CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Nguyên nhân khiến Việt Nam chưa thể có tên lửa BrahMos

Chuyên gia quân sự Ấn Độ đã vạch ra hàng tá lý do khiến siêu tên lửa tối tân BrahMos chưa thể được xuất khẩu ra nước ngoài.
Khi Tổng Giám đốc quản lý của công ty liên doanh Nga – Ấn Độ BrahMos Aerospace, ông Sivathanu A Pillai nói với các phóng viên rằng, 14 quốc gia nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm tới việc mua các biến thể khác nhau của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, nhưng công ty BrahMos Aerospace làm thế nào để có thể chuyển đổi những sự quan tâm đó thành những đơn hàng thật sự lại là một vấn đề lớn. Việc xuất khẩu tên lửa BrahMos sẽ không dễ dàng đối với công ty của Ấn Độ, bởi họ đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại trước khi tiến đến thành công.


Theo các chuyên gia quân sự Ấn Độ, một trong những nguyên nhân lớn nhất làm BrahMos Aerospace chưa thể chuyển đổi những sự quan tâm từ các khách hàng thành những đơn đặt hàng thật sự là do loại tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Oniks (Yakhont) của Nga có giá rẻ hơn. BrahMos được phát triển dựa trên P-800 Onisk và có tầm bắn xa như nhau (300km).
Nga hiện nay đang tham gia đàm phán cung cấp hệ thống tên lửa này với nhiều khách hàng tiềm năng của BrahMos để thu hút họ mua tên lửa P-800 Onisk do Nga sản xuất, mặc dù BrahMos được trang bị công nghệ tiên tiến hơn và kết hợp tính năng tàng hình, bắn chính xác hơn, khả năng chuyển hướng cũng như cơ động ở tốc độ siêu âm để tấn công các mục tiêu di chuyển làm cho BrahMos được xếp vào loại tên lửa siêu âm tốt nhất trên thế giới. Nó gây ra nhiều khó khăn hơn so với các tên lửa tương tự cho các hệ thống tên lửa đánh chặn hiện đại.
Khi ông Pillai xác nhận trong một sự kiện gần đây rằng, tên lửa BrahMos không thể bị đánh chặn trong vòng 20 năm tới, ông không khoe khoang về các hệ thống của nó, và chỉ đề cập đến công nghệ làm sao để BrahMos có thể đánh bại tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại, cùng với công nghệ giống nhau nhưng BrahMos lại là tên lửa mạnh hơn so với Yakhont, nhưng cũng vì thế mà giá của nó cũng đắt hơn, do vậy không thể thu hút được các khách hàng tiềm năng.
Khả năng xuất khẩu của tên lửa BrahMos gần như là không thể, chí ít là tới hết thập kỷ này.
Một lý do thứ hai cũng không kém phần quan trọng khi BrahMos chưa thể xuất ngoại đó là vì Ấn Độ chưa có một chính sách xuất khẩu vũ khí rõ ràng, dẫn đến chậm trễ trong việc xóa bỏ rào cản để thu hút các khách hàng tiềm năng và sẽ vẫn yêu cầu phải thông qua rất nhiều phòng, ban xuất khẩu vũ khí. Trong đó, các trường hợp đề nghị mua vũ khí từ khách hàng hầu hết được giải quyết trên từng trường hợp một và dẫn đến đã chậm lại càng chậm hơn.
Lý do thứ ba là tất cả các đơn đặt hàng từ 3 thành phần của lực lượng Quân đội Ấn Độ đã dẫn đến sự tồn đọng các đơn hàng lớn cho công ty BrahMos Aerospace để hoàn thành và tiếp tục phát triển các phiên bản tên lửa BrahMos mới hơn. Các đơn hàng lớn của Quân đội Ấn Độ làm cho dây chuyền sản xuất của nhà máy luôn bận rộn và nó sẽ phải mất vài năm nữa mới thực sự hoàn thành các hợp đồng cho quân đội trước khi có thể được xuất khẩu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong khi 2 biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không và phóng từ tàu ngầm vẫn chưa được đưa vào sản xuất, dây chuyền sản xuất tên lửa BrahMos ở Ấn Độ sẽ còn bận rộn hơn và tới cuối thập kỷ này mới có thể hoàn thành các đơn hàng của quân đội.
Lý do quan trọng cuối cùng đó là, thậm chí ngay cả khi BrahMos Aerospace là một sản phẩm hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) và Công ty phát triển tên lửa NP Mashinostroeyenia của Nga, nhưng cho đến nay, Nga vẫn chưa chấp nhận trang bị tên lửa BrahMos cho các lực lượng quân đội của họ và họ cũng không đưa ra những yêu cầu cụ thể nào đối với tên lửa BrahMos bởi Moscow đang hài lòng với tên lửa hiện tại P-800 Onisk. Để làm hài lòng Ấn Độ, Moscow cũng đang giới thiệu một số thiết kế tàu chiến mới có thể trang bị tên lửa BrahMos nhưng các tàu chiến của họ lại được đóng với tốc độ chậm hơn nhiều so với Ấn Độ.
Trước đó, Tổng Giám đốc quản lý công ty Aerospace, ông A. Sivathanu Pillai nói với hãng tin ITAR-TASS rằng có 14 quốc gia nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm tới việc mua được nhiều cấu hình khác nhau của hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh tiên tiến BrahMos. Mặc dù không được tiết lộ danh sách các khách hàng tiềm năng, nhưng có thể khẳng định, Việt Nam là một trong 14 quốc gia đối tác hàng đầu trong lĩnh vực quốc phòng, có thể tham gia mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ.
Năm 2011, tờ The Asian Age và Deccan Chronicle của Ấn Độ cũng từng đưa tin, BrahMos Aerospace đang xem xét khả năng bán tên lửa này cho Việt Nam, quốc gia đối tác chiến lược của Ấn Độ. Nguồn tin xác nhận, Việt Nam đã được đưa vào danh sách được Hội đồng chung Nga-Ấn thông qua gồm hơn 10 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos.
Tuy nhiên với hàng loạt những rào cản trên thì việc xuất khẩu tên lửa này cho Hà Nội sẽ chỉ “như một giấc mơ”.
BD (INN)

Không có nhận xét nào: