CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

10 vũ khí hủy diệt và đáng sợ quân đội Nga đang sở hữu

Nga hiện là một trong những quốc gia sở hữu đội quân đông đảo, hùng mạnh và trang bị những loại vũ khí hiện đại nhất thế giới. Trong đó, nhiều vũ khí của Nga còn khiến quân đội Mỹ và NATO "phát sốt".
Tên lửa đất đối không tầm xa S-300. (Ảnh: RIA Novosti)
Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 được tập đoàn Almaz-Antey ni sản xuất lần đầu tiên vào năm 1979. S-300 được thiết kế nhằm giúp quân đội Nga phòng thủ trước các cuộc không kích của đối phương. 
Ngoài ra, S-300 còn có thể nhắm bắn cùng một lúc 6 máy bay. Trong đó, mỗi mục tiêu chịu sức công phá của 12 quả tên lửa. Do đó, mọi chiến đấu cơ đối phương hoạt động trong bán kính 300 km sẽ bị S-300 bắn hạ. 
Súng trường Kalashnikov là một trong những loại vũ khí nổi tiếng nhất do Nga sản xuất với ưu điểm dễ sử dụng. Chính kỹ sư quân sự dưới thời Liên Xô cũ Mikhail Kalashnikov là cha đẻ cho ra đời chiếc súng trường Kalashnikov vào năm 1947 mang dấu tên ông  Avtomat Kalashnikova hay AK-47. 
Những phiên bản kế tiếp của AK-47 bao gồm AK-74 và AKM được sản xuất với số lượng lên tới 90 triệu chiếc và được sử dụng tại hơn 100 quốc gia. 
Trực thăng tấn công "Cá sấu" KA-52 được Nga thiết kế nhằm tiêu diệt lực lượng lục quân đối phương kể cả các xe bộ binh và xe bọc thép. KA-52 là biến thể hai chỗ ngồi thế hệ mới của chiếc trực thăng nổi tiếng một thời "Cá mập đen" KA-50. 
Mặc dù, "Cá sấu" là  loại trực thăng hạng nhẹ nhưng đôi khi nó vẫn được điều động tham gia nhiệm vụ trinh sát và có lớp vỏ bọc thép không gì phá được.  
Hệ thống pháo phòng không sử dụng tên lửa đất đối không từ tầm ngắn tới trung Pantsir-S1 được thiết kế vào năm 1994 tại Tula, Nga. 
Mặc dù, phạm vi chiến đấu của Pantsir-S1 chỉ là 20 km nhưng nó có thể bắn mọi loại tên lửa ở tầm cao 15 km và tiêu diệt tất cả chiến đấu cơ, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí không đối đất của đối phương. 
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Akula (Cá mập) dưới thời Liên Xô cũ được triển khai lần đầu tiên vào năm 1980. Akula là thế hệ tàu ngầm lớn nhất từ trước tới nay được sản xuất với chiều dài lên tới 175 m và rộng 23 m, chuyên chở đủ nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ nhóm thủy thủ hoạt động trên tàu trong nhiều tháng lặn dưới nước.  
Trang bị tên lửa hạt nhân nguy hiểm cùng tầm bắn các mục tiêu ở khoảng cách 8.300 km, tàu ngầm "Cá mập" có thể phóng các tên lửa hạt nhân tầm xa ngay khi đang lặn dưới nước hay đang thả neo tại cảng. Các động cơ chạy siêu êm còn cho phép tàu ngầm "Cá mập" hoạt động tại vùng biển nằm trong vòng kiểm soát của NATO mà không dễ bị phát hiện.  
Mi-8 là thế hệ trực thăng hạng trung được Liên Xô cũ thiết kế phục vụ chủ yếu nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. 
Với khả năng chuyên chở lên tới 3.000 kg, Mi-8 trở thành một trong những loại trực thăng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Theo đó, 12.000 chiếc Mi-8 hiện đang được vận hành tại hơn 50 quốc gia. 
Ngoài ra, Mi-8 còn được đánh giá là "chú ngựa thồ" đích thực, có thể hoạt động tốt trong mọi hoàn cảnh. 
Tên lửa đạn đạo liên lục địa khổng lồ Topol-M trọng lượng 47 tấn và dài 22 m, có khả năng tấn công mục tiêu bằng đầu đạn hạt nhân ở khoảng cách 11.000 km. Theo Nga, Topol-M có thể miễn nhiễm với mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện thời và trong kế hoạch xản xuất của Mỹ.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của Nga thực sự là cơn ác mộng đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ F-15. Với thiết kế 2 động cơ siêu hoạt, Su-27 có thể đạt tốc độ bay tối đa 1.400 km/h và hoạt động ở độ cao tối đa 18.500 m. 
Theo tạp chí Flight International, nhờ các tên lửa không đối không tự hành và khẩu đại bác nòng 30 mm, Su-27 của Nga đã đạt danh hiệu "Chiến đấu cơ quân sự tốt nhất thế kỷ 20".   
Súng phóng lựu vác vai đẩy bằng rocket RPG-7 được Liên Xô cũ thiết kế nhằm đối phó với lực lượng xe bọc thép của đối phương bao gồm các xe tăng. 
Mặc dù, mang thiết kế đơn giản với khoản chi phí sản xuất khá thấp nhưng hoạt động hiệu quả, RPG-7 đã trở  thành loại vũ khí được sử dụng rộng rãi và gây khiếp sợ trên thế giới. 
Hệ thống tên lửa đường sắt vốn là một chiếc tàu hỏa chở theo các tên lửa đạn đạo hạt nhân. Nhìn từ bên ngoài, hệ thống tên lửa của Nga chỉ giống như một chiếc tàu chở hành khách và chở hàng thông thường.
Năm 2005, những con tàu chở tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân này đã được Nga rút khỏi nhiệm vụ chiến đấu. Tuy nhiên, hồi năm 2013, Nga thông báo nước này đang lên kế hoạch tái khôi phục các hệ thống tên lửa đường sắt nhằm đối phó với việc NATO mở rộng hoạt động quân sự tại Đông Âu. 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.
MINH THU (lược dịch

Không có nhận xét nào: