philippines và Trung Quốc đang căng thẳng do cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough. Báo Daily Inquirer cho biết, tại cuộc hội đàm này, Mỹ và Philippines đều khẳng định liên minh hai nước là “mỏ neo của hòa bình, ổn định và thịnh vượng” tại châu Á - Thái Bình Dương.

Cuộc đột kích giả định diễn ra tại bờ biển đảo Palawan nằm hướng ra biển Đông, gần bãi cạn Scarborough của lính Mỹ và Philippines (Ảnh: Tân Hoa xã)
Củng cố quan hệ đồng minh chiến lược

Qua cuộc hội đàm hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh song phương. Mỹ sẽ củng cố năng lực quốc phòng cho Philippines ở mức đáng tin cậy tối thiểu thông qua các chương trình hỗ trợ an ninh. Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines ký năm 1951 vẫn được coi là nền tảng trong quan hệ an ninh.
Philippines - Mỹ đều khẳng định lợi ích chung trong việc duy trì tự do hàng hải, giao thương hợp pháp không bị đe dọa ở các tuyến hàng hải quốc tế. Ủng hộ giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển thông qua ngoại giao hòa bình, hợp tác trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Hai bên cũng thống nhất tiếp tục hợp tác xây dựng sức mạnh an ninh hàng hải của Philippines và củng cố nhận thức về hàng hải liên quan đến các vấn đề như đánh bắt trái phép, tội phạm xuyên biên giới, thảm họa thiên nhiên.
Mỹ hứa sẽ chuyển giao tàu chiến lớp Hamilton thứ hai cho Philippines trong năm nay. Đồng thời mở rộng các hoạt động tình báo, giám sát và do thám chung trong hệ thống giám sát bờ biển quốc gia của Philippines.
Trong lúc cuộc hội đàm Mỹ - Philippines đang diễn ra tại Washington thì tại Manila, Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định, Philippines sẽ tiếp tục vận dụng mọi công cụ luật pháp và ngoại giao để xử lý tranh chấp với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.
Được biết, trước đó Bắc Kinh đã bác bỏ đề nghị đưa cuộc xung đột ở Scarborough ra Tòa án luật biển quốc tế hoặc các diễn đàn quốc tế khác. Vì thế, việc giải quyết vấn đề bãi cạn Scarborough cũng được phía Mỹ đặc biệt quan tâm.
Quan điểm Mỹ về tranh chấp bãi cạn Scarborough
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi Philippines muốn Mỹ giúp đỡ dưới hình thức nào trong vụ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough giữa Philippines với Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói, Philippines muốn Mỹ ủng hộ đưa vụ này ra tòa án quốc tế.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, nước này sẽ giải quyết vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough theo ba hướng: (1) Về chính trị dựa vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); (2) Về pháp lý sẽ áp dụng hai trong năm cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển; (3) Về ngoại giao sẽ đàm phán trực tiếp giữa hai nước Philippines - Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về căng thẳng đã kéo dài 3 tuần nay giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cạn Scarborough mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Ngoại trưởng Clinton nói rằng, Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho những tranh chấp lãnh thổ như vậy  và khẳng định Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp. Tuy nhiên, bà khẳng định Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải, hòa bình và ổn định trong khu vực, bảo đảm tôn trọng pháp luật quốc tế và giao thương hợp pháp không bị đe dọa ở các tuyến hàng hải quốc tế này.
Một công bố được đưa ra sau các cuộc hội đàm cũng nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng tuần tra trên biển của Philippines theo một hiệp định quốc phòng song phương đã ký kết giữa hai nước cách đây hơn 60 năm (1951-2012).
Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh hàng hải
Được biết, sau khi Philippines ủng hộ mạnh mẽ “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ năm 2001. Quân đội Philippines đã nhận được trợ giúp của Mỹ trong giai đoạn từ năm 2001-2008 lên tới 1,23 tỷ USD, bao gồm 218 triệu USD thông qua tài trợ quân sự nước ngoài. Việc Mỹ chỉ định Philippines là một “đồng minh ngoài NATO” vào năm 2003 đã mang lại cho nước này sự tiếp cận lớn hơn với trang bị và cung ứng quốc phòng của Mỹ.
Với sự trợ giúp của Mỹ, Philippines đã vạch ra chương trình nâng cấp các hoạt động của quân đội. Tuy nhiên, khả năng phòng thủ bên ngoài và giữ vững chủ quyền của họ ở Biển Đông vẫn tỏ ra rất yếu kém.
Vì thế, trong hội đàm lần này, Washington và Manila cũng đã đạt được thỏa thuận “tăng cường năng lực quốc phòng, giúp Philippines thiết lập một hệ thống phòng thủ đủ mạnh”. Mỹ và Philippines cũng cam kết sẽ hợp tác nhằm giúp Manila tăng cường năng lực và sức mạnh an ninh hàng hải, xử lý các vấn đề an ninh khu vực như đánh bắt cá trái phép, tội phạm xuyên quốc gia và thảm họa thiên nhiên.
Hai nước sẽ mở rộng các hoạt động tình báo, do thám dựa trên hoạt động của hệ thống giám sát bờ biển quốc gia Philippines để “phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống khác nhau”. Quân đội Mỹ và Philippines cũng sẽ tăng cường các cuộc tập trận chung như cuộc diễn tập “Vai kề vai” 2012. Sự hợp tác không giới hạn trong an ninh hàng hải và mở rộng ra cả lĩnh vực chống khủng bố.
Philippines đề nghị Mỹ hỗ trợ cụ thể để tăng cường năng lực tuần tra trên biển nhằm ngăn chặn những hành vi “xâm lấn”. Tuyên bố chung hai nước cho biết, trong năm nay, Mỹ sẽ cung cấp tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai cho Philippines. Ông Del Rosario cũng tiết lộ Manila đang tìm kiếm sự hỗ trợ của “các đối tác quốc tế khác”.
Trong bối cảnh tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc đang diễn ra căng thẳng, cùng với những động thái tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược giữa Philippines - Mỹ, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến lược quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, sự trùng hợp trên khiến dư luận quốc tế quan ngại về an ninh Biển Đông có thể nảy sinh thêm những vấn đề phức tạp mới./.

CTV Nguyễn Nhâm/VOV online


Mỹ thử thành công tên lửa đánh chặn SM-3 mới

khênh dich vụ 24.com

(VOV) - Tên lửa SM-3 đã tiêu diệt được mục tiêu là một tên lửa đạn đạo tầm ngắn trên Thái Bình Dương.


Lầu Năm Góc ngày 10/5 cho biết, Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công loại tên lửa mới nhất được thiết kế để trang bị cho hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu.
Loại tên lửa mới được thử nghiệm là tên lửa đánh chặn thế hệ thứ hai Standard Missile-3 (SM-3) Block 1B của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis được phóng đi từ hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ tại quần đảo Hawaii.
Trong quá trình thử nghiệm, tên lửa đánh chặn đã tiêu diệt được mục tiêu là một  tên lửa đạn đạo tầm ngắn trên Thái Bình Dương. Quả tên lửa mục tiêu được phóng đi từ một bãi phóng tên lửa ở Kauai thuộc quần đảo Hawaii vào lúc 8h18 tối 10/5 (theo giờ của Hawaii).
Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn SM-3 mới
Tàu USS Lake Erie đã dò tìm và lần theo dấu vết mục tiêu bằng hệ thống radar AN/SPY-1. Sau đó, tàu chiến này đã phóng tên lửa SM-3 để đánh chặn và tiêu diệt thành công mục tiêu.
Theo Cơ quan Phòng thủ tên lửa thuộc Lầu Năm Góc, đây là lần thử nghiệm đầu tiên loại tên lửa đánh chặn mới nhất này và là vụ thử thành công thứ 22 trong tổng số 27 vụ thử cho tới nay trong khuôn khổ chương trình phòng thủ tên lửa Aegis.
Trước đó, tên lửa lửa SM-3 đã thất bại trong lần thử đầu tiên hồi tháng 11/2011.
Theo kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu khu trục tên lửa được trang bị hệ thống Aegis tại các căn cứ quân sự ở Rota (Tây Ban Nha).
Theo Lầu Năm Góc, các chiến hạm này sẽ được sử dụng không chỉ riêng cho việc phòng thủ tên lửa châu Âu mà trong trường hợp cần thiết, chúng có thể được chuyển giao nằm dưới quyền điều khiển của Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ, tức có thể triển khai tại khu vực Vịnh Persian và Biển Arab.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ hôm 9/5 đã thông qua kế hoạch xây dựng cơ sở phòng thủ tên lửa dọc vùng duyên hải Đại Tây Dương phía Đông nước Mỹ kéo dài từ bang Maine tới bang Florida.
Quyết định khiến Đảng Dân chủ và Lầu Năm Góc không mấy dễ chịu bởi quan điểm của họ từ đầu vẫn là không cần thiết phải có kế hoạch lãng phí thế này trong lúc ngân sách đang hạn hẹp./.

Mỹ tăng viện trợ cho Philippines sau những va chạm tại Biển Đông

(VOV) - Washington sẽ cung cấp 30 triệu USD cho Manila trong chương trình hỗ trợ tài chính quân đội nước ngoài của Mỹ (FMF) trong năm nay.


Bộ Ngoại giao Philippines ngày 3/5 cho biết, Mỹ sẽ tăng viện trợ quân sự cho Philippines trong năm nay.

Theo đó, Washington sẽ cung cấp 30 triệu USD cho Manila trong chương trình hỗ trợ tài chính quân đội nước ngoài của Mỹ (FMF). Số tiền này tăng gấp đôi so với 15 triệu USD dự tính ban đầu cho năm 2012 và gần gấp ba so với 11,9 triệu USD trong năm 2011.
Năm 2003, số tiền viện trợ tăng lên đến 50 triệu USD khi Washington gửi lực lượng đến giúp Philippines chiến đấu chống các tay súng liên hệ với al-Qaeda.
Tàu Hải giám của Trung Quốc ở gần bãi đá ngầm Scarborough (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario lo ngại, bởi so với năm 2006, khoản tiền dành cho Philippines chiếm hơn 70% trong tổng mức phân bổ FMF cho khu vực Đông Á, thì năm nay tỷ lệ ấy chỉ còn 35%.
Ông Rosario bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng điều này không biểu thị sự ưu tiên dành cho Philippines như là một đối tác khu vực, bởi thậm chí những đồng minh không có hiệp ước hình như cũng có phần chia lớn hơn trong phân bổ FMF”.
Ông Del Rosario vừa dự cuộc đối thoại “2+2” đầu tiên giữa Ngoại trưởng, Bộ trưởng quốc phòng hai nước Mỹ, Philippines tại Washington khi 2 nước đang tìm cách tăng cường quan hệ và giúp Manila xây dựng một “thế trận phòng thủ tin cậy tối thiểu”.
Theo Đại sứ quán Mỹ ở Manila, kể từ năm 2002, Philippines đã nhận được gần 500 triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ. Con số này không bao gồm việc chuyển giao 20 trực thăng đã nâng cấp, một tàu lớp Cyclone và tàu tuần duyên lớp Hamilton.
Con tàu tuần duyên thứ hai lớp Hamilton sẽ được Mỹ chuyển giao cho Philippines cuối tháng này. Hai bên đang thảo luận về khả năng chuyển giao tàu thứ ba lớp Hamilton cũng như một phi đội máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng.
Việc Mỹ tăng mạnh viện trợ quân sự diễn ra trong bối cảnh Philippines và Trung Quốc liên tục va chạm tại biển Đông, đặc biệt là quanh bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).
Khi được hỏi về việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại biển Đông, phát ngôn viên Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho biết nước này đang chuẩn bị tài liệu để trình lên tòa án quốc tế.
Trong một tin nhắn gửi đi từ Washington, Ngoại trưởng Philippines Del Rosario xác nhận Bộ Ngoại giao Philippines “đang tiến hành các thủ tục cần thiết” để trình báo vụ việc lên Itlos, có trụ sở ở Hamburg, Đức. Itlos được thành lập ngày 10/12/1982 theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (Unclos).
Ông Del Rosario nhấn mạnh đây là “một bước hợp pháp để đối phó với những xung đột và tuyên bố lãnh thổ chồng lấn” trên biển Đông. “Cả thế giới biết rõ Trung Quốc có nhiều tàu chiến, máy bay hơn so với Philippines. Tuy nhiên, rốt cuộc chúng tôi hy vọng có thể chứng tỏ rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng hơn nhiều”, ông Del Rosario nói./.

PV/VOV online (T.H)


Theo Infonet

Mỹ "băn khoăn” về chiến lược quốc phòng của Trung Quốc?


(VOV) - Mỹ đang tìm hiểu lý do tại sao Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào chương trình hiện đại hóa quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (khu vực được cho là hòa bình) như hiện nay...



Hợp tác bảo vệ không gian mạng

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt dẫn đầu đoàn quan chức quân sự cấp cao gồm 24 thành viên đang thực hiện chuyến thăm Mỹ. Ông Lương Quang Liệt là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đầu tiên đến thăm Mỹ trong vòng 9 năm trở lại đây.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc Trung Quốc ngày 7/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, Mỹ và Trung Quốc đều có khả năng xảy ra chiến tranh không gian mạng và hai nước phải bàn thảo để tránh những tính toán sai lầm có thể dẫn đến xung đột.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại cuộc họp báo ngày 7/5 (Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Leon Panetta nhấn mạnh: “Mỹ bảo vệ việc thay đổi trọng tâm chiến lược quốc phòng ở châu Á với mục đích là giúp những đồng minh có khả năng đối đầu với những thách thức quân sự mà họ gặp phải. Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc ở Thái Bình Dương. Washington muốn cùng với Bắc Kinh xây dựng mối quan hệ vững chắc trong tương lai. Điều này là cần thiết cho hai nước để giải quyết hiệu quả những vấn đề khó khăn”.
Tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã thảo luận về một loạt vấn đề như tình hình trên bán đảo Triều Tiên, không gian mạng, vũ khí hạt nhân… và nhiều vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm với mục đích đặt nền tảng thắt chặt hơn quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Trong cuộc hội đàm này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã mời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới thăm Trung Quốc vào cuối năm nay và ông Leon Panetta đã vui vẻ nhận lời. Hai bên cũng đã nhất trí tổ chức một đợt tập trận chung ở Vịnh Aden vào cuối năm nay.
Sau khi hội đàm, hai Bộ trưởng đã tổ chức họp báo. Tại đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng, các cuộc tấn không không gian mạng nhằm vào Mỹ thời gian vừa qua là do đến trực tiếp từ Trung Quốc.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Leon Panetta cũng đồng ý rằng, không phải tất cả các cuộc tấn công không gian mạng vào Mỹ đều từ phía Trung Quốc và hai Bộ trưởng đã thảo luận phương hướng hợp tác để bảo vệ an ninh mạng.
Bộ trưởng Leon Panetta cho rằng, những tin tặc từ nhiều nước khác đã tham gia các cuộc tấn công không gian mạng ở Mỹ và Trung Quốc.
“Mỹ và Trung Quốc đều là hai nước phát triển về lĩnh vực công nghệ. Điều quan trọng hiện nay là chúng tôi sẽ cùng nhau hợp tác để tránh những tính toán, nhận thức sai lầm có thể dẫn đến mâu thuẫn”- ông Leon Panetta nói.
Thăm dò mục đích quốc phòng của nhau
Chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng, sau khi nhà hoạt động dân quyền mù cả hai mắt Trương Quang Thành chạy trốn vào Đại sứ Quán Mỹ ở Bắc Kinh. Trung Quốc đã cáo buộc các nhà ngoại giao Mỹ can thiệp vào vấn đề trên và yêu cầu nước này phải xin lỗi.
Các cuộc hội đàm tại Lầu Năm Góc giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng của hai nước tập trung về giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, những nỗ lực của Mỹ đối với hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, căng thẳng giữa Trung Quốc- Philippines trên quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc…
Một quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cho biết, những vấn đề trên đều rất quan trọng cho mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Tuy nhiên, các quan chức cũng đã thảo luận để quân đội hai nước hợp tác trong phòng chống thiên tai, hỗ trợ nhân đạo và chống cướp biển.
Trong chuyến thăm Mỹ, đoàn đại biểu Trung Quốc đã đến thăm căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego - nơi mà hai nước sẽ thảo luận về các hoạt động phòng chống cướp biển với một chỉ huy quân đội vừa chở về từ Vịnh Aden khi tham gia vào hoạt động chống cướp biển.
Đoàn đại biểu quốc phòng Trung Quốc dự định đến thăm căn cứ Tư lệnh Mỹ ở Nam Florida, căn cứ lính thủy đánh bộ Camp Lejeune (bang Bắc Carolina), căn cứ quân đội ở Fort Benning ở Georgia, căn cứ không quân Seymour Johnson ở Bắc Carolina và Học viện quân sự West Point ở New York.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Mỹ đều thận trọng với những ý định chiến lược của nhau. Mặc dù ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ nhiều gấp 6 lần so với Trung Quốc nhưng Washington luôn lo ngại về sự phát triển quân sự tiềm tàng của Trung Quốc.
Lầu Năm Góc đang đặc biệt quan tâm đến sự phát triển vũ khí của Trung Quốc như vũ khí ngăn chặn tên lửa từ Hải quân Mỹ trong vùng biển gần với Trung Quốc.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết: “Mỹ đang tìm hiểu lý do tại sao Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào chương trình hiện đại hóa quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (khu vực được cho là hòa bình) như hiện nay”.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang quan tâm tới chiến lược quốc phòng mới tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta công bố hồi tháng 1/2012. Theo đó, Washington đã công bố một thỏa thuận đưa thủy quân lục chiến đến Australia, cơ cấu lại căn cứ quân sự tại Nhật Bản và tăng cường hợp tác an ninh với Philippines./.

Bích Lan/VOV online
(Theo Reuters)


Theo Infonet