CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Đánh bom hàng loạt ở miền Nam Thái Lan

Hai vụ nổ bom ở miền nam Thái Lan ngày 13/8 đã giết chết một trung sĩ cảnh sát và làm 15 người khác bị thương.
Hiện trường một vụ nổ bom ở miền Nam Thái Lan.
Hiện trường một vụ nổ bom ở miền Nam Thái Lan.
Bốn trong số những người bị thương đang ở trong tình trạng nguy kịch.

Sự thật sau tuyên bố địa cầu sắp bị hủy diệt của điệp viên Mỹ Snowden

“Bão mặt trời” đổ bộ xuống trái đất trong nửa cuối năm 2013 là điều đã được dự đoán trước nhưng nó không thể cướp mạng sống của hàng trăm triệu người.
Những ngày vừa qua, hàng loạt tờ báo dẫn nguồn tin trên Internet, đăng tải cảnh báo của “Kẻ lộ mặt” Snowden về về trận bão mặt trời có khả năng xảy ra trong tháng 9/2013, với cường độ mạnh bất thường. Tuy nhiên, những thông tin trên nhanh chóng gây ra sóng gió trong dư luận với hàng loạt lời phản bác về cái gọi là “ngày tận thế” từ mặt trời.

“Sứ mệnh lịch sử” của ông Shinzo Abe

Từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực sự gây ấn tương trong dư luận thế giới cũng như khiến cho Trung Quốc phải dè chừng bởi quan điểm cứng rắn của mình.
Báo Thanh niên dẫn nguồn tin từ đài NHK cho biết, hôm 12/8, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố rằng việc sửa đổi hiến pháp hòa bình của đất nước là sứ mệnh lịch sử của ông, theo tường thuật của truyền thông địa phương.
“Tôi sẽ cố gắng sửa đổi hiến pháp. Đây là sứ mệnh lịch sử của tôi”, theo hãng Jiji Press trích phát biểu của ông Abe tại thành phố Nagato ở tỉnh Yamaguchi.
Ông Abe cũng nói ông sẽ đạt được mục đích để các trẻ em Nhật có thể tự hào về đất nước thông qua việc cải cách giáo dục.
Ông Abe nổi tiếng là một nhà cầm quyền cứng rắn














Chính trị gia Đan Mạch: ‘Hy vọng thế giới không còn thứ rác rưởi Trung Quốc’

Một chính trị gia Đan Mạch khiến dư luận Trung Quốc phẫn nộ sau khi ông ước rằng nhiệt độ tăng cao và tất cả người Trung Quốc “bị thiêu chết hết”.
Trên Facebook, ông Fuat Yalan, chính trị gia đảng Dân chủ Xã hội ở thành phố Helsingor (Đan Mạch) viết: “Tôi ước gì thời tiết nắng nóng 140 độ F (60 độ C) và tất cả người Trung Quốc sẽ bị thiêu chết để thế giới thoát khỏi những hành động rác rưởi của họ”, theo Thời báo Hoàn cầu ngày 12.8.
Chính trị gia Đan Mạch Fuat Yalan.
Chính trị gia Đan Mạch Fuat Yalan.\

Trung Quốc xử vụ bạo loạn chấn động Tân Cương

Trung Quốc mở phiên tòa xét xử những người bị cho là cầm đầu nhóm người gây ra vụ bạo loạn ở Tân Cương khiến hàng chục người chết.
Tân Hoa Xã – cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, hai người đàn ông bị kết án tử hình và ba người khác bị án tù do dính líu ‘nhóm khủng bố’ gây bạo động tại Tân Cương hồi tháng 6 vừa qua.
Cái tên đầu tiên xuất hiện trong bản tin của Tân Hoa Xã là Musa Hesen, người bị tuyên án tử hình với các tội danh: giết người, tổ chức và lãnh đạo nhóm khủng bố, sản xuất chất nổ trái phép.
Người thứ hai bị tử hình là Rehman Hupur do bị cáo buộc tham gia giết người và hoạt động trong nhóm khủng bố.

Ngoại giao mềm kiểu Thái Lan có gỡ được ’ngòi nổ’ biển Đông?

Trong khi tranh chấp chủ quyền ở biển Đông giữa các bên đang ngày càng trở nên căng thẳng bởi hàng loạt các động thái leo thang của Trung Quốc, thậm chí có nguy cơ xảy ra xung đột thì các nhà quan sát quốc tế đều khẳng định một số nước trong khối ASEAN không liên quan trực tiếp đến tranh chấp có thể đóng góp nhiều hơn nhằm giảm căng thẳng trong khu vực.
Và trong hoàn cảnh đó, Thái Lan nổi lên như một điều phối viên tích cực, đặc biệt là trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
Về quốc phòng, Thái Lan có quân đội quy mô lớn và mạnh với 250.000 quân thường trực. Vương quốc này sở hữu một lực lượng xe tăng khá đông đảo như 283 xe tăng chiến đấu chủ lực (bao gồm các xe M-48 và M-60), 410 xe tăng hạng nhẹ, 1.003 xe thiết giáp.
Trong khi các nước láng giềng Thái Lan tăng cường hiện đại hóa đội chiến đấu cơ thì mãi vài năm gần đây, Thái Lan bắt đầu bước vào giai đoạn này, chủ yếu là thực hiện các gói nâng cấp máy bay, mua một vài máy bay mới. Họ ký hợp đồng với Lockheed Martin (Mỹ) hiện đại hóa 18 F-16A/B lên chuẩn Block 50/52 với tổng trị giá 700 triệu USD. Thái Lan ký thêm hợp đồng mua thêm 6 JAS-39. Để đảm bảo năng lực vận tải, Thái Lan đang đặt hàng mua thêm 6 CN-235, 2 Boeing 747-8I-BBJ phục vụ VIP (chuyển giao giai đoạn 2014-2015), 1 Saab 340.

Nhật đổ vốn vào “đất hứa” Myanmar

Tính đến cuối tháng 6/2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở nước này đạt 270,28 triệu USD.
Ngày 6/8, một phái đoàn thương mại gồm các đại diện của hơn 50 doanh nghiệp Nhật Bản đã có cuộc gặp với các doanh nghiệp Myanmar tại Yangon để tìm kiếm các đối tác kinh doanh.
Đây chỉ là một trong số nhiều phái đoàn thương mại từ “đất nước Mặt trời mọc” đến “xứ chùa Vàng” trong thời gian gần đây để tìm hiểu môi trường đầu tư và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại quốc gia giàu tài nguyên này. Vậy đâu là động lực khiến giới doanh nghiệp Nhật Bản đổ dồn tới Myanmar?
Vốn Nhật bắt đầu chảy vào Myanmar

Vì sao Trung Quốc hối hả đóng thêm nhiều tàu sân bay

Những ngày này, các bức ảnh được cho là chụp một phần chiếc tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đã làm mưa làm gió trên các trang mạng nước này.
Nếu đúng như dự đoán thì chiếc tàu thứ hai sẽ được xây dựng hoàn toàn trong nước, và là một bước tiến then chốt được kỳ vọng từ lâu của quân đội TQ (TQ) khi triển khai chiến lược xây dựng ‘hải quân viễn dương’.
Không nhiều người nghi ngờ về tính xác thực của bức ảnh. Lãnh đạo TQ đã tuyên bố cởi mở về về các kế hoạch của họ nhằm thành lập một hạm đội tàu sân bay tối tân trong những năm tới đây.
Suốt nhiều thập kỷ qua, TQ đã thu mua nhiều loại tàu ‘về hưu’ dường như để nghiên cứu về tổ hợp công trình và các khía cạnh kỹ thuật cần thiết để làm chủ biểu tượng sức mạnh trên mặt biển này.

NATO ‘diễu võ dương oai’ trước mắt Nga

Các cuộc tập trận của NATO sẽ không chỉ được tổ chức thường xuyên hơn, mà còn đặt ra các kịch bản và nhiệm vụ ngày càng phức tạp. Kế hoạch này chắc chắn sẽ đụng chạm đến các lợi ích địa chiến lược và quốc phòng không chỉ của Nga mà còn của các đồng minh thân cận.
“Báo Độc lập” (Nga) ngày 12/8 cho biết trong khi cuộc tập trận chung Nga – Trung mang tên “Sứ mệnh hòa bình 2013″ tổ chức tại Ural đang diễn ra ở giai đoạn tích cực nhất thì cuối tuần qua, tại Kazakhstan và Mông Cổ, các cuộc tập trận gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng vừa kết thúc.
Trong một thông cáo đặc biệt dành cho báo chí, lãnh đạo liên minh quân sự NATO tuyên bố kế hoạch tiếp tục tăng số lượng các cuộc tập trận trong những năm tới, trong đó có các cuộc tập trận trong không gian hậu Xôviết. Vấn đề này có liên quan tới việc liên quân của NATO sẽ rút khỏi Afghanistan vào năm 2014.
Lãnh đạo NATO nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận sẽ không chỉ được tổ chức thường xuyên hơn, mà còn đặt ra các kịch bản và nhiệm vụ ngày càng phức tạp. Kế hoạch này chắc chắn sẽ đụng chạm đến các lợi ích địa chiến lược và quốc phòng không chỉ của Nga mà còn của các đồng minh thân cận. Điều đáng quan tâm hơn là NATO dự định tiến hành các cuộc tập trận này cùng với một số đồng minh và đối tác của Nga ở ngay sát biên giới cường quốc này.

Lính Nga choáng vì lính Trung Quốc phớt lờ quân lệnh

Các binh sĩ Nga đã tỏ ra vô cùng bất ngờ khi các đồng nghiệp Trung Quốc của họ được nghỉ ngơi vô cùng thoải mái vào buổi trưa – Tờ Komsomolskaya Pravda (trụ sở tại Moscow) đưa tin.
Trong cuộc tập trận chung chống khủng bố “Sứ mệnh hòa bình 2013″ giữa Nga và Trung Quốc diễn ra tại khu huấn luyện quân sự Chebarkul ở vùng núi Ural từ 27/7 – 15/8, chế độ nghỉ ngơi dành cho binh sĩ Trung Quốc đã khiến nhiều binh sĩ Nga cảm thấy… choáng.
Cụ thể, các binh sĩ Trung Quốc không những được phép nghỉ ngơi 15 phút sau khi ăn sáng, mà còn được nghỉ thêm tới 2 tiếng vào giờ ăn trưa. Điều đáng chú ý là trong giờ nghỉ, các tướng chỉ huy không được phép ra lệnh cho binh sĩ của mình.

ASEAN – Chìa khóa cho an ninh tại châu Á

Giải pháp cho những quan ngại an ninh của châu Á-Thái Bình Dương là sự hội nhập hơn nữa và cảm giác khu vực mạnh mẽ hơn những lợi ích quốc gia. Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện là diễn đàn phù hợp và tốt nhất trong dự án này.
Theo mạng tin “Diễn đàn Đông Á” ngày 11/8, những căng thẳng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 12 tháng qua đang khiến một số nhà phân tích quan ngại. Tất cả những điểm nóng lâu nay trong khu vực như tranh chấp biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Dokdo/Takeshima là những nguồn gây quan ngại mới.
Mặc dù các nền kinh tế châu Á ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, nhưng các quan hệ an ninh vẫn trục trặc. Chủ nghĩa dân tộc đang sục sôi tại nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương, chẳng hạn, các cuộc biểu tình tại các quốc gia Đông Nam Á chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, các nhóm hận thù xuất hiện tại Nhật Bản và chính sách tị nạn tại Ausrtalia.

Vì sao Việt Nam nên đặc biệt quan tâm đến vụ nổ tàu ngầm Ấn Độ?

Tàu ngầm bị cháy là Kilo vừa được đại tu, nâng cấp tại Nga. Ấn Độ sẽ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam do vậy Việt Nam cần dành sự chú ý đặc biệt sự việc này.
Thảm họa chấn động thế giới
Sáng sớm nay 14/8, một tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ đã bị bốc cháy và chìm ở hải cảng Mumbai. Đây là tàu ngầm diesel-điện INS Sindhurakshak. Ít nhất 18 thủy thủ bị cho là còn mắc kẹt trên tàu. Thông tin ban đầu cho biết đã xảy ra một vụ nổ và sau đó chiếc tàu ngầm bốc cháy. Sau đó, chiếc tàu bị chìm ngay tại bến tàu và chỉ một phần nóc tàu nhô lên khỏi mặt nước. Nguyên nhân phát nổ đang được điều tra.

