CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Vì sao Trung Quốc muốn Senkaku/Điếu Ngư?

Những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật thường bị chỉ trích như là một sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc bị cường điệu hoá cũng như cơn khát vô tận tìm kiếm tài nguyên.
Tàu tuần tra Nhật chặn tàu chở các nhà hoạt động Hong Kong đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: standupamericaus
Tàu tuần tra Nhật chặn tàu chở các nhà hoạt động Hong Kong đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: standupamericaus

Có thể ở đây còn một lý do chính đáng khác cho chính sách bên miệng hố chiến tranh đang ngày càng gia tăng ở biển Hoa Đông: Đó là sự thu hẹp của các đại dương.
Mặc dù hai nước gần như có cùng số lượng đường bờ biển, nhưng Nhật Bản lại sở hữu tổng cộng khoảng 4,5 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở những vùng biển xa, gấp 5 lần so với người hàng xóm đông đúc dân cư. Hơn thế nữa, khu vực hàng hải của Nhật đã không ngừng mở rộng trong suốt 3 thập niên qua.
Cho tới gần đây, các vùng biển xa thường thuộc kiểu sở hữu chung. Nhưng kể từ khi Công ước LHQ về Luật Biển ra đời, chính xác là 30 năm trước, 162 quốc gia đã ghi dấu ấn rõ ràng của họ trên các đại dương, các EEZ đã đem lại cho họ những đặc quyền trong phạm vi tới 650km bên ngoài vùng lãnh hải.
Những nước như Anh, Pháp và Nhật Bản với nhiều vùng lãnh thổ còn lại từ thời thuộc địa xa xôi đã có lợi thế hơn trong sự thoả thuận nói trên so với Trung Quốc. Tokyo rất xem trọng các EEZ. Thẩm quyền của họ được xem xét với cả một chuỗi đảo mở rộng tới Thái Bình Dương. Xa nhất là Okunotorishima cách gần 2.000km với thủ đô Tokyo, gần bằng khoảng cách từ London, Anh tới Reykjavik của Iceland. Về cơ bản, hai dải san hô ngầm ở đó – thường chìm xuống mỗi khi thuỷ triều lên “một có kích cỡ chỉ bằng chiếc giường đôi, một bằng phòng nhỏ” (theo Gavan McCormack, giáo sư Đại học Quốc gia Australia).
Ông cho biết, kể từ năm 1987, Tokyo đã đầu tư 600 triệu USD để nâng cao các rạn san hô và chấm dứt tình trạng biến mất do thuỷ triều lên. Kết quả: một EEZ gắn liền với điểm cố định với định nghĩa “đảo” sẽ mang lại cho Tokyo 400.000 km2 và lý thuyết tối đa là khu vực 1,3 triệu km2 – gấp 3,5 lần tổng diện tích đất của Nhật.
Chính vì thế, việc quốc hữu hoá của Tokyo với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – cách thủ đô Nhật khoảng 1.900km, có thể cần được xem xét trong bối cảnh này.
Các kế hoạch quân sự Mỹ và Nhật với khu vực (Mỹ có dự kiến tập trung 60% tài sản hải quân về Thái Bình Dương vào năm 2020) đã làm gia tăng tầm quan trọng chiến lược của quần đảo – mà về mặt hành chính là một phần chuỗi đảo Okinawa – nơi tập trung lực lượng Mỹ đông đảo nhất tại Nhật.
Giáo sư McCormack nói: “Người Trung Quốc coi chuỗi đảo Okinawa không gì hơn là một Vạn lý trường thành khổng lồ… có thể ngăn chăn sự tiếp cận hải quân với Thái Bình Dương”.
Đặt trong bối cảnh này, dường như sự đụng độ khó hiểu ở Hoa Đông trở nên có ý nghĩa hơn.
(irishtimes)

Không có nhận xét nào: