CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Mỹ dùng vũ khí hạt nhân nếu Trung Quốc tấn công tàu sân bay?

Mỹ dùng vũ khí hạt nhân nếu Trung Quốc tấn công tàu sân bay?

Cập nhật lúc :3:40 PM, 16/08/2010
“Nếu Trung Quốc dùng tên lửa Dong Feng 21 đánh tàu sân bay Mỹ, Mỹ sẽ phản công bằng vũ khí hạt nhân”, tờ Wen Wei Po dẫn lời một đô đốc Mỹ giấu tên cho biết.
>>  30 năm nữa Trung Quốc sẽ thống trị châu Á?
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị đưa tàu sân bay USS George Washington tới tập trận với Hàn Quốc ở Hoàng Hải trong sự phản đối của Trung Quốc.

Mỹ chuẩn bị đưa tàu sân bay USS George Washington tới gần Trung Quốc.
Hiện chưa quan chức nào xác nhận thông tin trên nhưng Chosun Ilbo đưa tin, Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm tên lửa đạn đạo diệt tàu chiến Dong Feng 21D, loại vũ khí được miêu tả là "sinh ra để diệt tàu sân bay của Mỹ". Internet China National Radio thì đăng tải thông tin, Tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc sẽ sớm thử “một loại vũ khí nằm trong một dự án quân sự quan trọng của quốc gia”.
Dù hãng tin này không nói chính xác đây là dự án gì nhưng họ phát đi một bức ảnh của một tên lửa đạn đạo tầm trung Dong Feng 21C, “anh em” với Dong Feng 21D, một lọa tên lửa có mục tiêu là diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ.

Tên lửa Trung Quốc ngày càng mạnh.
Hiện Trung Quốc chưa xác nhận nhưng cũng chẳng bác bỏ thông tin từ phương Tây rằng, Bắc Kinh hoàn tất việc phát triển tên lửa Dong Feng 21D và thử nghiệm nó từ nay tới cuối năm.
Chosun Ilbo đưa tin, việc đưa tin về loại vũ khí mới có thể là động thái nhằm đáp trả việc Mỹ triển khai hàng không mẫu hạm USS George Washington tới biển Đông và Hoàng Hải, gần Trung Quốc.
Dong Feng 21 là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hiện đại tầm trung có thể phóng bằng xe phóng của Trung Quốc. DF-21 có tầm phóng 1.800 km (DF-21A) và có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 600kg. 

LỢI ÍCH CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG


Các giới ở Mỹ gần đây cho là lợi ích của Mỹ bị đe dọa do tranh chấp biển Đông leo thang đồng thời quan tâm hơn tới sự cải thiện lực lượng hải quân của Trung Quốc trong khu vực.  Do đó, đã có ý kiến cho rằng chính sách “không can dự” của Mỹ không còn hoàn toàn bảo vệ lợi ích của Mỹ tại biển Đông, Mỹ cần dính líu hơn vào khu vực này. Mỹ dường như đang thay đổi từ “không can dự” tới “can dự một phần” trong chính sách đối ngoại với các nước ven biển và ASEAN tại biển Đông.

Biển Đông là vùng biển lớn thứ hai thế giới, với diện tích 648.000 km2. Vùng biển bao gồm nhiều tuyến đường biển quan trọng nối giữa Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, châu Phi, Trung Đông và các nước Đông Á khác. Hầu hết các nhiên liệu được vận chuyển từ Trung Đông và châu Phi tới Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều phải đi qua biển Đông. Nếu xảy ra xung đột vũ trang ở biển Đông, tuyến đường biển này bị cắt đứt thì lợi ích của hầu hết tất cả các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Mỹ, cũng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi.

Bru-nây, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam và đảo Đài Loan đều tuyên bố quyền chủ quyền đối với các vùng nước lãnh thổ và thềm lục địa ở biển Đông. Trung Quốc, đảo Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, đảo Đài Loan và Bru-nây tuyên bố chủ quyền một phần, Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa. Khoảng 45 đảo thuộc quần đảo Trường Sa bị chiếm đóng bởi các lực lượng quân sự của các nước tuyên bố chủ quyền, trừ Bru-nây. Các nước tranh chấp tại biển Đông tuyên bố chủ quyền dựa trên quy tắc thềm lục địa, vị trí địa lý hay cơ sở lịch sử. Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc năm 1982 ghi rõ các nước ven biển có quyền tuyên bố quyền chủ quyền trong vòng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Ngoài vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, các nước ven biển còn phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp khác như cướp biển, ô nhiễm môi trường, quản lý nguồn cá. Một nửa số các vụ cướp biển trên thế giới diễn ra ở khu vực Đông Nam Á.[1] Biển Đông cũng là một khu vực có nhiều lợi ích an ninh cạnh tranh nhau. Để bảo vệ lợi ích của mình, các nước có tranh chấp chủ quyền tại biển Đông đang tích cực tìm kiếm giải pháp để giải quyết các vấn đề, tránh hành động quân sự, và thúc đẩy cơ chế thiết lập hòa bình giải quyết tranh chấp thông qua hợp tác.
Dính líu của Mỹ trên biển Đông
Biển Đông là một điểm nóng ngay cả với Mỹ. Các công ty nước ngoài trong đó có Mỹ được cho phép khai thác dầu khí đã bị vướng vào tranh chấp giữa những nước tuyên bố chủ quyền.[2] Trong nhiều thập kỷ gần đây, va chạm quân sự ở biển Đông ngày càng gia tăng và liên quan tới cả lực lượng của Mỹ. Năm 1995, Trung Quốc đụng độ với Phi-lip-pin tại bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Một vài thành viên của Quốc hội Mỹ đã đưa ra nghị quyết kêu gọi Mỹ ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực. Ngày 10/5/1995, Chính quyền Clinton đã tuyên bố chống lại việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở biển Đông, nhưng lại không nêu tên Trung Quốc trong tuyên bố.[3]  

Trong vài tháng gần đây, tàu Mỹ và Trung Quốc đã có khoảng 5 vụ đụng độ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 8/3/2009, diễn ra vụ đụng độ hải quân giữa tàu chiến hạm của Hải quân Mỹ Impeccable và 5 tàu Trung Quốc tại biển Đông. Trong vụ việc này, Mỹ đã buộc tội Trung Quốc có hành động quân sự hung hăng tại biển Đông và quấy rối tàu chiến hạm của Mỹ trong vùng biển quốc tế. Đồng thời, Mỹ cũng gọi đây là hành động nguy hiểm, và vi phạm luật quốc tế và cho biết “hành động của Trung Quốc là có cân nhắc”.
Trong môi trường quốc tế hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc muốn “xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện… để giải quyết những thách thức chung và nắm lấy cơ hội chung”,[4] và “chia sẻ lợi ích chung”[5]. Chính quyền Obama cần sự hợp tác của Trung Quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Trung Quốc cũng cần xây dựng quan hệ tốt với Mỹ để tiến tới mục tiêu chính trị quốc tế của mình. Vì vậy, hai nước Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý giải quyết êm thấm các vụ việc trên.
Tuy nhiên, khó có thể đảm bảo rằng các cuộc đụng độ tương tự như vậy sẽ không xảy ra trong tương lai.  
Lợi ích của Mỹ tại biển Đông
Lợi ích của Mỹ tại biển Đông nằm trong lợi ích đa dạng và trải rộng của Mỹ tại Đông Á/Tây Thái Bình Dương với tư cách là một cường quốc khu vực và toàn cầu. Trong một báo cáo gần đây, lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ bao gồm: (1) Bảo vệ lãnh thổ Mỹ, người dân Mỹ, đồng minh và lợi ích của Mỹ; (2) Ổn định khu vực và loại bỏ bất kỳ cường quốc vượt trội hay nhóm cường quốc nào sẽ đe dọa hay cản trở cơ hội hay lợi ích của Mỹ; (3) Phát triển khu vực và thúc đẩy tự do thương mại và mở cửa thị trường; (4) Đảm bảo một thế giới ổn định, an toàn và phi hạt nhân; (5) Thúc đẩy các giá trị toàn cầu, như quản lý tốt, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo; (6) Đảm bảo tự do hàng hải, điều kiện tiên quyết để ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích của Mỹ.[6] Những lợi ích này luôn được duy trì cho dù chính quyền Mỹ có thay đổi. Mỹ gia tăng dính líu vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng là để phục vụ các lợi ích kể trên.
Lợi ích tự do hàng hải
Tự do hàng hải là lợi ích then chốt và cũng là lợi ích kinh tế và an ninh quan trọng nhất đối với Mỹ. Biển Đông là tuyến đường thương mại quan trọng nhất và Mỹ coi tuyến đường này là vùng nước quốc tế cho phép tàu thuyền quân sự và thương mại tự do qua lại. Một phân tích của Mỹ nêu “Mối đe dọa đối với tự do hàng hải qua biển Đông sẽ phá vỡ nghiêm trọng đến kinh tế khu vực. Sự tăng trưởng của kinh tế và an ninh của Mỹ phụ thuộc vào việc duy trì tự do hàng hải với cả tàu buôn và tàu quân sự”.[7] Mỹ luôn ủng hộ tự do hàng hải trên thế giới, bao gồm cả biển Đông, và có lợi ích tại các tuyến đường biển trong khu vực và do đó quan tâm đến việc giải quyết hòa bình tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng khác.
Quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại biển Đông, Joseph Nye khi còn là trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ về an ninh quốc tế cho biết “Nếu xảy ra hành động quân sự tại quần đảo Trường Sa và cản trở tự do trên biển, thì Mỹ sẽ chuẩn bị ứng phó và đảm bảo tự do hàng hải được tiếp tục”.[8]
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hạm đội 7, hiện đang đóng tại Nhật Bản, Ha-oai và Xinh-ga-po do tướng Robert Willard chỉ huy hoạt động trên một vùng biển rộng từ Thái Bình Dương của Mỹ tới Ấn Độ Dương. Hạm đội bao gồm 180 tàu thuyền, 1.500 máy bay, và 125.000 thủy thủ, khoảng 50 đến 60 tàu của hạm đội qua lại tại vùng biển này hàng ngày.[9]
Lợi ích kinh tế và an ninh
Các đảo có tranh chấp tại biển Đông được cho là chứa một trữ lượng dầu với các ước tính khác nhau. Biển Đông được xác định là một trong 10 vùng biển có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.[10] Từ năm 1972, các công ty dầu khí phương Tây đã khai thác và khám phá trữ lượng dầu mỏ lớn trong khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cuộc khảo sát đầu tiên của Phi-lip-pin về dầu mỏ ở quần đảo Trường Sa diễn ra ngoài khơi tỉnh đảo Palawan năm 1976. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trữ lượng dầu mỏ ở biển Đông khoảng 7 tỷ thùng dầu, trong khi Trung tâm khảo sát địa chất Mỹ ước tính tổng trữ lượng dầu mỏ bao gồm cả những nguồn năng lượng đã được khám phá và tiềm tàng ở ngoài khơi biển Đông khoảng 28 tỷ thùng.[11] Trung Quốc tuyên bố trữ lượng có thể lên tới 200 tỷ thùng, đủ để cung cấp cho Trung Quốc 1 đến 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương 25% lượng tiêu thụ dầu mỏ hàng ngày của Trung Quốc hiện nay là 8 triệu thùng.[12]
Nền kinh tế Mỹ đã bị tổn thương nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2008. Giá dầu trên thế giới đã có lúc lên tới đỉnh điểm ở mức 145 đôla/thùng hồi tháng 7/2008, và chạm đáy ở mức 34 đôla/thùng tháng 12/2008. Hiện tại giá dầu đang dao động trong khoảng 65-75 đôla/thùng. Mặc dù Mỹ đã phát triển các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió, mặt trời… nhưng dầu mỏ đến nay vẫn là nguồn năng lượng tiêu thụ chính của Mỹ, nên Mỹ vẫn cần nguồn năng lượng tại biển Đông.
Tuy nhiên, trữ lượng dầu mỏ ở biển Đông vẫn chưa được xác định chắc chắn và vẫn còn ở mức thấp. Với tốc độ giá dầu ngày càng tăng như hiện nay, tình hình tranh chấp tại biển Đông có thể căng thẳng hơn nếu người ta tìm thấy bằng chứng về trữ lượng dầu mỏ đủ cho mục đích thương mại.[13]
Lợi ích quân sự
Biển Đông là tuyến đường giao thông quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ nhằm đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như chống hải tặc và khủng bố, đặc biệt tại eo biển Malacca. Mỹ đã đưa ra “Sáng kiến an ninh hàng hải khu vực” hồi tháng 4/2004 nhằm phát triển quan hệ đối tác với các nước trong khu vực có khả năng kiểm soát và ngăn chặn các mối đe dọa hàng hải thông qua luật quốc tế và trong nước.[14] Sáng kiến này có thể cho phép Mỹ đưa lực lượng hải quân tới eo biển Malacca để ngăn chặn khủng bố, hải tặc, buôn lậu ma túy và người. Tuy nhiên, sáng kiến an ninh của Mỹ bị Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a phản đối, vì các nước này khẳng định an ninh tại eo biển Malacca là trách nhiệm của các nước ven biển.
Mỹ duy trì các căn cứ quân sự tại Nhật Bản và Phi-lip-pin nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đồng minh Nhật Bản và Phi-lip-pin, từ đó củng cố lợi ích và khẳng định vị thế của Mỹ ở biển Đông. Sau khi Mỹ và Phi-lip-pin ký “Hiệp định trao đổi quân sự giữa hai nước” năm 1995, hạm đội 7 của Mỹ đã được phép neo đậu lại tại các cảng của Phi-lip-pin ở biển Đông.

Chính sách của Mỹ đối với vấn đề biển Đông
Chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương được duy trì nhất quán trong nhiều năm và đường lối chính sách này vẫn sẽ tiếp tục dưới thời chính quyền Obama.
Chính sách đối ngoại của Mỹ tại biển Đông tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh, Mỹ muốn thấy sự phát triển chứ không phải là xung đột vũ trang xảy ra tại biển Đông. Mỹ cũng muốn duy trì quan hệ cân bằng với các nước ven biển ở khu vực. Ngoài ra, Mỹ coi Đông Nam Á rất quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ cuối chiến tranh lạnh, Mỹ đã tìm kiếm quyền kiểm soát Đông Nam Á để giành lợi thế địa chính trị với mục tiêu ngăn cản sự nổi lên của các cường quốc khác.
Trong một thời gian dài, Mỹ duy trì chính sách “không can dự” vào các tranh chấp ở biển Đông. Từ sau chiến tranh Lạnh, Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới xung đột tại biển Đông khi các tranh chấp tuyên bố chủ quyền tại khu vực và các hoạt động đơn phương của các nước ven biển để hỗ trợ lập trường đang tăng lên.[15] Mỹ không ủng hộ bất kỳ bên nào trong các tranh chấp, nhưng tin rằng các nước này nên giải quyết bằng phương pháp hòa bình.
Mỹ luôn cho rằng “Vấn đề quyền chủ quyền hàng hải giữa các nước, đặc biệt khi có những bất đồng, phải được các nước thiết lập theo Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc” nhưng quan điểm của Mỹ đối với Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc khá phức tạp. Đây đã từng là một vấn đề gây tranh cãi của nội bộ Mỹ trong một phần tư thế kỷ. Quốc hội Mỹ ủng hộ Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc và Tổng thống Clinton đã ký công ước này năm 1994. Nhưng Công ước này chưa được Thượng viện thông qua vì cho rằng công ước sẽ gây rủi ro cho lợi ích của Mỹ, như việc thỏa thuận xung đột, quyền khai thác tài nguyên tại vùng nước sâu, và quyền hành hợp pháp của bộ máy quan chức quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc.[16]
Sau vụ tranh chấp tại bãi đá Vành Khăn giữa Trung Quốc và Phi-lip-pin tháng 2/1995, chính quyền Clinton đã phản ứng thận trọng và lặp lại quan điểm chính sách lâu nay trong vấn đề biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ phản đối mạnh mẽ việc đe dọa hay sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền của bất kỳ nước nào. Mỹ không đứng về phía bất kỳ nước nào đang có tuyên bố tranh chấp và mong muốn ủng hộ giải pháp hòa bình trong tranh chấp tại biển Đông. Mỹ cũng quan ngại sâu sắc tới các tuyên bố hàng hải hay hạn chế hoạt động hàng hải tại biển Đông không tuân theo luật quốc tế.
Củng cố quan hệ với đồng minh và đối tác
Để bảo vệ lợi ích của mình, Mỹ củng cố quan hệ với đồng minh như Nhật Bản và Phi-lip-pin để triển khai lực lượng quân sự, đảm bảo an ninh khu vực và vị thế tại biển Đông. Liên minh an ninh Mỹ-Nhật, đang hoạt động liên kết với ASEAN, có thể thúc đẩy một giải pháp lâu dài tại biển Đông.
Mỹ khuyến khích các nước châu Á phát triển quan hệ an ninh đa phương. Để giải quyết với vấn đề tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh quân sự với Phi-lip-pin và ủng hộ nỗ lực xây lực cơ chế đa phương của ASEAN.[17]
Tăng cường quan hệ với Trung Quốc
Mỹ quan ngại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông, ngân sách quân sự ngày càng tăng, các hoạt động kinh tế và quân sự để khẳng định chủ quyền trong khi phủ nhận chủ quyền của các nước khác. Nhưng đồng thời Mỹ tăng cường quan hệ với Trung Quốc, hợp tác khai thác dầu khí để bảo vệ lợi ích kinh tế, chống hải tặc để bảo vệ an toàn hàng hải ở biển Đông. Mỹ còn muốn tăng cường hợp tác hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm duy trì an ninh ở châu Á- Thái Bình Dương và biển Đông.
Gần đây xảy ra liên tiếp các vụ đụng độ giữa tàu hải quân Mỹ và Trung Quốc tại khu vực biển Đông, gay gắt nhất là vụ đụng độ hồi tháng 3/2009. Đô đốc Timothy J. Keating, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ điều trần trước Ủy ban quân lực của Thượng viện cho biết Mỹ đã đi đầu trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc, nhưng mối quan hệ này không được như mong muốn. Ví dụ như việc Trung Quốc ngừng hoạt động trao đổi quân sự giữa hai nước do Mỹ công bố bán vũ khí cho Đài Loan.

Ủng hộ và khuyến khích ASEAN

Mỹ ủng hộ và khuyến khích ASEAN hợp tác để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, duy trì ổn định trong khu vực. Mỹ đã phát triển một cơ chế hợp tác chính thức giúp hài hòa cả hai bên dựa trên luật quốc tế như Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc, và cơ chế này được tin là sẽ tối thiểu hóa các căng thẳng. Mỹ muốn các bên tạo ra môi trường ổn định và hòa bình. Mỹ cũng dự định bắt đầu tiến trình tiến tới gia nhập Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác của ASEAN, can dự vào tiến trình Thượng đỉnh Đông Á. ASEAN có vị trí rất quan trọng đối với Mỹ và là nòng cốt chủ chốt trong cơ chế hợp tác khu vực đang nổi lên tại châu Á nơi Mỹ có cam kết sâu sắc.[18]

ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ngày 4/11/2002. Đây là văn bản chính trị chính thức đầu tiên liên quan đến biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Mỹ đánh giá DOC là một văn kiện không có sự ràng buộc để giải quyết tranh chấp nhưng có tác dụng giúp các bên học cách kiềm chế và tôn trọng tự do hàng hải và trên không. DOC và COC nếu được xây dựng chỉ có tác dụng làm giảm căng thẳng, thúc đẩy hợp tác và xây dựng lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc, chứ chưa phải là một cơ chế quản lý hiệu quả và ngăn chặn các xung đột tiềm năng.
Tóm lại, các giới ở Mỹ gần đây cho là lợi ích của Mỹ bị đe dọa do tranh chấp biển Đông leo thang đồng thời quan tâm hơn tới sự cải thiện lực lượng hải quân của Trung Quốc trong khu vực. Đô đốc Timothy J. Keating cho biết động thái chiến lược gần đây của lực lượng hải quân Trung Quốc thể hiện tham vọng của nước này. Do đó, đã có ý kiến cho rằng chính sách “không can dự” của Mỹ không còn hoàn toàn bảo vệ lợi ích của Mỹ tại biển Đông, Mỹ cần dính líu hơn vào khu vực này. Mỹ dường như đang thay đổi từ “không can dự” tới “can dự một phần” trong chính sách đối ngoại với các nước ven biển và ASEAN tại biển Đông.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Lời bộc bach tâm sự về 30 tháng 4



Lời bộc bạch tâm sự về 30 tháng 4

*Buồn...?
Thường khi báo và xem lại sự kiện 30 -4 .tâm hôn phấn chấn lạ thường .Được sống lại thời khí thế hào hung không thể nào quên, những trân đánh oanh liệt những con người quả cảm đã đi vào dĩ vãng. 
   Nhưng giờ đây chỉ còn những tiếng loa hô hào căng cờ khẩu hiệu
Mà khí thế của mọi người dửng dưng không ai để ý.mà chỉ để ý đến, Nào là thu phí đường bộ, nào là tăng giá viện phí,nào là Cưỡng chế thu hồi đất sai luật v v v
 Ngày kỷ niêm30-4 đã đến mà long tôi quặn đau như thế mất đi một thứ gì đó to lơn lắm thiêng liêng lắm.Mất cả tự tin vào  chính  mình..Mấy ông bà bộ trương sáng kiến quá Tăng và thu thêm phí đường bộ đẻ giảm ùn tắc giao thông-giảm tai nạn-tăng tiên viên phí để giảm quá tải- bớt người ốm đau.Cưỡng chế sai luât đẻ làm giàu cho chủ đầu tư, chủ đầu tư cũng là dân mà,vì dân chứ !
 Sao đến lúc này không có khẩu hiệu  -(dân  biết dân bàn dân làm dân khiểm tra) ý khiên dân không cân nhắc ,dân phản đối vẫn thực hiện. vậy mất cái gốc rổi.

 Họ có biết rằng sức của dân  chịu quá tải rồi..
Ngày30 -4  thật buồn đoc báo tai liệu  thời sự nhưng lòng tôi trống rỗng. không biết còn ý nghĩa gì nữa không, khi sức mọi người bị quá tải
Càng nhiều luật ,phí càn béo tham nhũng.tiên không vào nhà nước mà vào tay tham nhũng. chông được tham nhũng thì dân giàu nước mạnh.
( Cầu mong sao trời đừng hạn  hán. để có nước tưới cho cái gốc để cây luôn xanh tốt)
anh minh hoa


Cháu ngoại

Thàng cháu ngoại tôi 4-5 tuổi thôi ,hay hỏi nhiều nói nhiều lý luân nhiều..Nó thương xuyên ở với tôi..
 -  Ông ơi ông  cúc ông cài lệch
   -Ông ơi đi dép cọc cạch rồi  (vì vội mặc áo mở cửa khi  có khách đến chơi.
Cái thằng.. thật hay để ý
Khi 6 tuôi tôi thường hay đón nó học ở trường gần nhà.Dạo này con hay hỏi nhiều nữa chứ.Thấy tôi hay đoc báo trên mạng nó cũng hỏi.
  - Sao ông  đoc báo nhiều thế
  - Sao ông hay đoc báo thế
Một hôm đang đoc bai  báo HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC  HỒ CHÍ MINH
 Nó lại hỏi
Ông lại đọc báo(nó lại gần nhẩm đánh vần) nó liên hỏi
  -Người lớn vân còn học đạo đức hả ông ?
  -Cháu tưởng chi co trẻ con mới phải hoc thôi chứ?
Tôi ậm ờ qua quýt  ừ ừ !
 Nhưng tôi giật mình, người lớn thường dạy con trẻ cách ăn nói lối sống ngoan ngoãn lễ phép,thật thà ,dũng cảm (đạo đức)vvv.
Nhưng hiện nay người lớn mất đi nhân cách đạo đức  ấy
Đạo đức ở người lớn đã bị mai một phải nhạt đần theo cơ chế thị trường mà là cơ chế thị trương thì không tránh được vi phạm đạo đức như hối lộ ,phong bì,tăng quà vvv. Mà tệ nan phong bì chính ngay trong đội ngũ giáo viên, vậy thì giáo viên dạy sao dạy về tư cach đạo đức.Nạn tham nhũng chiếm tỷ lệ cao.Càng học tập càng tồi tệ .Vấn nạn hay Quốc nạn từ con trẻ mà tôi ngẫm thấy đau đầu.tham nhung có phải la phản quốc không.Vì nó mà mất đi  lòng tin của nhân dân.Mất lòng tin là mất tất cả…
      
Rau cải trời




Kỷ niêm 50 năm trường sơn 
Quận Ngô Quyên



Kỷ niệm quân đoàn 7


 GVĐN 12: TIỂU PHẨM CỦA PHAN VĂN TÚ


PHAN VĂN TÚ
(Tp.HCM)


Trước khi chuyển về TP.HCM, nhà báo Phan Văn Tú là Phó chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai. Trước nữa, ông làm việc tại Đài PTTH Đồng Nai. Hiện nay Phan Văn Tú giảng dạy tại Khoa Báo chí - Truyền thông, trường ĐH KHXH - NV TP.HCM
CHỨNG NHẬN YÊU NƯỚC
Tiểu phẩm
Chiều nay, mít tờ Si Giáng - giám đốc Công ty Ý tưởng Việt, một công ty chuyên bán các giải pháp sáng tạo - yêu cầu họp cơ quan đột xuất. Khi mọi người vừa ngồi xuống và chưa kịp hỏi nhau về mục đích họp, giám đốc vào thẳng vấn đề:
- Các anh chị có đọc báo hôm nay chưa?
- Dạ có!
- Có ai thấy thông tin gì không?

Câu hỏi bất ngờ của giám đốc làm mọi người chựng lại, rồi cả đám nhao nhao tranh nhau kể những tin tức sến nhiệt tình, sốc vô đối, giết dã man, hiếp tàn bạo… rần rần mấy phút. Giám đốc xua tay lia lịa:
- Báo chí còn bao nhiêu vấn đề chính trị, dân sinh, những chuyện nhân nghĩa, những bài học nhân văn, những tri thức quý, sao toàn đọc ba thứ lá cải như thế. Thôi, tôi vào đề đây, sáng nay, báo nào cũng đưa tin về cuộc họp báo của ngài Bộ trưởng Giao thông về các loại phí mà Bộ này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Trong những nội dung phát biểu của Bộ trưởng, tôi thấy có một chi tiết rất đáng cho công ty ta quan tâm, đó là chuyện ông ta nói rằng “Việc đóng phí thể hiện lòng yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”!
Cả phòng cười ồ lên nhưng vẻ mặt nghiêm trọng của giám đốc Si Giáng làm mọi người chột dạ. Những tiếng xì xào nhanh chóng dứt hẳn.
- Tôi gọi các anh chị đến đây họp để cùng bàn bạc triển khai một ý tưởng mới. Đó là chúng ta sẽ thiết kế một mẫu giấy BIÊN NHẬN LÒNG YÊU NƯỚC để bán lại cho Bộ Tài chính áp dụng khi thu phí theo đề xuất của Bộ Giao thông – Vận tải. Nào mời các anh chị cho ý kiến…
Mọi người nhìn nhau. Trưởng phòng thiết kế rụt rè đứng lên:
- Tôi thấy ý tưởng của anh Giáng khá độc đáo nhưng tôi nghĩ chúng ta phải bàn bạc nhiều. Phí mà ngành giao thông đề nghị thu sắp tới nhiều loại lắm, loại hạn chế xe ô tô cá nhân (nghe đâu thu cả 600 ngàn chiếc), loại hạn chế xe gắn máy, loại thu phí bảo trì đường bộ cho tất cả…
- Ở đây đang nói đến chuyện yêu nước, mình chỉ làm biên nhận lòng yêu nước. Nghĩa là có đóng phí, có hành động yêu nước thì có biên nhận - giám đốc xen vào.
- Vâng, em hiểu. Nhưng mức thu tiền khác nhau, có loại phí thu chỉ mấy trăm ngàn, có loại thu vài triệu, có loại thu mấy chục triệu… cho nên phải có mẫu giấy chứng nhận cho lòng yêu nước tiền triệu và lòng yêu nước tiền trăm ngàn, lòng yêu nước hai bánh và lòng yêu nước nhiều bánh chứ ạ. Đó là chưa nói, có người tự nguyện đóng phí, có người ra đường bị cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông phát hiện chưa đóng, nên đóng phí ép buộc, cái biên nhận phải thể hiện được là yêu nước tự nguyện hay yêu nước ép buộc, yêu nước đúng hạn và hay yêu nước nhưng còn nợ nữa chứ ạ - Anh trưởng phòng nói liền tù tì, không khí có vẻ sôi nổi lên. Chị kế toán, vốn là vợ của một quan chức lớn ở thành phố này, người có cổ phần nhiều trong công ty, người nổi tiếng là ăn nói mạnh miệng nhất công ty, ngồi yên chen vào:
- Nói thiệt với anh Si Giáng là tôi thấy cái ý tưởng này khó, rất khó. Những người đóng phí được cấp chứng nhận yêu nước vậy thì những người như ông xã tôi vốn đi xe biển xanh bao năm nay giờ trở thành người không yêu nước à? Con cái tôi đi du học ngoại quốc lấy đâu ra xe mà đóng phí, như thế cũng không có cơ hội yêu nước à? Ông già chồng tôi đã về hưu chuyên đi bộ, thỉnh thoảng đi xe đạp thì cũng mất khả năng yêu nước sao?
- Chị kế toán nói cũng có phần đúng. Trong cái vụ đóng phí này thì người nghèo, người đi xe buýt, quan chức không được hưởng cái niềm tự hào đóng phí để có chứng nhận yêu nước. Nhưng mới nghe thì cũng có lý nhưng thực tế hổng phải vậy, các đối tượng ấy thể hiện tình yêu nước kiểu khác. Dù sao, đây cũng là ý kiến đáng tham khảo, cân nhắc. Xin mời các anh chị khác! – giám đốc nhìn khắp phòng. Trưởng phòng kế hoạch giơ tay:
- Tôi nghĩ chúng ta nên triển khai nhanh ý tưởng của giám đốc. Tôi xin đóng góp thêm một số ý kiến thế này: chúng ta nên đưa thêm vào một số loại biên nhận lòng yêu nước qua thu phí khác như: Biên nhận lòng yêu nước trả góp, Biên nhận lòng yêu nước cấp lại (phó bản) nếu chủ xe làm mất giấy biên nhận chính thức, Hồ sơ chuyển nhượng lòng yêu nước nếu bà con có nhu cầu sang bán các giấy biên nhận này…
- Hay. Thư ký nhớ ghi ý kiến này vào biên bản nhé. Còn ai có ý kiến gì mới? - Giám đốc hỏi. Lúc này thì bác bảo vệ công ty rụt rè đứng lên:
- Thưa giám đốc, ý tưởng làm giấy chứng nhận yêu nước của ông hay, rất hay, nhưng tôi thấy nếu công ty chỉ bán ý tưởng đó thì doanh số không cao. Mình phải chuyển nó lại dưới hình thức khác, mình trực tiếp kinh doanh thì mới có doanh thu cao hơn!
- Bác nói rõ hơn nào? - giám đốc sốt ruột.
- Theo tôi thì công ty mình nên thiết kế và sản xuất cái biển đeo ở ngực hay treo ở nhà. Cá nhân đóng phí ô tô có cái biển Chứng nhận lòng yêu nước để đeo trên ngực và treo ở nhà. Mình thiết kế thiệt trang trọng. Hộ dân nào đóng phí từ hai ô tô hoặc ba xe máy trở lên cấp cho cho họ cái biển “Gia đình yêu nước” để treo ngay cửa. Mình có thể bán được triệu cái biển như thế đó nghe giám đốc. Khối tiền.
- Độc đáo quá. Không ngờ bác bảo vệ mà có ý tưởng hay quá! - giám đốc không giấu được niềm vui.
- Dạ chưa hết. Sắp tới, mình vẽ ra thêm cái danh hiệu làng yêu nước, thôn yêu nước, xóm yêu nước, khu phố yêu nước, rồi xã yêu nước, phường yêu nước, quận yêu nước, huyện yêu nước… nữa, tha hồ mà bán biển.
- Tuyệt vời! Ý tưởng này đáng thưởng!
- Ý tưởng này chả có gì mới đâu sếp ơi, tôi bắt chước cái vụ làm biển “gia đình văn hóa” ở một số nơi thôi. Mà tôi nói thiệt với sếp, cái ý “thu phí là yêu nước” của ông Bộ trưởng cũng bắt chước mấy cái kiểu như “bình chọn cho vịnh Hạ Long là yêu nước” thôi mà. Nhân đây xin nói thêm, nếu công ty quyết làm cái biển cá nhân yêu nước, gia đình yêu nước, sếp cho nhà tôi thầu khâu làm khuôn. Giám đốc chỉ định thầu luôn…
- Vụ này sẽ xem xét sau. Giờ tôi gút nhé!
- Khoan, cho tui có ý kiến - vợ giám đốc kiêm trưởng phòng hành chính đứng lên và đi thẳng lên phía bục chủ tọa - Tôi thấy thế này. Lâu nay, những gì liên quan đến giá trị tinh thần thì thường không ai cấp giấy chứng nhận hay cấp biển chứng nhận. Ví dụ như cha mẹ hy sinh cho con cái, vợ hy sinh cho chồng... có ai mà lấy giấy chứng nhận đâu nào? Bộ trưởng nói phí giao thông thu nhiều, thu cao nhằm hạn chế ô tô cá nhân, trong khi đó mình lại đi làm cái việc tôn vinh 600 ngàn chủ xe ô tô và sau đó tôn vinh những người đi xe gắn máy. Mình cấp giấy chứng nhận hay làm bằng chứng nhận thì hóa ra bản chất của những cái phí này là “phí hạn chế lòng yêu nước” à? Tóm lại, ý kiến của tui đơn giản lắm, không nên làm, ý tưởng này không khả thi. Hết!
Cả phòng họp lại ồ lên rồi lặng ngắt. Không khí ngột ngạt cũng nhanh chóng trôi qua khi giám đốc Si Giáng - người vốn rất sợ vợ - đã đứng lên kết luận rất nhanh, rất đanh, gọn:
- Chúng ta sẽ tiếp tục suy nghĩ về ý tưởng này. Cuộc họp giải tán!
PVT

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất


Thứ tư, 25/4/2012, 00:18 GMT+7

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".
Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn".
Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.
Cụ Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh giờ chỉ còn trơ gốc. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark đã mọc lên. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.
“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.
Hiện chưa có xác nhận cụ thể về việc chống đối cũng như các biện pháp "áp dụng bắt buộc".
Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.
Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".
Theo ông Bùi Huy Thanh, có một nhóm người đứng sau cố tình phá hoại, cản trở dự án. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Bí mật trẻ hóa của sao Hollywood


Giữ gìn làn da đẹp là một công việc tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc của các minh tinh. Tuy nhiên, một số bí quyết của họ chúng ta có thể áp dụng được.  
Tiêm chất làm căng
Để điều trị những nếp nhăn khi cười, nếp nhăn trán hay vết rạn chân chim nơi khóe mắt, những người nổi tiếng thường nhờ đến các chất làm căng acid hyaluronic như Restylane, Juvederm hay Juvederm Ultra Plus (cho những nếp nhăn sâu). Quá trình làm phải được thực hiện dưới bàn tay của các chuyên gia và chi phí khoảng 600-1.000 USD cho mỗi mũi tiêm. Kết quả có thể kéo dài 6 tháng.
Botox vẫn được ưa chuộng
Botox giờ không còn là một bí mật nhưng theo chuyên gia da liễu Tina Alster ở Washington DC thì botox vẫn là một tiêu chuẩn vàng cho việc điều trị nếp nhăn và rạn chân chim.
Heidi Klum (ảnh trên) và Hally Berry (ảnh dưới) đằng sau vẻ gợi cảm trên báo, ảnh đều có sự trợ giúp của các phương pháp làm đẹp.
Botox hoạt động bằng cách làm tê liệt các cơ bên dưới nếp nhăn. Nó được sử dụng nhiều, bằng chứng của việc dùng botox có thể thấy rõ ở một số diễn viên điện ảnh nữ như Halle Berry, Nicole Kidman và Marcia Cross, những người là nạn nhân của những nếp nhăn trán khó chịu. Botox có giá khoảng 300-500 USD cho mỗi khu vực điều trị. Và kết quả có thể duy trì 3-6 tháng.
Laser
Khi có tuổi, khuôn mặt chúng ta có vẻ gày hơn và hốc hác, đồng thời collagen suy yếu càng làm rõ cấu trúc xương trên mặt. Kích thích sản sinh collagen là một ngành kinh doanh phát đạt ở Hollywood và ngày càng nhiều người nổi tiếng tìm đến với công nghệ làm đẹp da bằng tia laser để né tránh tuổi già.
Fraxel là một trong những dạng máy laser phổ biến nhất hiện nay có khả năng thâm nhập được sâu vào trong làn da để điều trị những lớp da bị thương tổn. Tia laser tạo ra những miếng rách sâu rất nhỏ dưới da làm kích hoạt cơ thể sản sinh collagen nhiều hơn một cách tự nhiên trong quá trình phục hồi da.
Chi phí cho việc này khoảng 1.000 USD mỗi lần. Cũng giống như các liệu pháp dùng tia laser khác, bạn phải cần tới 3-5 lần điều trị trong vòng một tháng.
Lột da bằng hóa chất
Tất nhiên những người nổi tiếng (có cả nam giới) cũng nâng mắt, cắt bỏ túi mắt, nâng cơ mặt nhưng tại sao nhiều người trong số họ làm như vậy mà không bị bong tróc da.
Bạn đã bao giờ để ý xem lớp phấn nền bị khô và có vảy? Bạn trông sẽ già và da tái xám hơn. Những người nổi tiếng sẽ trẻ lại vài tuổi chỉ cần một giờ dưới sự chăm sóc của chuyên gia lột da bằng hóa chất. Mặt nạ hóa chất hoạt động bằng cách loại bỏ các lớp da bị hư tổn bên ngoài.
Mặt nạ acid glycolic dịu nhẹ có giá 150-300 USD. Tuy nhiên, bạn cũng có thể có kết quả tương tự với mặt nạ đắp mặt hàng ngày Alpha Beta MD với giá 68 USD cho 30 miếng.
Thuê chuyên gia trang điểm cho những sự kiện lớn
Đối với các sự kiện lớn và phải xuất hiện trước công chúng một số sao đã phải thuê Mally Roncal, chuyên gia trang điểm nổi tiếng tại Hollywood để làm đẹp cho mình trước mỗi sáng đi làm.
Che phủ dưới hàng lớp mỹ phẩm
Các paparrazi từng săn được ảnh Heidi Klum với khuôn mặt mộc và chúng ta khó nhận ra cô ấy vì khác xa vẻ đẹp thường thấy trên báo chí, phim ảnh. Cô ấy xinh đẹp, tất nhiên, nhưng cô ấy có quầng thâm dưới mắt và làn da chùng nhão.
Tyra Bank thường xuyên đến spa mặc dù cô chưa bao giờ thừa nhận điều đó. Vậy bạn có thể rút ra được điều gì? Chỉ cần một chút trang điểm đúng cách, bạn trông đã khác rồi.
Tránh xa ánh nắng mặt trời
Nicole Kidman có được làn da trắng sứ vì cô là người nổi tiếng sợ nắng
Nicole Kidman có được làn da trắng sứ vì cô là người nổi tiếng sợ nắng.
Nicole Kidman là người nổi tiếng ngại nắng. Thực tế, nhiều người nổi tiếng tránh nắng bằng cách đội mũ rộng vành hay dùng kem chống nắng. Họ biết ánh nắng mặt trời là nguyên nhân số một làm lão hóa làn da.
Retinols
Để giữ cho những đường hằn không trở thành nếp nhăn sâu, các diễn viên nữ ngay từ khi 20 tuổi đã dùng các loại kem chứa retinoid. Nhiều chuyên gia da liễu nhận xét tất cả các chất chống lão hóa, mặt nạ lột mặt, chà xát da và tiêm thì các retinoid vẫn là những cách tốt nhất để "ăn gian" tuổi tác thực.
Những vết rạn được tô vẽ
Britney Spears xinh đẹp, quyến rũ và khi không trang điểm.
Đây là một bí quyết yêu thích nhất. Không phải hầu hết các người nổi tiếng đều có làn da hoàn hảo. Thực tế, nhiều khi da phụ thuộc vào tính di truyền. Nếu bạn có gen da xấu thì cơ hội có làn da đẹp như Nicole Kidman là điều không tưởng.
Cameron Diaz sau trang điểm (trái) và chưa trang điểm (phải)
Cameron Diaz sau trang điểm (trái) và chưa trang điểm (phải).
Ví như da của Britney Spears rất xấu, Cameron Diaz, Jennifer Lopez cũng vậy, đầy những nốt mụn nhỏ trên da. Thế nên, nếu bạn chợt nhìn thấy da họ thật đẹp và mịn màng trên tạp chí thì bạn nên nghĩ ngay tới công nghệ chỉnh sửa ảnh.