CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

‘Sát thủ ẩn mình’ giúp Việt Nam xoay cục diện ‘ván cờ biển Đông’ (Kỳ 1)

Các nhà phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu S. Rajaratnam tại Singapore nhận định: “Kilo 636M sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện ‘ván cờ biển Đông’”.
Lời cảnh cáo đanh thép của Việt Nam
Theo thông cáo của Cục thiết kế Rubin và Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga, chiếc tàu ngầm Kilo 636M đầu tiên của Việt Nam mang tên Hà Nội đã hoàn tất thử nghiệm và sẵn sàng để bàn giao cho Hải quân Việt Nam.
Các nhà phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu S. Rajaratnam tại Singapore nhận định: “Kilo 636M sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện ‘ván cờ biển Đông’”.

Tàu ngầm Kilo 636MV – nhân tố làm cân bằng cục diện biển Đông
Theo hợp đồng được ký từ năm 2009 giữa Việt Nam và Nga, 6 chiếc Kilo 636M được khởi đóng từ năm 2013, dự kiến, chiếc tàu cuối cùng sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2018, sau đó sẽ được chia đều để hoạt động tại các vùng biển ở Việt Nam.
Dự án 636M của Việt Nam được đánh giá là một trong những dự án nâng cấp cải tiến tham vọng nhất từ trước đến nay, với những công nghệ hiện đại nhất của Nga, thậm chí, các kỹ sư của Admiralty đã vấp phải nhiều khó khăn khi phải vận hành một hệ thống máy và điện tử trước nay họ chưa bao giờ gặp.
Xác nhận của Bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam với giới báo chí về hợp đồng Kilo trị giá 3 tỷ USD tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La đã khiến cho nhiều người vô cùng kinh ngạc, đặc biệt là giới phân tích và các học giả quân sự chiến lược. Tuy nhiên, đây được xem là một động thái tích cực của Việt Nam trên biển Đông nhằm đề phòng trước “gã khổng lồ xấu tính” ngay bên cạnh mình. Kilo 636M sẽ giúp Việt Nam bảo vệ được chủ quyền hợp pháp của mình trước những tuyên bố phi lý của Trung Quốc và trên hết là bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của chúng ta trong các vấn đề về khoáng sản và tuyến đường biển đi qua biển Đông.

Sản phẩm của mối quan hệ nồng ấm Việt Nam - Liên bang Nga

AIP – hệ thống mà Kilo Trung Quốc sẽ không bao giờ có được.
Tất nhiên, 6 chiếc Kilo của Việt Nam có thể sẽ chỉ như hạt gạo so với hạm đội Nam Hải được báo chí Trung Quốc gọi là: “Hạm đội hùng mạnh nhất Châu Á” nhưng trên thực tế, ai cũng biết rằng đây chỉ là “con hổ giấy” mà thôi. So với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Hải quân Trung Quốc còn thua xa rất nhiều cả về chất lượng lẫn số lượng.

Thiết kế của Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam
Tàu ngầm Kilo không phải ngẫu nhiên được gọi là “Hố đen” trên đại dương. Nếu Kilo 636M kết hợp với chiến thuật đánh du kích sáng tạo của Hải quân Việt Nam thì đó đúng là thảm kịch với Hải quân Trung Quốc. Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ lối đánh này của người Việt Nam, đó là lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh nhưng mang lại hiệu quả rất lớn.
Công nghệ đi trước tàu Kilo Trung Quốc đến 10 năm
Một điểm đáng chú ý là Kilo 636M của Việt Nam được trang bị các công nghệ đi trước tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đến 10 năm.
Do Trung Quốc quá nổi tiếng với khả năng “sao chép công nghệ” nên dù cũng thuộc đề án 636M nhưng tàu ngầm Kilo mà họ đặt mua có khá nhiều bộ phận, thiết bị đặc biệt sử dụng công nghệ mới không được lắp đặt.
Số tiền của hợp đồng này tính ra thì Việt Nam phải trả nhiều hơn đến 100 triệu USD cho mỗi chiếc. Thực tế thì con số 100 triệu này nằm ở các bộ phận máy mới nhất, công nghệ sử dụng trên 636M của Việt Nam.

Ngư lôi Type 53 được sử dụng trên Kilo
Theo các đánh giá và so sánh thì 2 phiên bản Kilo của Hải quân Việt Nam sắp nhận và Hải quân Trung Quốc khác nhau rất nhiều điểm ở những điểm sau:
+ Kilo của Việt Nam được trang bị tên lửa Klub-S, với 3 phiên bản 3M54E, 3M-14E và 91RE1, trong khi đó, tàu Kilo Trung Quốc được trang bị loại 3M54E nhưng chỉ có một vài chiếc được trang bị công nghệ phóng tên lửa. Đa số, tàu ngầm Kilo của Trung Quốc chỉ có khả năng phóng ngư lôi mà thôi.
+ Kilo của Việt Nam còn được trang bị hệ thống phòng không tầm gần Igla-S, có thể tiêu diệt bất kỳ kẻ địch nào bay ở độ cao thấp rình rập nó phía trên không.
+ Hệ thống AIP (Air independent Propulsion) giúp Kilo có thể lặn nhiều ngày liền mà không cần nổi. Nga lo sợ việc Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ nên không trang bị cho tàu Kilo của Trung Quốc hệ thống này.
+ Hệ thống điện tử trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam đều là những phiên bản mới nâng cấp và cải tiến, dĩ nhiên, nó hơn gấp nhiều lần với loại sử dụng trên Kilo của Trung Quốc.
+ Cuối cùng là ngư lôi siêu khoang Shkval. Trung Quốc rất lo sợ Nga sẽ trang bị loại ngư lôi độc đáo này cho Việt Nam với tốc độ kinh hoàng của nó.

Hải quân Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi gây chiến ở biển Đông
Mục tiêu khó nhằn của Trung Quốc
Vì thế, nếu có một cuộc chiến ở biển Đông, sự hiện diện của Kilo 636M sẽ khiến Việt Nam trở thành một trong những mục tiêu khó nhằn với Trung Quốc bởi:
Thứ nhất: Trong quá khứ, Việt Nam chưa từng chịu thất bại trước bất kỳ kẻ thù nào dù khi đó, chúng ta chỉ có vũ khí thô sơ và bị áp đảo cả về công nghệ lẫn số lượng. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên một khí tài của Việt Nam được đánh giá cao hơn kẻ sắp gây chiến.
Thứ hai: Tờ Hoàn Cầu từng lớn tiếng rằng: “Ở biển Đông có 2 kẻ cứng đầu nhất là Việt Nam và Phillipines. Với Phillipines thì hoàn toàn đơn giản nhưng với Việt Nam lại khác”. Đó là bởi Việt Nam đang sở hữu những công nghệ mới và hiện đại mà Trung Quốc không có, đặc biệt nguy hiểm và đáng sợ nhất là tàu Kilo của Việt Nam.
Thứ ba: Nếu tác chiến bên dưới lòng biển, có khác nào Kilo của Trung Quốc đang tự “đâm đầu vào rọ” khi đây là khu vực sân nhà và chắc chắn Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ Kilo.
Khoảng cách từ đất liền đến các vùng có khả năng xảy ra chiến sự tối đa là 634km. Như thế, Kilo của Hải quân Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ 2 hệ thống phòng thủ Bastion-P với Yakhont và cả loại tên lửa hành trình diệt hạm Shaddock vô cùng uy lực. Kilo sẽ tham gia tác chiến theo chiến thuật hợp đồng tác chiến và chiến tranh du kích nổi tiếng của Việt Nam, cùng với các hải đoàn như Gepard 3.9, Tarantul và Molnya. Bên cạnh đó, theo một số thông tin thì tại quần đảo Trường Sa sẽ có các căn cứ bí mật dành cho hạm đội tàu ngầm của Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, Trung Quốc còn phải e dè những vấn đề sau:
- Ở sân nhà, Hải quân Việt Nam chắc chắn sẽ chiếm được lợi thế không nhỏ từ các điều kiện địa hình, khí hậu. Lực lượng của chúng ta thông thạo hơn khu vực này, trong khi ở bên kia chiến tuyến, Hải quân Trung Quốc vẫn còn dò dẫm. Không thể phủ nhận được những thiết bị hiện đại có thể giúp họ phần nào nhưng trong bất kỳ cuộc chiến này nhưng kinh nghiệm và hiểu biết mới là chìa khóa làm nên chiến thằng. Đó là điều mà người ta nói về “Nghệ thuật chiến tranh” mang tên Du kích trứ danh của Việt Nam.

Tại biển Đông, còn có "sát thủ" Scorpène của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
- Việt Nam ở trạng thái phòng thủ và hiển nhiên, quân đội ta sẽ phòng thủ một cách chủ động như trong 2 cuộc chiến đã từng diễn ra trong thế kỷ XX. Trong cuộc chiến biên giới 1979, chỉ với 1 sư đoàn và một vài trung đội du kích nhưng quân đội ta đã cầm chân được quân đội Trung Quốc trong một tháng trời với hỏa lực và số lượng áp đảo.
- Một khi cuộc chiến xảy ra ở biển Đông, liệu ASEAN có nằm yên chờ đợi? Hơn ai hết, ASEAN và cả thế giới hiểu rằng biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch rất quan trọng với nhiều cường quốc. Xét về những đồng minh chiến lược của Việt Nam thì Việt Nam không có đồng minh nào cả vì Việt Nam với chủ trương phòng vệ nên không gia nhập bất kỳ tổ chức quân sự nào. Tuy nhiên, chúng ta có một mối quan hệ rất thân tình với Liên Xô (nay là Nga) từ khi cả 2 còn là đồng minh thân cận với nhau trong thời kỳ chiến tranh.
Ở phía bên kia bán cầu còn có Mỹ. Gần đây, Trung Quốc nơm nớp lo sợ khi Mỹ liên tục kết thân với các thành viên của ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, biểu hiện rõ nét là các tàu của họ liên tục cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke liên tục đến thăm cảng Tiên Sa nhằm thắt chặt quan hệ hải quân giữa 2 quốc gia. Chắc chắn rằng, với kế hoạch xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương sau 70 năm từ thế chiến thứ nhất với Nhật Bản, Mỹ sẽ không để Trung Quốc “tự tung tự tác”. Lần quay trở lại này đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Mỹ là chính sách thắt chặt an ninh với Trung Quốc.
- Cuối cùng là dư luận quốc tế. Liệu cả thế giới sẽ phản ứng thế nào nếu như một quốc gia lớn hơn rất nhiều, lại là một thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vô cớ tấn công một quốc gia chỉ vì những đòi hỏi phi lý.
Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan là các nước trong khu vực châu Á sở hữu tàu ngầm trước Việt Nam nhưng chỉ có Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia sỡ hữu tàu ngầm để phòng vệ trước mối nguy hiểm từ Trung Quốc. Là anh cả của khu vực nhưng Hải quân Singapore chỉ có 2 chiếc thuộc lớp Archer của Thụy Điển là RSS Archer và RSS Swordman. Tuy nhiên, với Việt Nam lại khác, nước ta có đường biển dài và trải dài từ bắc xuống nam nên 6 chiếc Kilo trong tình hình hiện tại sẽ tạm thời đáp ứng được những nhu cầu trước mặt. Trong tương lai, Việt Nam sẽ trang bị nhiều tàu Kilo hơn nữa nếu như thái độ của Trung Quốc vẫn không cải thiện.
(VOR)

Sát thủ ‘ngang tài ngang sức’ với tàu Kilo Việt Nam ở biển Đông (Kỳ 2)

Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm lớp Archer của Hải quân Singapore. Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại lớn của Hải quân Trung Quốc.
“Rắn độc” Scorpène
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc (PLAN) ngày càng hung hăng và liên tục làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông. Malaysia cũng không nằm ngoài cuộc chiến này khi mới đây nhất, một hải đoàn của Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và hai chiếc khu trục hộ tống đã tiến đến khu vực bãi cạn James Shoal (cách thị trấn Bintulu, Malaysia khoảng 80km) rồi lớn tiếng tuyên bố: “James Shoal là điểm cực nam của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.

Chiếc KD Tunku Abdul Rahman của Hải quân Hoàng gia Malaysia đang chuẩn bị cho một chuyến tuần tra
Những tuyên bố lộng quyền và vô căn cứ này đã khiến cho dư luận ASEAN và cộng đồng quốc tế vô cùng bức xúc, dù gần đây nhất, tại Hội nghi Shangri-La 201, Trung Quốc khẳng định sẽ không làm phức tạp tình hình và giải quyết các xung đột về tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình nhất.
Việc Trung Quốc tiến sát bãi cạn James Shoal đã khiến dư luận Malaysia vô cùng phẫn nộ. Trong một bài phát biểu của mình, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein đã lên tiếng chỉ trích những hành động vô căn cứ, “nói một đằng, là một nẻo” của Trung Quốc. Điều nực cười là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bãi cạn James Shoal khi nơi đây cách đất liền của Trung Quốc tới 2.500km.

Cấu tạo của tàu ngầm lớp Scorpène
Trước mối đe dọa từ “gã khổng lồ xấu tính” Trung Quốc, Malaysia cũng như các quốc gia khác trong khối ASEAN đang tích cực mua sắm vũ khí để phòng vệ.
Malaysia đang sở hữu một đội tàu chiến khá hiện đại và được vũ trang rất mạnh. Hiện có 8 chiếc tàu khu trục cỡ trung và cỡ nhỏ trang bị các tên lửa đối hạm Harpoon của Hoa Kỳ hoặc Exocet của Pháp phục vụ trong Hải quân Malaysia. Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của hải quân nước này chính là chiếc tàu ngầm lớp Scorpène với biệt danh “rắn độc”. Sở dĩ Scorpène được mệnh danh là “rắn độc” chính là nhờ khả năng rình rập và tấn công đối thủ bằng những đòn tấn công mạnh mẽ, khiến cho bất kỳ kẻ thù nào cũng phải hoảng sợ.
“Ngang tài ngang sức” với Kilo 636MV
Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm Archer của Hải quân Singapore.
Scorpène là một trong những lớp tàu ngầm do Pháp nghiên cứu và chế tạo. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng diesel-điện, hoạt động vô cùng êm ái và có thể qua mặt được các hệ thống sonar định vị thủy âm hiện nay.
Scorpène ban đầu được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp hàng hải và kỹ thuật hải quân DCNS của Pháp. Sau đó, từ năm 2005 Scorpène là sản phẩm hợp tác của DCNS và tập đoàn Navantia của Tây Ban Nha. Hiện nay, DCNS phát triển hệ thống máy và khung sườn, còn Navantia nghiên cứu phát triển hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và hệ thống tiềm vọng laser cho Scorpène.
Scorpène được các chuyên gia quân sự đánh giá là “ngang tài ngang sức” với “hố đen” Kilo 636MV nhờ khả năng hấp thụ sonar và có thể vô hình với bất cứ hệ thống sonar định vị thủy âm nào hiện nay. Scorpène của Malaysia hiện đang được trang bị những hệ thống và công nghệ mới nhất. Độ ồn của Scorpène được giới chuyên môn đánh giá nhận định là ngang bằng với “hố đen” Kilo.

Chiếc KD Tun Razak trong một chuyến tuần tra biển
Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.
Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.
Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.
Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.
Hệ thống MESMA vượt trội AIP của Kilo
Scorpène còn có một điểm cộng sáng giá khác là hệ thống AIP (hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập) do chính Pháp và Thụy Điển hợp tác phát triển. Hệ thống AIP này của Pháp có tên là MESMA. MESMA được đánh giá rất cao nhờ khả năng hoạt động vô cùng hiệu quả. MESMA và được đánh giá vượt trội hơn cả AIP do Nga và Thụy Điển phát triển. MESMA là một hệ thống độc lập được lắp đặt trong khoang máy của Scorpène, với cấu trúc tương tự như AIP của Kilo. Tuy nhiên, MESMA được phát triển và trang bị những công nghệ mới nhất hiện nay.

Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại của Hải quân Trung Quốc.
Nhờ hệ thống MESMA, Scorpène có thể hoạt động liên tục 71 ngày mà không cần nổi lên để nạp lại hệ thống. MESMA giúp Scorpène nhỉnh hơn cả Kilo 636MV của Việt Nam và Archer của Singapore khi 636MV chỉ hoạt động được liên tục trong 45 ngày và tàu ngầm Archer là 35 ngày.
Điểm cộng sáng giá nhất của Scorpène là có khả năng hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và là chìa khóa giúp Scorpène trở nên vô hình trên hệ thống định vị sonar của bất kỳ kẻ săn ngầm nào. Đây chính là điều khiến cho Scorpène, Kilo 636MV và Archer vượt trội hơn hoàn toàn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc. Đặc biệt, tất cả đều có khả năng hoạt động vô cùng êm ái, trong khi tàu ngầm Trung Quốc bị chê là “khua chiêng gõ mõ” với độ ồn vượt quá mức tiêu chuẩn hiện nay.
“Nọc độc” của Scorpène
Scorpène được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar TSM2233M và TSM2253. Điểm đặc biệt của hệ thống sonar này là được tích hợp công nghệ quét mảng đa chiều S-Cube, một hệ thống tích hợp khá hiện đại và được đánh giá rất cao hiện nay. Scorpène còn có một hệ thống kiểm soát và tác chiến tối tân do chính DCNS phát triển có tên là DCNS SUBTICS. Hệ thống này chính là đầu não của tất cả các hệ thống radar, định vị sonar và radar kiểm soát hỏa lực. SUBTICS có khả năng tấn công và điều khiển một lúc 6 ngư lôi WASS “Black Shark” có đầu dẫn thông mình hoặc 8 tên lửa đối hạm Exocet SM39.

Chiếc KD Tunku Abdul Rahman phóng tên lửa diệt hạm Exocet SM39
Scorpène có cái tên “rắn độc” cũng chính là nhờ 2 vũ khí có khả năng hủy diệt khủng khiếp là ngư lôi WASS “Black Shark” và tên lửa đối hạm Exocet SM39. WASS “Black Shark” là một trong số nhiều loại ngư lôi hạng nặng do Tập đoàn WhiteHead Div và Alenia Difesa của Italy và Hà Lan hợp tác nghiên cứu.
WASS “Black Shark” là một trong số những loại ngư lôi có điều khiển thông qua đầu dẫn thông minh với tốc độ liên đến 127km/h, tương đương với Mk48 của Hoa Kỳ. “Black Shark” có khả năng mang được đầu đạn nổ hạng nặng STANAG 4439 hoặc đầu đạn hạt nhân. Đây là một trong 2 loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh mẽ.
“Black Shark” tuy không được đánh giá cao như Shkval 2E của Kilo 636MV nhưng “Black Shark” là một trong nhiều loại ngư lôi có đầu dẫn thông mình hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Scorpène được trang bị 6 ống phóng trên mũi tàu và có thể điều khiển một lúc 6 ngư lôi dẫn đường thông qua hệ thống DCNS SUBTICS.
Vũ khí thứ 2 làm nên tên tuổi của Scorpène là tên lửa diệt hạm Exocet. Exocet là một trong số nhiều loại tên lửa đối hạm mạnh nhất hiện nay. Ngoài Scorpène, loại tên lửa này còn được trang bị trên một số khu trục hạm của Malaysia. Tên lửa Exocet được lắp đặt trên tàu ngầm lớp Scorpène là biến thể SM39. Scorpène của Malaysia được trang bị loại SM39 mới nhất thuộc loại MM39 và MM40 Block 2. Tầm hoạt động lên đến 180km và được trang bị công nghệ Sea-skiming, có thể qua mặt được nhiều hệ thống radar đánh chặn và hệ thống phòng thủ tầm gần.
(VOR)

Chiến binh vô hình’ chặn Trung Quốc trước ngưỡng cửa Biển Đông (Kỳ 3)

So với Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam, tàu ngầm lớp Archer không hề thua kém về công nghệ và hệ thống điện tử. Cùng với “hố đen” Kilo 636MV và “rắn độc” Scorpène, “chiến binh vô hình” Archer sẽ là đối thủ mà Hải quân Trung Quốc không thể dễ dàng lấn lướt.
“Át chủ bài” của Hải quân Singapore
Vài năm trở lại đây, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng khi xây dựng nhiều công trình trái phép trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và liên tục quấy rối trên Biển Đông.
Singapore sở hữu đường biển chỉ dài 193km, so với các quốc gia ASEAN khác thì chưa thấm vào đâu nhưng vùng biển này được coi như là khu vực có tầm ảnh hưởng và quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay. Đây được coi như là cửa ngõ để tiến vào Biển Đông, nơi có mật độ giao thương hàng hóa hải cảng đứng thứ 5 trên thế giới và ngày một tăng trong những năm gần đây. Nếu Trung Quốc muốn độc chiếm được biển Đông thì tất nhiên cần phải kiểm soát được vị trí này.

RSS Archer một trong những sát thủ đáng gờm trên biển Đông.
Một điều nữa khiến Trung Quốc thèm khát Biển Đông, đó là trữ lượng dầu mỏ.
Trong khi đó, Singapore được đánh giá là có trữ lượng dầu mỏ phong phú. Thế nên, Singapore cũng khó có thể thoát khỏi lòng tham vô đáy của Trung Quốc.
Tình hình này buộc Singapore cùng các nước trong khu vực phải củng cố khả năng phòng thủ để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và tàu ngầm là “con át chủ bài” được nhiều quốc gia lựa chọn. Trong đó, Archer, lớp tàu ngầm tấn công được xem như là “kẻ vô hình” với bất kỳ hệ thống sonar nào trên thế giới, là lựa chọn của Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN).
“Kẻ vô hình” trên biển Đông
Archer là một lớp tàu ngầm tấn công được phát triển từ lớp tàu ngầm Västergötland sử dụng động cơ diesel-điện, ban đầu được biên chế cho Hải quân Hoàng gia Thụy Điển nhằm đề phòng trước những chiếc tàu ngầm khổng lồ của người Nga. Hiện nay, sau nhiều lần nâng cấp, cải tiến và mới nhất là dự án nâng cấp “Northern Light” do phía Singapore và Thụy Điển hợp tác, Archer trở thành một trong những sát thủ có sức mạnh kinh hoàng nhất hiện nay, với những công nghệ mới nhất và những loại vũ khí có sức tấn công mạnh mẽ.
Được đặt hàng năm 2005, cho đến nay, cả 2 chiếc thuộc lớp Archer đều đã đi vào hoạt động với vai trò là tàu ngầm tấn công chính của RSN. Chiếc đầu tiên mang tên RSS Archer (cung thủ) được biên chế vào năm 2011, chiếc còn lại là RSS Swordman (kiếm thủ) cũng đã được biên chế vào năm 2012.

“Chiếc bánh” Singapore rất ngon nhưng để độc chiếm nó Trung Quốc sẽ phải trả cái giá khá đắt.
Theo các chuyên gia của viện nghiên cứu quân sự tại Singapore thì 2 chiếc lớp Archer này được đánh giá rất cao nhờ những công nghệ hiện đại và mới nhất của phía Thụy Điển, đồng thời có cả các công nghệ do chính Singapore nghiên cứu.
Theo giáo sư Alex Koh từ Viện nghiên cứu Katnam của Singapore thì: “Với Archer và lớp Challenger đang phục vụ trong các biên đội tàu ngầm của Singapore thì khó có quốc gia nào xâm phạm được chủ quyền của Singapore”
Như đã nói Archer ứng dụng các công nghệ mới nhất từ phía Thụy Điển và Cục công nghệ quốc phòng & phòng vệ Singapore nghiên cứu hợp tác trong suốt 5 năm liền.
Thiết kế tàu với hình dạng giọt nước và được tích hợp công nghệ AIP tương tự như trên các chiếc tàu Kilo mà Việt Nam sắp nhận được tới đây. Tuy nhiên, AIP của lớp Archer có một số khác biệt so với Kilo như hệ thống AIP của Archer là tích hợp ngay trên thân tàu nên nó nhỏ hơn so với hệ thống AIP đồ sộ mà Nga tự phát triển (tuy nhiên AIP của Nga lại giúp cho các tàu ngầm có thể lặn lâu hơn bình thường. Kilo 636MV của phía Việt Nam được trang bị AIP có thể hoạt động dưới nước liên tục lên đến 45 ngày mà không cần nổi lên, còn Archer thì là 35 ngày).
Công nghệ AIP này phía Nga và cả Thụy Điển đều được xem là những bí mật quốc gia nên một quốc gia chuyên đi sao chép bản gốc như Trung Quốc sẽ không bao giờ có được. Vì vậy, một chiếc Kilo của phía Trung Quốc chỉ hoạt động được tối đa là 2 ngày.

RSS Swordman - một trong những đối thủ khó nhằn của bất kỳ kẻ địch nào.
Ngoài ra, AIP còn là chìa khóa khiến cho Kilo được mệnh danh là “Hố đen” và Archer là “Kẻ vô hình”. Công nghệ AIP cho phép lợi dụng sức đẩy của không khí, đẩy con tàu đi bên dưới mặt nước vô cùng êm ái, kết hợp chuyển động nhẹ nhàng của các chân vịt, nhờ đó, ít phát ra các tiếng động.
“Kiếm” và “Tên” của chiến binh Archer
Archer không được trang bị các tên lửa tối tân như Kilo của Việt Nam bởi Việt Nam cần có các vũ khí tầm xa và trải dài, còn Singapore đường bờ biển chỉ bằng 1/10 so với Việt Nam nên sự lựa chọn của RSN với Archer là các loại ngư lôi có sức công phá hủy diệt mạnh. Một trong số đó là loại Mark 48 di chuyển trong mặt nước với vận tốc 107km/h, không thua kém gì loại ngư lôi Shkval 2E có khả năng được trang bị cho Kilo 636MV.
Ngoài ra, Archer còn được trang bị đến 9 ống phóng ngư lôi loại 533mm. Mỗi ống phóng có thể phóng cùng lúc đến 2 loạt ngư lôi, nghĩa là trong một thời gian ngắn nhất định, Archer có thể phóng ra đến 18 quả ngư lôi. Các ngư lôi của Archer đều được trang bị các đầu dẫn thông minh với 2 cơ chế làm việc:
- Dò đường theo vị trí phát ra tiếng động của đối phương hoặc đường đi của các ngư lôi mà đối phương bắn đi. Sau đó, nó sẽ thu thập các dữ liệu này và truyền về cho khoang chỉ huy của Archer. Tại đây, các dữ liệu sẽ được phân tích và dẫn đường cho các ngư lôi để tấn công chính xác mục tiêu. Archer được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cao nhất nhờ những ngư lôi “có mắt” của mình.
- Dẫn đường bằng công nghệ định vị vệ tinh hoặc GPS. Chủ yếu nhằm tấn công tàu nổi hoặc các phương tiện di chuyển trên mặt nước.
Rõ ràng, nếu có một cuộc xung đột với các quốc gia ASEAN thì Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc sẽ phải đương đầu với quá nhiều đối thủ khó xơi bởi họ sở hữu những “sát thủ” trứ danh trên thế giới.

Mk 48 có thể tiêu diệt bất kì kẻ nào xâm phạm lãnh hải Singapore.
So với Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam, Archer cũng không thua kém gì về công nghệ và hệ thống điện tử. Archer được trang bị hệ thống định vị sonar nâng cấp cải tiến mới nhất của hãng Thales lừng danh trên thế giới. Thales được mệnh danh là “kẻ săn mồi” khét tiếng trên thế giới nhờ công nghệ định vị sonar và sóng âm hiện đại bậc nhất. Bên cạnh đó, hệ thống định vị sonar này còn được tích hợp thêm một hệ thống khác do Singapore và Hoa Kỳ hợp tác chế tạo là hệ thống định vị sonar quét mảng song song (DCNS SUBTICS). Với 2 hệ thống này thì khó có một con mồi nào thoát khỏi được nó.
Xét về tổng thể, Singapore có biên đội tàu ngầm tấn công lớn nhất Đông Nam Á. Họ sở hữu đến 6 chiếc tàu ngầm, 4 chiếc thuộc lớp Challenger và 2 chiếc thuộc lớp Archer. Hai lớp tàu ngầm này có thể gọi là bất khả chiến bại ở những khu vực tác chiến biển sâu như biển Đông với lợi thế về hệ thống điện tử có khả năng tương thích với nhau rất cao và có thể hoạt động ăn ý trong mọi điều kiện tác chiến. Cùng với đó là khả năng tác chiến linh hoạt ở mọi vùng biển nông hoặc sâu nhờ thiết kế đặc biệt của chúng. Cả 2 đều được trang bị một hệ thống chân vịt được gọi là X-Rudder có khả năng giúp cho con tàu xoay chuyển một cách linh hoạt và cơ động hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào hiện nay. Xét về mức độ cơ động và linh hoạt, chúng “ăn đứt” bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc.
Với những “chiến binh” gác cửa lợi hại như Archer, rõ ràng, Singapore không phải là đối thủ mà Trung Quốc có thể dễ dàng lấn lướt.
(BTT)

‘Bóng ma’ giăng bẫy hạm đội Trung Quốc ở biển Đông (Kỳ 4)

Những chiếc tàu ngầm lớp Type 209/1300 đã khá cũ nhưng chưa bao giờ bị xem là lỗi thời. Giờ đây, chúng như những “bóng ma” trên biển Đông, trực chờ giăng bẫy hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Nếu xét về thời gian, thì có lẽ Indonesia là quốc gia đầu tiên được trang bị tàu ngầm. Ngày 16-3-1981,  Hải quân Indonesia (TNI-AL) đã được biên chế tàu ngầm KRI Cakra 401, chiếc đầu tiên thuộc lớp Type 209/1300, biến thể của dự án 1300, một trong những chiếc U-boat trứ danh của người Đức. Bốn tháng sau, TNI-AL được nhận chiếc Type 209/1300 thứ 2 với tên gọi KRI Nanggala (402). Tại thời điểm đó, Type 209/1300 được đánh giá là một trong những lớp tàu ngầm tốt nhất trên thế giới.

“Bóng ma” KRI Cakra 401 của Hải quân Indonesia
Trong lúc ấy, Hải quân Trung Quốc còn đang mò mẫm đóng mới các tàu ngầm chất lượng không thể nào so sánh được với Type 209.
Trải qua hơn 32 năm phục vụ trong TNI-AL, 2 chiếc tàu cũng đã cũ. Tuy nhiên, nhờ được nâng cấp và hiện đại hóa khá nhiều đợt nên cho đến nay, tàu ngầm lớp 209/1300 vẫn được đánh giá cao.
Đầu tháng 4-2013, sau những động thái gây rối của Trung Quốc khi liên tục cho các hải đoàn thuộc Hạm đội Nam Hải tiến sát khu vực lãnh hải của Indonesia và Malaysia, TNI-AL đã xác nhận với báo giới về kế hoạch thành lập 2 hạm đội để bảo vệ các đảo của mình. Hạm đội phía Đông có căn cứ chính tại thành phố Surabaya nhằm bảo vệ các khu vực phía Đông gồm khu vực biển Celebes Banda. Hạm đội phía Tây có căn cứ chính đóng tại thủ đô Jakarta nhằm bảo vệ 2 đảo lớn là Java và Padang.

Chiếc KRI Naggala 402 trên biển Palau.
Để tăng cường sức mạnh cho 2 hạm đội này, Indonesia đã đặt hàng thêm 3 chiếc Type 209 Chang Bogo. Đây là một sản phẩm của HDW và Daewoo nhằm chuyển giao các công nghệ đóng tàu lớp Type 209 mới nhất cho Hàn Quốc để nhận đơn đặt hàng của các nước ở Châu Á.
Hiện nay 2 chiếc Type 209/1300 đang đóng quân tại cảng Palau, rất gần với Phillipines và đảo Guam. Theo lời của Tư lệnh hải quân Indonesia thì: “Palau là vùng biển thích hợp để 2 chiếc KRI Cakra 401 và KRI Naggala 402 hoạt động tại vùng nước sâu”.

KRI Cakra 401 phóng tên lửa đối hạm Harpoon UGM-84 tiêu diệt đối phương.

Với sự góp mặt của hàng loạt soát thủ: Kilo 636MV, Archer, Scorpene và Chang Bogo, Hải quân Trung Quốc sẽ phải đau đầu khi muốn bành trướng ở biển Đông.
Còn theo giới phân tích quân sự thì việc 2 chiếc Type 209 này của Indonesia di chuyển đến khu vực này đều có nguyên do của nó:
- Người anh em Phillipines đang lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan khi Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông và một mực chỉ đồng ý đối thoại song phương chứ không phải đối thoại đa phương.
- Trong khi đó, lực lượng quân sự của Phillipines rất mỏng nên căn cứ hải quân Indonesia tại Palau đang được gấp rút hoàn thành cho mục đích hỗ trợ người anh em Phillipines và sẽ trở thành một trong những căn cứ hợp tác chung với Mỹ.
Tại Palau, Hạm đội của Indonesia và Mỹ sẽ có thể đến được biển Đông và Phillipines chỉ trong thời gian rất ngắn. Đây sẽ là một thảm họa của Hải quân Trung Quốc nếu như họ bị bao vây ở biển Đông, bởi khi Hạm đội Nam Hải tiến vào khu vực này thì trở thành con cá chui vào rọ của Việt Nam, Phillipines, Indonesia, Singapore và Malaysia….Đó là chưa kể đến sự hiện diện của Mỹ. Nó sẽ lại lặp lại kịch bản Hạm đội viễn chinh của Nhật Bản bị người dân bản địa cùng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cô lập, tấn công bọc sườn và đánh phủ đầu như những năm 1944 trong chiến dịch Palau và quần đảo Mariana.
-Tại Palau, người Mỹ có thể tiếp viện được cho cả Phillipines và Indonesia từ Guam với thời gian chỉ trong 1 ngày. Palau lại nằm ở vị trí rất đắc địa và được xem như một Cam Ranh tại khu vực biển Celebes thế nên không đời nào Mỹ và Indonesia sẽ để cho Hải quân Trung Quốc kiểm soát được khu vưc này.

Vào năm 2015 khi mà Hải quân Indonesia nhận được chiếc Chang Bogo Type 209/1400 đầu tiên, Hải quân Trung Quốc sẽ phải dè chừng hơn trong cuộc chiến chủ quyền ở biển Đông (trong ảnh: KSS-I ROKS Chang Bogo của Hải quân Hàn Quốc).
Indonesia có cơ sở để đề phòng trước mối nguy hại từ Trung Quốc bởi đây được đánh giá là nơi có trữ lượng dầu cao nhất khu vực. Thế nên, nhiệm vụ chính của 2 hạm đội là bảo vệ các khu vực này khỏi Hải quân Trung Quốc. Và có lẽ với hạm đội tàu ngầm trong tương lai thì việc này sẽ nằm trong tầm với của Indonesia.
Type 209/1300 khá cũ nhưng chưa bao giờ bị coi là lỗi thời, bằng chứng là nó từng nhiều lần ngăn chặn các tàu ngầm của Hải quân Liên bang Nga xâm phạm khu vực biển Hàn Quốc. Type 209/1300 của Indonesia vẫn được đánh giá cao hơn so với những chiếc tàu ngầm mang công nghệ từ những năm 80 của Trung Quốc. Trong 2 chiếc Type 209/1300 của Indonesia thì chiếc Cakra có khả năng phóng được tên lửa Harpoon UGM-84 đối hạm. Đây cũng là một trong những vũ khí mạnh nhất của Indonesia.
(BTT)