Xem Su-27 Việt Nam ném bom phá hủy mục tiêu ở miền Trung

Trong hai ngày 13 và 14/8, tại Trường bắn TB2, Quân khu 5, Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng không-Không quân đã tổ chức huấn luyện bắn ném đạn thật năm 2013.
Để đợt huấn luyện đạt kết quả tốt nhất, bảo đảm an toàn tuyệt đối, Sư đoàn 372 đã triển khai mọi công tác chuẩn bị ngay từ đầu năm. Cùng với xây dựng kế hoạch huấn luyện sát với thực tế nhiệm vụ, sư đoàn chỉ đạo các trung đoàn tăng cường huấn luyện cho tất cả các thành phần theo quy định.
Tiêm kích Su-27 của Trung đoàn 940 thuộc Sư đoàn Không quân 372 đang cất cánh, hướng tới bắn TB-2

Tiết lộ nguyên nhân gây nổ tàu ngầm Ấn Độ

Nguyên nhân vụ nổ tàu ngầm INS Sindhurakshak (Ấn Độ) vào ngày 14.8 được cho là do sự gia tăng khí hydro trong quá trình sạc bộ pin nhiên liệu, tờ India Today (Ấn Độ) dẫn nguồn từ hải quân Ấn Độ đưa tin cho biết.
Chiếc tàu này từng gặp phải sự cố cháy nổ khi đang neo đậu tại thành phố cảng Visakhapatnam, đông nam Ấn Độ, hồi tháng 2.2010, làm thiệt mạng một thủy thủ.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak sau đó đã được gửi đến Nga để tân trang lại với mức phí khoảng 80 triệu USD và được kỳ vọng sẽ phục vụ cho hải quân Ấn Độ thêm ít nhất 10 năm nữa. Tàu đã quay về cảng Ấn Độ hôm 29.4.

Hàn Quốc hạ thủy tàu ngầm AIP đối phó Triều Tiên

Hải quân Hàn Quốc vừa hạ thủy chiếc tàu ngầm AIP Type 214 thứ 4 nhằm nâng cao khả năng tác chiến chống lại tàu ngầm Triều Tiên.
Chiếc tàu ngầm Type 214 thứ 4 mang tên Kim Jwa-jin – vị tướng đầu tiên của quân giải phóng Triều Tiên, người chỉ huy trận chiến Cheongsan-ri tiêu diệt 3.300 quân Nhật vào năm 1920.
Tổng thống Park Geun-hye cùng cùng nhiều quan chức quân sự cấp cao của Hàn Quốc đã lễ cắt băng khánh thành diễn ra tại xưởng đóng tàu của Daewoo tại đảo Geoje, gần thành phố Busan.

Mỹ sẽ dùng siêu trinh sát cơ SR-71 do thám Trung Quốc?

Theo một số tờ báo, Mỹ có thể tái sử dụng siêu trinh sát cơ nhanh nhất thế giới SR-71 để thực hiện phi vụ do thám Trung Quốc.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, để phá vỡ cái gọi là “chiến lược chống tiếp cận” của Trung Quốc, gần đây Quân đội Mỹ đang có kế hoạch tái sử dụng siêu máy bay trinh sát tầm xa để theo dõi Trung Quốc.
 Máy bay trinh sát cơ siêu thanh SR-71.
Máy bay trinh sát cơ siêu thanh SR-71.

Điều đặc biệt tạo nên sức mạnh hủy diệt của ‘bảo vật quốc gia’ S-300

S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không được đánh giá cao nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dù chưa tham chiến lần nào nhưng rất nhiều quốc gia đặt niềm tin, xem S-300 là bảo vật quốc gia.
Dù ra đời từ cuối những năm 1970, nhưng với sự cải tiến không ngừng, cho đến nay, S-300 vẫn được coi là tổ hợp hiện đại và uy lực nhất. S-400 thực ra cũng chỉ là một biến thể nâng cấp với tên gọi ban đầu S-300PMU-3.
Tuy nhiên, để có thể liên tục nâng cấp được như vậy, S-300 thực sự là một sản phẩm tối ưu về mặt thiết kế. Bài viết xin phép không bàn về sự hiện đại của hệ thống chỉ huy, hệ thống radar điều khiển.
Không cần ngắm khi bắn
Các thông số phát hiện, theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, điều khiển cùng lúc nhiều tên lửa đến nhiều mục tiêu thật ra không còn là bí quyết của S-300 nữa. Tổ hợp Patriot của Mỹ cũng có khả năng tương tự. Ngay cả tên lửa S-125 Petrora ra đời từ năm 1961, sau khi được cải tiến lên chuẩn Pechora-2TM và Pechora-3M cũng có thể phát hiện và điều khiển đồng thời nhiều tên lửa hướng đến nhiều mục tiêu cùng lúc (bệ phóng của S-125 chỉ có 4 tên lửa).

Đặc công Việt Nam phô diễn cơ thể mình đồng da sắt

Đặc công Việt Nam dùng giáo nhọn chọc vào cổ đẩy ô tô, nhảy chân trần từ độ cao vào mảnh thủy tinh vỡ hay lấy gậy đập mạnh liên tiếp vào đỉnh đầu là những nội dung tại buổi biểu diễn võ thuật đặc công tại Trường Sĩ quan Đặc công (Sơn Tây, Hà Nội).

Sau đó để cho xe máy với trọng tải lớn đi qua người mà không hề xây xát người
Sau đó để cho xe máy với trọng tải lớn đi qua người mà không hề xây xát người

Không có Nga, tên lửa Trung Quốc chỉ là con số 0

Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga đã cho biết, Tập đoàn “vũ khí tên lửa chiến thuật” Nga vừa có bản báo cáo chi tiết thường niên năm 2012, về các đơn đặt hàng tên lửa, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc là các khách hàng mua sắm lớn các loại tên lửa.
Bản báo cáo cho biết, Trung Quốc đã đề xuất mua của Nga 1 lô tên lửa chống hạm X-31A (Kh-31A) với giá trị hợp đồng là 50 triệu USD, thời điểm giao hàng vào năm 2015. Điều đáng ngạc nhiên là Pháp cũng đề nghị một hợp đồng trị giá 36,8 triệu USD mua tên lửa Kh-31P, để trang bị trên máy bay chiến đấu Rafale bán cho Ấn Độ.

Học giả Đài Loan “bày cách” cho Trung Quốc đánh Nhật

Nhà phân tích quân sự Tsai Yi của Đài Loan khuyên Hải quân Trung Quốc dùng tàu ngầm mini để đánh khu trục hạm trực thăng Izumo của Nhật Bản.

Một khu trục hạm trực thăng hiện đại của Nhật Bản.
Một khu trục hạm trực thăng hiện đại của Nhật Bản.
Ông Tsai Yi đã đưa ra ý kiến nói trên trong một bài báo gần đây đăng trên tờ Yazhou Zhoukan của Hong Kong.

Cảnh sát biển Trung Quốc và những hiểm họa tiềm tàng

Sau khi được tái cơ cấu từ nhiều cơ quan hàng hải khác nhau, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) hay còn gọi là Cảnh sát biển đã triển khai nhiều tàu đến các khu vực nóng trên biển Đông và Hoa Đông. Điều này đang khiến dư luận lo ngại rằng nó ẩn chứa các nguy cơ đụng độ cao có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong khi các tàu chính phủ Trung Quốc thường xuyên tiến vào các vùng tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông, thì đây là lần đầu tiên, tàu thuộc lực lượng mới thành lập của họ làm như vậy.
Ngày 9/6, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đưa ra chỉ thị mới về việc tái cơ cấu cơ quan quản lý đại dương (SOA). Theo kế hoạch, lực lượng cảnh sát biển sẽ chia thành ba khu vực hoạt động mà Trung Quốc gọi là Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải với tổng cộng 11 đơn vị chỉ huy cùng đội tàu.
Tàu cảnh sát biển của Trung Quốc và Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông

Đài Loan “hiến kế” cho Trung Quốc đối phó tàu chiến Nhật

Chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng Trung Quốc có thể dùng tàu ngầm cỡ nhỏ để chống lại tàu chiến lớn nhất Nhật Bản, JDS Izumo.
Nhà phân tích quân sự Tsai Yi của Đài Loan cho rằng Hải quân Trung Quốc có thể triển khai tàu ngầm cỡ nhỏ nhằm thực hiện chiến tranh phi đối xứng chống lại tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo của Nhật Bản.
Bình luận của ông Tsai Yi xuất hiện trên một bài viết đăng trên tờ Yazhou Zhoukan có trụ sở tại Hong Kong.

Canada dồn quân về Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc

Giới phân tích quốc phòng kêu gọi Hải quân Canada nên điều động đội tàu chiến về vùng biển phía Tây để đối phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc.
Tàu chiến của Hải quân Canada.
Tàu chiến của Hải quân Canada.

Nga chuẩn bị hạ thủy tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mang tên “Hải Phòng”

Ngày 12-8, Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga cho biết, chiếc tàu ngầm thứ 3 trong tổng số 6 chiếc tàu ngầm Kilo mới, mà Nga đang đóng cho Hải quân Việt Nam mang tên “Hải Phòng” sẽ được hạ thủy vào cuối tháng này.
“Hiện giờ, đang tiến hành quy trình công việc lắp đặt tuyến trục, động cơ điện, nhiên liệu và những hệ thống khác. Khoảng sau 2 tuần nữa con tàu xuất khẩu thứ 3 sẽ được hạ thủy. Tiếp đến sẽ bắt đầu các cuộc thử nghiệm neo”, các nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết.
Các tàu ngầm Kilo diesel-điện lớp Varshavyanka (thuộc Dự án 636M), được Hải quân Mỹ ví như là “những hố đen trong lòng đại dương” do chúng phát ra tiếng ồn rất thấp, gần như không thể bị phát hiện khi lặn, được thiết kế chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ đối hạm và chống ngầm tại các vùng biển tương đối nông và có thể tấn công tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa, mà không bị các phương tiện tác chiến chống ngầm của đối phương phát hiện.
Tàu ngầm Kilo diesel-điện lớp Varshavyanka
Tàu ngầm Kilo diesel-điện lớp Varshavyanka

Ấn Độ chi hơn 20 tỷ USD sắm tên lửa, máy bay chiến đấu

Chính phủ Ấn Độ đã dành hơn 23,5 triệu rupee (tương đương 38,4 tỷ USD) trong 3 năm qua để mua sắm các hệ thống vũ khí cho các lực lượng vũ trang.
Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony đã trả lời câu hỏi của các nghị sỹ quốc hội Ấn Độ trong một buổi họp, cho biết 3 lực lượng an ninh chính của nước này đã dành ra 38,4 tỷ USD để mua sắm các hệ thống vũ khí từ một số quốc gia, trong đó có Nga, Israel, Mỹ, Anh, Ba Lan, Slovakia, Phần Lan và Sri Lanka.
Theo dữ liệu mà 3 lực lượng an ninh của Ấn Độ cung cấp, Nga là quốc gia bán nhiều vũ khí nhất cho Ấn Độ, với giá trị lên đến 16,3 tỷ USD.
Trong đó, quân đội là lực lượng tiêu nhiều tiền nhất, với tổng số tiền đã chi là 31,3 tỷ USD. Chi phí mua sắm tên lửa và các loại vũ khí đắt đỏ khác chiếm hơn một nửa trong tổng số tiền đó, khoảng 16,3 tỷ USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony

Sức mạnh mới cho “sát thủ bầu trời” Sukhoi T-50

Phiên bản cuối cùng của loại động cơ trang bị cho siêu máy bay chiến đấu T-50 thế hệ thứ 5 của Nga sẽ ra đời vào cuối thập kỷ này, Tập đoàn Chế tạo Động cơ Thống nhất của Nga cho hay.
Theo người phát ngôn Tập đoàn Chế tạo Động cơ Thống nhất, các nguyên mẫu T-50 hiện đang sử dụng động cơ “Cấp 1”, trong khi đó động cơ “Cấp 2” sẽ giúp cho khả năng của chiến đấu cơ này “ấn tượng hơn rất nhiều”. Ngoài ra, các thông tin chi tiết về loại động cơ này tuyệt đối được giữ kín.
Được biết, phiên bản động cơ cuối cùng hiện đang trong giai đoạn phát triển và dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2015.
Cụ thể, thế hệ động cơ mới trang bị trên siêu máy bay T-50 sẽ có công suất lớn hơn, giúp nó trở nên linh hoạt hơn.  

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 với biệt danh "Sát thủ bầu trời"















Campuchia bắn chết ngư dân Việt Nam?

Không những bị tấn công khi khai thác tài nguyên tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa mà mới đây,ngư dân Việt còn bị tàu lạ ngang nhiên tấn công trên vùng biển giáp ranh với Campuchia. Hiện tại, cơ quan chức năng đang điều tra và chưa xác định chắc chắn hung thủ là ai. Tuy nhiên, hàng loạt động thái bất ổn gần đây của Campuchia thật làm cho người ta không khỏi nghi ngờ về thủ đoạn đê hèn mà nước này đang giở trò với Việt Nam!
Vào khoảng 19 giờ 30 ngày 11.8, khi tàu cá do ông Trần Nhật Chiến (49 tuổi), ngụ khóm 2 thị trấn Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau) làm chủ đang hoạt động trên vùng biển giáp ranh với vùng biển Campuchia (cách đảo Thổ Chu khoảng trên 30 hải lý về hướng tây tây bắc) thì bị những người đi trên một tàu lạ dùng súng bắn nhiều phát. Hậu quả là, thuyền viên Trần Văn Út (38 tuổi) trúng đạn phía ngực trái và chết ngay trên tàu.

H-6K Trung Quốc có thể dội bom lên đất Mỹ?

Tạp chí Kanwa nhận định, trong một cuộc xung đột tiềm năng chống lại Mỹ và Nhật Bản tại châu Á-Thái Bình Dương, mục tiêu chính của máy bay ném bom H-6K sẽ là 39 cơ sở quân sự của Mỹ đặt tại Okinawa (Nhật Bản).
Theo tạp chí Kanwa Defense Review (trụ sở ở Canada), máy bay ném bom chiến lược H-6K của Không quân Trung Quốc có tầm tác chiến đủ dài để có thể chạm tới những mục tiêu xa xôi như Hawaii.
Kanwa cho biết, một chiếc máy bay ném bom H-6K có thể mang theo 6 tên lửa hành trình CJ-10 có tầm bắn 2.500 km. Với bán kính tác chiến là 3.000 km, H-6K còn có thể tấn công các mục tiêu cách bờ biển Trung Quốc 4.500 km, bao gồm Guam, Singapore, trung Ấn và Nga. Điều này đã giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới sở hữu máy bay ném bom chiến lược, sau Mỹ, Nga và Anh.

Việt Nam mua thêm tên lửa diệt hạm Uran-E của Nga

Một lô tên lửa diệt hạm mới 3M-24E sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam vào năm 2015 trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 59,4 triệu USD.
Hãng tin Interfax-AVN trích nguồn tin từ Tập đoàn Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga cho biết, trong năm 2012, Việt Nam đã đặt mua của Nga thêm một lô tên lửa chống hạm 3M-24E (Kh-35 Uran-E) với tổng trị giá 59,4 triệu USD.
Nguồn tin không tiết lộ số lượng đạn tên lửa 3M-24E trong một lô hàng mới là bao nhiêu quả. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết kế hoạch giao hàng cho Việt Nam sẽ được KTRV hoàn thành vào năm 2015.

Xe tăng ‘trưởng lão’ và nghệ thuật ‘dùng thô sơ thắng hiện đại’

Đã hơn 50 năm tham chiến nhưng xe tăng T-54/55 trong biên chế bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam vẫn không hề già nua.
T-54/55 được chế tạo tại Liên Xô ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Xe tăng này bắt đầu được sản xuất loạt vào năm 1947. T-54/55 đã đạt được nhiều danh hiệu như: Xe tăng được sản xuất nhiều nhất với khoảng 86.000-100.000 chiếc, xe tăng tham chiến nhiều chiến trường nhất và xe tăng được sử dụng lâu đời nhất.
Đến nay, đã hơn 50 năm trôi qua, xe tăng T-54/55 vẫn còn được sử dụng trong quân đội hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam, T-54/55 vẫn là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam. Nếu xét ở góc độ thời gian và công nghệ thì xe tăng T-54/55 đã thuộc vào hàng “trưởng lão” so với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực ngày nay.

Ấn Độ tiết lộ “bí mật” tên lửa đạn đạo mới

Ấn Độ đang cân nhắc việc phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa K-4 từ tàu ngầm hạt nhân, báo Standard chủ nhật đưa tin ngày 11/8.
Việc phóng tên lửa đạn đạo tầm xa 3.000-3.500km từ bệ phóng ngầm thực chất là trên tàu ngầm hạt nhân được lên kế hoạch thử nghiệm trong tháng tới.
Bí mật về tên lửa này sẽ được lộ diện trong Vịnh Bengal ngoài khơi bờ biển Visakhapatnam, thành phố cảng ven biển, một phần của Andhra Pradesh.
Mặc dù tên lửa có thể phóng từ độ sâu 50m nhưng việc thử nghiệm sẽ thực hiện ở độ sâu 20-30m. Trước đó đã thử nghiệm thành công thiết bị phóng sinh khí của tên lửa.
Rạng sáng ngày 10/8 đã khởi động thành công lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm cấp chiến lược đầu tiên của Ấn Độ INS Arihant. Tàu ngầm này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo lớp K.