CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Cận cảnh mẫu xe tăng T-90 của Nga

T-90 của Nga được đánh giá là một trong những mẫu xe tăng nguy hiểm nhất trong chiến tranh hiện đại, có khả năng tạo ra khác biệt lớn trên chiến trường. Đây là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 và cũng là xe tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí của lục quân Nga. 
T-90 được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga với số lượng hạn chế từ năm 1993. Tuy nhiên, ngay khi đưa vào sử dụng T-90 đã cho thấy sức mạnh vượt trội của nó và quân đội Nga đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Đến nay, gần 1.700 chiếc được sản xuất.
T-90 được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga với số lượng hạn chế từ năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995. Tuy nhiên, ngay khi đưa vào sử dụng T-90 đã cho thấy sức mạnh vượt trội của nó và quân đội Nga đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Đến nay, gần 1.700 chiếc được sản xuất.

Những máy bay, trực thăng đình đám của không quân Nga

Sau 12 năm ra đời, lực lượng Không quân Nga ngày càng lớn mạnh với nhiều loại máy bay, trực thăng có sức mạnh trong từng loại nhiệm vụ khác nhau.
Chiến cơ siêu cơ động Su-27 mang động cơ kép
Chiến cơ siêu cơ động Su-27 mang động cơ kép

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Tàu Hải quân Pháp sẽ huấn luyện tác chiến với Hải quân Việt Nam

9h00 sáng 15/11, chiến hạm Le Vendémiaire mang số hiệu F734 của Hải quân Pháp cùng thủy thủ đoàn 93 người đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng trong 4 ngày (từ 15 – 19/11)
Ra cảng đón tàu có đại diện Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân; Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng. 
Đại tá Hải quân Olivier Lenfant, Tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tại Việt Nam cùng một số nhân viên Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tại Việt Nam cũng có mặt tại lễ đón.
Tuần dương hạm Le Vendémiaire của Hải quân Pháp cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) sáng 15/11 (Ảnh: HC)

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Nga tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M

Theo RIA Novosti, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga vừa thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M từ một vị trí ở Tây Bắc nước Nga.
Bộ Quốc phòng Nga công bố rằng: “Tên lửa RT-2PM2, Topol-M, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đã được phóng vào ngày 1/11, vào lúc 9 giờ 20 phút sáng (giờ địa phương) từ Sân bay vũ trụ Plesetsk ”.
Lần phóng thử nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính kỹ thuật của Topol-M. Theo công bố, tên lửa đã thể hiện tính chính xác cao, nhìn chung không có lỗi về kỹ thuật và đã bắn trúng một mục tiêu đã được định sẵn tại khu vực thử nghiệm trên bán đảo Kamchatka thuộc Nga.
Tên lửa Topol-M đã được phóng thử nghiệm để kiểm tra đặc tính kỹ thuật.

Hải quân Nga sắp có tên lửa hành trình siêu thanh mới

Tuy thông tin chi tiết vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên các chuyên gia quân sự cho rằng đây có thể là một sản phẩm hoàn toàn mới và là phiền bản hoàn thiện hơn so với các tên lửa hành trình hiện nay.
Vào tháng 9/2014, Nga đã tiến hành những thử nghiệm cuối cùng đối với tên lửa hành trình mới mới nhất, được phát triển bởi hãng NPO Mashinostroyenia, một phần của Tập đoàn Tên lửa Chiến lược Nga. 

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

10 tàu ngầm tấn công hạt nhân đáng sợ nhất hành tinh

Những "sát thủ đại dương" mạnh nhất thế giới

4 loại tàu ngầm thành công nhất mọi thời đại

Tàu ngầm ra đời đã làm thay đổi bản chất của chiến tranh trên biển, khiến những cuộc đối đầu trở nên khốc liệt và đẫm máu hơn.

Tờ National Interest của Mỹ dựa vào 3 yếu tố bao gồm vai trò của các loại tàu ngầm trong sách lược mỗi quốc gia, khả năng của chúng so với các tàu cùng loại và những điểm đột phá trong thiết kế để chọn ra những tàu ngầm tốt nhất mọi thời đại.

Những cái nhất về tàu ngầm hạt nhân

Hải quân Mỹ sở hữu tàu ngầm hạt nhân đầu tiên và tàu ngầm hạt nhân tấn công tiên tiến nhất, trong khi Liên Xô/Nga giữ kỷ lục về tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới.


Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Khám phá sức mạnh không quân Cu Ba

Khám phá sức mạnh không quân Cu Ba
Không quân cùng với Phòng không, Hải quân, Lục quân và Dân quân tự vệ là những bộ phận cấu thành nên Lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba.

Những bí ẩn chưa từng công bố về "Thế hệ phi cơ X" của Mỹ

Đây là một những dòng dõi máy bay lâu đời nhất, gồm những chiếc máy bay thử nghiệm đã đạt được rất nhiều cột mốc vĩ đại trong lịch sử hàng không thế giới.
Boeing X-37B.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Báo Mỹ kêu gọi hợp tác với Việt Nam

(Quốc phòng Việt Nam) - Báo Mỹ khuyến nghị nên bỏ qua những bất đồng với Việt Nam để xây dựng quan hệ đối tác chiến lược cùng có lợi cho cả hai nước...

Hợp tác cùng có lợi
Trong bài báo mang tựa đề "Đã đến lúc xây dựng một liên minh với Việt Nam?" được trang "National Interest" của Mỹ đăng tải ngày 14/10, tờ báo Mỹ cho rằng Mỹ Việc chính quyền của Tổng thống Barack Obama quyết định bán vũ khí sát thương cho Việt Nam ở mức hạn chế là một bước đi đúng đắn, mặc dù vẫn còn những vấn đề bất đồng giữa hai bên.
Theo tờ báo này, các quan chức chính quyền Mỹ lưu ý rằng mọi thương vụ bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam, cùng các quan hệ chặt chẽ hơn với chính quyền và quân đội Việt Nam, sẽ còn phụ thuộc vào phía Việt Nam.
Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam
Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam

Vận tải cơ C-295M đầu tiên của Việt Nam bay thử

(Quốc phòng Việt Nam) - Chiếc vận tải cơ C-295M đầu tiên của Không quân Việt Nam đã bắt đầu bay thử nghiệm ở Tây Ban Nha.


Hình ảnh chiếc vận tải cơ C-295M đầu tiên của Không quân Việt Nam bay thử nghiệm tại Tây Ban Nha. Ảnh Jetphotos.net
Hình ảnh chiếc vận tải cơ C-295M đầu tiên của Không quân Việt Nam bay thử nghiệm tại Tây Ban Nha. Ảnh Jetphotos.net

Nga bắt đầu cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 với Mỹ

Vũ khí) - Trong khi Nga tuyên bố bắt đầu sản xuất tiêm kích thế hệ 6 thì Mỹ cũng tiết lộ ý tưởng về máy bay thế hệ tiếp theo của mình.

Thông tin trên được Đài tiếng nói nước Nga ngày 15/10 dẫn lời Chủ tịch Quỹ nghiên cứu triển vọng của Nga, ông Andrei Grigoryev tiết lộ, theo đó các nhà khoa học Nga đã bắt đầu phát triển sử dụng vật liệu composite để sản xuất kết cấu máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.
Tuy nhiên ông Andrei Grigoryev lại không cho biết máy bay thế hệ sáu của Nga bao gồm những tiêu chí cụ thể nào. Nhưng trước đó, Phó Tổng giám đốc Công ty Sukhoi phụ trách về thiết bị avionics Viktor Polyakov cho biết, tiêm kích thế hệ sáu của Nga chắc chắn sẽ là máy bay không người lái (UAV).

Nga có tàu khu trục động cơ hạt nhân, trang bị S-500

Vũ khí) - Hải quân Nga vừa lên kế hoạch đóng mới 12 tàu khu trục lớp Lijer với hai phiên bản động cơ tua-bin thông thường và động cơ hạt nhân

Ấn Độ tự phát triển xe tăng Arjun Mk II, thử nghiệm tiêm kích Tejas



Ấn Độ tự phát triển xe tăng Arjun Mk II, thử nghiệm tiêm kích Tejas

Ấn Độ tự phát triển tên lửa chống tăng, thử nghiệm tiêm kích Tejas

Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định tự phát triển dòng tên lửa mới trang bị trên xe tăng Arjun Mk II và đưa chiến đấu cơ Tejas hoàn thành bay thử nghiệm chất lượng lần đầu tiên.

Nga bắt đầu chế tạo tiêm kích thế hệ 6

các nhà khoa học Nga đã bắt tay vào chế tạo tiêm kích thế hệ 6 làm bằng vật liệu compsite, Tổng giám đốc Quỹ Nghiên cứu tương lai Andrei Grigoriev cho biết tại diễn đàn “Sáng tạo mở”.

Tiêm kích F-3 của Nhật Bản sẽ cho F-22 ‘ngửi khói’?

ới thiết kế khí động học tiên tiến kết hợp với hai động cơ lực đẩy vector 3D XF5-1 thì ATD-X Shinshin có khả năng cơ động tuyệt vời với nhiều loại vũ khí, nhưng hiệu quả tàng hình cao.
Cuối năm nay Nhật Bản sẽ đưa vào thử nghiệm nguyên mẫu đầu tiên của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu mang tên tạm thời ATD-X Shinshin (F-3) do Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật quốc phòng Nhật Bản hợp tác với tập đoàn Mitsubishi phát triển. Shinshin trong tiếng Nhật Bản có nghĩa là “linh hồn của trái tim” hay "linh hồn của Nhật Bản" núi Phú Sĩ.
Phát biểu trước Ủy ban đối ngoại quốc phòng của Thượng viện Nhật Bản ngày 10 tháng Tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã khẳng định rằng chuyến bay đầu tiên của Shinshin sẽ được thực hiện vào cuối năm nay sau nhiều lần bị trì hoãn.
Các mô hình để nghiên cứu và thử nghiệm đã được giới thiệu từ năm 1994, phía Nhật đã đề nghị đưa mô hình này sang Hoa Kỳ để thử nghiệm về khả năng tiết diện phản xạ radar (RCS) nhưng bị Mỹ từ chối, sau đó Mỹ cũng đã ban hành lệnh cấm bán F-22, nhưng trong tháng 9 năm 2005 mô hình thiết kế của ATD-X đã được đưa đến Pháp để thử nghiệm RCS, đến năm 2000 những nghiên cứu tổng thể về máy bay này như hệ thống điều khiển bay, động cơ và hiệu suất của máy bay tàng hình... cũng như nguồn ngân sách dự kiến mới được công bố.
Với thiết kế khí động học tiên tiến kết hợp với hai động cơ lực đẩy vector 3D XF5-1(lực đẩy 15 tấn/ mỗi động cơ, tốc độ Mach 2 +) thì ATD-X Shinshin có khả năng cơ động tuyệt vời với nhiều loại vũ khí, nhưng hiệu quả tàng hình cao.
Động cơ XF5-1
ATD-X Shinshin có thể phát hiện ra đối phương mà không bị radar đối phương phát hiện, được trang bị một radar quét mạng pha điện tử chủ động đa chức năng với hệ thống cảm biến RF, radar này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp các dải phổ của nó một cách nhanh nhẹn, radar có khả năng tác chiến điện tử ECM và hỗ trợ điện tử ESM toàn diện. Thậm chí, radar này còn có khả năng hoạt động như một vũ khí điện từ, nó có thể sử dụng sóng điện từ của radar để gây thiệt hại cho các biện pháp trinh sát điện từ của đối phương. 
Một tính năng khác của ATD-X là hệ thống kiểm soát bay và tự vá lỗi. Hệ thống này sẽ kiểm soát liên tục toàn bộ hoạt động của máy bay để phát hiện sớm bất kỳ lỗi nhỏ nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tự vá lỗi. Với những lỗi nặng hay thiệt hại bên ngoài, hệ thống này sẽ sử dụng các hệ thống kiểm soát còn lại để hiệu chỉnh chuyến bay ngay cả khi phi công không còn khả năng bay.
Ngoài việc F-3 được trang bị những hệ thống điện tử tiên tiến nhất kết hợp với các loại vật liệu chịu nhiệt cao cấp của các công ty công nghệ Nhật Bản, Shinshin sẽ được trang bị hệ thống kiểm soát bay bằng ánh sáng, bằng cách thay thế cáp sợi quang học thông thường, có thể truyền dữ liệu nhanh hơn và tránh bị nhiễu điện từ...
Cánh máy bay được sản xuất tại Fuji Heavy Industries, trong khi đó buồng lái được sản xuất tại công ty Kawasaki Heavy Industries, được kết hợp sử dụng vật liệu sợi carbon (CFRP) và gia cố bằng nhựa khoảng 30% thân máy bay, do đó máy bay Shinshin có trọng lượng nhẹ hơn (trọng lượng cất cánh 13 tấn) so với các loại máy bay cùng loại, không những vậy công ty TRDI Nhật Bản sẽ đảm nhiệm việc chế tạo vật liệu tàng hình cho F-3. Dự kiến, Nhật Bản sẽ tiêu tốn 20 triệu USD để chế tạo vật liệu này, trong giai đoạn 2013-2016.
Nguyên mẫu F-3 một chỗ ngồi có chiều dài tổng thế 14,2 mét, chiều rộng tổng thể 9,1 m, cao 4,5 mét. Nhỏ hơn F2 và F22 của Hoa Kỳ", nhưng lớn hơn máy bay huấn luyện thứ cấp T4.
Được thừa hưởng và phát triển dựa trên những đặc tính ưu việt nhất của máy bay chiến đấu F-2, F-3 sẽ là loại máy bay thay thế cho 49 máy bay F-2 Mitsubishi  và 135 máy bay F-15 trong những thập kỷ tới của Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đặt mục tiêu về loại máy bay này sẽ vượt qua các dòng máy bay thế hệ thứ năm, trở thành loại máy bay chiến đấu  tiệm cận thế hệ sáu.
Nhật Bản hy vợng rằng việc chế tạo thành công loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến này sẽ giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào các đồng minh phương Tây về các loại vũ khí công nghệ cao. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng hy vọng rằng với khả năng tàng hình và radar mạnh kết hợp với những công nghệ diện tử tiên tiến nhất của Nhật Bản, F-3 sẽ là một đối thủ xứng đáng trước J-20 của Trung Quốc và T-50 của Nga, giúp củng cố hơn nữa vị thế cường quốc của Nhật Bản.
Hồ Trung Nghĩa

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Sức mạnh "ong bắp cày" Osa II bảo vệ biển Việt Nam

“Ong bắp cày” là biệt danh tàu cao tốc tên lửa lớp Osa II trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.

 

'Đắc địa' vịnh Cam Ranh

(TNO) Vịnh Cam Ranh (thuộc địa phận TP.Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) là cảng biển nước sâu của nước ta, được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động.

“Đắc địa” vịnh Cam Ranh 1
Quân cảng Cam Ranh nằm trong Vịnh Cam Ranh

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Tiết lộ mới về máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Nga

“Sát thủ diệt chim sắt” của Không quân Việt Nam

Các máy bay chiến đấu chủ lực của Việt Nam được trang bị những loại tên lửa không đối không tiên tiến do Nga sản xuất.
Đầu tiên là loại tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 được trang bị chủ yếu trên tiêm kích đánh chặn MiG-21 bis (trong ảnh). Đây là loại tên lửa “giàu kinh nghiệm” nhất không quân ta, đã từng lập hàng trăm chiến công bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc.
Đầu tiên là loại tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 được trang bị chủ yếu trên tiêm kích đánh chặn MiG-21 bis (trong ảnh). Đây là loại tên lửa “giàu kinh nghiệm” nhất không quân ta, đã từng lập hàng trăm chiến công bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc.

Sức hủy diệt khủng khiếp của “bão lửa” Kachiusa Việt Nam

Sức hủy diệt khủng khiếp của “bão lửa” Kachiusa Việt Nam

Những "chim sắt" nào được điều ra Trường Sa?

Những "chim sắt" nào được điều ra Trường Sa?
Trong nhiều năm, Không quân Nhân dân Việt Nam đã sử dụng nhiều loại máy bay chiến đấu bay tuần tra, bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Ngay sau ngày giải phóng, Việt Nam đã từng dùng trực thăng UH-1 (thu được của địch) cất cánh từ tàu đổ bộ cỡ lớn hạ cánh xuống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nhưng, đối với các máy bay từ đất liền bay ra Trường Sa thì phải tới cuối những năm 1980 mới thực hiện. Khi đó, không quân ta đã được trang bị cường kích cơ cánh cụp cánh xòe Su-22M có tầm bay với tới được Trường Sa.
Ngay sau ngày giải phóng, Việt Nam đã từng dùng trực thăng UH-1 (thu được của địch) cất cánh từ tàu đổ bộ cỡ lớn hạ cánh xuống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Nhưng, đối với các máy bay từ đất liền bay ra Trường Sa thì phải tới cuối những năm 1980 mới thực hiện. Khi đó, không quân ta đã được trang bị cường kích cơ cánh cụp cánh xòe Su-22M có tầm bay với tới được Trường Sa.

Tàu ngầm Kilo trang bị ngư lôi nhanh nhất thế giới

Ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.
Ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Khám phá “lính gác trời” E-3 Sentry của Mỹ

(Kiến Thức) - Là chỗ dựa cảnh báo lẫn chỉ huy cực kì quan trọng của các loại máy bay chiến đấu, E-3 Sentry giống như một "con mắt thần" rất lợi hại trên bầu trời.

Từ năm 1954-1982, Quân đội Mỹ tin tưởng vào loại máy bay EC-121 “Ngôi sao cảnh giác” làm nhiệm vụ cảnh báo sớm trên không (AEW).

Máy bay AEW được phát triển nhằm nhiệm vụ chỉ huy và dẫn đường từ trên không cho tất cả các lực lượng tác chiến thông qua khả năng kết nối thông tin với các loại máy bay, phương tiện mặt đất và tàu chiến, đó là minh chứng cho thời đại phát triển vượt bậc về điện tử và xử lý với sự nâng cao về khả năng dò tìm, theo dõi và nhận diện.

Những chiếc máy bay như EC-121, do đó hoạt động như một “chỉ huy” quan sát toàn cục chiến trường từ trên cao, các phiên bản máy bay “Ngôi sao cảnh giác” dựa trên dây chuyền “Constellation” của hãng Lookheed đã được sản xuất với số lượng 236 chiếc, với sự dễ nhận biết ở cánh quạt 3 lá và thân máy bay to một cách kỳ dị, chúng đã tham gia tác chiến khá hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam và là mục tiêu “săn đón” của lực lượng phòng không không quân miền Bắc.

Máy bay cảnh báo sớm EC-121 trong chiến tranh Việt Nam là loại vũ khí lợi hại của không quân Mỹ 

Nga: máy bay cảnh báo sớm sẽ ngăn máy bay đâm nhau

Kiến Thức) - Hệ thống radar mới trên máy bay cảnh báo sớm A-100 của Nga sẽ ngăn ngừa khả năng máy bay chở khách đâm nhau trên không.

Theo tờ Izvestia, radar quân sự siêu chính xác cảnh báo từ xa, được chế tạo cho máy bay cảnh báo sớm A-100, được thiết kế với dự định có thể lắp đặt lên máy bay chở khách ngăn ngừa đâm vào nhau trên không. Nhiệm vụ kỹ thuật cho việc nghiên cứu chế tạo radar mang mật danh Vanta ghi rõ như vậy. Viện nghiên cứu khoa học NII Culon chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.

Theo kế hoạch của Bộ Công Thương Nga, công việc đối với mẫu thí nghiệm của Vanta sẽ hoàn tất ngay trong tháng 12 năm nay. Các thử nghiệm sơ bộ và bay thử được lên kế hoạch vào năm tới.

Tổng giám đốc NII Culon Vladimir Maksimov khẳng định, việc nghiên cứu chế tạo radar, nhưng tránh đưa ra bình luận, lấy lý do người đặt hàng yêu cầu như vậy.

 Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không A-50 sẽ thay thế bằng
 máy bay A-100 mạnh hơn trong tương lai gần.

Không quân Nga nhận thêm “radar bay” A-50U

(Kiến Thức) - Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không A-50U thứ 3 đã được chuyển giao cho Không quân Nga.

Đại diện Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã thông báo cho RIA Novosti hôm 25/3 rằng, Không quân Nga hôm thứ ba (24/3) đã nhận máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không được nâng cấp A-50U thứ ba.
Như vậy, Tập đoàn Vega (nhà nghiên cứu chế tạo hệ thống) đã hoàn thành hợp đồng cung cấp cho Bộ Quốc phòng Liên bang Nga 3 chiếc A-50U đã nâng cấp.

 Máy bay cảnh báo sớm A-50.

Ấn Độ muốn mua 3 radar bay A-50 của Nga

(Kiến Thức) - Không quân Ấn Độ đang muốn mua thêm 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm A-50 do Nga chế tạo. 

"Ấn Độ có kế hoạch mua 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không (AEW&C) A-50 từ Nga", quan chức thuộc chính phủ Nga cho hãng Itar-Tass biết bên lề triển lãm Oboronexpo 2014.

"Ấn Độ đang cân nhắc để mua thêm 3 máy bay AEW&C, các cuộc đàm phán đang thực hiện", nguồn tin cho biết. Ông không tiết lộ thời hạn thương vụ sẽ được hoàn tất.

Máy bay AEW&C A-50 được chế tạo dựa trên máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76MD đưa vào phục vụ năm 1989. Máy bay A-50 được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và tàu mặt nước, chỉ huy phi đội tiêm kích đánh chặn.

 Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm A-50.
A-50 trang bị hệ thống radar Vega-M có khả năng theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc trong phạm vi 230km. Với mục tiêu cỡ lớn như tàu chiến, nó có thể bị theo dõi từ khoảng cách 400km. Tuy nhiên, biến thể A-50 xuất khẩu cho Ấn Độ năm 2003 lại được trang bị hệ thống radar EL/M-2090 do Israel sản xuất.

Khả năng cao, người Ấn sẽ tiếp tục tin dùng radar Israel thay vì dùng radar Nga trên A-50. Bởi theo nguồn tin thì, việc bàn giao máy bay AEW&C được lên kế hoạch là "cùng một cấu hình" với hợp đồng năm 2003.

Bên cạnh đó, "Nga cũng sẽ sửa chữa 5 máy bay tuần tra chống ngầm Il-38SD đang phục vụ trong Không quân Ấn Độ", Tổng giám đốc công ty Iluyshin Yuri Yudin nói với Itar-Tass.

"Chúng tôi đang đại tu chiếc máy bay thứ 2, và máy bay tiếp theo sẽ đến trong vòng 4 tháng", Yudin nói, ông cho biết thêm rằng việc đại tu bao gồm một số nâng cấp nhỏ. Theo ông này, Ấn Độ không còn quan tâm tới loại máy bay này và không mua mới.

Ấn Độ đã mua 5 máy bay tuần tra chống ngầm Il-38 trong giai đoạn 1975-1983. Trong năm 2000, họ đã ký hợp đồng với Nga nâng cấp lên chuẩn Sea Dragon. Theo đó, Il-38 được trang bị hệ thống radar mới, lắp đặt tháp định vị hồng ngoại nhìn trước FLIR dưới mũi và hệ thống tình báo điện tử.

Hoàng Lê

Nga sẽ có siêu radar bay A-100 vào năm 2017

Kiến Thức) - Không quân Nga sẽ được trang bị mẫu máy bay cảnh báo sớm A-100 hiện đại nhất của nước này vào năm 2017.
Trang mạng Defense Update cho biết, công ty Beriev của Nga đang phát triển một mẫu máy bay cảnh báo sớm (AEW) thế hệ mới nhằm thay thế cho thiết kế A-50 lỗi thời đã phục vụ trong Không quân Nga từ những năm 1980. Được biết, mẫu máy bay AEW mới được định danh là A-100 và sẽ được đưa vào trang bị chính thức trong Quân đội Nga từ năm 2017.

A-100 được phát triển dựa trên nền tảng mẫu máy bay vận tải chiến lược thế hệ mới của Nga là Il-76MD-90A (hay còn gọi là Il-476), bản thân mẫu máy bay này cũng mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào tháng 1/2013.

Sau khi đưa vào trang bị, A-100 sẽ thay thế cho mẫu máy bay cảnh báo
sớm A-50 đã lỗi thời của Không quân Nga. 

Uy lực “hỏa thần” trên vai người lính RPG-32 Nga

(Kiến Thức) - RPG-32 tiếp tục kế thừa ưu điểm súng chống tăng RPG-7 với tính gọn nhẹ, dễ sử dụng, sức công phá mạnh, hiệu quả cao.

Súng chống tăng RPG-32 (định danh của Tổng cục Pháo binh – Tên lửa BQP Liên bang Nga là 6G40) được phát triển từ năm 2004-2007 bởi Tập đoàn nhà nước FGUP Bazalt theo đơn hàng của Jordan.

RPG-32 được thiết kế dưới dạng khối có thể tháo ráp nhanh với bộ phận phóng, bộ phận nhắm và ống chứa đạn. Bộ phận nhắm khi không sử dụng sẽ được nhét lồng vào bộ phận phóng và ống chứa đạn sẽ được gắn phía sau nó để súng giống như một cái ống giúp tiết kiệm không gian khi di chuyển.
 Súng chống tăng RPG-32.

Belarus phát triển súng diệt tăng mạnh hơn RPG-32 Nga

(Kiến Thức) - Súng chống tăng mới do Belarus phát triển dùng cỡ đạn 105mm có thể xuyên giáp dày 700-800mm kể cả xe tăng có giáp phản ứng nổ.

Tạp chí quốc phòng Jane’s cho biết, công ty  Belspetsvneshtechnika (BSVT) của Belarus đang phát triển một mẫu súng phóng lựu chống tăng (RPG) mới dựa trên mẫu súng RPG-32.

RPG-32 là một mẫu súng chống tăng vác vai được phát triển bởi công ty liên doanh JRESCO giữa Nga và Jordan vào năm 2005. Dựa theo thông tin mà Jane’s có được thì, mẫu RPG mới do BSTV phát triển sẽ mang nhiều có đặc điểm cũng như thiết kế của RPG-32, kể cả ống phóng cũng như bộ ngắm có khả năng tái sử dụng.

 Mô hình mẫu súng phóng lựu vác vai mới do BSTV phát triển tại triển lãm
 quốc phòng MILEX-2014.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Ấn Độ tự phát triển xe tăng Arjun Mk II, thử nghiệm tiêm kích Tejas

Ấn Độ tự phát triển xe tăng Arjun Mk II, thử nghiệm tiêm kích Tejas

Ấn Độ tự phát triển tên lửa chống tăng, thử nghiệm tiêm kích Tejas
Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định tự phát triển dòng tên lửa mới trang bị trên xe tăng Arjun Mk II và đưa chiến đấu cơ Tejas hoàn thành bay thử nghiệm chất lượng lần đầu tiên.

Tàu khu trục Ấn Độ sắp tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn tại Đà Nẵng

Tàu khu trục Ấn Độ sắp tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn tại Đà Nẵng

Tàu khu trục Ấn Độ sắp tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn tại Đà Nẵng

Vì sao các phi công phương Tây "sợ" MIG-29?

Phi công tiêm kích Canada Bob Wade sau khi bay thử MiG-29 nói: “Tôi kinh ngạc về sức cơ động và khả năng điều khiển của tiêm kích này, nhất là khả năng của nó thay đổi hướng trong khi bay..."
Tiêm kích MiG-29 khi đang bay.

Hải quân Indonesia tăng cường khả năng chống ngầm



Hải quân Indonesia tăng cường khả năng chống ngầm

Hải quân Indonesia tăng cường khả năng chống ngầm
Ba tàu hộ tống lớp Bung Tomo mà Indonesia mới mua từ Anh sẽ được trang bị trực thăng chống ngầm AS-565 Panther của châu Âu.

Trực thăng chống ngầm AS-565 Panther.
Hải quân Indonesia sẽ trang bị loại máy bay trực thăng chống ngầm AS-565 Panther mua từ công ty Airbus Helicopter cho 3 tàu hộ tống lớp Bung Tomo của họ, một nguồn tin hải quân nói với IHS Jane's hôm 6/10.
Được biết, chiếc tàu hộ tống đầu tiên của lớp này, KRT Bung Tomo (số hiệu 357), đang thử nghiệm cùng với một máy bay trực thăng AS-365N Dauphin 2 từ hôm 29/9. Các cuộc thử nghiệm bao gồm hoạt động "chạm và bay" và hạ cánh ở vùng biển Java trước khi nó xuất hiện trong lễ diễu binh của Quân đội Indonesia vào hôm 7/10 vừa qua.
Theo IHS Jane's, trực thăng Dauphin 2 tham gia trong các cuộc thử nghiệm vừa qua được Hải quân Indonesia mượn từ lực lượng tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Badan SAR Nasional. Trong khi đó, 3 chiếc tàu hộ tống lớp Bung Tomo được Indonesia mua lại của Anh, tàu có lượng giãn nước 2.300 tấn, dài 95 m, ngang rộng nhất 12,7 m, trang bị 4 máy diesel, tốc độ tối đa 31 knot (57 km/giờ). Hệ thống vũ khí trên tàu bao gồm một pháo Oto Melara 76 mm, pháo phòng không 30 mm, ống phóng ngư lôi 324 mm; hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng, và tên lửa chống hạm Exocet.
Hai trong ba tàu hộ tống đa năng lớp Bung Tomo của Hải quân Indonesia.
Chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc dự án F2000 mang tên Bung Tomo mà Hải quân Indonesia mua lại của Brunei đã cập cảng Belavan trên đảo Sumatra - Tờ Lenta (Nga) ngày 17/9 đưa tin.
"AS-365N Dauphin 2 có thiết kế và tính năng tương tự như trực thăng AS-565 Panther. Do vậy, các cuộc thử nghiệm với trực thăng AS-365N được tiến hành trên tàu hộ tống lớp Bung Tomo nhằm mục đích trang bị cho lớp tàu chiến này loại trực thăng AS-565 Panther sau khi chúng tôi tiếp nhận. Trong khi chờ đợi trực thăng Panther, thủy thủ đoàn trên tàu sẽ được làm quen với một máy bay tương tự", nguồn tin hải quân Indonesia cho biết.
Hồi tháng 5/2014, Hải quân Indonesia tuyên bố họ đang đặt mua 16 máy bay trực thăng AS-565 Panther được cấu hình cho tác chiến chống ngầm. Trong đó một số máy bay sẽ được triển khai trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp Sigma 10514.
Quyết định mua trực thăng AS-565 được thực hiện theo đề xuất của công ty sản xuất máy bay nhà nước PT Dirgantara Indonesia (PTDI), trong đó bao gồm cả việc sản xuất theo giấy phép một số máy bay này ở trong nước. Tuy nhiên, các chi tiết về kế hoạch cung cấp vẫn chưa được tiết lộ.
Theo Báo Đất Việt

10 vũ khí hủy diệt và đáng sợ quân đội Nga đang sở hữu

Nga hiện là một trong những quốc gia sở hữu đội quân đông đảo, hùng mạnh và trang bị những loại vũ khí hiện đại nhất thế giới. Trong đó, nhiều vũ khí của Nga còn khiến quân đội Mỹ và NATO "phát sốt".
Tên lửa đất đối không tầm xa S-300. (Ảnh: RIA Novosti)

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

"Lục" kho súng của đặc công Hải quân Việt Nam

Chiến sĩ Đặc công Hải quân Việt Nam với súng trường tiến công tiên tiến TAR-21 Ảnh: QDND.
Chiến sĩ Đặc công Hải quân Việt Nam với súng trường tiến công tiên tiến TAR-21 Ảnh: QDND.

Những vũ khí mạnh nhất Đông Nam Á của Quân đội Việt Nam

Những vũ khí mạnh nhất Đông Nam Á của Quân đội Việt Nam

Có nhiều người không biết rằng, Quân đội Việt Nam đang sở hữu những loại vũ khí được coi là mạnh mẽ nhất của khu vực Đông Nam Á.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Radar Nga bắt sống tên lửa Israel

gày 9/9, Israel đã bí mật phóng tên lửa Arrow-2, tuy nhiên ngay sau khi tên lửa này rời mặt đất nó đã bị radar cảnh báo sớm của Nga phát hiện.
Ngày 9/9, hãng RIA dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này đã phát hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Địa Trung Hải về phía Israel. Vụ phóng diễn ra vào lúc 12h31 giờ Moscow (15h31 giờ Việt Nam).
Đường bay của tên lửa mục tiêu này xuất phát từ khu vực trung tâm Địa Trung Hải và bay về phía bờ biển phía đông. Tên lửa mục tiêu này được cho là rơi xuống khu vực cách thủ đô Tel Aviv của Israel khoảng 300km, ông Igor Konashenkov cho biết thêm.

Ngay sau khi thông tin này được Nga công bố, Bộ Quốc phòng Israel thừa nhận, quân đội nước này đã phối hợp với các đồng nghiệp Mỹ phóng thử một quả tên lửa đánh chặn Arrow 2.

Triển khai 100% hệ thống chống nhiễu cho ra-đa của Sư đoàn 365

Các đơn vị của Sư đoàn phòng không 365 đã làm chủ được các khí tài mới cải tiến, như tên lửa C125-2TM, ra-đa 36Đ6M1-1, pháo phòng không 37mm đánh đêm bán tự động...
Đó là một trong những kết quả nổi bật trong thực hiện Cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” (Cuộc vận động 50) của Sư đoàn phòng không 365 (Quân chủng PK-KQ) trong 5 năm qua (2009-2014).
Ra-đa của bộ đội PK-KQ được sử dụng trong đợt bắn đạn thật tại trường bắn quốc gia TB-1, năm 2014.

Vì sao Australia muốn mua tàu ngầm tấn công Soryu Nhật Bản

Vì sao Australia muốn mua tàu ngầm tấn công Soryu Nhật Bản

Quân đội VN chế tạo thành công thiết bị lọc nước biển dùng tay

Quân đội VN chế tạo thành công thiết bị lọc nước biển dùng tay

Những vũ khí khí tài của Mỹ đang đắt hàng trên thế giới

Những vũ khí khí tài của Mỹ đang đắt hàng trên thế giới
Mỹ là quốc gia xuất khẩu vũ khí số 1 thế giới với nhiều loại khí tài có khả năng tạo ra sự khác biệt trên chiến trường.

Uy lực đáng gờm của P-3 Orion

Mặc dù đã đưa vào sử dụng trong quân đội được hơn 50 năm, thế nhưng cho đến nay, máy bay tuần tra P-3 Orion do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất vẫn thể hiện rõ được tính hữu dụng của mình và trở thành một trong những loại máy bay hiếm hoi vẫn được các nước ưa chuộng.
Theo trang tin IHS Jane's, P-3 Orion lần đầu tiên trình làng tại triển lãm hàng không quốc tế Paris Air Show vào năm 1963 và bắt đầu phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ trước với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu săn ngầm.
Một chiếc P-3C Orion làm nhiệm vụ tuần tra trên biển.
 Ảnh: Naval-technology.com