Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013
Hải quân Ấn Độ 'tiếp cận không gián đoạn' vào Biển Đông
TPO-Theo Eurasiareview, lập trường của Ấn Độ trên Biển Đông là tự do hàng hải (FON). Và nước này sẵn sàng hợp tác hải quân với các nước trong khu vực để đảm bảo lợi ích của mình.
Hải quân Ấn Độ sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực để đảm bảo lợi ích của mình trên Biển Đông. |
Biển Đông là Tuyến đường Vận tải Trên biển (SLOC) lớn và cũng là tuyến đường thương mại quan trọng. Do đó, xung đột trong khu vực cũng liên quan đến tất cả các quốc gia châu Á trong đó có Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ không trực tiếp liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nhưng nước này cũng rất quan tâm đến Tự do Hàng hải (FON).
Từ lâu, Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành “ao nhà”, điều này dù nhiều hay ít đều có ảnh hưởng tới lợi ích của Ấn Độ. Mới đây, New Delhi đã nhắc lại lập trường của mình về “Tự do Hàng hải”, nhấn mạnh sự cần thiết của việc “tiếp cận không gián đoạn” vào vùng biển quốc tế, đồng thời cho biết nước này sẽ bảo vệ lợi ích của mình nếu cần thiết. Điều này bao gồm tăng cường hợp tác hải quân với các nước trong ASEAN và các cường quốc khác cùng có chung mối quan tâm trong việc bảo vệ các nguyên tắc của FON.
Tự do hàng hải
Sáu bên (Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia) đang có tranh chấp lãnh thổ trên vùng Biển Đông. Tinh hình ngày càng phức tạp khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên”đường lưỡi bò” chiếm gần trọn Biển Đông. Căng thẳng khu vực đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu và nổi lên như một điểm nóng quân sự. Trong khi đó, Trung Quốc mạnh mẽ phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, bác bỏ mọi biện pháp tiếp cận đa phương, kêu gọi các nước ngoài tranh chấp trong khu vực không tham gia vào vụ việc.
Tuyến đường Vận tải Trên biển (SLOC) đi qua Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với tất cả các quốc gia châu Á trong đó có Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ cũng tuyên bố việc bảo vệ các tuyến đường biển là một trong những nhiệm vụ của quân đội nước này. Theo học thuyết Hàng hải Ấn Độ, “Theo quan điểm về sự phụ thuộc lớn của các quốc gia trên vùng biển thương mại, việc bảo vệ SLOV là một nhiệm vụ quan trọng của Ấn Độ”. Rắc rối chính trị ở Biển Đông chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của Ấn Độ vì điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của Ấn Độ trong tự do hàng hải.
Ấn Độ luôn thể hiện lập trường của mình về việc tiếp cận không gián đoạn trên vùng biển quốc tế và SLOC bởi 55% quá cảnh thương mại nước này đều phải đi qua Biển Đông. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có nhiều tài sản kinh tế tại Việt Nam, do đó tự do hàng hải trong vùng biển này lại càng quan trọng. Mối quan tâm ngày càng tăng của New Delhi đối với duy trì hòa bình và ổn định trên SLOCs được lên tiếng tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN vào tháng 12/2012. Trong bài diễn văn khai mạc, Thủ tướng Manmohan Singh tuyên bố: “Như các quốc gia hàng hải, Ấn Độ và các nước ASEAN cần tăng cường hợp tác an ninh, an toàn và tự do hàng hải, giải quyết bằng hòa bình các tranh chấp hàng hải theo luật pháp quốc tế”.
Mặc dù tranh chấp trên Biển Đông chỉ liên quan đến năm nước sáu bên nhưng trên thực tế, khu vực này thu hút sự chú ý của toàn cầu. Bày tỏ lo ngại, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, ông S. M. Krishna cho biết: “Ấn Độ cho rằng Biển Đông là tài sản của thế giới’. Bình luận này của ông Krishna đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Một bài xã luận đăng trên Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc có viết: “Việc gọi Biển Đông là tài sản toàn cầu là một sai lầm… các nước khác không thể mô tả lãnh thổ của một quốc gia là tài sản toàn cầu”. Bắc Kinh cho rằng nguyên tắc FON sẽ vẫn được đảm bảo đầy đủ trên Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố này lại mâu thuẫn với các hành động của Bắc Kinh trên vùng biển mà nước này ngang nhiên tuyên bố chủ quyền.
Theo Eurasiareview, nỗ lực áp luật quốc gia lên vùng biển quốc tế của Trung Quốc là động thái đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế và việc quy định tự do đi lại trên vùng biển này là điều cần thiết. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuân thủ luật pháp quốc tế tại đối thoại Shangri-La năm 2012. Ông nói: “Giống như quyền tự do cá nhân, quyền tự do hàng hải chỉ được thực hiện đầy đủ khi tất cả các nước lớn và nhỏ sẵn sàng tuân thủ pháp luật và các nguyên tắc đã được thừa nhận”.
S.M. Krishna, cựu Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ cũng bày tỏ quan điểm tương tự tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Nhận thấy sự cần thiết của SLOC, ông nói: “Chúng tôi đã và đang theo dõi những tiến triển liên quan đến Biển Đông. Như chúng tôi nói trước đó, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và tiếp cận đến các nguồn tài nguyên theo luật quốc tế. Những nguyên tắc này phải được các quốc gia tôn trọng”. Ấn Độ sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để đảm bảo quyền tự do hàng hải.
Hải quân triển khai định kỳ tại Biển Đông
Theo đó, Hải quân Ấn Độ có kế hoạch triển khai định kỳ tại Biển Đông, đánh dấu sự hiện diện của nước này. Ấn Độ cũng tham gia vào các cuộc tập trận với hải quân của các quốc gia Đông Nam Á. Theo Eurasiareview, việc Ấn Độ hợp tác với các quốc gia trong khu vực là phù hợp với chính sách hướng Đông của nước này. Ấn Độ và ASEAN trong tháng 12/2012 đã kỉ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN- Ấn Độ. Hội nghị thông qua tuyên bố tầm nhìn, một bước tiến quan trọng trong quan hệ ASEAN- Ấn Độ. Tuyên bố có viết: “Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác để đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và sự an toàn của các tuyến đường giao thông trên biển, thúc đẩy tự do thương mại theo luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.
Phan Yến
Theo Eurasiareview
Theo Eurasiareview
Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
“Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” (dẫn theo “Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…”
Ngày 7.9.1951, cũng tại hội nghị có phái đoàn 51 quốc gia tham dự tổ chức ở San Francisco (Mỹ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Ngày 7.9.1951, cũng tại hội nghị có phái đoàn 51 quốc gia tham dự tổ chức ở San Francisco (Mỹ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Quần đảo Hoàng Sa có tổng diện tích khoảng 16.000km2, nằm giữa 15045-17015 vĩ độ Bắc và 1110-1130 kinh độ Đông, với trên 30 đảo, đá, cồn, bãi, hòn lớn nhỏ và tập trung thành 2 nhóm đảo chính là nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent Group) ở phía tây nam và nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía đông bắc.
Hội nghị Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951.
Trong đó, đảo Hoàng Sa (Pattle Island) là đảo lớn nhất trong nhóm Nguyệt Thiềm; và đảo Phú Lâm (Woody Island) là đảo lớn nhất nằm trong nhóm An Vĩnh. Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc TP.Đà Nẵng.
Từ thế kỷ XV, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo này, đây cũng là thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc tranh chấp căng thẳng, phức tạp giữa Trung Quốc và Việt Nam, kéo dài đến nay.
Cộng đồng quốc tế thừa nhận chủ quyền Việt Nam
Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14.10.1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa. Thời điểm này diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản.
Hội nghị diễn ra từ ngày 5 đến 8.9.1951, có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á – Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh – Mỹ đưa ra ngày 12.7.1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á – Thái Bình Dương.
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại ký kết tại Hội nghị San Francisco năm 1951.
Ngày 5.9.1951, Ngoại trưởng Gromyko của Nhật Bản đã đề nghị 13 khoản tu chính. Trong đó, có khoản tu chính liên quan đến việc Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam. Khoản tu chính này đã bị Hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Như vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế.
Ngày 7.9.1951, cũng tại hội nghị có phái đoàn 51 quốc gia tham dự tổ chức ở San Francisco (Mỹ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” (dẫn theo “Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay”.
Tập san Sử Địa số 29/1975, Sài Gòn, trang 286). Sau tuyên bố của phái đoàn Việt Nam, không có một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì. Ngày 16.3.1974, trả lời phỏng vấn Trung tâm Thông tin Việt Nam tại Paris, ông Trần Văn Hữu cho biết: “Với tánh cách chủ tịch phái đoàn đại diện cho toàn cõi Việt Nam, trong một bài diễn văn đọc ngày bế mạc hội nghị, tôi long trọng tuyên bố xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên cả quần đảo Hoàng Sa.
50 phái đoàn cường quốc yên lặng nghe lời tuyên bố của phái đoàn Việt Nam, tức là lời tuyên bố dưới lá cờ quốc gia, nét son nền vàng, đã được hoàn toàn công nhận, không gặp một quốc gia nào phản đối” (Việt Nam Cộng Hòa – Bộ Dân vận và Chiêu hồi. Hoàng Sa – Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 3-1974, trang 52).
Kết thúc hội nghị là việc ký kết Hòa ước với Nhật ngày 8.9.1951. Trong hòa ước này, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ nhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa” (Việt Nam Cộng Hòa – Bộ Dân vận và Chiêu hồi. Tlđd, trang 51).
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa
Về phía Trung Quốc, khi thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ về việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình. Một trong những quan điểm này là chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“50 phái đoàn cường quốc yên lặng nghe lời tuyên bố của phái đoàn Việt Nam, tức là lời tuyên bố dưới lá cờ quốc gia, nét son nền vàng, đã được hoàn toàn công nhận, không gặp một quốc gia nào phản đối”.Ông Trần Văn Hữu
Tuy tuyên bố Hoàng Sa lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không đưa ra được một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này.
Sau Hội nghị San Francisco, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, 2 quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 19.1.1974, Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày 27.1.1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và chứng thư sau cùng ngày 2.3.1973 của hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Quốc là một nước ký tên vào.
Vũ Hoài An
Trung Quốc muốn "thủ tiêu" Luật biển quốc tế?
(VnMedia) - Theo yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Điều này vi phạm trắng trợn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Thẩm phán Antonio Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines cho biết.
Trung Quốc gần đây thường xuyên đưa tàu thuyền vào quấy nhiễu, đe dọa tàu thuyền của các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông.
|
Trong bài phát biểu trước các sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Pamantasan ng Lungsod ng Maynila hôm 18/5 vừa rồi, Thẩm phán Carpio đã nói rằng, với việc đòi chủ quyền bằng đường 9 đoạn nói trên, Trung Quốc đã “cướp” đi các quyền hàng hải của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia ở những khu vực đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa mở rộng. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng UNCLOS.
"Trong trường hợp của Philippines, đường 9 đoạn của Trung Quốc đã lấy đi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng trên Biển Đông ở phạm vi ngoài 30 đến 50 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc lấy đi của Philippines 80% vùng đặc quyền kinh tế và 100% vùng thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông", ông Carpio cho biết.
Trong khi đó, Trung Quốc đưa ra đường 9 đoạn từ năm 1948 và giờ vẫn tiếp tục sử dụng nó như một cơ sở để tranh giành chủ quyền. Một chuyên gia quốc phòng Australia từng khẳng định, đó là điều bất hợp pháp. Ông Carpio cũng nhất trí với quan điểm này, giải thích rằng “bằng cách phê chuẩn UNCLOS, các nước thành viên đã có ràng buộc và phải tuân theo” tất cả những tiêu chuẩn và cơ chế của UNCLOS.
Biển Đông không phải là hồ của Trung Quốc
"Với việc đòi chủ quyền thông qua đường 9 đoạn, Trung Quốc đang định biến Biển Đông thành một cái hồ của nước này, cho phép họ đơn phương chiếm đoạt cho riêng mình những thứ thuộc về các quốc gia ven biển có chủ quyền khác. Đây là hành động thách thức UNCLOS," ông Carpio nói.
Thẩm phán Philippines dẫn lời Tổng Giám đốc Viện Hàng hải Malaysia nói, việc đòi chủ quyền bằng đường 9 đoạn là “phù phiếm, quá đáng và không hợp lý bởi chẳng ai có thể tưởng tượng được là Biển Đông lại bị bất kỳ nước nào đó coi là vùng lãnh hải hay là một cái hồ của riêng họ".
"Đường 9 đoạn của Trung Quốc đơn giản là không thể tồn tại song song với UNCLOS – cái này tiêu diệt cái kia. Nếu để đường 9 đoạn của Trung Quốc tồn tại, nó sẽ xóa sạch hàng thế kỷ tiến bộ của luật biển”, Thẩm phán Carpio nhấn mạnh.
Ông Carpio cũng nói thêm rằng, nếu đường 9 đoạn của Trung Quốc được duy trì, điều đó sẽ “khích lệ các cường quốc hải quân khác đòi chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển hay đại dương bất kỳ trên thế giới, chiếm đoạt những vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng của các quốc gia ven biển khác".
Việc đòi chủ quyền dựa trên đường lưỡi bò của Trung Quốc cũng gây phương hại cho UNCLOS. “Hiện nay, không có gì nguy hiểm đối với sự tồn tại và sống sót trong tương lai của UNCLOS hơn là đường 9 đoạn của Trung Quốc. Các học giả chuyên nghiên cứu về luật biển trên toàn thế giới đều xem đường 9 đoạn của Trung Quốc là hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở nào dựa trên luật quốc tế”, ông Carpio khẳng định.
Bắc Kinh phải tuân theo luật quốc tế
Vị thẩm phán cấp cao của Tòa án Tối cao Philippines cho rằng, Bắc Kinh có trách nhiệm phải tuân theo cơ chế giải quyết tranh chấp được đưa ra trong UNCLOS.
Dù Trung Quốc từ chối không tham gia vào phiên tòa quốc tế thì tiến trình này vẫn được tiếp tục và Tòa án Quốc tế về Luật Biển vẫn sẽ ra phán quyết theo UNCLOS.
Hồi tháng 1, Manila đã quyết định đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa họ với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế theo UNCLOS. Manila muốn toàn án quốc tế đưa ra phán quyết rằng đường 9 đoạn của Trung Quốc là phi pháp và vô lý.
Bắc Kinh đã phản đối tiến trình trên. Nước này từ lâu luôn khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa họ với các nước láng giềng trên cơ sở đàm phán song phương với từng nước một. Trong khi miệng đòi đàm phán song phương, Trung Quốc liên tiếp đưa tàu thuyền và người đến các vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Theo lời ông Carpio, Manila đang yêu cầu tòa án quốc tế xem xét tính pháp lý của đường 9 đoạn của Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thể chiếm đoạt vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng của Philippines hay không.
"Chúng tôi cũng yêu cầu tòa án quốc tế ra phán quyết về tính pháp lý của những vùng lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi đã đề nghị tòa án quốc tế xem xét thêm về việc liệu Trung Quốc có thể được chiếm đóng và dựng lên các cơ sở trên những bãi cạn ngập dưới mặt biển và nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines hay không”, ông Carpio nói thêm.
Cũng theo ông này, tòa án quốc tế còn cần phải ra phán quyết về việc liệu Trung Quốc có thể đơn phương chiếm đoạt các vùng lãnh hải ở ngoài khơi xa.
Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyết định của tòa án quốc tế và thực thi nó nếu Manila thắng vụ kiện. Philippines không có sức mạnh hải quân để buộc Trung Quốc phải tuân theo phán quyết đó.
Thậm chí khi có phán quyết của Tòa án Quốc tế, Hội đồng Bảo an cũng chỉ có thể hành động nếu không có nước nào trong 5 thành viên thường trực phản đối một nghị quyết mà một trong 5 thành viên này lại là Trung Quốc.
Bản thân UNCLOS cũng không đưa ra bất kỳ cơ chế thực thi phán quyết nào. Như vậy, cách tốt nhất để Philippines buộc Trung Quốc phải tuân theo phán quyết của tòa án quốc tế là tranh thủ dư luận quốc tế, ông Carpio nói.
"Một quốc gia cần phải tuân theo pháp quyền nếu nước đó muốn được chấp nhận là một thành viên và là lãnh đạo của một cộng đồng các quốc gia văn minh. Nếu một quốc gia từ chối tuân theo pháp quyền thì họ sẽ trở thành một quốc gia đứng ngoài pháp luật và xã hội. Một quốc gia đang có tham vọng trở thành cường quốc thế giới nhưng từ chối tuân theo pháp quyền sẽ là điều nguy hiểm đối với hòa bình và sự ổn định của thế giới”, ông Carpio nhấn mạnh.
Kiệt Linh - (theo abs-cbnnews)
Thủ tướng: Việt Nam khẳng định chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa
(Quốc phòng) - Ngay sau khi kết thúc bài phát biểu dẫn đề quan trọng tại Lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 diễn ra tối 31/5 tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời các câu hỏi của các đại biểu nhiều nước tham dự Đối thoại.
Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình ở Biển Đông.
Việt Nam đề nghị các bên liên quan nghiêm túc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm DOC và mong muốn các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sớm tiến hành đàm phán chính thức xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cùng nhau thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực xây dựng COC. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung.
Thiếu tướng Yao Yun Zhu, giám đốc Trung tâm quan hệ quốc phòng Trung-Mỹ, Học viện kỹ thuật Quân sự Trung Quốc nêu câu hỏi trong bài phát biểu, ngài Thủ tướng đã đề cập đến các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có thách thức có thể làm gián đoạn tự do hàng hải, hoạt động thương mại quốc tế. Ngài cũng đề cập một vài cường quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xin Ngài đưa ra các ví dụ về cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào, qua đó làm gián đoạn tự do hàng hải?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Thưa các bạn, hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải là lợi ích, là mong muốn, là mục tiêu chung của khu vực và thế giới. Những nhân tố đe dọa tới hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn, tự do hàng hải tôi đã đề cập trong bài phát biểu của mình. Và những diễn biến gần đây trên thực tế, thì mọi người chúng ta có mặt tại đây đều đã biết.
Tôi xin không nhắc lại. Để thực hiện được mong muốn và mục tiêu chung mà tôi đã nêu ở trên, trước hết các bên liên quan cần thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực tiến tới COC, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể cùng nhau thực hiện được mục tiêu và mong muốn chung là hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực.
Trả lời câu hỏi của ông Lee Chung Min - Đại học Yonsei - Hàn Quốc nói trong bài phát biểu, Ngài đã nhiều lần đề cập vấn đề xây dựng lòng tin chiến lược. Vậy Ngài có thể cho biết đánh giá của Việt Nam về lòng tin đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, về vấn đề lòng tin đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, tôi đã đề cập trong bài phát biểu của mình. Tôi không nhắc lại, chỉ xin nhấn mạnh là: Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như đối với hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.
Chúng ta tin tưởng và hy vọng rằng, với tư cách là hai cường quốc của thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình, có chiến lược và việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp ngày càng nhiều vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung.
|
“Biển Đông sẽ được chơi theo luật kiểu Mỹ - Trung”
(Petrotimes) - Sau 2 ngày (7 và 8/6) nhóm họp tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands ven Thái Bình Dương ở Palm Springs, California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cuộc họp thượng đỉnh. Nhưng kết quả làm việc không được công bố chi tiết. Tuy nhiên, theo giới truyền thông, lãnh đạo Mỹ - Trung đã thống nhất xây dựng mô hình mới trong quan hệ nước lớn dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng thắng.
Từ sự đồng thuận mỹ - trung
Ngày 8/6, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon cho biết, 2 nhà lãnh đạo đã đồng ý không chấp nhận CHDCND Triều Tiên là quốc gia hạt nhân, đồng ý về sự cần thiết giải quyết vấn đề an ninh mạng, xây dựng mối quan hệ quân sự, cũng như đồng ý cùng nỗ lực chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải các loại khí đặc biệt xấu trong việc gây hiệu ứng nhà kính.
Ông Thomas Donilon cũng cho biết, Tổng thống Barack Obama đã hối thúc Chủ tịch nước Tập Cận Bình “làm dịu” cuộc tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và giải quyết vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao. Nhưng Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã lập tuyên bố: Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình.
Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ hoan nghênh sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc như một cường quốc thế giới và hai nước cần hợp tác chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề tồn tại. Bởi Mỹ - Trung là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cần duy trì sự cân bằng giữa cạnh tranh và hợp tác nhằm vượt qua các thách thức.
Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, song Mỹ - Trung đã đạt được bước tiến mang tính lịch sử và đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước. “Thái Bình Dương đủ rộng cho Mỹ và Trung Quốc” và mục đích chuyến công du tới Mỹ để “quy hoạch tương lai phát triển quan hệ Trung - Mỹ”, là tuyên bố của Chủ tịch nước Tập Cận Bình khi có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Barack Obama - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Sunnylands ở Rancho Mirage, California
Theo ông Fareed Zakaria, nhà phân tích vấn đề quốc tế của Washington Post, biên tập viên Tạp chí Times, người dẫn chương trình CNN cho rằng, Trung Quốc không phải là siêu cường thế giới và Washington không cần đối đãi với Bắc Kinh như thế trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Bởi Trung Quốc tuy là nền kinh tế lớn thứ 2 và một ngày nào đó có thể chiếm vị trí số 1 vì quy mô của nó, nhưng quyền lực lại được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể mạnh và giàu, nhưng không phải trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, ông Fareed Zakaria vẫn cho rằng, cuộc hội đàm kể trên có thể được coi là một hội nghị lịch sử tương tự hội nghị tại Bắc Kinh năm 1972 giữa Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai giúp bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung. T
heo ông Christopher Johnson, cựu quan chức CIA chuyên phân tích về Trung Quốc, nay là cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS) cho rằng, tuy chưa thể có ngay sự cải thiện mang tính đột phá trong quan hệ Mỹ - Trung, nhưng cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình (lúc đầu dự định gặp nhau lần đầu tiên trong năm 2013 là tháng 9 tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga, nhưng cả hai sau đó đều đồng ý cần gặp nhau sớm hơn) có thể tạo ra một sự khởi đầu thuận lợi hơn cho mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Còn theo nhận định của ông Robert Zoellick, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, cuộc gặp thượng đỉnh Barack Obama - Tập Cận Bình có thể xác định mối quan hệ chiến lược trong những năm tới giữa một “cường quốc lâu đời” với một “cường quốc đang nổi lên”.
Tuy nhiên, theo đánh giá của học giả David Shambaugh, Trung Quốc ít quan tâm đến tính toàn cầu và theo đuổi chiến lược bá quyền cô đơn, không có đồng minh, lại đang mất lòng tin, gây mối quan hệ căng thẳng với phần lớn thế giới. Còn chuyên viên Aleksandr Larin của Viện Viễn Đông thì cho rằng, thời gian gần đây, quan hệ Trung - Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn sau khi Bắc Kinh tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình ở những vùng biển mà Washington cũng có lợi ích tại khu vực Đông Á. Do đó, giới bình luận cho rằng, có nhiều vấn đề quan trọng đã làm ảnh hưởng tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Trung.
Ngày 8/6, tờ Quân giải phóng Trung Quốc đưa tin, sau khi được Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình phê chuẩn, Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc đã triển khai hội nghị học tập và lĩnh hội quyết tâm để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”.
Nhận định của giới chuyên môn
Kết quả đạt được sau khi Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược của Mỹ (CSIS) tổ chức hội thảo với chủ đề “Kiểm soát căng thẳng ở Biển Đông” tại Washington D.C hôm 6/6 (theo giờ địa phương) được dư luận quan tâm. Bởi đa số học giả (hơn 400 học giả và quan chức chính phủ đến từ Mỹ, Australia, Trung Quốc và Nhật Bản) có mặt tại hội thảo đều lên án “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh tới vai trò của luật pháp quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.
Christian Le Miere, chuyên gia cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Leonardo Bernanrd, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Luật quốc tế đều cho rằng, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) nên là cơ chế chính để giải quyết tranh chấp Biển Đông. “Nếu Trung Quốc không muốn UNCLOS là công cụ chính để giải quyết tranh chấp Biển Đông thì đừng nên ký (tham gia Công ước này)”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến tại Rancho Mirage, California
Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Singapore Simon Tay cho rằng, ASEAN và Trung Quốc nên tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hợp tác, không quá tập trung vào tranh chấp lãnh thổ mà tìm cách quản lý để nó “không phát nổ” và Trung Quốc phải có vai trò tích cực trong đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Ngày 7/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, Đại lục và Đài Loan cần có nỗ lực chung trong việc bảo vệ toàn diện lợi ích dân tộc, bao gồm cả vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tokyo bác đề xuất của người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu về việc đối thoại 3 bên Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Nhật Bản về tranh chấp ở biển Hoa Đông và cùng phát triển tài nguyên ở vùng biển này.
Ngày 4/6, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố, Tokyo không muốn thảo luận về quy chế của Senkaku/Điếu Ngư. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng khẳng định, chẳng có tranh chấp lãnh thổ nào cần phải giải quyết liên quan tới Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, theo tờ Japan Daily Press, trong phần giới thiệu về trò chơi điện tử mang tên “Chiếm lại Điếu Ngư”, tờ Nhân Dân nhật báo tuyên bố “Quyết tâm bảo vệ Điếu Ngư của Trung Quốc là không thể lay chuyển”.
|
Giáo sư nghiên cứu chiến lược và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ Peter Dutton cho rằng, Trung Quốc đã không thông qua đầy đủ các quy định của UNCLOS và yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông không được hỗ trợ bởi luật pháp quốc tế.
Theo Giáo sư Peter Dutton, hành vi mang tính cưỡng chế và sử dụng sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông đã thúc đẩy Philippines kiện “đường lưỡi bò” phi pháp và các hành vi gây hấn của Trung Quốc ra trọng tài quốc tế.
Thay vì để UNCLOS và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng sức ép phi quân sự tại Biển Đông kể từ năm 2008 để tuyên bố yêu sách của mình.
Ông Henry S. Bensurto, Tổng Thư ký Ủy ban Các vấn đề biển và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines cho rằng, bất kỳ cơ chế quản lý tranh chấp nào ở Biển Đông đều phải dựa trên luật pháp quốc tế. Chuyên gia Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về khu vực châu Á của CSIS hoan nghênh Philippines đã đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra Tòa án Trọng tài quốc tế.
Phát biểu tại hội thảo, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joe Yun nói: Không nước nào được sử dụng các biện pháp ép buộc, đe dọa, đặc biệt là dùng vũ lực để thực thi tuyên bố chủ quyền - các bên cần sử dụng biện pháp hòa bình như thương lượng ngoại giao hoặc thông qua nước trung gian thứ 3, hoặc phân xử của trọng tài quốc tế. Bởi mối quan tâm hàng đầu của Washington là tự do hàng hải, khi 50% tổng lượng hàng hóa trên thế giới được trung chuyển qua khu vực Biển Đông và cần được bảo vệ.
Mỹ cũng quan tâm tới việc đảm bảo hoạt động khai thác hợp pháp những nguồn tài nguyên trên Biển Đông của các công ty, trong đó có Mỹ. Đây là lý do Mỹ ủng hộ Trung Quốc và ASEAN đàm phán về COC. Chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á của Mỹ Gregory Poling cho rằng, Trung Quốc đang cố tình “đánh lận con đen”, biến những khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp nhằm chiếm đoạt tài nguyên của nước khác. Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS cho rằng, “đường lưỡi bò” không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tới mối quan tâm của các nước hữu quan
Ngày 8/6, tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin, Thiếu tướng diều hâu Trương Triệu Trung lại tiếp tục lên Đài Truyền hình Bắc Kinh cáo buộc Philippines “khiêu khích” Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cổ xúy Bắc Kinh dùng vũ lực và chế tài kinh tế trừng phạt Manila. Để chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền từ thời cổ đại”, ông Trương Triệu Trung cho hay, năm 1947 chính quyền Tưởng Giới Thạch tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông bằng bản đồ 11 nét đứt (đến năm 1953 Trung Quốc xóa 2 nét đứt ở vịnh Bắc Bộ thành đường 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U, hay đường lưỡi bò).
Tờ Business Mirror dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao Philippines cho biết, hình ảnh vệ tinh của nước này cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng công sự trên bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Bắc Kinh đoạt quyền kiểm soát từ tháng 4/2012. Ngày 6/6, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn “nguồn tin riêng đáng tin cậy” cho hay, Trung Quốc quyết tâm chặn đường tiếp viện của Philippines cho lực lượng đồn trú ngoài Bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Bắc Kinh đã điều thêm 1 tàu hải giám xâm nhập trái phép khu vực Bãi Cỏ Mây để canh chừng và ngăn chặn các hoạt động tiếp tế hậu cần, đổi lính chốt gác của Philippines tại khu vực này.
Giới truyền thông đưa tin, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương vừa hội đàm kín (tại Manila, Philippines hôm 7/6) với Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Tổng Tham mưu trưởng Emmanuel Bautista. Tại hội đàm, Đô đốc Samuel Locklear nhấn mạnh, Mỹ phản đối các hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Cũng trong ngày 7/6, trang Strategy đăng tải nhận định của giới quân sự Mỹ cho hay, quân đội Trung Quốc đang tiếp tục gây lo ngại cho các nước láng giềng với hoạt động ngày càng gia tăng ở Biển Đông buộc những quốc gia này phải tăng cường khả năng phòng thủ. Hải quân Trung Quốc đang hiện diện ngày càng thường xuyên hơn ở Biển Đông và tây Thái Bình Dương, đặc biệt trong nửa đầu năm nay Trung Quốc tập trận ở tây Thái Bình Dương ít nhất 1 tháng 1 lần.
Nhật Bản và Trung Quốc vừa tái khẳng định tiếp tục đàm phán nhằm thiết lập cơ chế tránh các cuộc đụng độ quân sự bất ngờ xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng theo giới truyền thông, ngày 10/6, theo yêu cầu của Tokyo, lính dù của Mỹ và Nhật Bản tập đổ bộ lên hòn đảo bị đối phương chiếm đóng. Kịch bản của cuộc tập trận này được cho là đưa ra những biện pháp đối phó quân sự với Trung Quốc khi cần thiết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từng nhắc lại quan điểm của Washington: quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi thỏa thuận về an ninh với Nhật Bản, do đó Mỹ phải bảo vệ đồng minh trong trường hợp xung đột vũ trang. Trước đó (7/6), nội các Nhật Bản đã phê chuẩn dự luật thành lập Hội đồng An ninh quốc gia để đối phó với nguy cơ đến từ Trung Quốc.
Ngày 4/6, tại hội nghị bàn tròn Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 27 diễn ra trong 3 ngày ở Malaysia với chủ đề "Thay đổi chiến lược ở châu Á", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh (Doanh) bất ngờ để ngỏ khả năng cùng các nước ASEAN tiến hành thăm dò chung ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh luôn tuyên bố có chủ quyền gần hết.
Theo bà Phó Oánh (Doanh), Trung Quốc và các bên liên quan cần tuân thủ cam kết đưa ra trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và cần sớm cho ra đời Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.
Cũng trong ngày 4/6, tạp chí Forbes và tờ New York Times (Mỹ) cho biết, tấm bản đồ mới do Cơ quan Bản đồ Trung Quốc Sinomaps Press ấn hành đã ngạo ngược đưa tới 80% diện tích Biển Đông vào lãnh thổ của nước này. Được biết, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã kêu gọi các bên tranh chấp tại Biển Đông cùng phát triển các nguồn tài nguyên ở đây để tránh xung đột và ngăn chặn "các nhà nước khác trong khu vực" can dự vào tranh chấp.
|
Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
Bí quyết thang dưỡng nhan của Từ Hi Thái Hậu
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI -
Để cùng tham khảo và có thể áp dụng, sau đây xin giới thiệu một thang thuốc được lưu chép trong “Tuyển tập phương thuốc Từ Hi Quang Tự”. Đây là thang thuốc đã xuất để Từ Hi Thái Hậu sử dụng nhằm ngày 23 tháng 6 năm thứ 36 Quang Tự PhòngThọ. Dược truyền, xuất thang thuốc này cho Hoàng Thái Hậu để trừ gió, giữ da mặt. Phương thuốc cụ thể như sau:Các vị gồm: Bột đậu xanh 6 phần, sơn nài 4 phần, bạch phụ tử 4 phần, bạch khương tàm 4 phần, băng phiến 2 phần, lộc hương 1 phần. Tất cả là 21 phần này nghiền nhỏ, rây mịn, trộn đều với dịch hương. Mỗi lần lấy một ít thoa nhẹ và đều khắp trên da mặt mỗi khi đi ra ngoài trời. Đây là thang thuốc trừ gió giữ da mặt đã được bào chế tuyệt mật, chỉ dùng riêng cho Từ Hi Thái Hậu.
Song còn nói nhiều trong sách “Ngự hương phiêu diêu lục” thì Từ Hi Thái Hậu còn có trọn bộ phương pháp làm đẹp. Trong đó có nói đến nhiều thuật làm đẹp để loại trừ nếp nhăn trên da bằng nhiều cách. Sau đây là những phương pháp được phối hợp đồng bộ mà xưa kia Từ Hi Thái Hậu vẫn ưng dùng:
- Uống sữa người: Hằng ngày Từ Hi Thái Hậu uống đều đặn nửa chén sữa người. Như chúng ta đều biết về dinh dưỡng của sữa người rất phong phú lại có chất miễn dịch nên càng làm cho cơ thể giàu dinh dưỡng mà trở nên khỏe mạnh, hồng hào, loại trừ những nếp nhăn trên da.
Ngoài ra Từ Hi còn sử dụng thêm những phương thuốc để bổ trợ cho việc chữa nếp nhăn trên mặt. Sau đây xin giới thiệu một trong nhiều phương khác nhau mà Từ Hi Thái Hậu đã sử dụng đó là “Phòng kỷ hoàng kỳ thang” có ghi chép trong sách “Kim quỹ yếu lược” còn được lưu giữ, xin giới thiệu cụ thể như sau:
- Phòng kỷ hoàng kỳ thang (trích trong Kim quỹ yếu lược).
Hiệu quả của phương: Có thể phòng ngừa sản sinh nếp nhăn li ti trên vùng da mặt và tiêu trừ khối thịt thừa.
Thành phần dược liệu: Phòng kỷ 12g, bạch truật 9g, hoàng kỳ 15g, cam thảo 6g.
Cách bào chế: Cho tất cả 4 vị trên và thêm vào 4 lát gừng tươi, 1 quả táo đỏ, đổ nước đủ sắc, lấy nước thuốc uống.
Cách sử dụng: Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày, uống vào trước bữa ăn cơm.
Xét trong phương ta thấy: Đây là phương thuốc có tác dụng phòng ngừa những nếp nhăn li ti, thích hợp với người da dẻ xanh xao, cơ thể béo bệu, cơ bắp nhão, dễ mệt mỏi, thường tự ra mồ hôi, sợ gió, có hiện tượng phù thũng, chất lưỡi nhạt, thể lưỡi mập lớn, rêu lưỡi trắng. Các vị hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo đều có tác dụng bổ khí. Trong đó vị hoàng kỳ tác dụng ích khí, cố biểu, cầm mồ hôi, lợi tiểu và trừ thấp. Bạch truật kiện tỳ, lợi tiểu. Phòng kỷ khu phòng trừ thấp lợi tiểu. Khi ba vị kia hợp lại có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, khu phòng trừ thấp. Còn các vị cam thảo, gừng tươi, táo đỏ có tác dụng bổ ích tỳ khí và bộ vị. Do vậy khi các vị này hợp lại với nhau sẽ tác dụng bổ ích, vệ khí, ích khí khu phong kiện tỳ lợi tiểu. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ có khả năng cải thiện việc cung dưỡng máu của da dẻ, làm giảm thiểu phần nước thừa ở dưới da nên tiêu trừ được tình trạng nhão cơ bắp, giúp phòng ngừa những nếp nhăn nhỏ li ti xuất hiện trên da, lại còn làm giảm cân cho cơ thể.
Bí ẩn "thần dược" trị bệnh hói đầu của Từ Hy
Đã có hàng ngàn câu chuyện được thêu dệt từ người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc này. Có những câu chuyện thuộc hàng thâm cung bí sử mà sử sách còn ghi lại. Và những tiết lộ về "chiếc đầu hói" của Từ Hy khi mới bước sang tuổi 40 cũng mới được hé lộ trong thời gian gần đây.
Được sủng ái nhờ mái tóc?
Từ Hy Thái hậu tên thực là Lan Nhi, một cô gái người Mãn. Sử sách Trung Hoa còn ghi lại về “chiến tích” của cô gái 16 tuổi có tên là Lan Nhi được tuyển vào cung khi triều đình Mãn Thanh đã lún sâu vào khủng hoảng, thối nát, vua quan ăn chơi sa đọa, xao lãng việc triều chính. Hoàng đế Hàm Phong lúc đó mới 20 tuổi, đã lập hoàng hậu và có tới ba ngàn cung nữ. Tuy nhiên, với nước da sáng ngời và mái tóc tựa như dòng suối chảy, Lan Nhi đã làm vua Hàm Phong khi đó mê đắm ngay từ lần đầu thấy mặt.
Từ Hy Thái hậu tên thực là Lan Nhi, một cô gái người Mãn. Sử sách Trung Hoa còn ghi lại về “chiến tích” của cô gái 16 tuổi có tên là Lan Nhi được tuyển vào cung khi triều đình Mãn Thanh đã lún sâu vào khủng hoảng, thối nát, vua quan ăn chơi sa đọa, xao lãng việc triều chính. Hoàng đế Hàm Phong lúc đó mới 20 tuổi, đã lập hoàng hậu và có tới ba ngàn cung nữ. Tuy nhiên, với nước da sáng ngời và mái tóc tựa như dòng suối chảy, Lan Nhi đã làm vua Hàm Phong khi đó mê đắm ngay từ lần đầu thấy mặt.
Lần đầu gặp mặt, trong mắt nhà vua trẻ tuổi, Lan Nhi là người tài sắc vẹn toàn. “Ngũ quan của nàng không một chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng. Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ. Hai bím tóc đen lánh, vầng trán trắng ngần, mắt như sóng thu, môi hồng như hoa anh đào, hai má như hoa phù dung...”.
Đối với vua Hàm Phong, cô thôn nữ Lan Nhi như một món quà lạ. Đã chán ngấy các cung tần được trang điểm kỹ lưỡng, vàng bạc châu báu khoác đầy người, người con gái khỏe mạnh chốn dân dã, lại có khiếu thi ca đã chiếm lĩnh vị trí tối cao trong trái tim của hoàng thượng trong nhiều năm. Đặc biệt, với mái tóc suôn mềm óng ả như nhung và luôn ngát hương thơm của mùi thảo mộc, Lan Nhi đã làm cho vua Hàm Phong luôn đắm chìm trong mái tóc đó mà không thể dứt ra được. Chính biết được thế mạnh của mình, ngoài việc chăm sóc da, ngay từ khi còn là quý phi, Lan Nhi và sau này trở Từ Hy Thái hậu đã luôn biết cách chăm sóc cho mái tóc dày dặn và óng mượt của mình.
Ơ thời điểm đó, bí phương cung đình mà Từ Hy Thái Hậu thường dùng làm đẹp mái tóc là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược, cây cỏ quý hiếm chỉ được trồng ở Trung Quốc như: thi bạch linh, nhân sâm, mộc hương, bá tử nhân, ngũ vị tử... Không những thế, để tạo ra được những loại mỹ phẩm dành cho tóc từ những vật liệu này lại vô cùng công phu và lắm công đoạn. Nhưng nhờ vậy mà từ khi vào cung năm 16 tuổi cho đến khi vua Hàm Phong băng hà, trong mắt vị vua yểu mệnh này, Từ Hy luôn là một mỹ nhân khó ai có thể thay thế.
Giết người vì chứng hói
Mặc dù chăm sóc cầu kỳ là vậy nhưng khi bước vào tuổi 40, do công việc triều đình chồng chất, lại hay mắc chứng đau đầu kinh niên nên ở tuổi này tóc của Từ Hy Thái hậu cứ rụng dần. Mặc dù vào thời điểm đó, Từ Hy đã áp dụng rất nhiều loại thuốc quý từ các ngự y tài giỏi trong kinh thành, tuy nhiên mái tóc của bà vẫn rụng một cách.. không thương tiếc.
Vào thời điểm này, mỗi khi nhặt được 1 sợi tóc rụng là Từ Hy cảm thấy xót xa như mất mát một thứ gì đó rất lớn lao. Tuy nhiên không phải một sợi mà rất nhiều sợi cùng rụng đã khiến phần phía sau bị trơ ra cả mảng đầu... bóng loáng. Không những thế, tóc ở cả hai bên tai cũng thi nhau rụng, vì thế mỗi lần chải đầu Từ Hy đều phải thốt lên xót xa. Những lúc như vậy, chỉ cần thái giám hoặc người hầu sơ xuất trong việc phục vụ là có thể bị Từ Hy quát tháo thậm chí mang đi... xử tử trong sự ngỡ ngàng không hiểu đã mắc tội gì.
Theo một số tài liệu về bệnh lý của các vương tôn công tử còn lưu giữ lại tại Thái y viện thì khi bước qua tuổi 40, tóc trên đầu của Từ Hy Thái Hậu đã rụng từng cụm, tạo thành những mảng hói trông rất nham nhở. Chính điều này đã khiến Từ Hy mất ăn mất ngủ trong suốt một thời gian dài khi các ngự y chưa tìm ra được phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Trong các buổi thiết triều khi đầu đã bị hói, Từ Hy thường phải đội tóc giả mới mong đủ bản lĩnh “buông rèm nhiếp chính” trước mặt bá quan văn võ.
Trong một số tài liệu còn ghi lại, khi Từ Hy bắt đầu rụng tóc, bà đã áp dụng rất nhiều bài thuốc quý của các ngự y có tiếng trong triều nhưng vẫn không làm căn bệnh này thuyên giảm. Lúc đó, Lý Liên Anh- một quan thái giám rất được Từ Hy ân sủng đã lặn lội đến các kỹ viện có tiếng tại kinh thành để học một thao tác chải đầu có tên là: Ngọc trâm. Sau khi thành thạo kỹ năng này từ các kỹ nữ, Lý Liên Anh đã về cung và chải đầu cho Từ Hy. Kết quả là mỗi khi Lý Liên Anh trải đầu, chưa bao giờ làm rụng một sợi tóc của Từ Hy. Hiểu được nỗi khổ tâm của chủ nhân khi bị rụng tóc, với kỹ năng chải đầu thư giãn bậc thầy của mình, Lý Liên Anh đã làm cho Từ Hy cảm thấy mê mẩn.
Theo sử sách còn ghi lại, kỹ năng trải đầu có tên Ngọc trâm hoàn toàn được Lý Liên Anh sáng tạo ra. Sự tỷ mẩn của viên thái giám này còn thể hiện ở chỗ ông ta cẩn thận chải từng sợi tóc còn lại trên đầu của Từ Hy. Mỗi ngày Lý Liên Anh lên lịch chải đầu cho Từ Hy 3 lần với dụng cụ chủ yếu là những chiếc lược được làm từ ngà voi và gỗ hoàng dương- một loại gỗ quý hiếm thời đó. Như Từ Hy miêu tả thì cách trải đầu của thái giam Lý Liên Anh cực kỳ nhẹ nhàng và linh hoạt.
Tuy cách trải đầu của thái giám họ Lý phần nào hạn chế được chứng rụng tóc vô tổ chức của Từ Hy, tuy nhiên gốc gác của căn bệnh này mãi về sau mới được các ngự y tại kinh thành tìm ra. Và cũng phải mất 6 năm sau đó, nhờ kiên trì điều trị mà tóc của Từ Hy mới mọc lại ra, bù đắp cho những năm tháng triền miên đội tóc giả để thiết triều.
"Thần dược" trị hói đầu
Theo các ngự y trong Thái y viện- nơi chăm sóc sức khoẻ cho những nhân vật hoàng gia như hoàng đế và người nhà như hoàng hậu, phi tần... khi đó cho biết: Muốn có một mái tóc đẹp trước hết phải có một “tuyệt mật” bảo dưỡng. “Tuyệt mật” này lại trực tiếp liên quan tới thận và máu.
Theo một số tài liệu về bệnh lý của các vương tôn công tử còn lưu giữ lại tại Thái y viện thì khi bước qua tuổi 40, tóc trên đầu của Từ Hy Thái Hậu đã rụng từng cụm, tạo thành những mảng hói trông rất nham nhở. Chính điều này đã khiến Từ Hy mất ăn mất ngủ trong suốt một thời gian dài khi các ngự y chưa tìm ra được phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Trong các buổi thiết triều khi đầu đã bị hói, Từ Hy thường phải đội tóc giả mới mong đủ bản lĩnh “buông rèm nhiếp chính” trước mặt bá quan văn võ.
Trong một số tài liệu còn ghi lại, khi Từ Hy bắt đầu rụng tóc, bà đã áp dụng rất nhiều bài thuốc quý của các ngự y có tiếng trong triều nhưng vẫn không làm căn bệnh này thuyên giảm. Lúc đó, Lý Liên Anh- một quan thái giám rất được Từ Hy ân sủng đã lặn lội đến các kỹ viện có tiếng tại kinh thành để học một thao tác chải đầu có tên là: Ngọc trâm. Sau khi thành thạo kỹ năng này từ các kỹ nữ, Lý Liên Anh đã về cung và chải đầu cho Từ Hy. Kết quả là mỗi khi Lý Liên Anh trải đầu, chưa bao giờ làm rụng một sợi tóc của Từ Hy. Hiểu được nỗi khổ tâm của chủ nhân khi bị rụng tóc, với kỹ năng chải đầu thư giãn bậc thầy của mình, Lý Liên Anh đã làm cho Từ Hy cảm thấy mê mẩn.
Theo sử sách còn ghi lại, kỹ năng trải đầu có tên Ngọc trâm hoàn toàn được Lý Liên Anh sáng tạo ra. Sự tỷ mẩn của viên thái giám này còn thể hiện ở chỗ ông ta cẩn thận chải từng sợi tóc còn lại trên đầu của Từ Hy. Mỗi ngày Lý Liên Anh lên lịch chải đầu cho Từ Hy 3 lần với dụng cụ chủ yếu là những chiếc lược được làm từ ngà voi và gỗ hoàng dương- một loại gỗ quý hiếm thời đó. Như Từ Hy miêu tả thì cách trải đầu của thái giam Lý Liên Anh cực kỳ nhẹ nhàng và linh hoạt.
Tuy cách trải đầu của thái giám họ Lý phần nào hạn chế được chứng rụng tóc vô tổ chức của Từ Hy, tuy nhiên gốc gác của căn bệnh này mãi về sau mới được các ngự y tại kinh thành tìm ra. Và cũng phải mất 6 năm sau đó, nhờ kiên trì điều trị mà tóc của Từ Hy mới mọc lại ra, bù đắp cho những năm tháng triền miên đội tóc giả để thiết triều.
"Thần dược" trị hói đầu
Theo các ngự y trong Thái y viện- nơi chăm sóc sức khoẻ cho những nhân vật hoàng gia như hoàng đế và người nhà như hoàng hậu, phi tần... khi đó cho biết: Muốn có một mái tóc đẹp trước hết phải có một “tuyệt mật” bảo dưỡng. “Tuyệt mật” này lại trực tiếp liên quan tới thận và máu.
Trong y học cổ Trung Hoa thì giữa mái tóc, thận và máu có một mối quan hệ vô cùng khăng khít. Khi thận tốt, máu tốt thì mới có được một mái tóc khỏe mạnh và tươi nhuận, còn nếu không thì sẽ ngược lại. Một khi thận hư, máu huyết kém thì mái tóc sẽ trở nên xơ xác, khô cằn và rất dễ gãy rụng. “Trong Đông y gọi tóc là huyết dư, có thể hiểu là phần dư ra của chân huyết trong cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh, khí huyết đầy đủ thường sẽ có một mái tóc dày và đen bóng. Ngược lại, những người cơ thể hư nhược, khí huyết suy tổn thường sẽ có mái tóc không được như ý. Chứng rụng tóc của Từ Hy khi bước vào tuổi 40 không chỉ đơn giản là một hiện tượng liên quan tới thẩm mỹ mà nó còn là một chứng bệnh khó chữa.”- tài liệu trong Thái y viện còn ghi lại.
Theo như những gì các thái y chẩn đoán thì do suy nghĩ nhiều, căng thẳng quá mức nên Từ Hy đã mắc một chứng bệnh liên quan tới tim, chính điều này đã khiến cho căn bệnh hen suyễn của bà trở nên nặng nề gấp bội. Hơn nữa tóc của Từ Hy là loại tóc nhiều dầu, chủ nhân lại là người thích ăn những đồ béo nhiều dầu mỡ. Khi Từ Hy ăn những thức ăn có hàm lượng chất béo cao, tuyến bã nhờn tiết ra chất nhờn càng nhiều. Nếu như cơ thể dư thừa chất béo sẽ kích thích sự tăng tiết tuyến bã nhờn trên da đầu, làm bít các lỗ chân lông, từ đó làm tóc rụng nhiều hơn. Hơn nữa tinh thần luôn ở trạng thái căng thẳng cũng “góp phần” làm cho mái tóc dày óng ả trước đây của Từ Hy rụng một cách vô tổ chức.
Hiện tượng tóc rụng từng cụm dẫn tới hói tóc khi mới bước vào tuổi 40 đã khiến Từ Hy vô cùng lo lắng. Ngay ở thời điểm đó, vị thái hậu này đã ban hành một sắc lệnh khắp quốc gia nhằm tìm ngự y tài giỏi chữa bệnh rụng tóc cho bà. Khi triệu tập được một đội ngũ hùng hậu những ngự y tài giỏi khắp đất nước vào trong cung, người ta mới phát hiện ra nguồn gốc chính của việc thái hậu bị hói đầu liên quan tới thận và máu. Lập tức một loạt những đơn thuốc nhằm bổ thận, máu và lưu thông khí huyết đã được đưa đến hậu cung để Từ hy thái hậu xem xét.
Là một người rất am hiểu về đông y nên sau khi có đơn thuốc của các ngự y, Từ Hy đều xem qua. Nhận thấy những chẩn đoán của ngự y về chứng rụng tóc của mình là chính xác nên Từ Hy đã quyết tâm thực hiện theo với mong muốn khôi phục được lại mái tóc óng ả, suôn mượt như ngày nào. Được biết, những phương pháp mà các ngự y đưa ra đa phần đều sử dụng những loại thuốc quý như: Sâm nhung bổ thận hoàn; Tam nhất thận khí hoàn; Quy thược địa hoàng hoàn... nhằm tư âm dưỡng huyết, bổ thận để khắc phục tình trạng không mong muốn của mái tóc. Tuy nhiên, cũng phải mất 6 năm kiên trì điều trị, mái tóc của Từ Hy Thái Hậu mới khôi phục lại được sự dày dặn và óng ả như thưở ban đầu mới nhập cung.
Hải Hiền (Theo Gushi)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)